Xuất một số tiêu chí LST thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 41)

Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng làng sinh thái là một hoạt động rất cần thiết, nó đã được nghiên cứu đề cập nhiều trên thế giới và ở Việt Nam; tuy nhiên, hiện nay trước thực trạng của BĐKH việc xây dựng làng sinh thái có tính đến yếu tố này là một điều còn khá mới nên việc xây dựng phương pháp luận để thực hiện là khá mới; do đó luận văn bước đầu hướng đến việc đề xuất một khung phương pháp luận cho việc đánh giá và phân tích đối với nội dung này.

Để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, trước hết cần phải lựa chọn các tiêu chí cần thiết; theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, đối tượng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm một số đối tượng như tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm); năng lượng; nơi cư trú; hạ tầng kỹ thuật,… Theo đó một số tiêu chí nguồn nước, năng lượng, giao thông là những nhu cầu cấp thiết nhằm vào mục tiêu ứng phó với BĐKH. Mặt khác, khu vực nghiên cứu là khu vực chịu ảnh hưởng bão, lũ, triều cường dâng nên việc xây dựng nơi cư trú có tính đến yếu tố BĐKH và nước biển dâng như nhà cộng đồng tránh,

37

trú bão, lũ tập trung cho bà con; đồng thời có thể sử dụng làm khu vui chơi trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phổ biến kiến thức là yếu tố cần được xét đến. Do đó, trong khuôn khổ đề tài đề xuất 06 tiêu chí, bao gồm:

Bảng 4. Danh mục các tiêu chí đề xuất

STT Tiêu chí đề xuất

1 Cấp nước sinh hoạt 2 Xử lý chất thải 3 Giao thông 4 Năng lượng

5 Nhà cộng đồng tránh, trú bão 6 Cây xanh

Dưới đây là những phân tích, đánh giá – cơ sở để lựa chọn các tiêu chí cần thiết để đánh giá.

1). Tiêu chí 1: Cấp nước sinh hoạt

Chính sách chủ yếu để thích ứng với BĐKH là sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm và hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo an toàn cung cấp đủ nước cho mọi nhu cầu.

Hiện nay các loại hình cấp nước chủ yếu của vùng bao gồm công trình cấp nước tập trung, giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa, bể lọc chậm và lu chứa nước mặt hộ gia đình. Tổng dân số nông thôn vùng ĐBSCL là trên 14 triệu dân, trong đó số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 75,82 %, số dân sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT chiếm tỷ lệ 36,52%.[7]

Theo dự báo của Viện Khoa học và Thủy lợi miền Nam, năm 2013 ở các tỉnh ven biển ĐBSCL mặn có xu thế xâm nhập sớm và vào sâu trong đồng bằng, độ mặn cao hơn cùng kỳ năm 2012, nghiêm trọng hơn mức trung bình nhiều năm. Độ mặn cao nhất năm rơi vào khoảng đầu tháng 3 đến đầu tháng 5/2013. Tháng 2/2013 độ mặn hầu hết ở các tuyến sông chính có xu thế cao hơn cùng kỳ năm 2012. Hầu hết tại các sông chính vùng biển Đông, độ mặn 4 g/l có thể xâm nhập sâu vào khoảng

38

40-45 km kể từ cửa sông. Như vậy có thể thấy tình hình xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô của khu vực ĐBSCL không những ảnh hưởng tới nguồn nước cấp cho sản xuất mà nước ngọt cấp cho ăn uống cũng trở nên khan hiếm.

Với những đánh giá trên thì trong tương lai, người dân khu vực ven biển ĐBSCL sẽ bị thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt. Do đó, áp lực lên tài nguyên nước, nhất là nguồn tài nguyên nước ngầm của các tỉnh ven biển càng lớn, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gia tăng, nguồn nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm, cạn kiệt. Do đó, trong tiêu chí này sẽ xem xét đánh giá các vấn đề nhằm đảm bảo có đủ nước cấp cho sinh hoạt của người dân sau:

Bảng 5. Các chỉ tiêu về cấp nước cho sinh hoạt

TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu

1 Cấp nước sinh hoạt 1 Đảm bảo có đủ nước cấp cho sinh hoạt

Đạt tiêu chuẩn Quốc gia QCVN 02: 2009/BYT

2 Đa dạng hóa nguồn nước cấp sinh hoạt

Đảm bảo đạt tỷ lệ cấp nước trên đầu người

3 Có biện pháp sử dụng tiết kiệm nước

Tái sử dụng nguồn nước, không gây ô nhiễm môi trường

2). Tiêu chí 2: Xử lý chất thải

Hiện nay, dân số vùng nông thôn khu vực ĐBSCL ngày càng gia tăng, do đó phát sinh chất thải rắn, nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều, tuy nhiên lượng chất thải này không được thu gom, xử lý mà được người dân xả thẳng ra sông, kênh rạch hoặc các khu đất lân cận dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

Tổng số chất thải rắn hàng năm tại khu vực là 3,7 triệu tấn; trong đó 90% chưa được thu gom và xử lý; trong đó có 2,3 triệu tấn rác thải sinh hoạt; ngoài ra lượng chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500 tấn/ngày đêm. Theo dự báo đến năm 2015, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm ĐBSCL khoảng 4.600 tấn/ngày và sẽ tăng lên 7.550

39

tấn/ngày vào năm 2020 [Chi cục BVMT Tây Nam Bộ]. Nhìn chung, chất thải rắn chủ yếu chỉ được thu gom và xử lý ở các thành phố, thị trấn chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên tại các bãi rác thuộc khu vực; tại khu vực nông thôn rác thải chủ yếu đổ trực tiếp xuống sông, kênh rạch, ven đường, gây ô nhiễm và rất mất mỹ quan khu vực.

Quản lý và xử lý chất thải là một trong những ưu tiên bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong kế hoạch giảm nhẹ BĐKH thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, xử lý chất thải trong LST bao gồm xử lý nước thải và xử lý rác thải. Theo các phân tích trên, một số yếu tố cần quan tâm trong tiêu chí này như sau:

Bảng 6. Các chỉ tiêu về xử lý chất thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu

2 Xử lý nước thải 4 Có công trình xử lý nước thải

Đạt được quy chuẩn xả thải ra nguồn (QCVN 14: 2008/BTNMT mức B) 5 Có biện pháp tái sử dụng nguồn nước thải sau xử lý

Tái sử dụng nguồn nước, không gây ô nhiễm môi trường

Xử lý chất thải

rắn

6

Phân loại và thu gom CTR sinh hoạt

Tuân thủ các quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn an toàn, vệ sinh môi trường

7 Xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh

Tuân thủ các quy định kỹ thuật môi trường về xử lý chất thải rắn

3). Tiêu chí 3: Giao thông

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây sạt lở và hư hỏng hệ thống hạ tầng giao thông; hệ thống giao thông thủy bị ảnh hưởng do dòng chảy bị thay đổi và quá trình bồi lắng. Do đó, việc đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi trước thực trạng BĐKH tại vùng là yếu tố cần thiết.

40

Hiện tại hoạt động giao thông thủy của khu vực phát triển mạnh do đặc thù có nhiều kênh rạch, cho nên từ xưa tới nay việc đi lại giao lưu văn hóa, mua bán giao thương hầu như bằng đường thủy. Thực tế khảo sát cho thấy người dân ĐBSCL sử dụng các phương tiện giao thông chủ yếu là ghe, thuyền động cơ máy và tàu cao tốc; việc sử dụng các phương tiện đi lại trên sông thông qua dịch vụ chi trả hoặc sử dụng thuyền cá nhân có lắp động cơ; tuy nhiên việc đi lại của người dân bằng xuồng máy cũng bị hạn chế do chi phí đi lại xăng dầu tốn kém.

Do đó, trong những năm gần đây người dân bắt đầu có nhu cầu đi lại bằng đường bộ, chi phí cho 10km (tới trung tâm xã) đi bằng đường bộ, đi xe máy chỉ hết khoảng 0,2 lít xăng (tương đương với số tiền là 4.600đồng), trong khi đó đi bằng ghe máy có công suất nhỏ cũng hết 3 lít xăng tương đương với số tiền là: 69.000đ (sáu mươi chín nghìn đồng), như vậy đi ghe máy sẽ tốn kinh phí hơn đi xe máy. Vì vậy, giao thông đường bộ trở lên quan trọng và thực sự cần thiết đối với người dân, do đó nên nhóm tiêu chí về giao thông tập trung phân tích các chỉ tiêu về giao thông đường bộ, mặt chưa đạt được tại khu vực.

Nếu xét theo tiêu chí nông thôn mới về giao thông (Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 100%; tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 50%. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, đạt 100% (50% cứng hóa); Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 50%), tính đến năm 2013 mới có 10,38% số xã hoàn thành tiêu chí này [Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, năm 2013]. Do đó, trong khuôn khổ đề tài sẽ đề xuất nhằm đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, có tính đến yếu tố triều cường, nước biển dâng:

Bảng 7. Các chỉ tiêu về giao thông

TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu

3 Giao thông

8 Đảm bảo giao thông thuận lợi, kết nối với trục liên xã

Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế của ngành

41

TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu

đến ảnh hưởng của triều cường

vực nghiên cứu

10 Đảm bảo kiên cố (không bị sạt lở, sụt lún…)

Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế của ngành

4). Tiêu chí 4: Năng lượng

Biến đổi khí hậu đã và đang gây nhiều tác động đến ngành năng lượng ở cả lĩnh vực sản xuất và hoạt động tiêu thụ; các thay đổi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong phương thức tiêu dùng nước và nhu cầu về nước cho những mục đích khác như tưới tiêu tăng có thể giảm lượng nước cấp cho thủy điện. Lượng trầm tích tăng lên có thể làm tăng tốc độ bồi lắng lòng hồ và làm tua bin máy phát chóng hư hỏng, dẫn tới làm giảm sản lượng điện. Ngoài ra, việc tiêu thụ điện năng từ các ngành năng lượng được sản xuất từ hoạt động đốt cháy nhiên liệu làm phát sinh khí thải và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu; việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng sẽ được thực hiện trong khuôn khổ các chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển năng lượng ở phạm vi vĩ mô. Trong phạm vi xây dựng tiêu chí LST sẽ xét đến yếu tố có thể ứng phó với BĐKH như sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn năng lượng, phát triển các dạng năng lượng mới với các vấn đề đặt ra như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 8. Các chỉ tiêu về năng lượng

TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu

4 Năng lượng

11 Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

Sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng, đun nước nóng, xử lý nước uống…

12

Đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên trong thiết kế nhà

Tiết kiệm điện năng tiêu thụ, đảm bảo hiệu quả chiếu sáng.

42

5). Tiêu chí 5: Nhà sinh hoạt cộng đồng tránh, trú bão

Theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng đã nêu ra mục tiêu hướng tới xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2015 và năm 2020, sẽ có 90% đến 100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hóa và thư viện; 80% đến 90% số xã và thị trấn có nhà văn hóa; 60% đến 70% số làng, bản, ấp có nhà văn hóa. Ứng với mỗi một khu vực nhà sinh hoạt cộng đồng, việc sử dụng cũng mang những nét đặc trưng riêng. Ngoài các giá trị về hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đây còn là mẫu nhà được coi là một mô hình để học tập về giá trị truyền thống của mỗi vùng.

Như vậy có thể nhận thấy nhà sinh hoạt cộng đồng có ý nghĩa trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt văn hóa, trao đổi thông tin giữa người dân sống trong một cộng đồng; là nơi cộng đồng học tập và nghe phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước, là nơi trao đổi cách thức và kinh nghiệm lao động sản xuất và còn là nơi tạm tránh, trú bão, lũ hay thời tiết bất thường. Do đó, nhà sinh hoạt cộng đồng phải đảm bảo một số các yêu cầu sau:

Bảng 9. Các chỉ tiêu về nhà sinh hoạt cộng đồng tránh, trú bão TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu

5 Nhà sinh hoạt cộng đồng tránh, trú bão

13 Đảm bảo không gian sinh hoạt cộng đồng

Đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giao lưu và học tập của người dân.

14

Có tính đến yếu tố nước biển dâng, tránh, trú bão

Đáp ứng được yêu cầu phòng tránh thiên tai.

6). Tiêu chí 6: Cây xanh

Dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên đang dần bị mất đi; khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cộng với nhiều nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…) gây ra cho con người

43

những bất lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần do đó để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống xung quanh, ngoài biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trò quan trọng vì những chức năng cải thiện khí hậu bởi khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời; cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hòa mực nước ngầm; có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan.

Tại khu vực nghiên cứu, cây xanh phân bố nhiều và chủ yếu ở khu vực ngập nước như ven sông, ven đầm tôm, đầm cua; cây xanh trồng trong khu vực nhà ở và các công trình công cộng rất ít; do đó, tại các khu vực công cộng và không gian hộ gia đình trong LST sẽ đề xuất tiêu chí cây xanh.

Bảng 10. Các chỉ tiêu về cây xanh

TT Tiêu chí STT Vấn đề đặt ra Yêu cầu

6 Cây xanh

15

Trồng cây xanh trong các công trình công cộng

Quy hoạch đất trồng cây xanh đối với công trình công cộng như đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16 Trồng cây xanh trong hộ gia đình

Bố trí đất vườn, đất cây xanh trong khuôn viên đất của các hộ gia đình để trồng cây xanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 41)