So sánh mô hình LST của Thế Giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 29)

Sự khác biệt giữa các mô hình làng sinh thái ở Việt Nam và các nước phát triển là nền kinh tế của các nước phát triển đã ổn định, nhu cầu về đa dạng sinh học, du lịch sinh thái hay nguồn cung cấp thực phẩm xanh của các nước phát triển xuất phát từ chính nhu cầu của người dân; còn ở Việt Nam làng sinh thái xuất phát từ sự tâm huyết của các nhà khoa học, các nhà quản lý để phục vụ cho mục đích nhất định như bảo vệ rừng, bảo tồn nguồn gen hay phát triển kinh tế đồi rừng. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình làng sinh thái của chúng ta đều khó khăn để tồn tại và phát triển do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen còn chưa tốt, người dân nhất là những người dân nghèo vẫn còn phải đương đầu với những khó khăn về nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, như lương thực, thực phẩm, nước uống…; thêm vào đó họ còn phải chống chọi trước những khắc nghiệt của thời tiết do biến đổi khí hậu gây ra, đây cũng là những điều trăn trở mà các nhà khoa học và các nhà quản lý vẫn đang tìm hướng giải quyết cho mỗi mô hình làng sinh thái riêng.

25

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng các tiêu chí làng sinh thái nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn.

Đối tượng nghiên cứu: ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; là một trong những đặc trưng cho khu vực ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long; khu vực dân cư nghèo, dễ chịu ảnh hưởng của biển đổi khí hậu và nước biển dâng.

Phạm vi nghiên cứu là ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đại diện cho một làng điển hình của đồng bằng sông Cửu Long.

2.2. Phương pháp tiếp cận

Cách tiếp cận thứ nhất, thông qua cộng đồng: nhằm tìm hiểu phong tục tập quán, nơi ở, cách thức sản xuất, ý thức bảo vệ môi trường, những tác động gánh chịu do BĐKH.. qua đó hiểu được những khó khăn, những thuận lợi trong cuộc sống hàng ngày mà người dân phải đối mặt. Từ đó xây dựng một số tiêu chí cho làng sinh thái có lồng ghép những giải pháp thích ứng nhằm khắc phục những tồn tại trong vấn đề cấp nước, xử lý chất thải và môi trường sinh thái.

Cách tiếp cận thứ hai: tiêu chí được xây dựng dựa trên sự phù hợp dựa vào các chính sách của nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

1). Phương pháp kế thừa

Khai thác, kế thừa điều tra hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực, các báo cáo về kế hoạch hành động, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các kịch bản biến đổi khí hậu, cũng như các đề tài nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, các mô hình làng sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam đã và đang áp dụng.

26

2). Phương pháp điều tra khảo sát:

Hoạt động điều tra khảo sát được thực hiện nhằm xác định rõ đơn vị điều tra và cách thức thu thập thông tin đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; thông tin thu thập được phản ánh thực tế tác động của BĐKH tới người dân, tìm hiểu phong tục tập quán văn hóa, nhà ở, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội... Cụ thể như sau:

- Phương pháp điều tra: Thông tin của cuộc điều tra này được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, tới gặp chủ hộ để phỏng vấn thu thập thông tin và ghi vào phiếu điều tra.

- Thiết kế phiếu điều tra: Phiếu hỏi được thiết kế, xây dựng để thu thập thông tin về tập quán sinh hoạt và tìm hiều các tác động của biến đổi khí hậu tới người dân địa phương; từ đó có thể thấy được tác động thực tế của BĐKH tới người dân nơi đây để làm cơ sở đề xuất các tiêu chí. Phiếu điều tra gồm 03 nhóm thông tin, bao gồm:

Thông tin cá nhân người dân: Tên, địa chỉ, điện thoại, số nhân khẩu trong gia đình; những thông tin này giúp cho kết quả điều tra có tính chính xác cao hơn.

Thông tin tập quán sinh hoạt và ý thức bảo vệ môi trường: nghề nghiệp hiện tại, phương tiện đi lại, nguồn nước sử dụng, biện pháp xử lý giảm thiểu rác thải,…

Thông tin về ảnh hưởng của biển đổi khí hậu tới người dân: như tìm hiểu các hiện tượng mưa, lũ, ngập lụt, hạn hán tác động đến người dân địa phương, cũng như tìm hiểu những biện pháp người dân thích ứng với những tác động này.

- Đối tượng và thời gian thực hiện điều tra khảo sát:

+ Phạm vi: Khảo sát thực tế dọc tuyến sông từ thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đến ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; nhìn chung các ấp trong khu vực có sự tương đồng về điều kiện sống. Do đó, trong quá trình khảo sát học viên nhận thấy các xã này có sự tương đồng, mặt khác do khó khăn về thời gian cũng như kinh phí thực hiện đề tài nên hoạt động khảo sát chi tiết được thực hiện tại ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đại diện cho một làng điển hình của đồng bằng sông Cửu Long.

27

+ Đối tượng điều tra: là các hộ dân khu vực, số phiếu điều tra là 50 phiếu. + Thời gian: Công tác điều tra được tiến hành vào tháng 07 năm 2014.

3). Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thống kê số liệu từ tài liệu thu thập; tổng hợp, phân tích và đánh giá tài liệu.

4). Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu trong việc phân tích, đánh giá và xây dựng cho điểm các tiêu chí.

5). Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA):

Là phương pháp đánh giá các giải pháp thay thế khác nhau dựa trên một số tiêu chí và kết hợp các đánh giá riêng rẽ vào trong một đánh giá tổng thể; phương pháp này có thể được sử dụng để nhận dạng một phương án tối ưu nhất, để xếp hạng các phương án, để chọn ra một danh sách các phương án rút gọn nhằm đánh giá chi tiết hơn hoặc đơn giản là để phân biệt giữa các phương án được chấp nhận và không được chấp nhận. Điều kiện cơ bản để áp dụng phương pháp này là hệ thống thông tin ban đầu được thu thập khá đầy đủ. Nội dung cơ bản của phương pháp là sử dụng 1 hệ thống tiêu chí phù hợp dùng để đánh giá đối tượng nghiên cứu. Điều quan trọng là phải định lương và định tính được cho từng tiêu chí, xác định được tầm quan trọng của từng tiêu chí và cuối cùng là đánh giá tổng quát.

Tiêu chí là một khái niệm tổng hợp được dùng để biểu thị những đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Mỗi đối tượng nghiên cứu được biểu thị bằng nhiều tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí có mối liên hệ với nhau tạo thành hệ thống có thể phản ánh toàn diện đối tượng nghiên cứu. Mỗi tiêu chí có thể được đo lường bằng định lượng hoặc định tính thông qua 1 hay nhiều chỉ tiêu. Việc đánh giá mức độ đạt được của 1 tiêu chí cần thực hiện qua các chỉ tiêu hoặc chỉ số...

Các bước thực hiện phân tích đa tiêu chí:

- Bước 1 (Xác định tiêu chí đánh giá): Xác định nội dung các tiêu chí bằng việc thu thập tài liệu, số liệu về biến đổi khí hậu, về thực trạng của nội dung tiêu chí cần xây dựng, từ đó tổng hợp tạo nguyên liệu cho việc phân tích, đánh giá tiêu chí làng sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

- Bước 2 (Xác định trọng số): Xây dựng hệ thống tiêu chí, xác định tầm quan trọng của mỗi tiêu chí. Xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá toàn diện làng sinh thái; nhưng vì không phải tiêu chí nào cũng có mức độ quan trọng như nhau nên sự phân biệt là rất cần thiết; hầu hết các kỹ thuật MCA giúp xác định tầm quan trọng tương đối của mỗi tiêu chí trong quá trình ra quyết định. Phương pháp đánh giá tầm quan trọng sử dụng kỹ thuật đơn giản là so sánh các tiêu chí với nhau để xác định tầm quan trọng tương đối của chúng, đồng thời thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân và tham khảo ý kiến chuyên gia. Trong đó, thang điểm đề xuất cho điểm trọng số là thang điểm từ một tới bốn (Quy ước: Tầm quan trọng: Rất quan trọng: 4 điểm, quan trọng: 3 điểm, ít quan trọng: 2 điểm, không quan trọng: 1 điểm). Điểm trọng số được cho cho từng tiêu chí, trong mỗi tiêu chí sẽ có các chỉ tiêu đề xuất đánh giá sẽ có mức độ quan trọng riêng do đó sẽ được tính điểm trọng số riêng cho từng chỉ tiêu. Việc đánh giá cho điểm này được thực hiện thông qua đánh giá phỏng vấn trực tiếp người dân, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia.

- Bước 3 (Phân tích thực hiện cho điểm): Thông qua phân tích các tiêu chí đưa ra các nhận định từng mặt của yêu cầu về làng sinh thái, xác định các giá trị thực tế của mỗi chỉ tiêu bằng cách định giá trực tiếp qua việc thực hiện đánh giá chuyên môn cho điểm cho mỗi phương án.

29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá đặc điểm dân cư nông thôn khu vực nghiên cứu

3.1.1. Đánh giá tổng quan quá trình hình thành và phát triển dân cư nông thôn

ĐBSCL là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc trong đó là một số dân tộc chủ yếu như người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm. Những tộc người này đã hình thành nên đặc điểm dân cư nông thôn của khu vực.

- Người Việt: Người Việt, hiện nay là dân tộc chiếm đa số ở ĐBSCL. Khoảng đầu và giữa thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ Bắc và Bắc Trung Bộ đã vượt biển tìm đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Nhóm lưu dân người Việt đã mở rộng dần vùng đất khai khẩn từ miền Đông sang miền Tây Nam Bộ.[8]

Hình 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức điểm dân cư nông thôn hiện nay

Cư dân người Việt đã đến ĐBSCL khai khẩn đất đai, tạo lập ruộng vườn, hình thành xóm ấp. Xóm, ấp là sự tái lập lại mô hình làng xóm ở Bắc Bộ, Bắc

A . B. 3 4 2 1 a b 3 4 2 1 b a Ghi chú:

1. Phạm vi không gian điểm dân cư nông thôn (xã). 2. Đơn vị cư trú cơ bản thôn (làng, xóm, bản, thôn, ấp). 3. Đơn vị đội (tổ, lối xóm).

4. Nhà ở gia đình.

a. Trung tâm xã: với trường hợp nhất định là Thị tứ,.. b. Trung tâm thôn (làng, xóm, bản,…)

Cơ cấu tổ chức điểm dân cư nông thôn hiện nay

30

Trung Bộ mà lưu dân người Việt mang theo đến vùng đất mới. Tuy nhiên, làng xóm ở Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng có những nét khác biệt. Đó là cảnh quan, không gian, mối quan hệ xã hội, nếp sống,… của xóm ấp ở ĐBSCL. Ban đầu cư dân làng xóm là quan hệ láng giềng của những nông dân nghèo khổ tụ cư để cùng nhau khai khẩn đất đai, lập làng xóm cũng là lúc xây cất đình chùa, làm nơi thờ cúng, đáp ứng nhu cầu tâm linh, làm vững lòng người trong công cuộc chống chọi với thiên nhiên gian khó.

b). Người Khmer

ĐBSCL là nơi tụ cư đông đảo của của người Khmer Việt Nam. Người Khmer có mặt khá sớm ở Nam Bộ, nhiều ngôi chùa của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng được xây dựng từ vài thế kỷ về trước. Người Khmer là cư dân nông nghiệp, hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước và một ít loại hoa màu. Buổi đầu người Khmer sống thành các phum, sóc (như các xóm, ấp của người Việt) trên các giồng đất cao. Đó là các gò phù sa cổ, có nguồn nước ngọt, cao ráo, khí hậu thoáng mát, tránh được nước ngập vào mùa lũ của sông Cửu Long.

c). Người Hoa

Vào thế kỷ XVII và những thế kỷ tiếp theo, một luồng di cư khá đông đảo của người Trung Hoa ở duyên hải phía Nam Trung Quốc tìm đến định cư ở miền Nam Việt Nam. Những người di dân Trung Hoa ban đầu đến Nam Bộ với tư cách kiều dân, nhưng dần dần trong quá trình định cư và tham dự công cuộc khẩn hoang họ đã hội nhập vào cộng đồng các cư dân Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam với tên gọi người Hoa. Hoạt động kinh tế chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ. Ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa còn sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và các loại hoa màu. Một bộ phận đông đảo người Hoa tập trung cư trú ở các đô thị, thành phố, thị trấn, nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của họ.

3.1.2. Đánh giá tập quán cư trú trước đây và hiện nay của cư dân ĐBSCL

Tập quán trước đây

Trước đây lựa chọn nhà ở những nơi có bến sông nhằm thuận tiện cho việc đi lại, đánh bắt thủy sản, nơi có không gian thoáng đãng, có nước ngọt để sử dụng

31

từ các con sông, kênh, rạch. Việc lựa chọn cách bố trí này vừa giúp cho họ dễ dàng trong việc lao động sản xuất cũng như trong các hoạt động bán buôn. Vì là có cùng lựa chọn vị trí nên cư dân ở ĐBSCL sống nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau nên họ thường sống chung thành một cụm dân cư nhỏ.

- Vật liệu làm nhà: thường là những vật liệu có sẵn trong vườn, hoặc ở địa phương mình…; nhà được cất bằng cây tròn, nhỏ như tràm, đước… và lợp bằng lá dừa nước. Riêng nhà của những người có điều kiện thì được cất bằng các loại gỗ và mái lợp ngói hoặc là xây bằng bê tông cốt thép. Cổng nhà làm bằng những vật liệu đơn giản như tre hoặc trồng hai bên ngõ hai cây bông giấy hoặc dâm bụt và uốn giao cành với nhau.

- Hướng cất nhà: Người dân ĐBSCL ít chú trọng đến phương hướng khi cất nhà. Nhà quay hướng nào cũng được, miễn hướng đó có đầy đủ ánh sáng, có điều kiện để làm ăn buôn bán…

Tập quán cư trú hiện nay

- Lựa chọn vị trí: Hiện nay, hình thức cư trú tại khu vực xuất hiện 2 hình thức cư trú nông nghiệp mới là cư trú nhà ống mặt phố và cư trú điểm dân cư tập trung; người dân từ chỗ quay mặt ra sông nước thì nay quay mặt ra đường lộ, xuất hiện kiểu cư trú “mặt tiền quốc lộ” giống như các thành phố, thị xã; loại nhà này hiện nay đang trở nên phổ biến ở ĐBSCL. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vật liệu làm nhà: ở ĐBSCL vẫn có 02 mẫu nhà phổ biến là nhà ống được xây gạch, bê tông cốt thép, sử dụng các tấm tôn lợp mái và nhà lá.

- Hướng nhà ở hiện nay hướng theo hướng ra sông hoặc ra đường lộ. Tuy nhiên, nhà mặt tiền sông hiện nay đã thể hiện một số bất cập do việc thay đổi các phương tiện từ xuồng chèo tay sang chèo máy, ca nô, xà lan, tầu lớn ngược xuôi tạo nên những đợt sóng lớn va đập mạnh vào hai bờ khiến cấu trúc ven bờ thay đổi, gây ra tiếng ồn ào. Dọc theo những con sông lớn xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy, nhà hàng, khách sạn, các khu dân cư. Tất cả những hành động lấn chiếm đất xây dựng làm thay đổi dòng chảy sông khiến cho bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Tất cả các con sông, kênh có hiện tượng sạt lở.

32

Nhìn chung, tập quán cư trú hiện nay có thay đổi nhưng không lớn; hầu như

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long (Trang 29)