ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- TRẦN VĂN KÍNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ LÀNG SINH THÁI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -
TRẦN VĂN KÍNH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ LÀNG SINH THÁI THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -
TRẦN VĂN KÍNH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ LÀNG SINH THÁI THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS Dư Ngọc Thành
Thái Nguyên - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Văn Kính, học viên cao học khóa 20 (2012 - 2014),
chuyên ngành Khoa học môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.Tôi xin cam đoan:
- Luận văn cao học này do chính tôi thực hiện
- Các số liệu, tài liệu trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực,được sử dụng dưới sự cho phép của Cơ quan chủ quản và Chủ nhiệm Đề tài
khoa học cấp Nhà nước“Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Mã số BĐKH.13)”.
- Luận văn chưa được công bố ở các nghiên cứu khác hay trên bất kỳphương tiện truyền thông nào
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văntốt nghiệp của mình
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015
Học viên
Trần Văn Kính
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS Dư Ngọc Thành
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn
thành bản luận văn này.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Trung tâm Tư vấn
và Công nghệ Môi trường (Tổng cục Môi trường), TS Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc Trung tâm - Chủ nhiệm Đề tài và Ths Phạm Tiến Nhất - Thư ký Đề tài 1 , cùng tập thể cán bộ Trung tâm đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ về chuyên môn cho em trong suốt quá trình công tác và khi thực hiện luận văn này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các quý Thầy, cô giáo trong Phòng
Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Môi trường và các khoa chuyên môn - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dùng tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Luận văn của em được hoàn thành nhờ một phần động viên, giúp đỡ không nhỏ của gia đình và các bạn trong lớp, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người.
Luận văn đề cập tới vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu, đây là một vấn đề mới, rộng lớn, các tác động phức tạp trong khi thời gian, kinh phí và kinh nghiệm chuyên môn của em còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015
Học viên
Trần Văn Kính
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan về tác động của BĐKH 4
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Nguồn gốc và đặc điểm của BĐKH 4
1.1.3 Tác động chính của biến đổi khí hậu 6
1.2 Kịch bản BĐKH cho khu vực ĐBSCL 7
1.2.1 Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực Nam Bộ 7
1.2.2 Nhận xét Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSCL 15
1.3 Tổng quan về xây dựng mô hình làng sinh thái 16
1.3.1 Một số mô hình làng sinh thái trên thế giới 17
1.3.2 Kinh nghiệm xây dựng và đánh giá tiêu chí xây dựng công trình xanh của một số nước 21
1.3.3 Một số mô hình làng sinh thái ở Việt Nam 24
1.4 Những vấn đề mới trong xây dựng một số tiêu chí làng sinh thái thích ứng với BĐKH 26
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 28
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 28
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: 28
2.2 Nội dung 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
Trang 63.2 Đánh giá hiện trạng các tác động của BĐKH đến Đồng bằng Sông Cửu Long
và khu vực nghiên cứu 41
3.2.1 Tác động của BĐKH tới Đồng bằng Sông Cửu Long 41
3.2.2 Giải pháp thích ứng với BĐKH cho ĐBSCL 53
3.3 Cơ sở xây dựng một số tiêu chí làng sinh thái 57
3.3.1 Cơ sở lý luận 57
3.3.2 Cơ sở pháp lý 57
3.3.3 Cơ sở thực tiễn 58
3.4 Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với BĐKH 58
3.4.1 Tiêu chí về cấp nước sạch 59
3.4.2 Tiêu chí về thải nước thải 62
3.4.3 Tiêu chí về chất thải rắn 68
3.4.4 Đánh giá hiệu quả việc thực hiện thí điểm một số tiêu chí làng sinh thái thích ứng với BĐKH tại khu vực nghiên cứu 71
3.4.5 Ý nghĩa và nguyên tắc áp dụng các tiêu chí vào thực tiễn 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BTN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
IPCC : Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậuLHQ : Liên hợp quốc
LST : Làng sinh thái
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
RNM : Rừng ngập mặn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
UBND : Ủy ban Nhân dân
UNEP : Chương trình môi trường Liên hợp quốcXLNT : Xử lý nước thải
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm của từng thập kỷ so với thời kỳ
1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình 10
Bảng 1.2 Mức thay đổi lượng mưa (%) trung bình năm của từng thập kỷ so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình 13
Bảng 1.3 Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình 14
Bảng 1.4 Nước biển dâng(cm) tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản phát thải thấp 14
Bảng 1.5 Nước biển dâng(cm) tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản phát thải trung bình 15
Bảng 1.6 Nước biển dâng tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản phát thải cao 15
Bảng 1.8 Hệ thống đánh giá và cho điểm của LEED 2009 22
Bảng 1.9 Hệ thống đánh giá và cho điểm của - BCA GM 22
Bảng 1.10 Hệ thống đánh giá và cho điểm của - GBI 23
Bảng 3.1 Diện tích rừng vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2011 35
Bảng 3.2 Dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 36
Bảng 3.3 Thống kê lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 36
Bảng 3.4 Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2011 39
Bảng 3.5 Số cơ sở y tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 41
Bảng 3.6 Diện tích có nguy cơ bị ngập và dân số vùng ĐBSCL bị hưởng trực tiếp theo mực nước biển dâng 43
Bảng 3.7 Tỷ lệ chiều dài quốc lộ, tỉnh lộ ở khu vực ĐBSCL có nguy cơ bị ảnh hưởng theo các mức nước biển dâng (%) 51
Bảng 3.8 Giải pháp thích ứng tổng hợp cho các vùng miền tại ĐBSCL 54
Bảng 3.9 Các chỉ tiêu trong tiêu chí về cấp nước sinh hoạt 59
Bảng 3.10 Các chỉ tiêu trong tiêu chí về xử lý nước thải sinh hoạt 66
Bảng 3.11 Các chỉ tiêu trong tiêu chí về xử lý chất thải rắn 68
Bảng 3.12 Kết quả xử lý nước nhiễm mặn tại huyện Đầm Dơi 72
Bảng 3.13 Tính toán giá thành 1 lít nước sạch của dự án 73
Bảng 3.14 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt sau bể lọc kỵ khí tại xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi 75
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản
phát thải trung bình [4] 9
Hình 1.2 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải trung bình [4] 12
Hình 3.1 Bản đồ hành chính khu vực đồng bằng sông Cửu Long 30
Hình 3.2 Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng với mực nước biển dâng 1m [4] 43
Hình 3.3 Các giải pháp tích nước ngọt của người dân ĐBSCL 62
Hình 3.4 Nước thải sinh hoạt một số nhà dân 63
Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng lại nguồn nước 65
Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải 65
Hình 3.7 Cầu tiêu bắc ra sông và ao nhà, thường thấy ở nông thôn ĐBSCL 67
Hình 3.8 Sơ đồ công nghệ lắp đặt tại Cà Ma 71
Hình 3.9 Một số hình ảnh lắp đặt hệ thống lọc nước CaroCell tại Cà Mau 73
Hình 3.10 Thiết kế bể bằng nhựa composite chịu lực 74
Hình 3.11 Thi công lắp đặt bể xử lý nước thải sinh hoạt 75
Trang 10MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, tácđộng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới.Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnhhưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế -
xã hội trong tương lai Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàndiện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước,lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại
Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm Hiện tượng El Nino, La Nina ngàycàng tác động mạnh mẽ Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho những thiên tai, đặcbiệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt
-Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nềnhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồngbằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng Tác động của biến đổikhí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoáđói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bềnvững của đất nước
Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường
độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ
sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường Chỉ tính trong
10 năm gần đây (2001 - 2010), các loại thiên tai như: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úngngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể vềngười và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, giá trị thiệt hại về tài sảnước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm [3]
Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ dẫn đến những thay đổi cho mô hình thời tiết ở hạlưu sông Mêkong (khu vực ĐBSCL) về nhiệt độ, lượng mưa và gió, không chỉ vềcường độ mà còn về thời gian và tần suất của các sự kiện cực đoan Thiếu nước, hạnhán (vào mùa khô) và lũ lụt (mùa mưa) có thể trở thành phổ biến hơn và nghiêmtrọng hơn
Trang 11Những thay đổi này được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nôngnghiệp và sản xuất lương thực tự nhiên, và làm trầm trọng thêm các vấn đề về cungcấp nhu cầu lương thực ngày càng tăng do sự gia tăng dân số Những thay đổi đó cóthể sẽ là đặc biệt nghiêm trọng cho sinh kế phụ thuộc mạnh mẽ của cộng đồng dân
hạ lưu sông Mê vào tài nguyên thiên nhiên [14]
Ngoại trừ một số ít sống tại các đô thị, dân cư ở ĐBSCL chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và sinh sống tại khu vực nông thôn Khu vựcĐBSCL có địa hình bằng phẳng và thấp thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn và trựctiếp từ chế độ thủy văn của các con sông, đặc biệt là sông Mê Kông và chế độ thủytriều Vùng trũng (tập trung ở Đồng Tháp Mười) chịu tác động của chế độ thủy văncủa sông Mê Kông, hàng năm bị ngập lụt về mùa mưa
Vùng ven biển thường xuyên bị đe dọa bởi bão, lụt và triều cường Nhữngthống kê về khí tượng thủy văn trong những năm gần đây cho thấy mức độ ngập lụt
và triều cường tại ĐBSCL gia tăng đột biến, số trận bão ảnh hưởng đến khu vực nàyđang có xu hướng gia tăng
Có thể nói các biểu hiện và tác động của BĐKH đến vùng ĐBSCL là rất rõràng Việc đánh giá tổng quan và chi tiết các tác động của BĐKH và xây dựng giảipháp nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH cho khu vực này là rất cấp bách vàcần thực hiện ngay để có thể ứng phó có hiệu quả với BĐKH
Đề tài “Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” thuộc Chương trình
khoa học và công nghệ cấp nhà nước về Biến đổi khí hậu được thực hiện với mụctiêu: Nghiên cứu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới khu vực đồng bằng sôngCửu Long từ đó xây dựng được bộ tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khíhậu, đồng thời thiết kế được mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậucho khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Nhận thấy tính cấp thiết của việc xây dựng các giải pháp thích ứng cho khu vựcĐBSCL, được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thiết kế mô hình làngsinh thái thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông CửuLong”, dưới sự hướng dẫn của TS Dư Ngọc Thành tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí
h ậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
Trang 12*/ Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và xây dựng được một số tiêu về về Làngsinh thái thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông CửuLong theo hướng dựa vào cộng đồng
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ĐBSCL;+ Nghiên cứu, đánh giá được các tác động cơ bản của BĐKH tới khu vực;+ Nghiên cứu được cơ sở để xây dựng các tiêu chí làng sinh thái thích ứng vớiBĐKH
+ Nghiên cứu, xây dựng được một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng vớibiến đổi khí hậu Triển khai áp dụng thử nghiệm và đánh giá được hiệu quả của một
số tiêu chí đã xây dựng Đề xuất triển khai loại ứng dụng các tiêu chí đã xây dựng
để nhân rộng mô hình làng sinh thái ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam
*/ Ý ngh ĩa của đề tài:
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần vào nghiên cứu lĩnh vực BĐKH phục vụ việc thực hiện Chươngtrình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư nhờ nâng cao dân trí,
áp dụng các mô hình xử lý chất thải, sử dụng năng lượng sạch, điều kiện về vệ sinhmôi trường và sinh hoạt văn hoá tinh thần được cải thiện
+ Góp phần nâng cao nhận thức về các tác hại của biến đổi khí hậu, tăngcường kiến thức cho người dân về kỹ năng ứng phó với điều kiện nước biển dâng,
kỹ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh tạo chuyển biến về ý thức bảo vệ môitrường của người dân, giảm thiểu được các hành vi phá hoại môi trường
Trang 13CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về tác động của BĐKH
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Trong Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu [15] đã nêu khái
niệm Biến đổi khí hậu nghĩa là biến đổi của khí hậu được qui cho trực tiếp hoặc
gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàncầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khíhậu quan sát đựợc trong những thời kỳ có thể so sánh được;
Những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu nghĩa là những biến đổi trong
môi trường vật lý hoặc sinh học do những biến đổi khí hậu gây những ảnh hưởng cóhại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tựnhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặcđến sức khỏe và phúc lợi của con người
Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTN&MT) cũng đã định nghĩa:
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷhoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặccác tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phầncủa khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm
nhẹ BĐKH Có thể hiểu thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặccon người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khảnăng bị tổn thương do BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các các cơ hội nómang lại Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm làm giảm mức độ hoặc cường độphát thải khí nhà kính, giảm nhẹ BĐKH làm giảm nguyên nhân gây BĐKH [2]
1.1.2 Ngu ồn gốc và đặc điểm của BĐKH
Nhờ những tiến bộ đạt được về quan trắc cũng như các mô hình gần đây, cácnhà khoa học đã kết luận rằng: BĐKH có nguồn gốc từ hai nguyên nhân: do nhữngquá trình tự nhiên và do ảnh hưởng của con người
Trang 14Con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, từ quá trình đốt các nhiênliệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt, ) để tạo ra năng lượng phục vụ sản xuất và giaothông đi lại, đến các quá trình công nghiệp hóa đều phát thải các khí gây hiệu ứngnhà kính Tất cả các hoạt động này làm tăng nồng độ các loại khí gây hiệu ứng nhàkính (CO2, N2O, NO, CH4, H2S, bụi và hơi nước), dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.Các nhà khoa học đã nhận thấy, sự ấm lên toàn cầu chủ yếu là do hoạt động của conngười Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã chỉ ra rằng,hoạt động của con người dường như đã góp phần vào việc làm băng tan ở Bắc cực,cũng làm tăng mực nước biển trong 50 năm cuối của thế kỷ 20.
Theo IPCC các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và bề mặt trái đất;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sốngcủa con người và các sinh vật trên trái đất;
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùngđất thấp, các đảo nhỏ trên biển;
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khácnhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinhthái và hoạt động của con người;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trìnhtuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác;
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phầncủa thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển
Khi xem xét, đánh giá tác động của BĐKH đến cộng đồng người ta thườngquan tâm đến các biểu hiện cơ bản sau:
- Sự gia tăng nhiệt độ: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tuyệt đối;
- Sự gia tăng của các biểu hiện thời tiết cực đoan: bão, lốc, mưa đá, hạn hán,mưa lớn v.v
- Nước biển dâng: mức nước trung bình, mức đỉnh triều
Đặc điểm diễn biến thời gian của biến đổi khí hậu:
- Quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện và có thể nói chiều hướng củaBĐKH là không thể đảo ngược (trong phạm vi tương lai gần)
Trang 15- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởngđến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan,môi trường sống ).
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề, khó lường trước,khó khắc phục
1 1.3 Tác động chính của biến đổi khí hậu
*/ Quan điểm thông thường
BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triểncủa mình và là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm Biến đổi khí hậu đã vàđang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu
Thường khi nói đến tác động của BĐKH hầu hết là tác động có hại Một số tácđộng chủ yếu của BĐKH hay được nhắc đến như: Mực nước biển dâng gây ngậplụt, gây nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn vớicông nghiệp và hệ thống kinh tế xã hội trong tương lai; Nhiệt độ khí quyển tăng caogây ra những đợt nóng gay gắt, hạn hán, cạn kiệt nguồn nước, suy giảm đa dạngsinh học, các hệ sinh thái bị phá hủy; gia tăng lượng mưa lớn bất thường, bão lụt,v.v phá hoại cơ sở hạ tầng, tài sản, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất
*/ Tác động có lợi của biến đổi khí hậu
Hầu hết các tác động của BĐKH là có hại Tuy nhiên nếu xét theo đối tượng vàphạm vi địa lý khác nhau thì BĐKH cũng đem lại những tác động có lợi nhất định
- Xét theo đối tượng ngành, lĩnh vực chịu tác động trực tiếp
Những lợi ích được phân bố không đều, cũng giống như những hậu quả tiêu cựccủa sự nóng lên toàn cầu Ở những khu vực có đủ nước và chất dinh dưỡng, hoa màu
có năng suất cao hơn khi nhiệt độ tăng và những mùa vụ kéo dài hơn Ngành lâmnghiệp sẽ được lợi nhờ cây cối mọc nhanh hơn Sự ấm lên cũng có lợi cho sức khỏecon người ở một số khu vực Chi phí sẽ giảm đi đối với việc sưởi các tòa nhà vàomùa đông dài và lạnh Ít băng giá và ít bão tuyết sẽ làm cho đường xá và giao thôngthuận lợi hơn trong mùa đông và giảm được chi phí Giảm thời gian bị lạnh sẽ có lợi
về sức khỏe cho một số người Một số khu vực sẽ trở nên ẩm ướt hơn, do đó giúpgiảm khan hiếm nước Những ích lợi này chủ yếu xảy ra ở Hoa Kỳ, Canada, Bắc Âu
và phía bắc châu Á
Trang 16Tuy nhiên những ích lợi đó sẽ khó có thể so sánh với những rủi ro như sự giatăng của sâu bệnh, thời tiết cực đoan, khan hiếm nước ở một số khu vực khác, chi phílàm mát không khí tăng lên vào mùa hè, v.v Tính trên toàn cầu thì lợi ích của sựnóng lên có thể biến động lên xuống nhưng tổng chi phí sẽ sẽ tăng lên Trên thực tếcác tác động có lợi thường đề cập đến khi có thể khai thác được chúng trong các hoạtđộng nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Xét theo phạm vi vùng lãnh thổ chịu tác động
Xét trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia thì BĐKH cũng đem lại những lợi ích nhấtđịnh trong hiện tại và tương lai gần Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính đãđưa ra 3 cơ chế để các quốc gia phối hợp thực hiện trong đó Cơ chế phát triển sạch(CDM) đã mang lại cơ hội cho những nước nghèo với sự hỗ trợ về tài chính và khoahọc công nghệ của các nước lớn Việt Nam có nhiều tiềm năng để tham gia các dự ánCDM trong một số ngành, lĩnh vực như: năng lượng, lâm nghiệp, nông nghiệp v.v
1.2 Kịch bản BĐKH cho khu vực ĐBSCL
1.2.1 Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực Nam Bộ
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long được xây dựng trên cơ sở phân tích và tổng hợp từ Kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012 [4] ứng với khu vực khí hậu Nam Bộ, với
sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng Mức biến đổi các thông số khíhậu được so sánh với thời kỳ cơ sở từ năm 1980 đến năm 1999
a Nhiệt độ
*/ Nhi ệt độ trung bình theo mùa
- Mùa đông (tháng XII-II)
+ Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ mùa đông tăng ởkhu vực Nam Bộ từ 1 đến 1,6oC
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ khu vựcNam Bộ có mức tăng từ 1,0 đến 1,4oC Vào cuối thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ khuvực này từ 1,6 đến 2,5oC, riêng khu vực phía Bắc của Tây Nam Bộ có mức tăng từ1,0 đến 1,6oC
+ Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ từ 1,6đến 2,8oC
Trang 17- Mùa xuân (tháng III - V)
+ Theo kịch bản phát thải thấp, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ mùa xuân khu vựcTây Nam Bộ có mức tăng nhiệt độ thấp nhất, từ 1,0 đến 1,6oC
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ mùa xuânkhu vực Tây Nam Bộ có mức tăng nhiệt độ thấp nhất, từ 1,3 đến 2,2oC
+ Theo kịch bản phát thải cao, tính đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ mùa xuân khuvực Tây Nam Bộ có mức tăng nhiệt độ thấp nhất, từ 1,3 đến 2,8oC
+ Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 2,2 đến trên3,7oC trên đại bộ phận diện tích nước ta trong đó có khu vực Nam Bộ, một số khuvực khác có mức tăng thấp hơn, từ 1,0 đến 2,2oC
- Mùa thu (tháng IX-XI)
+ Theo kịch bản phát thải thấp, vào cuối thế kỷ 21, khu vực Tây Nam Bộ cónhiệt độ tăng từ 1,6 đến 2,2oC, thuộc nhóm khu vực tăng cao nhất cả nước
+ Theo kịch bản trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ mùa thu Tây Nam Bộ
có nhiệt độ tăng từ 1,0 đến 1,2oC thấp hơn mức chung trên hầu hết diện tích nước ta(1,0 đến 1,6oC) Vào cuối thế kỷ 21, khu vực Tây Nam Bộ có mức tăng nhiệt độ từ1,0 đến 1,6oC (nhóm thấp nhất so với khu vực khác)
+ Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ mùa thu khu vựcTây Nam bộ tăng từ 2,5 đến trên 3,7oC cũng như ở hầu khắp diện tích nước ta
Bộ có mức tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 1,9oC, thấp hơn mức tăng từ 1,9 đến 3,1oC ởhầu khắp diện tích cả nước (Hình 1.1)
Trang 18Hình 1.1 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( o C) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch
bản phát thải trung bình [4]
- Theo kịch bản phát thải cao, đến cuối thế kỷ 21, khu vực Tây Nam Bộ cónhiệt độ trung bình năm tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 2,5oC
*/ Nhiệt độ cực trị
- Nhiệt độ cực trị mùa đông (tháng XII-II)
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhấttrung bình mùa đông tăng từ 1,2 đến 1,5oC trên khu vực từ Ninh Thuận trở vào caohơn khu vực còn lại Nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 1,2 đến 2,2oC trên hầu hếtdiện tích phía Bắc (từ Nghệ An trở ra), khu vực tỉnh Bình Thuận và Nam Bộ
+ Vào cuối thế kỷ 21, trên đại bộ phận diện tích khu vực từ Bắc Phú Yên trở ra,nhiệt độ thấp nhất trung bình mùa đông ở Nam Bộ tăng từ 2,2 đến 3,2oC
- Nhiệt độ cực trị mùa hè (tháng VI-VIII)
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhấttrung bình mùa hè có thể tăng từ 1,2 đến 1,7oC ở Nam Bộ
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình mùa hè chủ yếu tăng từ 1,2 đến trên 2,0oC ởĐông Bắc Bộ và hầu hết diện tích ở phía Nam (từ Thừa Thiên Huế trở vào)
+ Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình mùa hè tăng từ tăng từ 2,0đến 2,7oC ở Nam Bộ; nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 đến 2,2oC
Trang 19đa phần diện tích Nam Bộ có mức tăng cao nhất, từ 2,7 đến 3,2oC.
+ Vào cuối thế kỷ 21, số ngày nắng nóng (nhiệt độ cao nhất trên 35oC) tăng từ
15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước, khi đó toàn bộ khu vực Nam Bộ có
số ngày nắng trên 30oC tăng trên 20 ngày
Bảng 1.1 trình bày mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm của từng thập kỷcủa thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) cho
13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL Đối với các mốc thời gian vào giữa và cuối thế kỷ
21 có bổ sung khoảng dao động của mức tăng nhiệt độ
Bảng 1.1 Mức tăng nhiệt độ ( o C) trung bình năm của từng thập kỷ so với thời
kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình
Trang 20b Lượng mưa
*/ Lượng mưa mùa đông (tháng XII-II)
- Lượng mưa mùa đông ở Việt Nam có xu hướng tăng ở hầu hết diện tíchphía Bắc (từ Quảng Bình trở ra), giảm ở hầu khắp diện tích phía Nam (từ QuảngTrị trở vào)
- Theo kịch bản phát thải thấp, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa đông khuvực Nam Bộ có mức giảm cao hơn so với khu vực khác, khoảng từ 8 đến 12% Vàocuối thế kỷ 21, lượng mưa giảm trên toàn bộ diện tích ở phía Nam, mức giảm từ 2đến trên 14%
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa giảm từ 2đến 12% ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa giảm từ
2 đến trên 14% ở phía Nam
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa trung bình mùa đông Nam Bộ vớimức giảm đến trên 10% (giữa thế kỷ 21) và đến trên 14% (vào cuối thế kỷ 21)
*/ Lượng mưa mùa xuân (tháng III-V)
- Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa mùa xuân có xu hướng giảm trênhầu hết lãnh thổ, với mức giảm có thể đến trên 6% vào giữa thế kỷ 21 và đến trên10% vào cuối thế kỷ 21
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa xuângiảm ở hầu hết diện tích lãnh thổ, mức giảm phổ biến từ 2 đến 6% Đến cuối thế kỷ
21, lượng mưa mùa xuân khu vực Tây Nam bộ giảm từ 4 đến 10%
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa mùa xuân giảm phổ biến là từ 2 đến6% (vào giữa thế kỷ) và từ 4 đến trên 14% (vào cuối thế kỷ 21)
*/ Lượng mưa mùa hè (tháng VI-VIII)
- Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa mùa hè có xu hướng tăng trên toànlãnh thổ, mức tăng phổ biến của khu vực Tây Nam bộ vào giữa và cuối thế kỷ 21 làdưới 4%
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa hètrên toàn lãnh thổ Việt Nam đều tăng, các khu vực phía Nam có mức tăng cao nhất
có thể đến trên 6%, thấp hơn so với các khu vực phía Bắc
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa mùa hè tăng trên 6% vào giữa thế kỷ
21 và đến trên 18% vào cuối thế kỷ 21
Trang 21*/ Lượng mưa mùa thu (tháng IX-XI)
Tương tự như lượng mưa mùa hè, lượng mưa mùa thu cũng có xu hướng tăngtrên toàn lãnh thổ Ở Bắc Bộ lại có mức tăng nhỏ hơn so với các khu vực khác trên
cả nước
- Theo kịch bản phát thải thấp, mức tăng của lượng mưa trung bình mùa thuvào giữa thế kỷ 21 có mức tăng từ 4 đến trên 6% Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưatăng phổ biến đến 10%
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, mức tăng cao nhất cóthể của lượng mưa mùa thu trên khu vực phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) từ 4 đến10% Vào cuối thế kỷ 21, trên lãnh thổ Việt Nam, lượng mưa mùa thu tăng đến14% Trong đó, khu vực Tây Nam Bộ có mức tăng từ 10 đến 14%
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa mùa thu tăng đến gần 10% vào giữathế kỷ 21 và 18% vào cuối thế kỷ 21 Trong đó, trên khu vực Bắc Tây Nguyên, mộtphần Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ có mức tăng cao hơn so với các khu vực khác
Hình 1.2 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản
phát thải trung bình [4]
Trang 22*/ Lượng mưa năm
- Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa năm tăng đến 5% vào giữa thế kỷ
21, và trên 6% vào cuối thế kỷ 21
- Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phổ biến của lượng mưa nămtrên lãnh thổ Việt Nam từ 1 đến 4% (vào giữa thế kỷ) và từ 2 đến 7% (vào cuối thếkỷ) (Hình 1.2)
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa năm vào giữa thế kỷ tăng phổ biến
từ 1 đến 4%, đến cuối thế kỷ mức tăng có thể từ 2 đến trên 10%
Bảng 1.2 là tóm tắt mức thay đổi lượng mưa (%) năm qua từng thập kỷ so vớithời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) cho 13 tỉnh, thành phốvùng ĐBSCL Tương tự như đối với nhiệt độ, vào giữa và cuối thế kỷ 21 có bổ sungkhoảng dao động của mức thay đổi lượng mưa đối với tỉnh, thành phố
Bảng 1.2 Mức thay đổi lượng mưa (%) trung bình năm của từng thập kỷ so
với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình
Trang 23c Lượng mưa ngày lớn nhất, khí áp và độ ẩm
Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa ngày lớn nhất ở Nam Bộ giảm vào khoảng từ
10 đến 30% (Bảng 1.3) Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiệnlượng mưa ngày dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21, khí áp bề mặt có thểtăng trên toàn lãnh thổ nước ta với mức tăng khoảng từ 20 đến 30pa (10-2 hpa); trênkhu vực giữa Biển Đông tăng khoảng từ 30 đến 40pa
Bảng 1.3 Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với
thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình
Đặc trưng Tây
Bắc Bộ
ĐôngBắc Bộ
Đồng bằngBắc Bộ
BắcTrung Bộ
NamTrung Bộ
TâyNguyên
Nam Bộ
Kỷ lục
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
Độ ẩm tương đối trung bình năm có khả năng giảm trên phạm vi cả nước trongcác thời kỳ khác nhau của thế kỷ 21 với mức giảm phổ biến từ 3 đến 7% Khu vựcĐông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những nơi có độ ẩm tương đốitrung bình năm giảm nhiều nhất
d Nước biển dâng:
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dângcao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 đến 72cm (Bảng1.4); trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49 đến 64cm
Bảng 1.4 Nước biển dâng(cm) tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long
Kiên Giang 9-10 13-15 18-21 24-28 30-37 36-45 43-54 48-63 54-72
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
Trang 24- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dângcao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm (Bảng1.5); trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm.
Bảng 1.5 Nước biển dâng(cm) tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long
theo kịch bản phát thải trung bình
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Mũi Kê Gà
-Mũi Cà Mau 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75Mũi Cà Mau -
Kiên Giang 9-10 13-15 19-22 25-30 32-39 39-49 47-59 55-70 62-82
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toànViệt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 26 đến 29cm Đến cuối thế kỷ 21, nướcbiển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến105cm (Bảng 1.6); trung bình toàn Việt Nam, đến cuối thế kỷ 21 nước biển dângtrong khoảng từ 78 đến 95cm
Bảng 1.6 Nước biển dâng tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long theo
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
1.2.2 Nh ận xét Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSCL
*/ Xu hướng của BĐKH đối với khu vực ĐBSCL từ trước đến nay và trong tương lai (đến cuối thế kỷ 21):
- Biểu hiện và xu hướng rõ rệt nhất là hiện tượng nước biển dâng: mức nướcbiển dâng tại khu vực ven biển Tây Nam bộ là cao nhất so với các khu vực khác;
Trang 25- So với các vùng khí hậu trên cả nước: nhiệt độ trung bình mùa hè khu vựcNam Bộ nằm trong nhóm tăng cao nhất, các mùa khác trong năm tăng chậm hơn,nhiệt độ thấp nhất tăng chậm hơn, nhiệt độ cao nhất tăng nhanh hơn hầu hết cácvùng trong cả nước;
- Lượng mưa mùa hè và mùa thu tăng, lượng mưa mùa đông và mùa xuângiảm, tính lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng;
- Lượng mưa ngày lớn nhất giảm, độ ẩm giảm, hiện tượng bão và áp thấp có
xu hướng ảnh hướng nhiều hơn đến khu vực này
*/ Tác động chính của Biến đổi khí hậu có thể xảy ra tại khu vực đồng bằng sông C ửu Long:
- Nước biển dâng cao ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, sản xuất nôngnghiệp, hạ tầng cơ sở, quy hoạch dân cư vùng ven biển
- Nhiệt độ tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và hệsinh thái tự nhiên, thay đổi về đa dạng sinh học
- Lượng mưa tăng làm tăng áp lực lên hệ thống tiêu thoát nước, kết hợp vớimức nước biển dâng tăng nguy cơ ngập lụt các vùng cửa sông
- Tăng tần suất bão, áp thấp ảnh hưởng đến Việt Nam và ĐBSCL làm gia tăngthiệt hại đối với cơ sở vật chất và sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp
1.3 Tổng quan về xây dựng mô hình làng sinh thái
Mới đây, UNEP đã đưa ra mô hình “kinh tế xanh” mới và khẳng định mô hìnhnày sẽ không những giúp giảm bớt tình trạng đói nghèo kinh niên ở nhiều nước, màcòn hạn chế được tối đa các hành động xâm hại của con người đối với các hệ sinhthái tự nhiên Nền kinh tế xanh là một hệ thống kinh tế phản ánh sự tích hợp giữacác hệ sinh thái và đảm bảo khả năng phục hồi của các hệ thống hỗ trợ sự sống, hòahợp với thiên nhiên
Để thực hiện nền kinh tế xanh, việc hồi phục các hệ sinh thái có thể được xemnhư là một động cơ kinh tế, đồng thời tăng thêm công ăn việc làm xanh, và kết quảcủa các dự án đã thực hiện trong mấy năm qua tại nhiều nước là sự khích lệ các nhàquản lý thực hiện các dự án hồi phục các hệ sinh thái đã bị suy thoái (UNEP, 2010).Trong những năm qua, ở các nước phát triển và ở Việt Nam đã xây dựng đượcnhững mô hình làng sinh thái với những mục đích khác nhau và ở nhiều khu vựckhác nhau từ miền núi trung du đến miền ven biển, những mô hình này đã và đangđem lại hiệu quả kinh tế xã hội và đa dạng sinh học
Trang 26Các mục đích của Làng sinh thái là quy hoạch vật chất (như sử dụng nănglượng thấp với mức hiệu suất cao và sản sinh chất thải thấp) và quy hoạch xã hội(như nâng cấp các giá trị xã hội và văn hoá liên quan tới giá trị vật chất, ).
Làng sinh thái là một hệ sinh thái có không gian sống của một cộng đồngngười nhất định Hệ sinh thái này có chức năng sản xuất ra những thứ cần thiết chonhu cầu của cộng đồng mà không phá vỡ cân bằng sinh thái Trong đó, con người
có vai trò trung tâm để điều hòa các mối quan hệ nhằm sử dụng tối ưu các nguồn tàinguyên sẵn có, hướng tới một sự cân bằng ổn định, bền vững cả về khía cạnh tựnhiên lẫn xã hội
Trong Làng sinh thái, nhà ở thường là nhà kiểu năng lượng thấp (không quá10.000KWh/năm), đảm bảo không dùng các nhiên liệu hoá thạch, tránh sử dụng xehơi, hàng hoá được tiêu thụ trong các cửa hàng bán lẻ Rau, cây ăn quả, hoa và cảcây lấy gỗ được trồng trên các lô đất tập thể và tư nhân để tự thoả mãn nhu cầu Cácphế thải sinh vật được sử dụng làm phân bón và giảm lượng thải rắn hữu cơ, hạnchế được sự ô nhiễm nguồn nước Việc ủ phân cục bộ, tách nguồn hợp lý và đốtgiấy loại có thể giảm một khối lượng chất thải rắn từ các hộ gia đình hàng nămkhoảng từ 250kg/người xuống 100kg/người, hoặc thậm chí thấp hơn, [21]
1.3.1 M ột số mô hình làng sinh thái trên thế giới
Ngày nay, có rất nhiều sáng kiến, ý tưởng cũng như dự án thí điểm liên quanđến xây dựng, thử nghiệm các phương pháp hoặc mô hình thích ứng với bối cảnhcủa biến đổi khí hậu Điển hình nhất là 2 phương pháp thích ứng với biến đổi khíhậu là: (i) phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng (community based adaptation)
và (ii) phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (ecosystem based adaptation)
Rõ ràng, việc nghiên cứu về mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khíhậu vẫn là một ý tưởng mới song nó lại có sự liên hệ rất chặt chẽ với việc thiết kếmột mô hình sao cho phù hợp với từng khu vực cụ thể như: (i) Mô hình thích ứngvới biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, (ii) Mô hình thích ứng với biến đổi khíhậu dựa vào cộng đồng; hay (iii) mô hình làng sinh thái kiểu cũ
Làng sinh thái là mô hình sống bền vững, hình thành bởi cộng đồng dân cư sống
ở các vùng ngoại ô, nông thôn, qua đó giảm các tác động tiêu cực đến vấn đề môitrường Để đạt được điều này, một số nước trên thế giới đã xây dựng mô hình làngsinh thái lồng ghép các kiểu hệ sinh thái, văn hóa, nhà sinh thái, sản phẩm xanh, nănglượng thay thế, các thói quen xây dựng cộng đồng, v.v Thực tế cho thấy, mô hìnhnày rất hiệu quả và phù hợp để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)
Trang 27*/ Làng sinh thái ở Hà Lan
Hà Lan được đánh giá là một quốc gia đi đầu về lĩnh vực bảo vệ cải thiện môitrường trong tình hình biến đổi khí hậu gia tăng Làng sinh thái là một mô hình đangđược phát triển tại đất nước này nhằm khắc phục môi trường và thích ứng với biến đổikhí hậu Các mục tiêu mà Hà Lan đã xây dựng cho từng làng sinh thái là rất cụ thể:
- Làng sinh thái trị thủy Giethoorn:
Giethoorn có thể được coi là ngôi
làng yên bình, thơ mộng nhất trên thế giới
vì nó nổi hoàn toàn trên mặt nước, không
có đường cái Điều này thể hiện rất rõ khả
năng "trị thủy" nổi tiếng của người Hà Lan
nhờ vào những kinh nghiệm được tích lũy
hàng trăm năm trong công tác quản lý tài
nguyên nước
- Làng sinh thái Zaanse Schans: Ngôi làng sinh thái với tiêu chí xanh, sạch và
tự sản xuất thực phẩm tiêu dùng Ngôi làng nằm cách thành phố Amsterdam khoảng
15 km về phía Tây Bắc, Làng Zaanse Schans được bao quanh bởi không khí tronglành với khung cảnh yên bình và thi vị Phương tiện giao thông phổ biến nhất củalàng là những chiếc xe đạp, không chỉ có không khí trong lành nơi đây còn cónhững kiểu nhà đặc trưng với mái ngói và ống khói cao vút cùng phong cách sốnggiản dị và chân tình của người dân nông thôn Cư dân tại đây có khả năng tự cungcấp thực phẩm tiêu dùng và đảm bảo cuộc sống nhờ vào thiên nhiên
- Làng sinh thái Het Carre: là ngôi làng điển hình về sử dụng năng lượng
sạch Làng sinh thái Het Carre có 49 ngôi nhà với hơn 120 người, làng được xâydựng vào năm 2003 Những ngôi nhà hiện đại ở đây có hệ thống sưởi ấm cá nhândựa trên nguồn năng lượng mặt trời Tại Het Carre trang thiết bị trao đổi nhiệt, bơmnhiệt, tấm pin mặt trời và máy nước nóng năng lượng mặt trời là một sản phẩm phổbiến Những ngôi nhà ở đây không có những thiết bị năng lượng từ khí mà hoàntoàn sử dụng năng lượng mặt trời Bởi vậy chi phí cho những dịch vụ tiêu thụ nănglượng tại đây thấp hơn rất nhiều lần tại các khu dân cư khác [19]
Trang 28*/ Làng sinh thái ở Trung Quốc
Một làng sinh thái điển hình bao gồm hai yếu tố điển hình: thân thiện với môitrường và sử dụng năng lượng hiệu quả Năng lượng được sản xuất từ các nguồn táitạo, từ đó cung cấp để xử lý nước, tạo ra nguồn nước sạch, tái chế phân hữu cơ từchất thải sinh hoạt, sản xuất thực phẩm cho các hộ gia đình trong làng bằng việc ứngdụng các phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ và phục hồi môitrường tự nhiên, duy trì và bảo tồn các hoạt động văn hóa truyền thống, khuyến khíchnhận thức và sự hợp tác của cộng đồng
- Làng sinh thái Benli, thành phố Hải Khẩu, đảo Hải Nam:
Làng sinh thái Benli với dân số là 300 người Mục tiêu của họ là xây dựnglàng sinh thái bền vững dựa trên việc ứng dụng các kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến.Làng sinh thái Benli thực hiện “nền kinh tế sinh thái” trong đó bao gồm canh táchữu cơ, sử dụng công nghệ thân thiện môi trường (khí sinh học, năng lượng mặttrời); hỗ trợ và thúc đẩy văn hóa, thể thao
- Làng sinh thái Tengtou, Chiết Giang, Trung Quốc:
Làng Tengtou cách thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang khoảng 2 km, được biếtđến với mô hình đặc biệt, phát triển kinh tế thân thiện với môi trường
Hàng năm, làng đã dành khoảng
20% kinh phí hàng năm của làng để bảo
tồn sinh thái Ngày nay, thực tế đã cho
thấy, trong làng đã sử dụng năng lượng
gió và năng lượng mặt trời Tất cả các hộ
dân cư được trang bị hệ thống năng lượng
mặt trời sưởi ấm, đun nước, tiết kiệm hơn
50.000 KWH điện mỗi năm Ngoài ra làng
còn xây dựng nhà vệ sinh thân thiện với
môi trường, trong đó hệ thống nước được dùng là nước mưa được lưu trữ, tiết kiệmkhoảng 9.500 m3nước mỗi năm
Trong làng Tengtou, đối với khu dân cư, nước mưa và nước thải được quản lýriêng biệt Làng có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, sử dụng quy trình xử lý thânthiện với môi trường Đồng thời, người dân thay đổi thói quen mua sắm bằng túi vảithay vì sử dụng túi nilon; giặt quần áo bằng tay vì lợi ích bảo vệ môi trường
Trang 29*/ Làng sinh thái ở Thái Lan
Làng sinh thái Nakhon Sawan Thái Lan
là một điển hình về sự thành công của làng
sinh thái Vào những năm 1960 và thập niên
70, do sự thay đổi về phát triển kinh tế,
Nakhon Sawan có sự thay đổi lớn về môi
trường sinh thái, cây rừng bị chặt phá để phát
triển những ngành kinh tế phục vụ cho mục
tiêu xuất khẩu, những cây bản địa bị chặt phá
thay thế vào đó là những cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên mục đíchthay đổi kinh tế không thành công, Nakhon Sawan trở thành một khu vực bị pháhủy về môi trường, đất đai bị bạc màu, người dân đi kiếm việc ở các thành phốkhác, tệ nạn xã hội, đói nghèo xuất hiện, cộng đồng dân cư không còn sống theophong tục tập quán, chia rẽ mất đoàn kết…
Bắt đầu năm 1986 với sự trợ giúp của chính phủ ngôi làng bắt đầu xây dựng với
mô hình làng kinh tế sinh thái các mô hình kinh tế sinh thái được xây dựng, đồng thờikhôi phục lại sự ồn định về sinh thái đất rừng, an ninh lương thực được đảm bảo, thiết
kế mô hình nông lâm kết hợp và nông nghiệp bền vững Tái tạo quá trình sinh thái tựnhiên trên các trang trại, thiết lập lại quy trình phát triển tự nhiên như sự phát triểntrong các hệ sinh thái tự nhiên Kinh tế vườn nhà được đa dạng hóa, cung cấp thựcphẩm xanh, trồng cây lương thực, thuốc men và nhiều nguồn lợi khác…kinh tế pháttriển làm cho sự suy nghĩ của người dân cũng được thay đổi về một nền kinh tế xanh
Sự thành công ở Nakhon Sawan cung cấp một mô hình đầy cảm hứng chonông dân khắp vùng nhiệt đới để hạn chế nạn phá rừng ở các cộng đồng của họ.Sựthành công của làng sinh thái Nakhon Sawan như là đòn bẩy cho sự thay đổi tíchcực về một nền kinh tế sinh thái [13]
Như vậy trên thế giới làng sinh thái đã hình thành nhiều năm và có những bướctiến đáng kể, từ mô hình làng sinh thái với mục tiêu là giảm thiểu tác động tiêu cựcđến môi trường, tiến tới mô hình làng sinh thái cung cấp thực phẩm xanh không sửdụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm để đảm bảo an toàn thựcphẩm và làng sinh thái lại tiến thêm một bước mới là điểm đến của du lịch sinh thái
Trang 301.3.2 Kinh nghiệm xây dựng và đánh giá tiêu chí xây dựng công trình xanh của
m ột số nước
*/ Sự xuất hiện của “Công trình xanh”
Từ nửa sau Thế kỷ 20 đến nay, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên toànthế giới Nếu cuối thế 18 mới chỉ có 4% dân số thế giới sống trong các đô thị, thìcuối thế kỷ 20 đã có 47%, nghĩa là gần một nửa trong 6 tỷ dân trên toàn cầu Dự báocủa LHQ và Ngân hàng thế giới (WB), tới năm 2025 sẽ có 2/3 trong 8 tỷ dân thếgiới sống trong các đô thị Quá trình đô thị hóa gây ra sức ép mạnh mẽ lên môitrường, thu hẹp đất đai nông nghiệp, phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, làm cạn kiệt tàinguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch và thải ra một lượng chấtthải khổng lồ vào môi trường
Sức ép của sự phát triển này thể hiện rõ rệt và đáng lo ngại nhất là làm giatăng khí nhà kính, làm trái đất nóng lên, gây ra BĐKH Các nghiên cứu khoa họcchỉ rằng “nhà cửa là nguồn gốc của gần một nửa khí nhà kính”, nói khác đi, lĩnh vựcxây dựng đã góp một nửa nguyên nhân tạo ra BĐKH
Trước tình hình đó, năm 1995 “Làn sóng Công trình Xanh” (the GreenBuilding Wave) bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh từ năm 2000 Hiện nay, đã
“Công trình xanh” đã trở thành một “Cuộc cách mạng” trong lĩnh vực xây dựng tạigần 100 quốc gia trên thế giới
Phong trào Công trình xanh (CTX) được các nước trên thế giới ủng hộ mạnh
mẽ và phát triển nhanh chóng vì đây là một phong trào xã hội, mang tính cộngđồng, khuyến khích các công trình xây dựng theo hướng bảo tồn hệ sinh thái tựnhiên, bảo vệ môi trường, tài nguyên, giảm phát thải khí CO2 nhờ giảm năng lượngtiêu thụ và tạo môi trường vệ sinh, có lợi cho sức khỏe con người trong các đô thị.Với hướng hoạt động đó, Công trình xanh được coi là một phần quan trọng, tíchcực và hiệu quả trong các hoạt động có ý thức của toàn cầu ứng phó với BĐKH
*/ Sự phát triển phong trào Công trình xanh trên thế giới
Phong trào CTX xuất hiện từ năm 1990 tại Vương quốc Anh đây là phươngpháp đánh giá môi trường BREEAM đầu tiên trên thế giới Tuy nhiên, năm 1995 saukhi Hội đồng CTX Mỹ (US Green Building Council) ban hành Hệ thống LEED(Leadership in Energy and Environment Design) thì phong trào này đã phát triểnnhanh chóng tại nhiều quốc gia như: Canada 1998, Đài Loan 1999, Nhật Bản 2002,Trung quốc 2003, Hồng Kông, Singapore 2005, Malaysia 2005, New Zealand 2006…
Trang 31Các Hội đồng CTX các nước liên kết hoạt động thông qua Hội đồng CTX thếgiới (World Green Building Council) thành lập chính thức năm 2002, có trụ sở tạithành phố Toronto, Canada.
Sau gần hai thập kỷ hoạt động (tính từ năm 1995 - khi phong trào CTX Mỹchính thức hoạt động), các công trình được nhận chứng chỉ CTX trên khắp thế giới đãgiảm trung bình 30 - 50% năng lượng và nước sạch, giảm kinh phí bảo dưỡng, tăngnăng suất lao động và giảm bệnh tật, nâng cao sức khỏe người dân Hiện nay đã cóhàng chục ngàn tòa nhà trên thế giới được cấp Chứng chỉ CTX (Bạch kim, vàng,Bạc…), mang lại hiệu quả to lớn trong công cuộc ứng phó tích cực với BĐKH
*/ Các tiêu chí đánh giá và cấp chứng nhận công trình xanh
Các tiêu chí được các nước đưa ra để đánh giá và cấp chứng chỉ CTX là khácnhau, tùy từng yêu cầu cụ thể mà các nước xây dựng tiêu chí và đánh giá riêng, tuynhiên có một số lĩnh vực như năng lượng, hiệu quả cấp nước, môi trường, giải phápxanh đều có trong bộ tiêu chí của các nước Một số tiêu chí và đánh giá của cácnước như sau:
- Leadership in Energy and Environmental Design (LEED - Mỹ), LEED - 2009đưa ra 7 tiêu chí (Bảng 1.8), hệ thống điểm là 100 cộng thêm 10 điểm sáng tạo [18]
Bảng 1.8 Hệ thống đánh giá và cho điểm của LEED 2009
Vật liệu
Không khí trong nhà
(Nguồn: The U.S Green Building Council - USGBC, 2014) [18]
- BCA GM (Building Control management - Green Mark ), BCAGM đưa ra 5tiêu chí (Bảng 1.9), hệ thống điểm là 160 [16]
Bảng 1.9 Hệ thống đánh giá và cho điểm của - BCA GM
Năng
lượng
Hiệu quả cấp nước
Tổng : 160 điểm
(Nguồn: Singapore Government, Building and Construction Authority, 2014) [16]
Trang 32- GBI (Green Building Index), Malaysia, GBI đưa ra 6 tiêu chí [17].
Bảng 1.10 Hệ thống đánh giá và cho điểm của - GBI Loại nhà
Tiêu chí
Nhà không
Nhà công nghiệp hiện hữu
Điểm
dân
cư
TT Dữ liệu
Năng lượng 35 23 38 33 38 20 35Môi trường
(Nguồn: Green Building Index - GBI, 2014) [17]
Có thể thấy, cả LEED và BCA GM đều đánh giá và cho điểm cao đối với lĩnhvực hiệu quả năng lượng (HQNL), LEED với tiêu chí năng lượng là 35 điểm chiếm32% sau đó là địa điểm bền vững 26 điểm chiếm 23,6% BCA GM với điểm nănglượng 99 điểm chiếm 61,9% , sau đó là bảo vệ môi trường 32( 20%)
*/ Phân cấp đánh giá và cấp chứng chỉ công trình xanh:
LEED và BCA GM phân cấp chứng chỉ theo 4 loại: Đạt chứng chỉ, Chứng chỉBạc, Chứng chỉ Vàng và Chứng chỉ Bạch kim
- LEED 2009 phân loại như sau: Được Chứng chỉ LEED: 40 - 49 điểm; LEEDBạc: 50 - 59 điểm; LEED Vàng: 60 - 79 điểm; LEED Bạch kim: ≥ 80 điểm
- BCA Green Mark phân loại và cấp chứng chỉ như sau: Bạch kim: ≥ 90 điểm(56,%); Vàng +: từ 85 điểm (53%) đến < 90 điểm; Vàng: từ 75 điểm (47%) đến <
85 điểm; Được chứng chỉ: từ 50 điểm (31%) đến < 75 điểm
Để được cấp Chứng chỉ thành phố xanh hay công trình xanh (mức thấp nhất)các nước đều quy định phải đạt số điểm > 40% tổng số Ví dụ LEED 2009 là (40 -49)/100 điểm; BCA GM là 50/160 điểm)
Trang 331.3.3 Một số mô hình làng sinh thái ở Việt Nam
Trong những năm qua các mô hình làng sinh thái ở Việt Nam đã được phát triển,với các mục tiêu khác nhau như bảo tồn nguồn gen, phát triển du lịch, phủ xanh đồitrọc ở khu vực trung du miền núi phía bắc và phát triển kinh tế đồi rừng, và mô hìnhLàng sinh thái lâm nghiệp với mục tiêu bảo vệ vùng đệm cho khu bảo tồn thiên nhiên.Làng sinh thái người Dao tại xã Hợp Nhất, huyện Ba Vì lại là mô hình tiêubiểu phủ xanh đồi trọc Khi chưa có mô hình, tỷ lệ đói nghèo trong khu vực lên đến68%, nay chỉ còn 6% (một số hộ đã đạt mức thu nhập hàng chục triệu đồng/năm).Khi chưa có mô hình, cả xã chỉ có 5 trẻ em học hết cấp II; kết thúc thời gian xâydựng mô hình, xã có trên 500 học sinh cấp II Không chỉ giúp xây dựng trạm xá xã,
dự án còn cung cấp kinh phí đào tạo giáo viên và y sĩ phục vụ cộng đồng; xây nhàhội họp, sinh hoạt cộng đồng theo đúng truyền thống của người Dao
Mô hình làng tre Phú An tại tỉnh Bình Dương sau 4 năm thực hiện, giờ đâykhu bảo tồn đã có trên 1.500 bụi tre của 17 giống, với 300 mẫu tre khác nhau củaViệt Nam - trên thế giới có hơn 100 giống - trong đó có nhiều loại tre quý hiếm nhưcây nứa tép, tre vuông, vàng sọc, mai, mạy muồi, luồng, vầu, trúc Cao Bằng, tremét, hóp, v.v Bộ sưu tập tre được trồng theo từng khu vực: khu tre đồng bằng sôngCửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bộ [11]
“Làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua bảo tồn và pháttriển” xây dựng tại thị trấn Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, do UNDP tài trợ năm 2008.Mục tiêu của Dự án là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của chính quyền địaphương và người dân về tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xãhội ; đồng thời xây dựng một mô hình áp dụng tiến bộ công nghệ trong bảo tồn và
sử dụng bền vững các giống lúa địa phương có khả năng chịu hạn và mặn Dự ánđược triển khai thí điểm tại 03 làng thuộc Thị trấn Phước Long, sau đó được nhânrộng ra nhiều làng khác trong tỉnh Bạc Liêu
“Ứng dụng khoa học công nghệ trong giảm thiểu tính nhạy cảm và tăng cườngkhả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” cũng do UNDP tài trợ năm 2008 tại xãCẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Trang 34Dự án này đã nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về tác động củabiến đổi khí hâu và xây dựng mô hình thí điểm ứng dụng khoa học và công nghệnhằm giảm thiểu tác động của hạn hán và lũ quét thông qua nâng cao hiệu quả quản
lý và sử dụng tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên trong nông nghiệp
Năm 2010, Trung tâm nghiên cứu phát triển xã hội (CSRD) đã công bố báo cáo
“Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng lưu vực sông Hương, tỉnh ThừaThiên Huế” trong đó nghiên cứu điển hình tại 03 xã tại Thừa Thiên Huế, bao gồm :
xã Hương Lộc (xã thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã; xã Thủy Biều (nằmgần trung tâm thành phố Huế; xã Hải Dương (xã vùng ven biển, giáp với đầmphá, thuộc vùng hạ lưu sông Hương) Tại các xã trên, mặc dù người dân không biếtnhiều về biến đổi khí hậu song họ lại có rất nhiều kinh nghiệm và sáng kiến thích ứngvới những thay đổi khắc nghiệt của thiên nhiên như: trồng nhiều cây ở khu vực dânsinh để lấy bóng mát khi nắng nóng và trồng dọc ven sông để chống xói lở ven sông,xây dựng những nơi trú ẩn cho các hộ dân sống ở những vùng xung yếu, ven sông,nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, tiết kiệm nguồn nước, quản lý hiệu quả tàinguyên nước, thay đổi cơ cấu cây trồng, điều chỉnh lịch mùa vụ, dạy bơi cho trẻ…Ngoài ra, mô hình làng sinh thái lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm của Khubảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Thừa Thiên Huế cùng được nhiều người biết tớivới mục đích ban đầu khuyến khích người dân tham gia và cải thiện cuộc sống vớimột số chủ đề chính như: tăng cường công tác giao đất lâm nghiệp với quyền lợi cụthể, phát triển du lịch sinh thái trong vùng đệm của khu bảo tồn để từ đó có hướng
hỗ trợ đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao trong công tác bảo tồn tài nguyên thiênnhiên Tuy vậy, vấn đề khó khăn sau khi người dân nhận rừng chính là quyền hưởnglợi của họ trong khu vực rừng được giao, chi cục kiểm lâm địa phương cần có chủtrương hỗ trợ cho cộng đồng thông qua hỗ trợ kiến thức, đầu tư cơ sở vật chấtphòng cháy chữa cháy rừng, tạo vườn ươm cây giống, tính pháp lý trong việc giaođất, giao rừng Mô hình làng sinh thái lâm nghiệp là một hướng đi tất yếu và mongmuốn của các nhà quản lý cũng như từ chính cộng đồng địa phương Tuy nhiên, kếtquả đạt được ở mức độ nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất chính
là sự tham gia nhiệt tình của chính cộng đồng địa phương
Trang 35Điểm chung mà các mô hình làng sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam đã ápdụng là dựa vào cộng đồng dân cư sống tại khu vực thực hiện dự án và ngoài mụcđích bảo tồn nguồn gen, phủ xanh đồi trọc, bảo tồn thiên nhiên, các mô hình trêncùng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế cho người dân sống trong khu vực.
Sự khác biệt giữa các mô hình làng sinh thái của Việt Nam và các nước pháttriển là nền kinh tế của các nước phát triển đã ổn định, nhu cầu về đa dạng sinh học,
du lịch sinh thái hay nguồn cung cấp thực phẩm xanh của các nước phát triển xuấtphát từ chính nhu cầu của người dân, còn ở Việt Nam làng sinh thái của chúng taxuất phát từ sự tâm huyết của các nhà khoa học, của các nhà quản lý để phục vụ chomục đích nhất định đó như bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn gen hay phát triển kinh tế đồirừng Tuy nhiên, hầu hết các mô hình làng sinh thái của chúng ta đều rất khó khăn
để tồn tại và phát triển do đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, nhận thứccủa người dân về đa dạng sinh học, về bảo tồn nguồn gen còn chưa tốt, người dânnhất là những người dân nghèo vẫn còn phải đương đầu với những khó khăn về nhucầu thiết yếu của cuộc sống, như nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nướcuống…đây cũng là những điều trăn trở mà các nhà khoa học và các nhà quản lý vẫnđang tìm hướng giải quyết cho mỗi mô hình làng sinh thái riêng
1.4 Những vấn đề mới trong xây dựng một số tiêu chí làng sinh thái thích ứng với BĐKH
Một số tiêu chí xây dựng mô hình “Làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí
hậu dựa vào cộng đồng” khác với các mô hình làng sinh thái đã xây dựng ở Việt
Nam là các mô hình làng sinh thái trước đây chỉ nghiên cứu thiên về một mục đích
cụ thể, cho một lĩnh vực như bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn gen hay phát triển kinh tếđồi rừng, bảo vệ môi trường, còn làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựavào cộng đồng được xây dựng trong bối cảnh BĐKH toàn cầu và mô hình này đượcthiết kế, ứng dụng nguồn năng lượng sạch vào thực tế,
Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH đến cuộc sống, sinh kế,tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế Hậu quả củaBĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêuxóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triểnbền vững của đất nước
Trang 36BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trênphạm vi toàn thế giới Đến 2080, sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng
13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36 - 50%; mực nước biểndâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, và gây rủi ro lớn đối với côngnghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai [2]
Trong bối cảnh đó nghiên cứu thiết kế tiêu chí xây dựng mô hình làng sinhthái thích ứng với biến đổi dựa vào cộng đồng được nghiên cứu xây dựng với mụctiêu sử dụng năng lượng sạch và tái sử dụng nguồn nước, sản xuất các sản phẩmxanh có giá trị kinh tế, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và các công trìnhnghiên cứu phục vụ đời sống như vườn năng suất xanh, cấp nước, xử lý nước thải,
sử dụng năng lượng sạch được áp dụng vào cuộc sống thường ngày của người dân,
để nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân trong điều kiện thờitiết và khí hậu biến đổi, nhằm hiện thực hóa một số mục tiêu của Chương trình mụctiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng được với nhu cầu thực tiễntrong nước và phù hợp với các xu thế chung và sự quan tâm sâu sắc trong khu vực
và trên thế giới về biến đổi khí hậu
Trang 37CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2 1.1 Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lí luận và thực tiễn trong xây dựng các tiêu chí về làng sinh thái
để thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng Sông Cửu Long
2.1.2 Ph ạm vi nghiên cứu:
*/ Phạm vi về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại khu vực Đồngbằng Sông Cửu Long (Các tỉnh trọng điểm là Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, TràVinh và Cà Mau)
*/ Phạm vi về thời gian: Từ tháng 10/2013 - 10/2014
2.2 Nội dung
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng các tác động của BĐKH đến Đồng bằng Sông Cửu Long
và khu vực nghiên cứu
- Cơ sở xây dựng một số tiêu chí làng sinh thái
- Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với BĐKH.Đánh giá hiệu quả triển khai thử nghiệm một số tiêu chí đã xây dựng
2.3 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:
Đề tài đã thu thập, tổng hợp phân tích số liệu về khu vực nghiên cứu, các tácđộng của BĐKH tới Việt Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long Nghiên cứu kinhnghiệm trong và ngoài nước xây dựng các tiêu chí về làng sinh thái thích ứng vớiBĐKH dựa vào cộng đồng Các tài liệu cụ thể như:
- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ĐBSCL
- Tài liệu, số liệu từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu đánh giá các tác động củaBĐKH tới khu vực ĐBSCL Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan, kế thừa chọn lọc
số liệu, dữ liệu từ nội dung các báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thamkhảo các nội dung từ sách, giáo trình, sổ tay, các tài liệu khác của các cá nhân, tổchức liên quan
Trang 38- Thu thập, nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xây dựng môhình làng sinh thái.
- Khảo sát thực địa, nghiên cứu, xem xét, đánh giá các vấn đề có liên quannhư cấp nước sinh hoạt, xử lý chất thải vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và cácmặt xã hội nơi nghiên cứu để đề xuất các tiêu chí cụ thể
Trong đề tài đã tập trung nghiên cứu, sử dụng số liệu, báo cáo từ Đề tài khoa
học cấp Nhà nước“Nghiên c ứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Mã số BĐKH.13)”.
Phương pháp lựa chọn và đánh giá, xác định điểm trọng số cho các tiêu chí vềLàng sinh thái được trình bày cụ thể tại phần Phụ lục
b Phương pháp chuyên gia:
Tổ chức họp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia (trong lĩnh vực môi trường,biến đổi khí hậu, xây dựng, kiến trúc ) và các nhà quản lý tại địa phương để cùngtham gia điều tra, nghiên cứu, phân tích đánh giá và xây dựng các tiêu chí
c Phương pháp hệ thống hóa, thiết kế mô hình làng sinh thái theo các tiêu
chí đã nghiên cứu
Mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu là đối tượng nghiêncứu mới Các kết quả nghiên cứu của đề tài chưa có điều kiện áp dụng trên thực tếthì việc mô phỏng chúng dưới dạng mô hình lý thuyết là cần thiết Trên cơ sở cáckết quả nghiên cứu, thiết kế mô hình làng sinh thái giả định tại khu vực đồng bằngsông Cửu Long bao gồm các nội dung: thiết kế nhà sinh hoạt cộng đồng, thiết kế
mô hình cho một làng sinh thái với hệ thống giao thông, cây xanh, hệ thống cấpnước,… theo qui phạm về thiết kế kỹ thuật, xây dựng khung dự toán chi phí đầu tư,chi phí vận hành và khái toán các chi phí cho hệ thống theo các qui định về quản lýchi phí hiện hành của Việt Nam Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được xác định qua môhình là cơ sở để đánh giá tính khả thi của mô hình đã đề xuất
Trang 39Địa giới hành chính của vùng được xác định bởi 12 tỉnh và 1 thành phố: Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang,Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Tp Cần Thơ
Hình 3.1 Bản đồ hành chính khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Trang 40b Đặc điểm địa hình
Địa hình ĐBSCL khá bằng phẳng với đa phần diện tích có cao độ nằm trongkhoảng 0,5-1,5m, thấp dần theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông Trừ một số đồinúi ở phía Tây Bắc thuộc tỉnh An Giang, Kiên Giang, toàn bộ đất đai còn lại có cao
độ dưới 5 m Dựa theo đặc tính về địa hình, ĐBSCL có thể được chia thành 2 vùngchính: vùng cửa sông ven biển và vùng ngập lũ
c Đặc điểm khí tượng thủy văn
*/ Bức xạ - Nhiệt độ
- Bức xạ mặt trời: ĐBSCL có lượng bức xạ dồi dào, nhờ độ dài của ngày và vịtrí độ cao của mặt trời Tổng lượng bức xạ dao động khoảng 0,370-0,490kcal/cm2/ngày; 10,2-15,4 kcal/cm2/tháng; 144-154 kcal/cm2/năm
- Nhiệt độ không khí: ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toànvùng Nền nhiệt độ không khí của ĐBSCL luôn cao và ổn định, nhiệt độ trung bìnhphổ biến khoảng 25- 28oC
- Số giờ nắng: ĐBSCL có số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 - 2.709 giờ,trong đó tháng 2-3 có số giờ nắng lớn nhất (8-9 giờ/ngày), tháng 9 có số giờ nắng
ít nhất (5 giờ/ngày)
*/ Ch ế độ mưa: Các yếu tố để đánh giá chế độ mưa của vùng ĐBSCL là: thời
gian mưa, lượng mưa Thời gian mưa: Mùa mưa thường bắt đầu cuối tháng 4 đầutháng 5 và kết thúc khoảng tháng 10 - 11
*/ Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối hoàn toàncủa Sông Mê Kông Phần lưu vực sông Mê Kông chảy ngang qua Việt Nam đượcgọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long
Hệ thống Sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ, bao gồm:
- Sông Hậu: chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh
giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, HậuGiang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa:cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề
- Sông Tiền: có lòng sông rộng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và
Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre đến Cai Lậy (Tiền Giang)thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa;