Đánh giá tổng quan quá trình hình thành và phát triển dân cư nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 34)

ĐBSCL là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc trong đó là một số dân tộc chủ yếu như người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm. Những tộc người này đã hình thành nên đặc điểm dân cư nông thôn của khu vực.

- Người Việt: Người Việt, hiện nay là dân tộc chiếm đa số ở ĐBSCL. Khoảng đầu và giữa thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ Bắc và Bắc Trung Bộ đã vượt biển tìm đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Nhóm lưu dân người Việt đã mở rộng dần vùng đất khai khẩn từ miền Đông sang miền Tây Nam Bộ.[8]

Hình 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức điểm dân cư nông thôn hiện nay

Cư dân người Việt đã đến ĐBSCL khai khẩn đất đai, tạo lập ruộng vườn, hình thành xóm ấp. Xóm, ấp là sự tái lập lại mô hình làng xóm ở Bắc Bộ, Bắc

A . B. 3 4 2 1 a b 3 4 2 1 b a Ghi chú:

1. Phạm vi không gian điểm dân cư nông thôn (xã). 2. Đơn vị cư trú cơ bản thôn (làng, xóm, bản, thôn, ấp). 3. Đơn vị đội (tổ, lối xóm).

4. Nhà ở gia đình.

a. Trung tâm xã: với trường hợp nhất định là Thị tứ,.. b. Trung tâm thôn (làng, xóm, bản,…)

Cơ cấu tổ chức điểm dân cư nông thôn hiện nay

30

Trung Bộ mà lưu dân người Việt mang theo đến vùng đất mới. Tuy nhiên, làng xóm ở Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng có những nét khác biệt. Đó là cảnh quan, không gian, mối quan hệ xã hội, nếp sống,… của xóm ấp ở ĐBSCL. Ban đầu cư dân làng xóm là quan hệ láng giềng của những nông dân nghèo khổ tụ cư để cùng nhau khai khẩn đất đai, lập làng xóm cũng là lúc xây cất đình chùa, làm nơi thờ cúng, đáp ứng nhu cầu tâm linh, làm vững lòng người trong công cuộc chống chọi với thiên nhiên gian khó.

b). Người Khmer

ĐBSCL là nơi tụ cư đông đảo của của người Khmer Việt Nam. Người Khmer có mặt khá sớm ở Nam Bộ, nhiều ngôi chùa của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng được xây dựng từ vài thế kỷ về trước. Người Khmer là cư dân nông nghiệp, hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước và một ít loại hoa màu. Buổi đầu người Khmer sống thành các phum, sóc (như các xóm, ấp của người Việt) trên các giồng đất cao. Đó là các gò phù sa cổ, có nguồn nước ngọt, cao ráo, khí hậu thoáng mát, tránh được nước ngập vào mùa lũ của sông Cửu Long.

c). Người Hoa

Vào thế kỷ XVII và những thế kỷ tiếp theo, một luồng di cư khá đông đảo của người Trung Hoa ở duyên hải phía Nam Trung Quốc tìm đến định cư ở miền Nam Việt Nam. Những người di dân Trung Hoa ban đầu đến Nam Bộ với tư cách kiều dân, nhưng dần dần trong quá trình định cư và tham dự công cuộc khẩn hoang họ đã hội nhập vào cộng đồng các cư dân Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam với tên gọi người Hoa. Hoạt động kinh tế chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ. Ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa còn sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và các loại hoa màu. Một bộ phận đông đảo người Hoa tập trung cư trú ở các đô thị, thành phố, thị trấn, nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của họ.

3.1.2. Đánh giá tập quán cư trú trước đây và hiện nay của cư dân ĐBSCL

Tập quán trước đây

Trước đây lựa chọn nhà ở những nơi có bến sông nhằm thuận tiện cho việc đi lại, đánh bắt thủy sản, nơi có không gian thoáng đãng, có nước ngọt để sử dụng

31

từ các con sông, kênh, rạch. Việc lựa chọn cách bố trí này vừa giúp cho họ dễ dàng trong việc lao động sản xuất cũng như trong các hoạt động bán buôn. Vì là có cùng lựa chọn vị trí nên cư dân ở ĐBSCL sống nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau nên họ thường sống chung thành một cụm dân cư nhỏ.

- Vật liệu làm nhà: thường là những vật liệu có sẵn trong vườn, hoặc ở địa phương mình…; nhà được cất bằng cây tròn, nhỏ như tràm, đước… và lợp bằng lá dừa nước. Riêng nhà của những người có điều kiện thì được cất bằng các loại gỗ và mái lợp ngói hoặc là xây bằng bê tông cốt thép. Cổng nhà làm bằng những vật liệu đơn giản như tre hoặc trồng hai bên ngõ hai cây bông giấy hoặc dâm bụt và uốn giao cành với nhau.

- Hướng cất nhà: Người dân ĐBSCL ít chú trọng đến phương hướng khi cất nhà. Nhà quay hướng nào cũng được, miễn hướng đó có đầy đủ ánh sáng, có điều kiện để làm ăn buôn bán…

Tập quán cư trú hiện nay

- Lựa chọn vị trí: Hiện nay, hình thức cư trú tại khu vực xuất hiện 2 hình thức cư trú nông nghiệp mới là cư trú nhà ống mặt phố và cư trú điểm dân cư tập trung; người dân từ chỗ quay mặt ra sông nước thì nay quay mặt ra đường lộ, xuất hiện kiểu cư trú “mặt tiền quốc lộ” giống như các thành phố, thị xã; loại nhà này hiện nay đang trở nên phổ biến ở ĐBSCL.

- Vật liệu làm nhà: ở ĐBSCL vẫn có 02 mẫu nhà phổ biến là nhà ống được xây gạch, bê tông cốt thép, sử dụng các tấm tôn lợp mái và nhà lá.

- Hướng nhà ở hiện nay hướng theo hướng ra sông hoặc ra đường lộ. Tuy nhiên, nhà mặt tiền sông hiện nay đã thể hiện một số bất cập do việc thay đổi các phương tiện từ xuồng chèo tay sang chèo máy, ca nô, xà lan, tầu lớn ngược xuôi tạo nên những đợt sóng lớn va đập mạnh vào hai bờ khiến cấu trúc ven bờ thay đổi, gây ra tiếng ồn ào. Dọc theo những con sông lớn xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy, nhà hàng, khách sạn, các khu dân cư. Tất cả những hành động lấn chiếm đất xây dựng làm thay đổi dòng chảy sông khiến cho bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Tất cả các con sông, kênh có hiện tượng sạt lở.

32

Nhìn chung, tập quán cư trú hiện nay có thay đổi nhưng không lớn; hầu như tại các khu vực có kênh rạch, người dân làm nhà bám dọc hai bờ kênh rạch, theo lối trước nhà là sông, phía sau có thể là đường, ruộng hay vuông tôm. Hoặc trước nhà thường có con lộ đất nhỏ để đi lại quanh ấp. Bên cạnh việc tồn tại của các không gian sống truyền thống thì ở khu vực ĐBSCL đã dần hình thành những không gian sống mới; tính hợp lý và bền vững của chúng cần phải được chứng minh trong nhiều thời gian nữa, tuy nhiên những sự thay đổi nhằm thích nghi này cũng cần được định hướng về các yếu tố đặc biệt là trong bối cảnh tác động của BĐKH nhằm định hướng quy hoạch làng sao cho phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)