Với mục tiêu xây dựng LST xanh sạch và tiết kiệm năng lượng, các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về sử dụng điện năng của người dân và sự tiến bộ của khoa học để vận dụng vào cuộc sống. Trong cuộc sống hàng ngày, phải tạo được những thói quen dù rất nhỏ như sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý, tắt thiết bị điện không cần thiết, sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. Cụ thể như thay thế các bóng tròn hay bóng neon ở những nơi có thể dùng đèn compact tiết kiệm điện…; sử dụng bóng đèn huỳnh quang thay thế bóng đèn tròn (sợi đốt). Hoặc có thể sử dụng các công nghệ sạch như sử dụng năng lượng mặt trời để xử lý nước lợ thành nước ngọt,…Hiện nay, do tình hình thiếu nguồn nước ngọt sử dụng cho mục đích sinh hoạt của nhân dân các vùng ven biển đang trở nên khá phổ biến do hiện tượng xâm thực của nước biển. Hiện tượng xâm nhập mặn đã làm cho nguồn nước ngọt của nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thiếu lại càng trở nên khan hiếm hơn, việc nghiên cứu thử nghiệm tìm kiếm nguồn nước ngọt quy mô hộ gia đình, phục vụ cho đời sống của nhân dân là hết sức cần thiết. Theo đó, các chỉ tiêu được đưa ra như sau:
Chỉ tiêu 11. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
- Mục đích: Khuyến khích sử dụng công nghệ thu nhận năng lượng từ mặt trời và các thiết bị sinh nhiệt để chuyển đổi phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình nhằm giảm sử dụng năng lượng hóa thạch và tiết kiệm tài chính.
52
- Yêu cầu: Thu hồi nhiệt mặt trời và các thiết bị sinh nhiệt để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình trong LST. Lượng hóa tầm quan trọng cho điểm chỉ tiêu là 4; điểm số tối đa của chi tiêu là 0,5 điểm với mức đánh giá điểm như sau.
Bảng 21. Điểm số chỉ tiêu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Chỉ tiêu 11
Sử dụng năng lượng tái tạo
Có thiết bị xử lý nước cấp bằng năng
lượng mặt trời
Sử dụng năng lượng mặt trời cho thiết bị chiếu sáng
Có đủ cả 02
Điểm số 0,25 0,25 0,5
Chỉ tiêu 12: Đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên trong thiết kế nhà - Mục đích: Thiết kế nhà ở hợp lý để sử dụng tối đa không khí tự nhiên, ánh sáng tự nhiên nhằm hạn chế sử dụng thiết bị tiêu thụ điện năng.
Các kiểu nhà của khu vực nghiên cứu thường là nhà sắp đọi, đây cũng là kiểu nhà khá phổ biến ở khu vực nông thôn ĐBSCL; nhà gồm có một nhà trên (hay nhà trước ba gian) và một nhà dưới (hay nhà sau) sắp liền kề cùng chiều dài với nhà trên; giữa hai nhà có chiếc máng xối chạy suốt từ đầu này đến đầu kia để hứng nước mưa; nhà sắp đọi thường là nhà lá, cột bằng gỗ mù u, sầu đâu, so đũa, gỗ mít kê trên đá. Nhược điểm của kiểu nhà này thường tối, rất thiếu ánh sáng vào sâu bên trong; do đó việc thiết kế lại hợp lý để sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên sẽ được đề xuất trong tiêu chí làng sinh thái.
- Yêu cầu và cho điểm: Tạo được thông gió tự nhiên xuyên phòng trên diện tích có người sử dụng trong nhà bằng cách tổ chức cửa đón gió và cửa thoát gió, nằm trên hai tường đối diện (tốt nhất) hoặc vuông góc với nhau. Lượng hóa tầm quan trọng cho điểm chỉ tiêu là 2; điểm số tối đa của chỉ tiêu là 0,5 với mức đánh giá như dưới đây.
53
Bảng 22. Điểm số chỉ tiêu thông gió và chiếu sáng tự nhiên
Chỉ tiêu 12
Đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên
Thiết kế có tính toán đến thông gió
tự nhiên Thiết kế có tính toán đến chiếu sáng tự nhiên Cả 02 điều kiện Điểm số 0,25 0,25 0,5 3.3.2.5. Tiêu chí về nhà cộng đồng tránh, trú bão
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, kịch bản phát thải trung bình (B2): vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trong khoảng từ 62-82cm. Do đó nhà sinh hoạt cộng đồng ngoài mục đích tạo không gian sinh hoạt chung của làng còn cần phải tính đến yếu tố nước biển dâng và thủy triều.
Chỉ tiêu 13: Không gian sinh hoạt chung của LST
- Mục đích: Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng có đủ không gian sinh hoạt văn hóa, hội họp, nơi giao lưu, vui chơi…, nơi tránh, trú bão hay các hiện tượng thời tiết bất thường.
- Yêu cầu và cho điểm: Bố trí đủ không gian sinh hoạt trong nhà các phòng như phòng trưng bày các vật dụng truyền thống, phòng đọc sách, phòng họp, có khu vực để đồ bảo hộ khi lũ, bão xảy ra... Không gian sinh hoạt ngoài trời như sân cầu lông, sân chơi trẻ em… Lượng hóa tầm quan trọng của chỉ tiêu này là 3 điểm, điểm số tối đa của chỉ tiêu là 0,75 điểm.
Bảng 23. Điểm số chỉ tiêu không gian sinh hoạt
Chỉ tiêu 13
Không gian sinh hoạt chung của LST
Thiết kế đầy đủ các không gian sinh hoạt trong
nhà
Thiết kế đáp ứng được yêu cầu
thông gió và chiếu sáng tự
nhiên
Thiết kế đảm bảo không gian
xanh, không gian bên ngoài
nhà
Cả 3 điều kiện
54
Chỉ tiêu 14: Đảm bảo phòng chống lụt bão và nước biển dâng
- Mục đích: Nhà sinh hoạt cộng đồng có thể làm nơi cho người dân cư trú khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra như có bão lũ lớn, nước biển dâng cao...
- Yêu cầu và cho điểm: tính đến kịch bản nước biển dâng cao trong vòng 50 năm tới. Lượng hóa tầm quan trọng của chỉ tiêu này là 4 điểm, mức điểm tối đa của chỉ tiêu là 0,25 điểm.
Bảng 24. Điểm số chỉ tiêu bảo đảm phòng chống lụt bão và nước biển dâng
Chỉ tiêu 14
Đảm bảo phòng chống lụt bão và nước biển dâng Thiết kế không tính đến kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Thiết kế có tính đến kịch bản biến đổi khí hậu và
nước biển dâng
Điểm số 0 0,25
3.3.2.6. Tiêu chí về cây xanh
Chỉ tiêu 15: Trồng cây xanh cho các công trình công cộng
- Mục đích: Tạo bóng mát cho các công trình công cộng, che nắng, giảm bức xạ mặt trời, giảm nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt đất, tăng khả năng thấm nước của các bề mặt, nhờ đó giảm hiệu ứng đảo nhiệt và giảm tiêu thụ năng lượng, góp phần cải thiện vi khí hậu trong khu vực.
- Yêu cầu: Các khuôn viên công cộng như khuôn viên nhà sinh hoạt cộng đồng, hai bên đường giao thông, bờ ao, hồ chứa nước phải được trồng cây xanh, thảm cỏ. Cây xanh khu nhà sinh hoạt cộng đồng phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt ngoài trời cho người dân trong làng vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hoá quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong làng.
Theo tỷ lệ phần trăm (%) diện tích đất trồng cây xanh, thảm cỏ so với tổng diện tích đất công cộng. Việc đánh giá cây xanh theo tỷ lệ phần trăm diện tích cây xanh được trồng trên diện tích đất công cộng, đất gia đình hợp lý hơn việc xác định diện tích cây xanh trên đầu người vì khu vực đông dân cư nhà ở xen kẽ đất trồng cây xanh sẽ ít hơn khu vực dân cư thưa.
55
Lượng hóa tầm quan trọng của chỉ tiêu này là 4 điểm, điểm số tối đa của chỉ tiêu là 0,75 điểm với mức đánh giá:
Bảng 25. Điểm số chỉ tiêu trồng cây xanh khu vực công cộng
Chỉ tiêu 15
Trồng cây xanh trong khu vực công cộng
Diện tích cây xanh chiếm 7 - 10%
Diện tích cây xanh chiếm >10-15%
Diện tích cây xanh chiếm ≥15%
Điểm số 0,25 0,5 0,75
Chỉ tiêu 16: Trồng cây xanh trong các hộ gia đình
- Mục đích: Giảm hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời, tăng khả năng thấm nước của các bề mặt, giảm tiêu thụ năng lượng, góp phần cải thiện vi khí hậu, đem lại giá trị kinh tế cho người dân.
- Yêu cầu và cho điểm: Trong khuôn viên đất của hộ gia đình bố trí không gian cho cây xanh như hàng rào xanh, cây ăn quả, rau xanh, cây bóng mát hay cây lấy gỗ, lấy củi. Theo tỷ lệ phần trăm (%) diện tích đất trồng cây xanh, vườn rau so với tổng diện tích đất cho công trình hạ tầng như nhà ở, công trình vệ sinh của một hộ gia đình. Lượng hóa tầm quan trọng của chỉ tiêu này là 3; điểm số tối đa của chỉ tiêu là 0,75 điểm, với thang điểm đánh giá như sau.
Bảng 26. Điểm số chỉ tiêu trồng cây xanh trong các hộ gia đình
Chỉ tiêu 16
Trồng cây xanh trong các hộ gia đình
Diện tích cây xanh chiếm 5-10%
Diện tích cây xanh chiếm ≥ 10-15%
Diện tích cây xanh chiếm ≥ 15%
Điểm số 0,25 0,5 0,75
3.3.3. Tổng điểm đánh giá cho các tiêu chí LST thích ứng với biến đổi khí hậu
Trên cơ sở phân tích cụ thể ở trên, các tiêu chí LST thích ứng với BĐKH được đề xuất là 6 tiêu chí bao gồm 16 chỉ tiêu; điểm đánh giá cho các tiêu chí này được trình bày tóm tắt như trong Bảng 27.
56
Bảng 27. Lượng hóa đánh giá LST theo từng chỉ tiêu
Tiêu chí (t)
Điểm đánh giá tối đa cho các
chỉ tiêu (ixj) ∑(txixj)
1 2 3 4
Cấp nước sinh hoạt 4 4x0,75 3x0,75 2x0,5 25 Xử lý chất thải 3 4x0,75 2x0,5 2x0,75 2x0,75 21
Giao thông 2 4x0,75 4x0,75 2x0,5 14
Năng lượng 3 4x0,5 2x0,5 9
Nhà cộng đồng tránh, trú bão 4 3x0,75 4x0,25 13
Cây xanh 4 3x0,75 3x0,75 18
Tổng điểm tối đa cho đánh giá LST 100
Trong đó:
t: tầm quan trọng của tiêu chí i: tầm quan trọng của các chỉ tiêu j: điểm số tối đa cho từng chỉ tiêu ∑(txixj): tổng điểm tối đa của tiêu chí chính
Như vậy, tổng điểm tối đa cho việc lượng hóa các tiêu chí là 100 điểm; khi sử dụng bảng lượng hóa trên để đánh giá LST thích ứng với BĐKH có thể đưa ra các điều kiện sau để phân loại:
- Loại A: Tổng số điểm đạt trên 90 điểm. - Loại B: Tổng số điểm đạt 76 - 90 điểm. - Loại C: Tổng số điểm đạt 50 - 75 điểm.
Trên cơ sở thang phân cấp mức độ kết quả xây dựng làng sinh thái, sẽ làm căn cứ để các nhà quản lý và các cấp chính quyền đánh giá được kết quả xây dựng các mô hình làng sinh thái ở địa phương mình.
3.4. Áp dụng các tiêu chí đánh giá cho khu vực ấp Hiệp Dư và đề xuất một số giải pháp
a). Cấp nước sinh hoạt
57
- Chất lượng nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành QCVN 02:2009/BYT đạt ở mức dưới <50% nên được lượng hóa là 0 điểm.
- Giải pháp: Do đặc điểm về vị trí địa lý bị chia cắt bởi kênh rạch nên giải pháp cấp nước phân tán cho từng hộ gia đình trong LST là giải pháp tối ưu nhất, các giải pháp cấp nước tập trung, hay truyền dẫn từ các vùng lân cận tới khu vực nông thôn sẽ không khả thi. Do đó, để đạt được tiêu chí đề ra có thể ứng dụng các công nghệ trong việc xử lý nước mặn, nước lợ phục vụ cấp nước cho dân cư như công nghệ xử lý nước bằng năng lượng mặt trời hoặc công nghệ lọc nước RO.
Đa dạng hóa nguồn nước cấp sinh hoạt
- Tại ấp Hiệp Dư, nhìn chung nhiều gia đình đã có những suy nghĩ, tính toán tiết kiệm nguồn nước sử dụng, như gia đình nhà ông Thái Thanh Long (Năm Long) với mô hình tích trữ nước ngọt (nước mưa) trong ao và khoan giếng. Một số hộ dân khu vực tỉnh Cà Mau sử dụng nước mưa bằng cách trữ trong các chum đựng nước, ngoài ra người dân còn dùng nước giếng khoan. Tuy nhiên việc sử dụng giếng khoan hiện nay, chất lượng nước không đảm bảo do giếng khoan nông, nước bị nhiễm mặn.
Chum đựng nước mưa Ao chứa nước ngọt
Hình 12: Các giải pháp tích nước ngọt của người dân ĐBSCL
Khảo sát thực tế khu vực có khoảng 90% hộ gia đình tại xã có sử dụng giếng nước ngầm và nguồn nước mưa, tuy nhiên chưa sử dụng công nghệ chuyển đổi nước mặn, lợ thành nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt nên được lượng hóa là 0,5 điểm.
58
Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn hay nước biển, hệ thống sử dụng công nghệ RO để xử lý nước mặn, lợ thành nước ngọt dùng cho uống trực tiếp. Ao chứa nước mưa bổ cập cho giếng khoan nước ngầm và các nhu cầu khác như tưới cây, tưới rau…Ngoài ra, mô hình tích nước mưa ở các ao cấp nước ngọt có nhiều ưu điểm như tạo ra nguồn nước bổ cập cho nước ngầm, có nước ngọt để tưới cây rau trong vườn nhà, dùng làm ao nuôi cá nước ngọt, còn là nơi làm ổn định nguồn nước đã qua sử dụng, như nước rửa rau, nước tắm giặt, nước thải sinh hoạt đã qua xử lý...
Có biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nước
Qua phỏng vấn trực tiếp người dân, hầu hết các hộ không có biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nước như không có biện pháp thu hồi, sử dụng lại nên lượng hóa cho điểm là 0 điểm.
b). Xử lý chất thải
Có công trình xử lý nước thải
- Qua phỏng vấn trực tiếp người dân, hầu hết các hộ không có công trình xử lý nước thải đạt QCVN 14: 2008/BTNMT, mức B nên số điểm lượng hóa là 0 điểm.
- Giải pháp:
Thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phân tán cho từng hộ gia đình. Khảo sát thực tế cho thấy số nhân khẩu trung bình trong hộ gia đình là 4-5 người. Với tiêu chuẩn cấp nước cho khu vực nông thôn theo Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 33-2006, Bộ Xây dựng thì mỗi người 100 lít/ngày đêm, vậy có thể tính được với 5 người/hộ thì lượng nước cấp cho một hộ 500 lít/ngày đêm, lượng nước sử dụng cho toilet khoảng 10%, vậy lượng nước thải trung bình ngày của một hộ khoảng 50 lít/ngày. Nước thải này được xử lý bằng bể tự hoại 5 ngăn gồm: 01 ngăn chứa 03 ngăn lắng và 01 ngăn lọc kỵ khí có thể cho phép đạt hiệu suất xử lý theo COD trung bình từ 75% đến 95%, theo BOD5 từ 70% đến 90% và theo SS từ 70% đến 95%. Đối với bể xử lý có ngăn lọc kỵ khí xây bằng gạch cho một hộ gia đình giá thành khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng. Với việc xử lý nước thải bảo vệ môi trường sống cho hộ gia đình, tận dụng lại nguồn nước cho mục đích tưới cây, nuôi cá… thì giá này đảm bảo tính khả thi đối với vùng nông thôn ĐBSCL. Quy trình xử lý nước thải được thể hiện cụ thể trong hình dưới đây.
59
Hình 13: Mô phỏng xử lý nước thải tái sử dụng tại nguồn [5]
Có công trình xử lý nước thải
- Nước thải sinh hoạt của người dân không được xử lý mà đổ thải ra nền đất và nguồn nước khu vực nên lượng hóa điểm chỉ tiêu này là 0 điểm.
- Giải pháp: Xây dựng hoặc lắp đặt hệ thống thu gom và chứa nước sau xử lý, như mương hở dẫn ra vườn rau, ao cá, hố thu nước. Để có thể dùng nguồn nước này bổ cập cho nước ngầm cần có công trình xử lý tiếp theo như hệ thống bãi lọc trồng cây hay ao sinh thái.
Có biện pháp tái sử dụng nguồn nước thải sau xử lý
- Do không đạt được chỉ tiêu có công trình xử lý nước thải nên điểm lượng hóa của chỉ tiêu này là 0 điểm.
Phân loại và thu gom chất thải rắn
- Nhìn chung, người dân trong xã mới chỉ có ý thức phân loại rác hữu cơ