Tiêu chí xử lý chất thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 51)

a). Xử lý nước thải sinh hoạt

 Chỉ tiêu 4: Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt

- Mục đích:Nước thải sinh hoạt của các hộ dân được thu gom và xử lý trước khi dùng vào các mục đích khác, nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt.

Tại hầu hết các khu dân cư đồng bằng sông Cửu Long người dân sống hai bên bờ kênh rạch, các công trình vệ sinh thường làm đơn giản và xả trực tiếp xuống sông, kiểu vệ sinh này ngày nay không còn phù hợp do dân số đã tăng cao, người dân sống gần nhau và đông đúc hơn, do đó làm ô nhiễm nguồn nước mặt và gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Ngoài ra, tận dụng nguồn nước sau xử lý phục vụ cho nhu cầu khác như tưới rau, cây xanh hay ao nuôi cá … Mặt khác, khi điều kiện sống thay đổi, khí hậu thời tiết thay đổi, người già và trẻ nhỏ không thể đi xa nhà để vệ sinh (các công trình vệ sinh ven sông thường cách xa nhà), những ngày mưa hoặc ban đêm sẽ gây mất an toàn và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Do đó khi thiết kế quy hoạch một khu dân cư mới hay một làng sinh thái phải đưa vào thiết kế nhà vệ sinh.

- Yêu cầu và cho điểm: Các hộ gia đình trong LST đều có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Tính theo tỷ lệ % số hộ có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt/ số hộ trong làng. LST hướng đến có >80% số hộ có nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu. Đây là một điều rất quan trọng nên điểm tầm quan trọng của của chỉ tiêu này là 4 điểm; điểm số tối đa của chỉ tiêu là 0,75 được phân mức như sau:

Bảng 14. Điểm số chỉ tiêu có công trình xử lý nước thải Chỉ tiêu 4 Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt

<50% ≥50 - 65% ≥65 - 80% >80%

Điểm số 0 0,25 0,5 0,75

 Chỉ tiêu 5: Có biện pháp tái sử dụng nguồn nước sau xử lý

- Mục đích: Tận dụng lại nguồn nước sau xử lý nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nước.

47

Khu vực ĐBSCL là địa hình thấp, nước biển xâm nhập sâu vào lục địa, dẫn tới tình trạng thiếu nước ngọt trong ăn uống và sinh hoạt, việc tận dụng lại nguồn nước sau xử lý để tưới cây, nuôi cá vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa có thể là nguồn bổ sung nước ngọt cho mạch nước ngầm. Tuy nhiên, để nguồn nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn và có thể bổ cập lại cho nguồn nước mặt và nước ngầm thông qua hệ thống sinh thái như kênh rạch, ao hồ thì yêu cầu phải tuân thủ lắp đặt và vận hành hệ thống đúng.

- Yêu cầu và cho điểm: Các hộ dân đều có kế hoạch tái sử dụng lại nguồn nước thải sau khi đã qua xử lý. Để tận dụng lại nguồn nước cần phải có các công trình như vườn cây, ao cá hay cây xanh,…Điểm trọng số cho chỉ tiêu này được lượng hóa là 2 điểm; điểm số tối đa của chỉ tiêu là 0,5 điểm với mức đánh giá ở các mức độ như bảng dưới.

Bảng 15. Điểm số chỉ tiêu tái sử dụng nguồn nước sau xử lý

Chỉ tiêu 5

Có biện pháp tái sử dụng nguồn nước sau xử lý

Có thiết kế hệ thống thu và chứa

nước sau xử lý

Bố trí các hạng mục như vườn rau, cây xanh, ao

cá có sử dụng nguồn nước đã qua xử lý

Có đủ cả 02

Điểm số 0,25 0,25 0,5

b). Xử lý chất thải rắn

 Chỉ tiêu 6: Phân loại và thu gom CTR sinh hoạt

- Mục đích: giảm lượng rác cần xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo.

Việc thu gom, xử lý các loại rác thải phát sinh trong khu vực còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ thu gom trong thành phố và khu vực thị trấn của các huyện (trong đó dân số đô thị vùng ĐBSCL chiếm khoảng 30%, khu vực nông thôn chiếm 70%), việc thực hiện phân loại rác chưa được triệt để. Đối với vùng nông thôn, rác thải thải ra bừa bãi tại các khu vực công cộng. Khảo sát dọc trên tuyến sông từ thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đến xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi,

48

tỉnh Cà Mau; người dân sống hai bên sông thả trực tiếp xuống gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan cảnh quanh khu vực. Mặt khác, CTR được ném ra sông nổi thành từng bè di chuyển theo con nước, khi nước biển dâng lên, sẽ đẩy ngược lượng CTR này vào sâu trong vùng đất liền sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó, việc đảm bảo phân loại và thu gom chất thải rắn trong các hộ gia đình là điều kiện cần hiện nay, điều này quyết định tới sự thành công của các phương pháp xử lý; trong đó phương pháp sinh học xử lý chất thải rắn cũng không nằm ngoài yêu cầu này.

- Yêu cầu và cho điểm: Các hộ gia đình phải có thùng chứa rác riêng biệt phục vụ cho hoạt động phân loại rác. Lượng hóa tầm quan trọng của chỉ tiêu là 2; điểm số tối đa của chi tiêu là 0,75 điểm, được phân cấp ở các mức độ như sau.

Bảng 16. Điểm số chỉ tiêu phân loại rác tại nguồn Chỉ tiêu 6 Tỷ lệ số hộ tham gia phân loại rác tại nguồn

<30% ≥30% - 40% ≥40% - 50% ≥50% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm số 0 0,25 0,5 0,75

 Chỉ tiêu 7. Xử lý chất thải rắn đúng kỹ thuật, an toàn và hợp vệ sinh - Mục đích: Xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt, giảm tác động xấu tới môi trường.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh có 15 bãi rác; trong đó không có bãi rác nào chôn lấp hợp vệ sinh, không được xây dựng đúng quy trình của bãi chôn lấp, rác thải được tập trung về bãi, khi đầy thì được đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nhất thiết khi xây dựng mô hình sống mới cho người dân cần phải đưa chỉ tiêu xử lý chất thải rắn an toàn hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật vào.

- Yêu cầu và cho điểm: xử lý chất thải rắn theo các phương pháp đơn giản hiệu quả như phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, phương pháp tạo chế phẩm sinh học... Lượng hóa tầm quan trọng của chỉ tiêu là 2, điểm tối đa của chỉ tiêu là 0,75 với phân mức như dưới đây.

49

Bảng 17. Điểm số chỉ tiêu xử lý CTR đúng kỹ thuật, an toàn và hợp vệ sinh Chỉ tiêu 7 Xử lý CTR đúng kỹ thuật, an toàn và hợp vệ sinh

Xử lý 40-60% Xử lý ≥60-80% Xử lý ≥80%

Điểm số 0,25 0,5 0,75

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 51)