1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh

123 792 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Vì vậy, công tácnghiên cứu khoa học trong các trường cao đẳng, đại học nói chung và TrườngCao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM nói riêng là việc làm hết sức cần thiết.Thông qua hoạt động NCKH n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN DUY TIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN DUY TIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN NGỌC HỢI

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhậnđược sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô và bạn bè đồngnghiệp

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học củaTrường Đại học Vinh và quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tạomọi điều kiện thuận lợi cho lớp cao học khóa 20, chuyên ngành quản lý giáodục

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, xin trân trọng cảm ơn

PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hợi - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh,

người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trongsuốt quá trình nghiên cứu luận văn

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp tại TrườngCao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tìnhgiúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Dù đã có rất nhiều cố gắng, song những thiếu sót trong luận văn làkhông thể tránh khỏi Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy,

cô, các bạn đồng nghiệp và những người cùng quan tâm để tác giả tiếp tục bổsung hoàn thiện luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Tiến

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của đề tài 4

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG 5

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Nghiên cứu trong nước 5

1.1.2 Nghiên cứu ngoài nước 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 10

1.2.1 Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học 10

1.2.2 Quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng 13 1.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng 22

1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng 25 1.3.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

25

Trang 5

1.3.2 Mục đích, yêu cầu quản lý hoạt động NCKH của giảng

viên 28

1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động NCKH của giảng viên 30

1.3.4 Phương pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên 34

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng 35

1.4.1 Đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam 35

1.4.2 Sự thâm nhập và hiện đại hóa các chiến lược quản lý chất lượng giáo dục đại học 36

Kết luận chương 1 38

Chương 2 .THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ- KỸ THUẬT VINATEX THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39

KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HỒ CHÍ MINH 39

2.1 Khái quát về trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 39

2.1.2 Sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ 40

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường 40

2.1.4 Đội ngũ giảng viên 44

2.1.5 Qui mô và chất lượng đào tạo 46

2.1.6 Về cơ sở vật chất - Trang thiết bị phục vụ đào tạo 50

2.2 Hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 51

2.2.1 Nhiệm vụ NCKH của giảng viên 51

2.2.2 Nội dung NCKH của giảng viên 52

Trang 6

2.2.3 Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao

đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 53

2.2.4 Bộ máy quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 60

2.3 Thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 61

2.3.1 Nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 61

2.3.2 Nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 65

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 67

2.4 Nguyên nhân của thành công và hạn chế của công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM 68

2.4.1 Nguyên nhân thành công 68

2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót 70

Kết luận chương 2 72

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HCM 74

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 74

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 74

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 75

Trang 7

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 75

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 76

3.2 Các giải pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh 76 3.2.1 Tăng cường công tác chỉ đạo và sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của giảng viên 77

3.2.2 Xây dựng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động NCKH, đa dạng hóa các nguồn lực 79

3.2.3 Kết hợp nghiên cứu khoa học với hoạt động giảng dạy 86

3.2.4 Kết hợp với doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu khoa học 88

3.2.5 Hoàn thiện qui chế về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên 89

3.2.6 Xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động NCKH 91

3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 92

3.3.1 Mục đích thăm dò 92

3.3.2 Nội dung và phương pháp thăm dò 93

3.3.3 Đối tượng thăm dò 93

3.3.4 Kết quả thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 93

Kết luận chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC

Trang 9

BẢNG KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGDĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

CB-GV-NV : Cán bộ, giảng viên, nhân viên

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Chức năng quản lý 18

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Kinh tế 43 Kỹ thuật Vinatex TP.Hồ Chí Minh 43

Bảng: Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh 44

Bảng 2.2: Cơ cấu tổ chức các khoa đào tạo của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh 45

Bảng 2.3: Cơ cấu tổ chức các Trung tâm, Cơ sở của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh 45

Bảng 2.4: Qui mô đào tạo các hệ của Trường Cao đẳng KT- KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh 46

Bảng 2.5: Số lượng HSSV tốt nghiệp các năm 2009 – 2013 ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh 46

Bảng 2.6: Kết quả học tập của HSSV 47

Bảng 2.7: Kết quả rèn luyện của HSSV 48

Bảng 2.8: Các công trình khoa học đã được nghiệm thu 53

Bảng 2.9: Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên 57

Bảng 2.10: Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện quy trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên 58

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả khảo sát quan niệm của giảng viên 63

Bảng 2.12: Khảo sát thực trạng nhận thức của giảng viên về công tác quản lý hoạt động NCKH 65

Trang 11

Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 94Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 95

Biểu:

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của HSSV từ năm 2009 - 2013 47

Biểu đồ 2.2: Kết quả rèn luyện của HSSV từ năm 2009 - 2013 48

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, trong xu thếhội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa hiện nay thì giáo dục và đào tạođóng một vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được Đảng và Nhà nước tađặc biệt quan tâm Nghị quyết 29 của Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định "Giáo dục

và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [8].

Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang đang trong quá trình đổi mới

và phát triển Để phát triển GD&ĐT đáp ứng nhu cầu xã hội phải thực hiệnkết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học.Trong các trường caođẳng, đại học yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chính

là lòng say mê học hỏi, năng lực sáng tạo, năng lực NCKH của giảng viên.Mục đích giáo dục bậc cao đẳng, đại học là đào tạo ra những sinh viên có trithức, biết sử dụng và làm chủ được những thành tựu của KHCN hiện đại đápứng nhu cầu phát triển của xã hội Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vàoviệc tổ chức NCKH của giảng viên Nghiên cứu không chỉ là một chức năngthứ yếu của giáo dục ĐH mà còn là điều kiện không thể thiếu được làm chonhà trường phù hợp với xã hội và đảm bảo chất lượng Vì vậy, công tácnghiên cứu khoa học trong các trường cao đẳng, đại học nói chung và TrườngCao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM nói riêng là việc làm hết sức cần thiết.Thông qua hoạt động NCKH nhằm phát huy năng lực trí tuệ vốn có của mỗingười, hình thành kỹ năng, phương pháp NCKH và giúp người dạy có đượcthói quen làm việc độc lập, tư duy sáng tạo để củng cố chuyên môn, nghiệp

vụ, nâng cao trình độ và tìm ra những giá trị mới cho xã hội

Trang 13

Hiện nay, công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên còn nhiềuhạn chế, bất cập, để tìm ra phương hướng khắc phục và góp phần tăng cườnghoạt động NCKH cũng như chất lượng đào tạo, chúng tôi thực hiện đề tài

"Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh" làm

đề tài nghiên cứu bởi nó mang tính cấp bách và thiết thực đối với công tácquản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên

cứu khoa học của giảng viên ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex

TP.HCM

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu khoahọc của giảng viên trường Cao đẳng

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động

nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex

TP.HCM

4 Giả thuyết khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên là một nội dung quan trọngtrong hoạt động đào tạo của nhà trường; nếu đề xuất được các giải pháp có tínhkhoa học, thiết thực, khả thi thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng KT- KT Vinatex TP.HCM

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên ở trường cao đẳng

5.2 Nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý hoạt động NCKH

của giảng viên Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM.

Trang 14

5.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp các cơ sở, tài liệu lý luận về quản

lý giáo dục và lý luận quản lý nghiên cứu khoa học

Phương pháp lịch sử nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm hiểu, khai tháccác công trình nghiên cứu về quản lý công tác NCKH trong trường vàquản lý nhà trường để làm cơ sở tiếp tục cho các hoạt động nghiên cứu.6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp thống kê số liệu các đề tài NCKH của giảng viên vàcác nhận xét về kết quả nghiên cứu của các đề tài

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm khai thác kinh nghiệm,vốn hiểu biết của các chuyên gia về các biện pháp quản lý

Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn để thu thập những thông tin vềhoạt động quản lý NCKH của trường

Phuơng pháp quan sát sử dụng nhằm hỗ trợ cho các phương pháp khác Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của giảng viên: Các báo cáo khoa học,các đề tài nghiên cứu khoa học, khoá luận, hướng dẫn luận văn tốt nghiệp

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê toán học xử lý số liệu về quản lý hoạt động NCKHcủa giảng viên góp phần làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tincậy chính xác cao

Trang 15

- Đánh giá được thực trạng hoạt động NCKH và biện pháp quản lý

NCKH của giảng viên ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM một

cách hệ thống, rút ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế của thựctrạng đó

- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý hoạt động NCKH của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM trong

thời gian tới

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên trường Cao đẳng

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng

viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa

học của giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố HồChí Minh

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.1.1 Nghiên cứu trong nước

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển KHCN, GD&ĐT,các nghị quyết, các chủ trương đều luôn coi trọng KHCN Tại Đại hội Đảnglần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó KHCN được coi làđộng lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước; Nghị quyếtTW2 khoá VIII (1996) đã khẳng định quyết tâm của Đảng trong phát triểnKHCN, coi KHCN là quốc sách hàng đầu, khẳng định vai trò nền tảng động

lực để thúc đẩy CNH-HĐH đất nước, nghị quyết đã nhấn mạnh "Các trường

đại học phải là trung tâm NCKH, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống" [5] Nghị quyết 37/TW của Bộ Chính trị khẳng

định "Mỗi trường đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở

nghiên cứu khoa học" cho thấy sự quan tâm hơn nữa của Đảng về vai trò của

Trang 17

khoa học công nghệ trong các trường Đại học Nghị quyết 29 của Hội nghịBCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo đã khẳng định "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của

Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được

ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội" [8].

Nghị quyết số 14/2005/NQCP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục

đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 của Chính phủ có ghi: "Gắn kết chặt

chẽ đổi mới giáo dục với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế của khoa học công nghệ" [4] Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ về chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 trong phần các

giải pháp đã nhấn mạnh “Gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học,

chuyển giao công nghệ và sản xuất; thành lập các doanh nghiệp khoa họccông nghệ trong các cơ sở đào tạo Nâng cao năng lực của các cơ sở nghiêncứu khoa học, trong đó ưu tiên đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học mũi

nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm trong các trường đại học”.

Tại mục 2, Điều 5 - Điều lệ trường cao đẳng có ghi rõ nhiệm vụ của

trường cao đẳng là: “Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền giao; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, triển khai nghiên cứu khoa học; phát triển và chuyển giao công nghệ, thực hiện các loại hình dịch vụ khoa học, công nghệ và sản xuất; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ” [2].

Có thể nói rằng, các nghị quyết, nghị định, chỉ thị của Đảng và Chính phủ

đã khẳng định vai trò to lớn của KHCN trong công cuộc CNH-HĐN đất nước.Đây cũng là các văn bản quan trọng trong định hướng sự phát triểnKHCN, đặt ra các mục tiêu cụ thể về quản lý hoạt động KHCN trong cáctrường đại học, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay

Trang 18

Từ nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của công tác quản lý hoạtđộng KHCN nên một số nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu về tínhhiệu quả của nó qua các đề tài:

Năm 1991, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục được Bộ GD&ĐT giao

cho chủ trì đề tài: "Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao

hiệu quả hoạt động KHCN và lao động sản xuất trong nhà trường" mã số B91

- 38-14 do Vũ Tiến Trinh làm chủ nhiệm [30]

Năm 1995, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục được Bộ GD&ĐT giao

cho chủ trì đề tài "Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công

nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam", do Thân Đức Hiền làm

chủ nhiệm [17]

Các đề tài có tên trên được tiến hành nghiên cứu và đã có những đónggóp cho công tác quản lý hoạt động KHCN của ngành giáo dục cũng như điềutra thống kê nguồn lực KHCN của các trường đại học Các biện pháp được đề

ra cũng chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định do sự nghiệp đổi mớiquản lý kinh tế xã hội có nhiều thay đổi đang đặt ra nhiều yêu cầu mới

Bài viết "Công tác nghiên cứu khoa học với việc nâng cao chất lượng

đào tạo" của Nguyễn Tấn Phát (1999); tác giả đều nhấn mạnh việc đưa NCKH

vào trường học sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học giáo dục, đem lại nhữngtiến bộ vững chắc cho việc dạy học và giáo dục đồng thời nâng cao hiệu quảđào tạo ở các trường đại học [22]

Năm 1992, giáo trình "Phương pháp luận và các phương pháp nghiên

cứu khoa học giáo dục" của tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức đã đưa ra

những khái niệm chung về phương pháp luận khoa học giáo dục, nhữngnguyên tắc phương pháp luận chung về phương pháp luận khoa học giáo dục,những nguyên tắc và những giai đoạn nghiên cứu một đề tài khoa học đểtrang bị cho GV và sinh viên những kỹ năng cần thiết về NCKH [11]

Trang 19

Tác giả Nguyễn Văn Lê (2000) trong tài liệu "Phương pháp luận nghiên

cứu khoa học" đã hướng dẫn GV cách chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu và các

phương pháp NCKH [19]

Năm 2001, giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Phạm

Viết Vượng đã cung cấp cho giảng viên, học viên cao học và nghiên cứu sinhnhững phương pháp luận, cấu trúc công trình NCKH, các giai đoạn tiến hànhmột đề tài NCKH để hỗ trợ họ thành công trong việc thực hành các công trìnhNCKH [25]

Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam thuộc Bộ GD&ĐT (1/2008) đã tổ

chức Hội thảo: 'Tăng cường nhận thức trách nhiệm của cán bộ, giảng viên

nhằm nâng cao hiệu quả công tác NCKH và chuyển giao công nghệ, đã truy

cập được các ý kiến đóng góp của nhiều trường đại học trong cả nước vớimục đích tìm ra những giải pháp đồng bộ để góp phần xây dựng đội ngũgiảng viên, cán bộ NCKH có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức vàlương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách quản lý,giảng dạy và NCKH tiên tiến, hiện đại Từ đó, tìm ra mô hình quản lý nângcao chất lượng hoạt động NCKH trong giai đoạn hiện nay, từ cấp đại họcquốc gia đến đại học vùng Các trường đại học đều nhận thức được ''các yêucầu đổi mới về công tác quản lý NCKH đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp

bách".

Trong những năm gần đây, có khá nhiều bài viết về hoạt động KHCNcủa trường đại học, cao đẳng được đăng trên các tạp chí đều đề cập tới cácgiải pháp nâng cao chất lượng KHCN với đào tạo và thực tiễn KT - XH trongviệc thực hiện các mục tiêu của các trường đại học

Các giáo trình về phương pháp NCKH hay phương pháp luận NCKH củacác tác giả như: Phạm Viết Vượng, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Văn Đệ, Phạm

Trang 20

Minh Hùng, Trần Kiểm, Lưu Xuân Mới,… đều nhằm cung cấp những kiếnthức chung về phương pháp luận, phương pháp cấu trúc công trình NCKH.Tóm lại, qua các văn bản, hội thảo và công trình nghiên cứu trong vàngoài nước, có thể thấy các tác giả quan tâm tới các vấn đề về phương phápluận và phương pháp tổ chức quản lý NCKH của GV cũng như những kỹthuật và thủ tục tổ chức cho giảng viên NCKH Những kết quả nghiên cứutrên đã góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng NCKH của GV trongcác trường đại học.

Tuy nhiên, để chất lượng hiệu quả hoạt động đề tài NCKH của GV đượcnâng cao hơn nữa, chúng ta cần tăng cường nghiên cứu các biện pháp cụ thểphù hợp với thực tế đào tạo trong giai đoạn hiện nay

1.1.2 Nghiên cứu ngoài nước

Trong các công trình triết học, thiên tài Lênin đã xây dựng cơ sở phươngpháp luận khoa học của nền khoa học tự nhiên hiện đại và cũng theo sángkiến của Lênin lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, Liên Xô bắt đầu kế hoạchhoá khoa học trong quy mô toàn quốc đề ra và thực hiện thành công chínhsách phát triển khoa học thống nhất trong toàn quốc

W Humboldt (1976 - 1835) người sáng lập trường đại học Berlin cũng

đã có ý kiến cho rằng với nhiệm vụ đi tìm tri thức, trường đại học không thểgạt bỏ toàn bộ lĩnh vực NCKH cho các viện khoa học và nếu làm như vậy thì

đã tự phủ định mình

Trong tác phẩm “Quản lý công tác nghiên cứu khoa học” của K.Bexle,

E.deisen, Xlasinxki do Nguyễn Văn Lân dịch từ bản tiếng Nga, Nguyễn XuânKhoa hiệu đính (1983), tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội [34] Đây là mộtquyển sách phản ánh lý luận quản lý xã hội chủ nghĩa, mang nặng tư tưởngbao cấp, kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ Liên Xô và hệ thống cácnước xã hội chủ nghĩa đang phát triển Dù có nhiều điểm lạc hậu do lịch sử

Trang 21

nhưng có nhiều vấn đề vẫn còn giá trị Chẳng hạn, các tác giả đã đề cao vaitrò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong sự phát triển của xã hội và chỉ ranhững điểm đặc thù của công tác quản lý hoạt động NCKH so với quản lý cáclĩnh vực khác Trong đó, đáng lưu ý là việc cần xây dựng chính sách ưu tiênđặc biệt về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ thoả đáng để động viên cácnhà khoa học toàn tâm, toàn ý cho việc nghiên cứu

Hoa Kỳ trong Chiến lược 1998-2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhậnNCKH giáo dục đã góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia Hoa Kỳ đã xácđịnh nâng cao hoạt động NCKH của giảng viên là một biện pháp nâng caochất lượng đào tạo

Tại Singapore, hai tác giả Keith Howard và John A Sharp (1983) đã

biên soạn tài liệu "The management of a student research project" nhằm giúp

giảng viên và sinh viên biết cách quản lý nghiên cứu Các tác giả đã trình bàynhững vấn đề về lựa chọn đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp,phân tích, xử lý và đánh giá kết quả NCKH [33]

Như vậy, ở nước ngoài qua nhiều công trình khoa học cho thấy các tácgiả quan tâm không chỉ về phương diện phương pháp luận mà còn đặc biệtquan tâm đến các vấn đề về tổ chức và kỹ năng giúp GV thực hiện tốt quátrình tự nghiên cứu và thực hiện tốt vai trò là người hướng dẫn khoa học chosinh viên

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học

1.2.1.1 Khoa học

Thông thường người ta hiểu: Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên,

về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xãhội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và khôngngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Nói cách khác, khoa học là một

Trang 22

khái niệm thể hiện tính chặt chẽ, logic, đúng đắn, đạt đến chân lý Theo từđiển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2001, nêu “Khoa học

là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứngminh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng nhưnhững hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo

thế giới tự nhiên” Theo Khoản 1 Điều 2 của Luật Khoa học Công nghệ ban hành năm 2000 nêu “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật,

quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [26, tr.1].

1.2.1.2 Nghiên cứu khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học

* Nghiên cứu khoa học

Trong các tài liệu hiện nay có khá nhiều định nghĩa về NCKH, sau đâyxin trình bày một số tiêu biểu nhất:

Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2000): "NCKH là hoạt động hướng xã hội vào

việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất

sự việc, phát triển nhận thức khoa học và thế giới khách quan và cách vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới" [9,tr.9].

Theo tác giả Nguyễn Văn Đệ - Phạm Minh Hùng (2013) thì “Nghiên cứu

khoa học là hoạt động nhằm khám phá ra những cái mới về bản chất của đối tượng nghiên cứu, sáng tạo ra những phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn” [10,tr.14].

Tác giả Phạm Viết Vượng (2001) đã viết: "NCKH là hoạt động có mục

đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào

việc cải tạo thế giới" [25,tr.21].

Tác giả Lưu Xuân Mới (2003), trình bày quan điểm của mình như sau:

"NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù

Trang 23

bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiến, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến" [20]

Theo Luật Khoa học và Công nghệ " Nghiên cứu khoa học là hoạt động

khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn"

[26,tr.1]

Có thể hiểu: NCKH là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất,quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải phápnhằm ứng dụng vào thực tiễn

* Hoạt động NCKH:

Hoạt động NCKH luôn tìm đến cái mới: Tính mới thể hiện ở quan điểmtiếp cận, cách đặt vấn đề, phương pháp triển khai, phương pháp thực nghiệmđến quá trình nhận thức để cải tạo thế giới Kết quả trong nghiên cứu còn làquá trình phát triển tư duy khoa học một cách mạnh mẽ, sản phẩm khoa họccòn chứa đựng yếu tố mới

Hoạt động NCKH mang tính đặc trưng thông tin, đó là đòi hỏi phải cótính chất khái quát cao, thông tin mới, có giá trị phục vụ cho nghiên cứu,thông tin do nghiên cứu đem lại phải khách quan và có độ tin cậy cao

Hoạt động NCKH đòi hỏi phải mạnh dạn, mạo hiểm chính là ở chỗ chủthể nghiên cứu dám đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực khó khăn, hoặc ítngười quan tâm, đó là các chủ đề, các ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, có khi cảvấn đề nhạy cảm… Các nhà khoa học phải dấn thân vào nghiên cứu vớinhững giả thiết có luận cứ và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại

Hoạt động NCKH còn mang tính "phi kinh tế" trong nghiên cứu Đặcđiểm này cho thấy thực tế trong NCKH không thể tính lời hay lãi, giá trị kinh

tế không thể đưa lên bàn cân để đong đếm, khó hạch toán về giá trị kinh tế,

Trang 24

chúng ta chỉ xem kết quả hay sản phẩm nghiên cứu đóng góp cho sự nghiệpkhoa học.

Tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học trong

xu thế hội nhập hiện nay hay sự hợp tác trong NCKH là rất quan trọng Nếukhông có đặc trưng này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không tạo được các kếtquả nghiên cứu, đặc biệt là sự thiếu hợp tác gắn kết giữa các nhà khoa học,các chuyên ngành nghiên cứu với nhau là lãng phí lớn trong hoạt độngNCKH, thể hiện sự thiếu đồng nhất chưa tìm được tiếng nói chung trongNCKH

Hoạt động khoa học công nghệ: Bao gồm NCKH, nghiên cứu và pháttriển công nghệ, dịch vụ KHCN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹthuật, hợp lý hoá sản xuất các hoạt động khác nhằm phát triển KHCN

1.2.2 Quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

Khái niệm “quản lý” là một khái niệm rất chung và rộng Nó được dùngcho cả quá trình quản lý xã hội, quản lý giới vô sinh cũng như quản lý giớisinh vật, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về khái niệm quảnlý

Theo quan điểm của điều khiển học: Quản lý là chức năng của những hệthống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, kỹ thuật, sinh học) nó bảo

Trang 25

toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là tác động hợp quyluật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Quản lý là phương thức tác động

có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, cácràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằmduy trì tính hợp lý của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu

Như vậy, hoạt động quản lý là tất yếu tồn tại ở mọi loại hình tổ chức,mọi xã hội Khái niệm “quản lý” đã được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau:Theo Harol Koontz (1999): "Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo sự

nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức" [32,tr.31]

Theo Thomas.J.Robbins - Wayned Morrison (1999): "Quản lý là mộtnghề nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học" [35,tr.19]

Theo Aunapu F.F (1994): "Quản lý là khoa học và là một nghệ thuật tácđộng vào một hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lý con người nhằm đạt đượcnhững mục tiêu xác định Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiềuthành phần có tác động qua lại lẫn nhau" [31,tr.75]

Ở Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý Dướiđây là một số quan niệm:

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn (1995): "Quản lý là sự tác động có tổchức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệuquả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ratrong điều kiện chuyển biến của môi trường" [29,tr.43]

Theo Mai Hữu Khuê (1982): "Quản lý là tác động có mục đích tới tậpthể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mụcđích đã định trước" [21,tr.19-20]

Trang 26

Theo Nguyễn Bá Sơn (2000) “Quản lý là tác động có mục đích đến tậpthể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trìnhlao động” [23,tr.15].

Theo Trần Kiểm (1997) thì “Quản lý là những tác động của chủ thể quản

lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối cácnguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưunhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [18,tr.15]

Theo tác giả Thái Văn Thành (2007) thì “Quản lý là sự tác động có mụcđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt đượcmục tiêu đề ra” [28,tr.5]

Theo tác giả Nguyễn Văn Bình (1999): "Quản lý là một nghệ thuật đạtđược những mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướngdẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác" [3,tr.176]

Từ việc phân tích các khái niệm, quan điểm và tiếp cận khác nhau về

thuật ngữ quản lý, có thể khái quát: Quản lý là hoạt động có ý thức của chủ

thể quản lý nhằm điều khiển tác động lên đối tượng, khách thể quản lý để đạtđược mục tiêu của quản lý Quản lý là một môn khoa học sử dụng tri thức củanhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác như: Toán học, thống

kê, kinh tế, tâm lý và xã hội học Quản lý là một khoa học vì nó là lĩnh vực trithức được hệ thống hóa và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt Quản

lý là một khoa học phân loại kiến thức, giải thích các mối quan hệ, đặc biệt làmối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý

Quản lý không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuật bởi lẽquản lý là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và linh hoạt trongnhững kinh nghiệm đã quan sát được, những tri thức đã đúc kết được, ngườiquản lý qua đó để áp dụng kỹ năng tổ chức con người và công việc Sự tácđộng của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi,

Trang 27

phấn khởi, đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho

tổ chức và cho cả xã hội

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhữngbiến động không ngừng của nền KT-XH, công tác quản lý ngày càng trởthành nhân tố quan trọng trong sự thành bại của đơn vị, thậm chí ảnh hưởngđến cả vận mệnh quốc gia Vì thế, những người làm công tác quản lý hôm naykhông những phải có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, có phẩm chấtđạo đức tốt mà còn phải là người được bồi dưỡng về khoa học quản lý, nghệthuật quản lý, năng lực tổ chức và có lòng tận tâm với công việc

Thực chất của hoạt động quản lý là việc xử lý mối quan hệ giữa chủ thểquản lý và khách thể quản lý Chủ thể quản lý luôn là con người và có cơ cấu

tổ chức phụ thuộc vào quy mô, độ phức tạp của khách thể quản lý Khách thểquản lý là đối tượng chịu sự điều khiển, tác động của chủ thể quản lý, baogồm con người, các tài nguyên, tư liệu sản xuất Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốtlịch sử khoa học quản lý: Con người là yếu tố quan trọng nhất trong khách thểquản lý

Bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy được những nhân tốcon người trong tổ chức

Hoạt động quản lý có những yêu cầu khách quan, phổ biến đối vớingười làm quản lý, đó là những chức năng chung và cơ bản của hoạt độngquản lý

* Chức năng quản lý

Quản lý phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, từng chức năng cótính độc lập tương đối nhưng chúng được liên kết hữu cơ trong một hệ thốngnhất quán Chức năng quản lý có chức năng cơ bản, chức năng cụ thể vớinhiều cách tiếp cận khác nhau Theo quan điểm hiện đại, quản lý có 5 chứcnăng cụ thể:

Trang 28

- Chức năng kế hoạch hoá: Chức năng kế hoạch hóa là quá trình xác địnhcác mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu

đó Kế hoạch hoá bao gồm toàn bộ quá trình từ xác định mục tiêu, cácphương pháp, phương tiện để đạt mục tiêu đến tổ chức thực hiện, kiểm tra,đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu

- Chức năng tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cầnphải chuyển hóa những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực Một tổchức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự triển khai tổ chức thựchiện kế hoạch

Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấutrúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chứcnhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được các mục tiêutổng thể của tổ chức Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phốihợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực).Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản

lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả VI.Lêninnói: "Tổ chức là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn, biến một tổ hợp các thành

tố rời rạc thành một thể thống nhất, người ta gọi là hiệu ứng tổ chức"

- Chức năng chỉ đạo: Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đãhình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng ra lãnh đạodẫn dắt tổ chức Một số học giả gọi đó là quá trình chỉ đạo hay tác động

Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họhoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Hiểnnhiên, việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu bằng việc lập kế hoạch và thiết kế bộmáy đã hoàn tất mà nó còn ảnh hưởng tới quyết định của hai chức năng kia(chức năng kế hoạch hóa và chức năng tổ chức)

Trang 29

- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý Nhiệm vụ củakiểm tra là nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu vàtoàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào Kiểm tra nhằm kịp thời phát hiệnnhững sai sót trong quá trình hoạt động, tìm nguyên nhân thành công, thất bạigiúp chủ thể quản lý để rút ra bài học kinh nghiệm.

Theo lý thuyết hệ thống: Kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch, là trái tim,mạch máu của hoạt động quản lý Có kiểm tra mà không có đánh giá coi nhưkhông có kiểm tra, không có kiểm tra coi như không có hoạt động quản lý.Kiểm tra là tai mắt của quản lý Vì vậy, phải kiểm tra thường xuyên và phảikết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra

- Chức năng thông tin: Thông tin quản lý là dữ liệu (tình hình) về việcthực hiện các nhiệm vụ được xử lý giúp cho người quản lý hiểu đúng về đốitượng quản lý mà họ đang quan tâm để phục vụ cho việc đưa ra các quyếtđịnh quản lý cần thiết trong quá trình quản lý Theo hình thức, quá trình quản

lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kế hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉđạo, kiểm tra Song, trên thực tế các chức năng này đan xen, hỗ trợ lẫn nhautrong quá trình thực hiện Thông tin quản lý là một chức năng trong hoạt độngquản lý và nó được coi như là một chức năng trung tâm

Như vậy: Chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất với mộttrình tự nhất định và trong quản lý không được coi nhẹ bất kỳ một chức năng nào

Sơ đồ 1.1: Chức năng quản lý

Kế hoạch

Chỉ đạo

Trang 30

: Biểu thị mối liên hệ và tác động trực tiếp.

: Biểu thị mối liên hệ ngược hoặc thông tin phản hồi trong quátrình quản lý

* Các nguyên tắc quản lý:

Trong việc quản lý các tổ chức (kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục) màyếu tố chủ yếu là con người, các nhà lãnh đạo quản lý thường vận dụng cácnguyên tắc sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duynhất cầm quyền, vì thế trong quản lý phải bám sát đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng trong hoạt động của tổ chức bộ máy quản lý

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng tạo khảnăng quản lý một cách khoa học, có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan quyềnlực với sức mạnh sáng tạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiệnmục tiêu quản lý

Tập trung trong quản lý được hiểu là toàn bộ các hoạt động của hệ thốngtập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụ vạch đườnglối, chủ trương, phương hướng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp cơbản để thực hiện Nguyên tắc tập trung được thực hiện thông qua chế độ mộtthủ trưởng

Dân chủ trong quản lý được hiểu là: Phát huy quyền làm chủ của mọithành viên trong tổ chức, huy động trí lực và sự sáng tạo của họ Dân chủđược thể hiện ở chỗ: Các chỉ tiêu, kế hoạch hành động đều được tập thể thamgia, bàn bạc, kiến nghị các biện pháp trước khi quyết định

Trong thực tiễn, người quản lý phải biết kết hợp hài hòa giữa tập trung

và dân chủ, tránh tập trung dẫn đến quan liêu, độc đoán Song, cũng phải biết

Trang 31

sử dụng quyền lực tập trung một cách đúng lúc, đúng chỗ, phải dám quyếtđoán và dám chịu trách nhiệm.

- Nguyên tắc pháp chế: Tăng cường pháp chế XHCN là một nguyên tắcquan trọng tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước Điều 12 Hiếnpháp 1992 khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, khôngngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa"

Pháp chế có vai trò quan trọng là đảm bảo và bảo vệ quyền tự do và lợiích hợp pháp của công dân Tăng cường pháp chế là một đòi hỏi cấp thiết của

sự nghiệp đổi mới KT-XH, bảo đảm dân chủ và ngăn chặn, loại trừ các hoạtđộng vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật lao động Vì thế, để nâng cao hiệulực quản lý, yêu cầu mọi chủ thể quản lý hoạt động trên nguyên tắc pháp chế.Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi công tác tổ chức và hoạt động của các cơquan quản lý, mọi chủ thể quản lý phải tiến hành đúng quy định của phápluật, chống sự lạm dụng, lẩn tránh nghĩa vụ

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn: Nguyên tắc này đòihỏi người quản lý phải nắm bắt được quy luật và phát triển của bộ máy, nắmvững quy luật tâm lý của quá trình quản lý, hiểu rõ thực tế địa phương, thựctiễn ngành mình, đảm bảo hài hòa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, đảm bảohiệu quả kinh tế, đảm bảo vai trò quần chúng tham gia quản lý, thực hiện tinhthần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

1.2.2.2 Quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

Quan điểm của Đảng ta về hoạt động nghiên cứu khoa học: Đảng ta đãxác định CNH-HĐH đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ Hộinghị Trung ương 2 (Khóa VIII) đã nêu ra năm quan điểm chỉ đạo sự nghiệp

phát triển khoa học và công nghệ, trong đó có quan điểm: “Cùng với giáo dục

và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và chủ

Trang 32

nghĩa xã hội” Đại hội Đảng toàn quốc lần XI cũng đã khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.

Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của NCKH, Đảng và Nhànước đã chỉ đạo cần xây dựng các trường ĐH, CĐ thành các trung tâm vừađào tạo, vừa NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; xây dựng các Viện,Trung tâm, bộ môn NCKH ở các trường ĐH, đưa một số Viện NCKH, màtrước hết là các Viện nghiên cứu khoa học cơ bản vào các trường ĐH

Gắn hoạt động NCKH với nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế, xã hội: Côngcuộc CNH-HĐH đất nước đòi hỏi một nguồn nhân lực có trình độ văn hóacao, có kỹ năng, kỹ xảo thành thạo Vì thế, các trường ĐH, CĐ – Nơi đào tạonguồn nhân lực có trình độ văn hóa cao – phải thay đổi phương châm đào tạo:

“Học phải đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn với thực tế”, “Học để làm chớ

không phải học để biết” Tuy nhiên, trong thực tế phương châm này chưa

được triển khai đầy đủ Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quandẫn đến tình trạng trên như: Do cơ sở hạ tầng, do trình độ, năng lực giảngviên, do thói quen, sức ỳ, cơ chế … Phương châm hoạt động của các trường

ĐH, CĐ là phải gắn chặt hai nhiệm vụ đào tạo và NCKH Đào tạo và NCKHphải đáp ứng đầy đủ, kịp thời những đòi hỏi do cuộc sống, do sự phát triểnkinh tế, xã hội đặt ra

Hướng hoạt động NCKH và đào tạo hội nhập với khoa học, kỹ thuật vàcông nghệ tiên tiến của thế giới:

Phát triển giáo dục nói chung và hoàn thiện hệ thống giáo dục nói riêng

đã và đang là mối quan tâm lớn của các quốc gia trong khu vực và trên thếgiới khi bước vào thiên niên kỷ mới với nhiều cơ hội và thách thức mới LuậtGiáo dục năm 2005 (bổ sung và sửa đổi năm 2009), Báo cáo chính trị tại Đạihội XI của Đảng (2011) và Chiến lược phát triển KT-XH năm 2011 - 2020 đã

Trang 33

chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục Việt Nam trong 10 nămtới, trong phần các giải pháp phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục có nêu:

“Nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ” [7].

Quản lý hoạt động NCKH là quản lý các công trình, sản phẩm, hoạtđộng của NCKH và chủ thể của hoạt động NCKH (các nhà khoa học) nhằmđưa các thành quả của NCKH vào đời sống, phục vụ đời sống, cho sự phát

triển kinh tế - xã hội.

1.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

1.2.3.1 Giải pháp

Theo từ điển tiếng Việt phổ thông, giải pháp là “Cách giải quyết một vấn

đề, là phương pháp giải quyết một công việc cụ thể để đạt được một mục đích nào đó”.

Giải pháp quản lý: Để tồn tại con người phải lao động, khi xã hội ngàycàng phát triển thì xu hướng lệ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống và lao độngcũng phát triển theo Vì vậy, con người có nhu cầu lao động tập thể, hìnhthành nên cộng đồng và xã hội Trong quá trình hoạt động của mình, để đạtđược mục tiêu, cá nhân phải có giải pháp như là dự kiến kế hoạch, sắp xếptiến trình, tiến hành và tác động lên đối tượng bằng cách nào đó theo khả năngcủa mình

Giải pháp quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội

và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển hợp với quy luật, đạtmục đích đã đề ra và đúng ý định của người quản lý

Tìm hiểu giải pháp quản lý cũng cần xem xét khái niệm phương phápquản lý Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và

có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý

Trang 34

nhằm đạt được mục tiêu đề ra Như vậy phương pháp quản lý là khái niệmrộng lớn hơn giải pháp quản lý Phương pháp quản lý có vai trò quan trọngtrong hệ thống quản lý, giải pháp quản lý rất cần thiết trong quá trình quản lý.Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng cácnguyên tắc đã được xác định, các nguyên tắc đó lại được vận dụng và đượcthực hiện thông qua các phương pháp quản lý nhất định và các giải pháp quản

lý phù hợp Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý cũng như áp dụng cácgiải pháp quản lý là nội dung cơ bản của quản lý

Tóm lại, có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về quản lý, trongphạm vi của đề tài, tác giả xác định giải pháp quản lý là cách làm, cách giảiquyết những công việc cụ thể, trong từng điều kiện cụ thể của công tác quản

lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Hay nói cách khác, giải pháp quản lý lànhững phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụthể và tình huống cụ thể

1.2.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

Để hiểu rõ khái niệm giải pháp quản lý, trước hết chúng ta xem xétphương pháp quản lý:

- Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đốitượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định

- Phương pháp quản lý là bộ phận đồng nhất, là yếu tố linh hoạt nhấttrong hệ thống quản lý, phương pháp quản lý cũng thể hiện rõ nhất tính chấtnăng động, sáng tạo của chủ thể quản lý trong mỗi tình huống, mỗi đối tượngnhất định Người làm công tác quản lý phải biết sử dụng những phương phápthích hợp Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc một phần quan trọng vào việclựa chọn đúng đắn và áp dụng tính linh hoạt của các phương pháp quản lý

- Phương pháp QLGD là một hệ thống logíc các tác động của người quản

lý tới nhận thức, tình cảm, ý chí của cá nhân và tập thể bị quản lý nhằm đạt

Trang 35

được mục tiêu quản lý đã đề ra Phương pháp QLGD gồm có: Phương pháp tổchức hành chính; phương pháp kinh tế; phương pháp tâm lý - xã hội.

- Phương pháp QLGD được hiện thực hoá bằng các biện pháp, thủ thuậtcủa các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, áp dụng nhằm thực hiện mục tiêuquản lý đã dự kiến

Như vậy, có thể hiểu: Giải pháp quản lý là những cách thức cụ thể để thựchiện phương pháp quản lý Vì đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các giảipháp quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt phù hợp với đối tượng quản lý

- Các giải pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệthống các giải pháp, giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản

lý của mình, mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy

- Giải pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là nội dung, cáchthức cách giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động NCKH của giảng viêntrong nhà trường nhằm hoàn thành nhiệm vụ và đạt mục tiêu quản lý

- Chủ thể chính thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động NCKH củagiảng viên là Đảng uỷ, BGH nhà trường, các phòng ban chức năng chịu tráchnhiệm chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý do mìnhhoạch định đối với đối tượng chịu sự quản lý là hoạt động NCKH của giảngviên theo yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đặt ra

Trong hoạt động quản lý: Giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý vàmục tiêu cần đạt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Để đạt các mục tiêu quản

lý, chủ thể quản lý phải tổ chức, phối hợp, khích lệ, động viên, dẫn dắt, địnhhướng hoạt động của đối tượng quản lý vào mục tiêu đã được xác định trướcthông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ quản lý

- Hiệu quả: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực ) để đạt được mục tiêu xác định

Thực tế cho thấy, các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộngrãi trong tất cả các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, xã hội Nó phản ánh trình độ sử

Trang 36

dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã đề ra, trong đó hiệu quả được xác địnhtrên cơ sở nguồn lực, chi phí và kết quả đạt được.

- Hiệu quả quản lý: Là mức độ sử dụng nguồn lực trong quản lý, nhằm tácđộng lên hệ thống, đưa hệ thống đạt được mục tiêu với mức chi phí hợp lý nhất.Như vậy, hiệu quả quản lý là kết quả của sự tác động có chủ đích củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

Vì vậy, xét cho cùng thì giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt độngNCKH của giảng viên chính là một công cụ quản lý của nhà trường nhằmtừng bước đưa hoạt động NCKH của GV đi đến mục tiêu của công tácNCKH Bởi lẽ, công cụ quản lý là những phương pháp nhằm định hướng, dẫndắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp hoạt động của con người và cộng đồng trongviệc đạt mục tiêu đề ra

1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

1.3.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động NCKH của giảng viên.

Trong giai đoạn hiện nay – Giai đoạn đất nước tiến hành CNH-HĐH vàhội nhập với thế giới, hoạt động NCKH nói chung, hoạt động NCKH củaGDĐH nói riêng vô cùng quan trọng Tầm quan trọng của việc tăng cườngquản lý và nâng cao chất lượng NCKH xuất phát từ:

1.3.1.1.Vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với công cuộc CNH-HĐH đất nước

Đảng và Nhà nước ta khẳng định phát triển KHCN cùng với phát triểnGD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH-HĐH đấtnước Hướng trọng tâm hoạt động KHCN vào phục vụ cho quá trình CNH-HĐH, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng,hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Thực hiện đồng bộ cácnhiệm vụ: Nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng

Trang 37

KHCN, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ.Trong bối cảnhtoàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc

tế hiện nay, Việt Nam có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, côngnghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý của các nước tiên tiếnnhằm nhanh chóng tăng cường năng lực KHCN quốc gia đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế, xã hội Tận dụng được những thành tựu của cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại, nước ta có thể tiếp nhận những côngnghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước Với tiềm năng trítuệ dồi dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn vàchính sách phát triển một cách khoa học, hợp lý nước ta có thể vững tin bướcvào con đường hội nhập với khu vực và thế giới

1.3.1.2 Vai trò và ưu thế của GDĐH đối với việc phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Trong GDĐH cũng như nhiều lĩnh vực khác, người ta càng nhận ra rằngchất lượng quyết định sự thắng lợi và kém chất lượng đồng nghĩa với sự thấtbại Trong GDĐH ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI, trước sự đòi hỏi rất cao củanền kinh tế tri thức, của cuộc cách mạng CNH-HĐH đất nước, trong xu thếhội nhập khu vực và thế giới, vấn đề chất lượng đào tạo được đặc biệt coitrọng Qui mô GDĐH đang được mở rộng, nhưng điều kiện đảm bảo chấtlượng còn thấp so với chuẩn mực khu vực và quốc tế, trong khi quá trình hộinhập và cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng caonhằm phục vụ yêu cầu hội nhập đó Đó chính là mâu thuẫn, là vấn đề cấpbách đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và các trường ĐH, CĐ nói riêng cầnphải tìm cách tháo gỡ Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước nhằm giải quyết nhữngvấn đề KT-XH tổng hợp và phát triển bền vững đất nước, trước tiên cần phảitạo sự gắn kết giữa KHCN với GD&ĐT ngay trong các trường ĐH, các tổchức nghiên cứu và phát triển

Trang 38

Các trường ĐH, CĐ có rất nhiều lợi thế về NCKH, bởi đây là:

- Nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học có trình độ cao (tiến sĩ, phógiáo sư, giáo sư )

- Nơi tập trung đông đảo một lực lượng thanh niên trẻ, khỏe có trình độvăn hóa cao, có văn hóa cao đồng nghĩa với sức bật, sự sáng tạo khoa học

- Nơi có cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ cho hoạtđộng giảng dạy, học tập và NCKH

1.3.1.3 Những khiếm khuyết của GDĐH Việt Nam hiện nay, trong đó

có hoạt động NCKH.

Giáo dục ĐH Việt Nam chúng ta tuy đã có nhiều thành quả đáng trântrọng, nhưng có thể nói rằng chất lượng sinh viên ra trường vẫn chưa thật sựđáp ứng yêu cầu to lớn của thực tiễn cuộc sống, của công cuộc đổi mới KT-

XH, nhất là việc kết hợp giữa đào tạo và NCKH Tuy nhiên, số cán bộ cótrình độ cao của cả nước tập trung nhiều ở các trường ĐH nhưng số cán bộgiảng dạy tham gia NCKH còn rất “khiêm tốn” Số lượng HSSV tăng nhanh,trong khi đó số GV tăng không nhiều dẫn đến mâu thuẫn giữa chất lượng vàqui mô đào tạo Phần lớn GV tập trung vào giảng dạy mà thờ ơ với công tácNCKH Thực tiễn giáo dục Việt Nam cho thấy, chính sự không quan tâmđúng mức đến hoạt động NCKH, xem nhẹ hoạt động này hoặc định hướngNCKH không phù hợp đã “góp phần” không nhỏ làm cho chất lượng giáo dục

ĐH Việt Nam thấp, không đáp ứng được những đòi hỏi về khoa học kỹ thuật

và công nghệ, về nhân lực cho các lĩnh vực KT - XH Do đó, để nâng cao chấtlượng GDĐH, làm cho GDĐH phục vụ đắc lực hơn nữa, thiết thực hơn nữanhững nhu cầu về khoa học kỹ thuật và công nghệ của các lĩnh vực KT-XH,một đòi hỏi bức thiết đặt ra là phải đẩy mạnh hoạt động NCKH, cần phải cónhững giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH ở tất cảcác trường ĐH, CĐ

Trong báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động NCKH, Bộ trưởng Bộ Khoahọc và Công nghệ có nhận xét: “Có nhiều đề tài khoa học đã được tiến hành

Trang 39

khá manh mún, tản mạn, giá trị khoa học còn thấp, khó đưa vào ứng dụng và

hoạt động” Trong các hội nghị khoa học về GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào

tạo, một số giáo sư, tiến sĩ cũng chia sẻ với nhận xét của Bộ trưởng Bộ Khoahọc và Công nghệ Hoạt động NCKH của các trường ĐH, CĐ hiện nay đangrơi vào tình trạng: “Các công trình NCKH rất tốn kém nhưng xa với thực tiễn,không có tính ứng dụng vào thực tiễn Một số đơn vị tiến hành NCKH theo

kiểu “làm cái mình có, chứ không phải làm cái xã hội cần”.“Chiến lược,

chương trình NCKH không được hoạch định một cách khoa học và không

được quản lý một cách chặt chẽ”.

Từ đây, đặt ra cho các trường ĐH, CĐ là: Để nâng cao chất lượngGDĐH, không chỉ nâng cao chất lượng hoạt động NCKH mà còn phải tăngcường công tác quản lý hoạt động NCKH Gắn liền với việc đào tạo một độingũ giảng viên có trình độ học vấn cao, các trường phải xây dựng được cácchiến lược, các chương trình, dự án NCKH, triển khai và quản lý chặt cácchương trình, dự án này Đồng thời, đòi hỏi mỗi người GV khi làm luận vănthạc sĩ, luận án tiến sĩ phải đưa những nội dung của các chương trình, các dự

án của đơn vị thành đề tài luận văn Mỗi luận văn, luận án phải là một côngtrình khoa học thực sự

1.3.2 Mục đích, yêu cầu quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của giảng viên nhằm góp phần giảiquyết các vấn đề sau:

Nâng cao chất lượng GD&ĐT đáp ứng yêu cầu về nguồn lực NCKH cótrình độ cao của đất nước, kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học vớinhiệm vụ đào tạo của trường

Ứng dụng các thành tựu khoa học, các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thựchiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT, phát triển KT-XH của đấtnước

Trang 40

Xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của trường, từng bước hội nhậpvới nền KHCN hiện đại của khu vực và trên thế giới.

Vì vậy, khi nói đến quản lý hoạt động NCKH của GV, chúng ta có thểnói đến một quy trình tác động mang tính pháp lý, tính khoa học, có mục tiêu

rõ ràng của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm chỉ huy và điềuhành đối tượng bị quản lý và hoạt động NCKH của họ theo đúng mục tiêu củahoạt động NCKH đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt độngNCKH trong nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung

Quản lý hoạt động NCKH của GV là hoạt động mang tính chất quản lýhành chính nhà nước, chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhàtrường Do đó, mọi hoạt động NCKH của giảng viên trong nhà trường đềuphải tuân theo chỉ thị, nghị quyết, đường lối của Đảng về định hướng pháttriển NCKH nói chung và phát triển NCKH trong các nhà trường nói riêng.Quản lý hoạt động NCKH giảng viên mang tính pháp lý được thực hiện dựatrên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT vàđiều lệ hoạt động của nhà trường về hoạt động NCKH của giảng viên

Quản lý hoạt động NCKH của GV nhằm được mục tiêu của phát triểnhoạt động KHCN:

- Đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình CNH-HĐH, phục vụ

sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng và an ninh

- Xây dựng và phát triển năng lực KHCN đạt trình độ tiên tiến trong khuvực Phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và các chuyên gia làm công tácNCKH

Đối với các trường CĐ, ĐH việc quản lý hoạt động NCKH của giảngviên phải tập trung vào các mục tiêu sau:

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý, một số lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
Năm: 1999
5. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ VIII của Đảng
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCH TƯ Đảng CSVN Khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCH TƯĐảng CSVN Khoá VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
9. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoahọc - Kỹ thuật
Năm: 2000
10. Nguyễn Văn Đệ - Phạm Minh Hùng (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương phápnghiên cứu khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Đệ - Phạm Minh Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
12. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục và đào tạo, Học viện quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở khoa họcvề quản lý giáo dục và đào tạo
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1997
13. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học Quản lý tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khoahọc Quản lý tập 1
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2002
14. Giáo trình Tâm lý học quản lý (1996), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Tác giả: Giáo trình Tâm lý học quản lý
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
15. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1986-1988), Giáo dục học tập, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập
Nhà XB: NXB Giáodục
16. Học viện Quản lý giáo dục (1997), Giáo trình Giáo dục học đại cương (Quyển 1), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học đại cương
Tác giả: Học viện Quản lý giáo dục
Năm: 1997
17.Thân Đức Hiền (1995), Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học vàcông nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam
Tác giả: Thân Đức Hiền
Năm: 1995
18.Trần Kiểm (1997), Giáo trình quản lý giáo dục và nhà trường, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý giáo dục và nhà trường
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
19. Nguyễn Văn Lê (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: NXBTrẻ
Năm: 2000
20. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận NCKH. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận NCKH
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2003
21. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý
Tác giả: Mai Hữu Khuê
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1982
22.Nguyễn Tấn Phát (1999), Công tác NCKH với việc nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 5/1999, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác NCKH với việc nâng cao chất lượng đào tạo
Tác giả: Nguyễn Tấn Phát
Năm: 1999
23. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Bá Sơn
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2000
24. Bùi Văn Quân, Phương pháp đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp quản lý. Tạp chí Giáo dục số 133, kì 1-3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các biệnpháp quản lý
25. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w