1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long

78 639 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

ii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long 3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 1.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 7 1.1.3. Tổng quan tác động của biến đổi khí hậu 10 1.1.3.1. Tác động tới môi trường tự nhiên 10 1.1.3.2. Tác động tới kinh tế - xã hội 14 1.2. Tổng quan về một số làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam 19 1.2.1. Khái niệm làng sinh thái 19 1.2.2. Tổng quan một số làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam 19 1.2.2.1. Trên thế giới 19 1.2.2.2. Việt Nam 22 1.2.2.3. So sánh mô hình LST của Thế Giới và Việt Nam 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.2. Phương pháp tiếp cận 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu 25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 3.1. Đánh giá đặc điểm dân cư nông thôn khu vực nghiên cứu 29 3.1.1. Đánh giá tổng quan quá trình hình thành và phát triển dân cư nông thôn29 3.1.2. Đánh giá tập quán cư trú trước đây và hiện nay của cư dân ĐBSCL 30 3.1.3. Đặc điểm điều kiện sống khu vực khảo sát 32 3.2. Cơ sở để xây dựng các tiêu chí cho làng sinh thái 35 3.2.1. Cơ sở xác định tiêu chí 35 iii 3.2.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng tiêu chí 36 3.3. Xây dựng tiêu chí cho LST thích ứng với BĐKH 36 3.3.1. Đề xuất một số tiêu chí LST thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL 36 3.3.2. Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu đề xuất 43 3.3.2.1. Tiêu chí nguồn cấp nước 44 3.3.2.2. Tiêu chí xử lý chất thải 46 3.3.2.3. Tiêu chí về giao thông 49 3.3.2.4. Tiêu chí về năng lượng 51 3.3.2.5. Tiêu chí về nhà cộng đồng tránh, trú bão 53 3.3.2.6. Tiêu chí về cây xanh 54 3.3.3. Tổng điểm đánh giá cho các tiêu chí LST thích ứng với biến đổi khí hậu55 3.4. Áp dụng các tiêu chí đánh giá cho khu vực ấp Hiệp Dư và đề xuất một số giải pháp 56 3.5. Đề xuất một số biện pháp cho việc áp dụng hiệu quả tiêu chí 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 70 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Diện tích và dân số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 7 Bảng 2. Dự báo diện tích đầm tôm do tác động của việc độ mặn tăng theo kịch bản nước biển dâng 0,5m 15 Bảng 3. Tác động của BĐKH và NBD đối với sức khỏe và mạng lưới y tế 17 Bảng 4. Danh mục các tiêu chí đề xuất 37 Bảng 5. Các chỉ tiêu về cấp nước cho sinh hoạt 38 Bảng 6. Các chỉ tiêu về xử lý chất thải 39 Bảng 7. Các chỉ tiêu về giao thông 40 Bảng 8. Các chỉ tiêu về năng lượng 41 Bảng 9. Các chỉ tiêu về nhà sinh hoạt cộng đồng tránh, trú bão 42 Bảng 10. Các chỉ tiêu về cây xanh 43 Bảng 11. Điểm số chỉ tiêu đảm bảo có đủ nước cấp cho sinh hoạt 44 Bảng 12. Điểm số chỉ tiêu đa dạng hóa nguồn cấp nước cho sinh hoạt 45 Bảng 13. Điểm số chỉ tiêu có biện pháp sử dụng tiết kiệm nước 45 Bảng 14. Điểm số chỉ tiêu có công trình xử lý nước thải 46 Bảng 15. Điểm số chỉ tiêu tái sử dụng nguồn nước sau xử lý 47 Bảng 16. Điểm số chỉ tiêu phân loại rác tại nguồn 48 Bảng 17. Điểm số chỉ tiêu xử lý CTR đúng kỹ thuật, an toàn và hợp vệ sinh 49 Bảng 18. Điểm số chỉ tiêu đảm bảo giao thông thuận lợi 49 Bảng 19. Điểm số chỉ tiêu đường giao thông có tính đến kịch bản BĐKH và nước biển dâng 50 Bảng 20. Điểm số chỉ tiêu chất lượng đường đảm bảo bền vững, an toàn 51 Bảng 21. Điểm số chỉ tiêu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo 52 Bảng 22. Điểm số chỉ tiêu thông gió và chiếu sáng tự nhiên 53 Bảng 23. Điểm số chỉ tiêu không gian sinh hoạt 53 Bảng 24. Điểm số chỉ tiêu bảo đảm phòng chống lụt bão và nước biển dâng 54 Bảng 25. Điểm số chỉ tiêu trồng cây xanh khu vực công cộng 55 Bảng 26. Điểm số chỉ tiêu trồng cây xanh trong các hộ gia đình 55 Bảng 27. Lượng hóa đánh giá LST theo từng chỉ tiêu 56 Bảng 28. Lượng hóa đánh giá LST áp dụng tại khu vực ấp Hiệp Dư 63 v DANH MỤC HÌNH Hình 1: Vị trí địa lý khu vực đồng bằng sông Cửu Long 3 Hình 2: Nguy cơ ngập ĐBSCL ứng với mực nước biển dâng 1m [Bộ TN&MT] 11 Hình 3: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp 14 Hình 4: Xu hướng suy giảm nguồn lợi thủy sản do biến đổi khí hậu [FAO] 16 Hình 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức điểm dân cư nông thôn hiện nay 29 Hình 6: Vị trí ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau 32 Hình 7: Chum đựng nước mưa và nước đóng chai khu vực nghiên cứu 33 Hình 8: Vườn, ao của người dân khu vực xã Nguyễn Huân 33 Hình 9: Rác thải sinh hoạt vứt bên sông và cạnh nhà 34 Hình 10: Công trình vệ sinh của người dân 34 Hình 11: Một số hình ảnh về nhà ở tại xã Nguyễn Huân 35 Hình 12: Các giải pháp tích nước ngọt của người dân ĐBSCL 57 Hình 13: Mô phỏng xử lý nước thải tái sử dụng tại nguồn 59 Hình 14: Đường, cầu liên thôn tại xã Nguyễn Huân 61 Hình 15: Đường thôn ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân 61 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm quốc nội IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu LST Làng sinh thái NBD Nước biển dâng PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển nông thôn TN&MT Tài nguyên và Môi trường XLNT Xử lý nước thải 1 MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng hiện nay, là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là thách thức lớn cho phát triển bền vững (PTBV) [IPCC, 2007]. Nó đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu; trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, lũ lụt, nước biển dâng và khí hậu khắc nghiệt. Việt Nam là một trong những quốc gia bị tổn thương nặng nề nhất do biến đổi khí hậu; đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng [WB, 2007; Bộ TN&MT, 2008, 2009, 2011]. ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi chảy ra biển; đây là vùng đất thấp, được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm, từ tháng 8 đến tháng 10, vùng ĐBSCL bị ngập lũ từ sông Mekong đặc biệt là các vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng giữa sông Tiền và sông Hậu. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực bị tác động nặng nề nhất do BĐKH. Những năm gần đây, khí hậu vùng ĐBSCL đang có nhiều biến đổi theo chiều hướng xấu lượng mưa không đều, thủy triều dâng cao làm cho nước mặn xâm nhập vào nước ngầm và đất liền ngày càng nhiều, đất đai bị xói mòn, mặn hóa, Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương) là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn. Có thể thấy rằng những tác động do biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu thể hiện ở vùng ĐBSCL là rõ ràng và chúng ta cần phải có những biện pháp ứng phó phù hợp cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực dân cư nông thôn nói riêng; đặc biệt là dân cư nông thôn khu vực ven biển. Làng sinh thái là mô hình sống bền vững, hình thành bởi cộng đồng dân cư sống ở các vùng ngoại ô, nông thôn, qua đó giảm các tác động tiêu cực đến vấn đề 2 môi trường; để đạt được điều này, một số nước trên thế giới đã xây dựng mô hình làng sinh thái lồng ghép các kiểu hệ sinh thái, văn hóa, nhà sinh thái, sản phẩm xanh, năng lượng thay thế, các thói quen xây dựng cộng đồng, v.v. Trong những năm qua mô hình làng sinh thái ở Việt Nam đã được phát triển với các tiêu chí khác nhau như bảo tồn nguồn gen, phát triển du lịch, phủ xanh đồi trọc ở khu vực trung du miền núi phía bắc và phát triển kinh tế đồi rừng, và mô hình làng sinh thái lâm nghiệp với tiêu chí bảo vệ vùng đệm cho khu bảo tồn thiên nhiên. Hiện tại, mô hình sống khu vực dân cư nông thôn ĐBSCL chịu tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn…; đặc biệt là các vùng dân cư ven biển. Vì vậy, đòi hỏi ĐBSCL cần có mô hình sống bền vững dựa trên các tiêu chí nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, không phá vỡ cân bằng sinh thái, điều hòa các mối quan hệ giữa tự nhiên và con người nhằm sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên sẵn có, hướng tới một sự cân bằng ổn định, bền vững cả về khía cạnh tự nhiên lẫn xã hội. Trên cơ sở đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” là hết sức cần thiết. Kết quả xây dựng làng sinh thái, sẽ làm căn cứ để các nhà quản lý và các cấp chính quyền đánh giá tiêu chí xây dựng làng sinh thái thích ứng với BĐKH ở địa phương mình, đồng thời có thể xây dựng mô hình LST theo các tiêu chí mẫu đề ra nhằm hướng tới một mô hình sống bền vững có tính thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Mục tiêu: xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mục tiêu đề tài thực hiện các nội dung sau: - Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài, đặc biệt là các tài liệu về mô hình làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam. - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu. - Đề xuất tiêu chí làng sinh thái dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn khu vực đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu áp dụng tại ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long 1.1.1. Điều kiện tự nhiên a). Vị trí địa lý Đồng bằng sông Cửu Long, còn được gọi là miền Tây Nam Bộ, nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Kông có diện tích 3,96 triệu ha [16]. Giới hạn địa lý của vùng này được xác định từ vĩ độ 8 o 30’N - 10º40’N và kinh độ 104º26’E - 106 o 40’E; phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông. Địa giới hành chính của vùng được xác định bởi 12 tỉnh và 1 thành phố, bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ. Hình 1: Vị trí địa lý khu vực đồng bằng sông Cửu Long [5] 4 b). Đặc điểm địa hình Phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7-1,2 m so với mực nước biển. Dọc theo biên giới Campuchia có địa hình cao hơn, cao trình từ 2,0-4,0 m, sau đó thấp dần vào đến trung tâm đồng bằng ở cao trình 1,0-1,5 m, và chỉ còn 0,3-0,7 m ở khu vực giáp triều, ven biển. Ven bờ biển thường do hoạt động của hải lưu, gió và phù sa sông, tạo thành các giồng cát cao ven biển có hình cung lồi ra phía biển, nằm xen kẽ các vùng trũng thấp ngập triều. Vùng Bắc Đông là vùng rất khó khăn về tiêu thoát của vùng Đồng Tháp Mười, hạ lưu vực sông Cái Lớn-Cái Bé và U Minh Thượng, U Minh Hạ là những vùng đất thấp hơn cả, với cao độ từ 0,3-0,7 m, luôn ngập do triều cao, nước mưa nội đồng và nước lũ thượng nguồn [16]. c). Đặc điểm khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nền khí hậu ở ĐBSCL quanh năm nắng ấm và sự phân mùa khô ẩm rất sâu sắc tuỳ theo hoạt động của hoàn lưu gió mùa. Mùa khô thường trùng với mùa ít mưa, đây cũng là thời kỳ khống chế của gió mùa Đông-Bắc kéo dài khoảng từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khí hậu đặc trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Mùa ẩm trùng với mùa mưa, là thời kỳ khống chế của gió mùa Tây-Nam kéo dài từ tháng V đến tháng X, có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm và mưa nhiều. Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long có sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa cận xích đạo, nắng nhiều, nhiệt độ cao quanh năm, mùa mưa về cơ bản là mùa hè, mùa khô xuất hiện vào các tháng giữa và cuối mùa đông, đầu mùa hè. Bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng (150-160) kcal/cm 2 , số giờ nắng trung bình năm khoảng (2.200-2.800) giờ [14]. Khu vực có nền bức xạ khá cao, địa hình khá bằng phẳng nên nhiệt độ phân bố tương đối đều trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ (năm 2013) nhiệt độ không khí trung bình năm biến đổi trong phạm vi (26-29) o C. Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng (70-80)% [14]. 5 Lượng mưa năm trung bình nhiều năm biến đổi trong phạm vi từ dưới 1.400 mm ở khu vực giữa sông Tiền - sông Hậu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long tăng lên trên 2.400 mm ở bán đảo Cà Mau. Mùa mưa xuất hiện các tháng V- XI, trong đó 3 tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào các tháng VII-IX; lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng (88-95)% lượng mưa năm.[14] d). Đặc điểm thủy văn  Hệ thống sông ngòi, kênh rạch [5] Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu sự chi phối hoàn toàn của sông Mê Kông; phần lưu vực sông Mê Kông chảy ngang qua Việt Nam được gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long. Hệ thống sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ, bao gồm: Sông Hậu: chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia bằng 03 cửa, bao gồm cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề. Cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay. Đoạn rộng nhất của con sông này là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km. Sông Tiền: có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng 06 cửa là sông Mỹ Tho (45km), sông Hàm Luông (70km), sông Cổ Chiên (82km), sông Ba Lai (55km). Ngoài hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số hệ thống sông, kênh lớn khác như sông Vàm Cỏ: có khoảng 10 chi lưu trong đó hai chi lưu trực tiếp tạo nên dòng sông là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. Sông Sở Thượng và Sở Hạ: nằm dọc biên giới Việt Nam - Campuchia (thuộc Đồng Tháp Mười). Cả 2 con sông này đều chảy ra rạch Hồng Ngự (Đồng Tháp) rồi đổ ra sông Tiền. Sông Giang Thành: là con sông nhỏ, xuất phát vùng núi phía Tây-Nam Campuchia, sau đó chảy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia và đổ ra biển tại thị xã Hà Tiên (Kiên [...]... hình làng sinh thái riêng 24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng các tiêu chí làng sinh thái nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn Đối tượng nghiên cứu: ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; là một trong những đặc trưng cho khu vực ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long; khu vực dân. .. định tiêu chí đánh giá): Xác định nội dung các tiêu chí bằng việc thu thập tài liệu, số liệu về biến đổi khí hậu, về thực trạng của nội dung tiêu chí cần xây dựng, từ đó tổng hợp tạo nguyên liệu cho việc phân tích, đánh giá tiêu chí làng sinh thái 27 - Bước 2 (Xác định trọng số): Xây dựng hệ thống tiêu chí, xác định tầm quan trọng của mỗi tiêu chí Xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá toàn diện làng sinh. .. thiện với môi trường Đồng thời, người dân thay đổi thói quen mua sắm bằng túi vải thay vì sử dụng túi nilon d) Làng sinh thái Nakhon Sawan (Thái Lan) Làng sinh thái Nakhon Sawan (Thái Lan) là một điển hình về sự thành công của làng sinh thái trên đất rừng bị chặt phá; ngôi làng được chính phủ hỗ trợ xây 20 dựng mô hình làng kinh tế sinh thái vào đầu năm 1986, nhằm khôi phục lại sự ổn định về sinh thái. .. hàng ngày mà người dân phải đối mặt Từ đó xây dựng một số tiêu chí cho làng sinh thái có lồng ghép những giải pháp thích ứng nhằm khắc phục những tồn tại trong vấn đề cấp nước, xử lý chất thải và môi trường sinh thái Cách tiếp cận thứ hai: tiêu chí được xây dựng dựa trên sự phù hợp dựa vào các chính sách của nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn... thống kênh đào nối sông Vàm Cỏ với sông Tiền; nối sông Tiền với sông Hậu; nối sông Hậu với vịnh Thái Lan, với sông Cái Lớn và một số sông khác; nối thông các vùng nằm sâu trong nội địa ra sông chính  Dòng chảy Chế độ dòng chảy: Mùa lũ hàng năm thường xuất hiện vào các tháng VII-XI Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng (70-85)% lượng dòng chảy năm Lũ thường gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long Mùa cạn từ... việc làm cho cư dân là bước đệm cho thành công và sự ổn định bền vững của làng sinh thái 1.2.2.2 Việt Nam a) Làng – Hồ sinh thái [17] Mô hình Làng - Hồ sinh thái khu dân cư vượt lũ xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An là sự kết hợp giữa việc lấy đất tôn nền và xây dựng hồ sinh thái trong khu dân cư, tạo nên môi trường xanh - sạch - đẹp, một không gian sống thân thiện với tự nhiên Mục tiêu cụ thể... chuẩn chuyên ngành 2.3 Phương pháp nghiên cứu 1) Phương pháp kế thừa Khai thác, kế thừa điều tra hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực, các báo cáo về kế hoạch hành động, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các kịch bản biến đổi khí hậu, cũng như các đề tài nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, các mô hình làng sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam... động tiêu cực đến vấn đề môi trường, kết hợp phát triển kinh tế dựa trên các yếu tố sinh thái 1.2.2 Tổng quan một số làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam 1.2.2.1 Trên thế giới a) Làng sinh thái ở Hà Lan Làng sinh thái Zaanse Schans nằm cách thành phố Amsterdam khoảng 15 km về phía Tây Bắc Ngôi làng sinh thái với tiêu chí xanh, sạch và tự sản xuất thực phẩm tiêu dùng, phương tiện giao thông phổ biến. .. nghiên cứu Mỗi đối tượng nghiên cứu được biểu thị bằng nhiều tiêu chí khác nhau Các tiêu chí có mối liên hệ với nhau tạo thành hệ thống có thể phản ánh toàn diện đối tượng nghiên cứu Mỗi tiêu chí có thể được đo lường bằng định lượng hoặc định tính thông qua 1 hay nhiều chỉ tiêu Việc đánh giá mức độ đạt được của 1 tiêu chí cần thực hiện qua các chỉ tiêu hoặc chỉ số Các bước thực hiện phân tích đa tiêu chí: ... mực nước biển dâng cho thấy nếu nước biển dâng 1m có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập; dâng 0,5m có khoảng 5,4% đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập [3] - Đất bị xâm nhập mặn: Do độ cao trung bình của vùng thấp, hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều cửa sông thông ra biển kết hợp với chế độ thủy triều phức tạp; mức độ xâm nhập mặn vào nội địa cao nhất vào các tháng . hậu và nước biển dâng. Mục tiêu: xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mục tiêu đề tài thực. cân bằng ổn định, bền vững cả về khía cạnh tự nhiên lẫn xã hội. Trên cơ sở đó, việc thực hiện đề tài Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông Cửu Long là hết sức cần thiết. Kết quả xây dựng làng sinh thái, sẽ làm căn cứ để các nhà quản lý và các cấp chính quyền đánh giá tiêu chí xây dựng làng sinh

Ngày đăng: 06/06/2015, 10:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Giao thông Vận Tải (2012), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Tác giả: Bộ Giao thông Vận Tải
Năm: 2012
[2]. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 3 (2011 – 2015), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 3 (2011 – 2015)
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2012
[3]. Bộ TN&MT (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Tác giả: Bộ TN&MT
Năm: 2012
[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2009
[5]. Bộ TN&MT (2013), Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Bộ TN&MT
Năm: 2013
[6]. Nguyễn Hữu Đoàn (2009), Vận dụng phương pháp đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ
Tác giả: Nguyễn Hữu Đoàn
Năm: 2009
[7]. Đặng Thu Hà (2013), Đánh giá thực trạng cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp phát triển, Đại học Thủy lợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp phát triển
Tác giả: Đặng Thu Hà
Năm: 2013
[8]. Nguyễn Minh Hòa (2012), Nhà ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (12), tr1-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Minh Hòa
Năm: 2012
[9]. GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu (Tài liệu huấn luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu (Tài liệu huấn luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức)
Tác giả: GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2008
[10]. Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân (2009) “Làng - Hồ sinh thái, Một mô hình phát triển bền vững khu dân cư vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tuyển tập Khoa học công nghệ 50 năm xây dựng và phát triển, (1), tr 1-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng - Hồ sinh thái, Một mô hình phát triển bền vững khu dân cư vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long”, "Tuyển tập Khoa học công nghệ 50 năm xây dựng và phát triển
[11]. Phạm Ngọc Trâm (1997), Môi trường sinh thái - vấn đề giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường sinh thái - vấn đề giải pháp
Tác giả: Phạm Ngọc Trâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia
Năm: 1997
[12]. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc Trăng (2012), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng Khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng Khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc Trăng
Năm: 2012
[13]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau (2012), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau, Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau
Năm: 2012
[14]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (năm 2010), Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng Đồng bằng sông Cửu Long
[15]. Viện Khoa học Khí tưởng Thủy văn và Môi trường (2007), Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10, (10), tr 9-16, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10
Tác giả: Viện Khoa học Khí tưởng Thủy văn và Môi trường
Năm: 2007
[17]. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2010), Điều tra đánh giá các mô hình Làng KTST; xác định nguyên tắc, tiêu chí và chỉ tiêu Làng kinh tế sinh thái, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá các mô hình Làng KTST; xác định nguyên tắc, tiêu chí và chỉ tiêu Làng kinh tế sinh thái
Tác giả: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
Năm: 2010
[18]. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Hạ tầng giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới: Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, (Số tháng 7/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạ tầng giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới: Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
[19]. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2012
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2013
[20]. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, NXB Thống kê, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2012
[21]. Mekong River Commission (2009), Adaptation to climate change in the countries of the Lower Mekong Basin: Regional synthesis report, Lao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adaptation to climate change in the countries of the Lower Mekong Basin: Regional synthesis report
Tác giả: Mekong River Commission
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w