Từ cơ sở khoa học và thực tiễn, qua quá trình tìm hiểu và tiến hành xây dựng tiêu chí đánh giá, cũng như khi tiến hành áp dụng đánh giá cho khu vực cụ thể cho thấy; sau đây là đề xuất một số giải pháp để tiêu chí được áp dụng hiệu quả hơn:
- Biện pháp về cơ chế chính sách, quy hoạch và kế hoạch thực hiện khi xây dựng: + Có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân về khoa học kỹ thuật và một phần tài chính trong quá trình xây dựng LST (hỗ trợ về cơ sở hạ tầng giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng tránh, trú bão, cấp nước...).
+ Lồng ghép các quy phạm xây dựng nông thôn mới với nội dung quy hoạch và kế hoạch thực hiện xây dựng và phát triển LST thích ứng với BĐKH.
64
- Biện pháp về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương: các địa phương sau khi có quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, trong quy hoạch xã nông thôn mới sẽ lập quy hoạch LST thích ứng với BĐKH. Nội dung quy hoạch phải phù hợp với các điều kiện sau:
+ Tiêu chí nông thôn mới;
+ Tiêu chí LST thích ứng với BĐKH;
+ Phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành. - Biện pháp về giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng:
+ Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về BĐKH cho người dân.
+ Thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền người dân, để người dân thấy được lợi ích của việc xây dựng LST thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó người dân ủng hộ và tham gia tích cực trong việc thực hiện các tiêu chí đề ra.
65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, qua khảo sát thực tế về điều kiện sống của người dân ĐBSCL nhất là người dân sống ven biển, kết hợp với các chính sách của nhà nước về nông thôn mới, các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; luận văn đã thu được một số kết quả như sau:
1. Đã tổng hợp được một cái nhìn tổng quan về một số làng sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới làng sinh thái đã hình thành nhiều năm và có những bước tiến đáng kể, chúng ta có thể thấy trước những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, người Hà Lan đã tìm ra hướng đi riêng nhằm tiết kiệm năng lượng. Mô hình làng sinh thái ở Trung Quốc nhằm vào giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường hay mô hình cung cấp thực phẩm xanh đảm bảo an toàn thực phẩm. Đối với mô hình làng sinh thái ở Thái Lan nhằm vào mô hình làng kinh tế sinh thái hướng tới khôi phục sinh thái đất rừng, an ninh lương thực được đảm bảo, mô hình nông lâm kết hợp và nông nghiệp bền vững. Tái tạo quá trình sinh thái tự nhiên trên các trang trại, thiết lập lại quy trình phát triển tự nhiên như sự phát triển trong các hệ sinh thái tự nhiên. Các mô hình làng sinh thái ở Việt Nam đã áp dụng là dựa vào cộng đồng dân cư sống tại khu vực thực hiện dự án và ngoài mục đích bảo tồn nguồn gen, phủ xanh đồi trọc, bảo tồn thiên nhiên, các mô hình trên cùng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế cho người dân sống trong khu vực.
2. Đã xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu với 06 nhóm tiêu chí bao gồm các tiêu chí về cấp nước, xử lý chất thải, giao thông, năng lượng, cây xanh và nhà cộng đồng tránh, trú bão; trong đó các tiêu chí này được chia thành 16 chỉ tiêu, các tiêu chí đều phân tích đánh giá cụ thể về mục tiêu, yêu cầu và đồng thời trong mỗi chỉ tiêu được đánh giá điểm số để khi áp dụng vào thực tế sẽ dễ dàng. Các nhóm tiêu chí được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại và cần giải quyết đối với cuộc sống hàng ngày của người dân nông thôn khu vực như nhu cầu về cấp nước, xử lý chất thải, nghiên cứu và tiến tới sử dụng các nguồn năng lượng sạch trong cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng cuộc
66
sống và thích ứng với BĐKH; trên cơ sở đó đề xuất được thang phân cấp gồm 03 mức (loại A, loại B và loại C).
3. Đã đánh giá áp dụng tại ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; hiện tại xã chưa đạt được tiêu chí về LST thích ứng với BĐKH theo chỉ tiêu đề ra; trong đó có 02 (hai) tiêu chí không đạt là xử lý chất thải và nhà sinh hoạt cộng đồng tránh trú bão.
2. Khuyến nghị
Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian ngắn, nguồn tài liệu thành văn thuộc chủ đề biến đổi khí hậu – cơ sở dữ liệu chủ yếu của nghiên cứu, cũng như mục tiêu tổng quát nghiên cứu cho vùng ĐBSCL là quá lớn, trong khi đó thời gian quy định cho nghiên cứu lại ngắn, việc đọc, phân tích, diễn dịch, điều tra khảo sát của học viên trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn nên đề tài mới chỉ thực hiện khảo sát đánh giá ở phạm vi ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Hơn nữa, hoạt động đánh giá LST thích ứng với biến đổi khí hậu là mới và rộng; mặt khác, thời gian làm luận văn có hạn, do trình độ và sự hiểu biết của bản thân học viên nên nội dung luận văn còn nhiều hạn chế và thiếu sót, quá trình đánh giá còn mang tính chủ quan.
Trong thời gian tới, có thể tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu luận văn bằng cách tiến hành khảo sát thêm để có thể đánh giá toàn diện và chi tiết hơn về tiêu chí làng sinh thái thích ứng với BĐKH đồng thời có thể xây dựng mô hình LST theo các tiêu chí mẫu đề ra.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]. Bộ Giao thông Vận Tải (2012), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội;
[2]. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 3 (2011 – 2015), Hà Nội; [3]. Bộ TN&MT (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam,
Hà Nội.
[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương, Hà Nội.
[5]. Bộ TN&MT (2013), Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Hữu Đoàn (2009), Vận dụng phương pháp đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[7]. Đặng Thu Hà (2013), Đánh giá thực trạng cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp phát triển, Đại học Thủy lợi.
[8]. Nguyễn Minh Hòa (2012), Nhà ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (12), tr1-4.
[9]. GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu (Tài liệu huấn luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[10]. Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân (2009) “Làng - Hồ sinh thái, Một mô hình phát triển bền vững khu dân cư vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tuyển tập Khoa học công nghệ 50 năm xây dựng và phát triển, (1), tr 1-4;
68
[11]. Phạm Ngọc Trâm (1997), Môi trường sinh thái - vấn đề giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
[12]. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc Trăng (2012), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng Khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau.
[13]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau (2012), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau, Cà Mau.
[14]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (năm 2010), Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội.
[15]. Viện Khoa học Khí tưởng Thủy văn và Môi trường (2007), Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10, (10), tr 9-16, Hà Nội.
[16]. Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam (2012), Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, .
[17]. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2010), Điều tra đánh giá các mô hình Làng KTST; xác định nguyên tắc, tiêu chí và chỉ tiêu Làng kinh tế sinh thái, Hà Nội.
[18]. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Hạ tầng giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới: Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, (Số tháng 7/2014).
[19]. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê, Hà Nội. [20]. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thủy sản năm 2011, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
[21]. Mekong River Commission (2009), Adaptation to climate change in the countries of the Lower Mekong Basin: Regional synthesis report, Lao.
[22]. IPCC, “Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change”: WGI: "The Physical Science of Climate Change", WGII: "Impacts,
69
Adaptation & Vulnerability", WGIII: "Mitigation of Climate Change", 2007, Cambridge, UK.
[23]. UNEP/UIC (1992), United nations framework convention on climate change, NewYork.
[24].The Ecotippings points project, Reversing Tropical Deforestation: Agroforestry and Community Forest Management (Nakhon Sawan Province, Thailand).
http://www.ecotippingpoints.org/our-stories/indepth/thailand-watershed-forest- agroforestry-community-management.html (Thứ 2, 08/1/2014, 17:01 GMT+7). [25].Global Eco-village Network (2003), “What is an Ecovillage”
[http://gen.ecovillage.org/es/ecovillages]. 17 November 2003.
[26]. The Residential Community Het Care (2014), Ecovillage 'Het carré'
70
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA
THU THẬP THÔNG TIN VỀ TẬP QUÁN SINH HOẠT VÀ TÌM HIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC ĐỔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
A - THÔNG TIN CHUNG
1.Người cung cấp thông tin:………..………...
2.Địa chỉ:...
………..Điện thoại:………....
3.Số nhân khẩu:………..
B- TÌM HIỂU TẬP QUÁN SINH HOẠT VÀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4.Nghề nghiệp:………..
5.Nguồn nước cấp sinh hoạt, ăn uống của gia đình? Nước mưa Giếng khoan Nguồn khác:……….
6.Nguồn nước có đủ đảm bảo cho sinh hoạt của gia đình? Có Không (Nếu không, trả lời tiếp câu 6)
7.Biện pháp khắc phục, cải thiện tình trạng thiếu nước?...
………....
8.Phương tiện giao thông chính của gia đình là gì? Xe máy Ghe, xuồng Phương tiện khác:……….
9.Giao thông đi lại có đảm bảo an toàn? Có Không Ý kiến khác:………...
10.Rác thải của gia đình được xử lý như thế nào? Đốt Chôn lấp trong vườn Vứt ra ven đường Được đơn vị thu gom Khác:………..
11.Biện pháp giảm thiểu rác thải phát sinh của gia đình?...
……….
12.Ông/ bà sử dụng thắp sáng và sinh hoạt? Điện Gas Khác:……….
13.Trong khuôn viên hộ gia đình ông/ bà có bố trí không gian cây xanh? Có Không
71
C – TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU CỰC ĐOAN ĐẾN DÂN CƯ
14.Địa phương nơi ông/ bà sinh sống có thường xuyên xảy ra các hiện tượng mưa lũ, ngập lụt, hạn hán từ trước tới nay không
Có Không (Nếu có, trả lời tiếp câu 15, 16, 17, 18) 15.Các hiện tượng mưa lũ, ngập lụt, hạn hán diễn biến theo quy luật hay thất thường và khó đoán trước?
Theo quy luật Khó đoán
16.Khu vực thường xảy ra mưa lũ ở địa phương:... 17.Khu vực thường xảy ra ngập lụt ở địa phương:... 18.Khu vực thường xảy ra hạn hán ở địa phương:... 19.Ngành nông nghiệp của địa phương có bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan không?
Có Không (Nếu có, trả lời tiếp câu 20) 20.Những thiệt hại của địa phương do tác động của biến đổi khí hậu?
a). Trồng trọt:………. b). Về chăn nuôi:……… c). Thủy sản:……….. 21.Địa phương và người dân có biện pháp gì để thích ứng với tình trạng trên?
Có Không (Nếu có, trả lời tiếp câu 22) 22.Biện pháp đang được áp dụng ở địa phương nhằm ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi
khí hậu tới hoạt động nông nghiệp?...……… 23.Biến đổi khí hậu có ảnh tới cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, một số công trình xây dựng khác)
Có Không (Nếu có, trả lời tiếp câu 24)
24.Các ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng là gì... 25.Biến đổi khí hậu và các thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người
dân không?
Có Không (Nếu có, trả lời tiếp câu 26)
26.Các ảnh hưởng tới sức khỏe hay cuộc sống hàng ngày là gì ?... 27.Các biện pháp thích ứng của người dân trước biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan trong sinh hoạt
hàng
ngày... 28.Các ý kiến khác hoặc các mong muốn nguyện vọng của bà con nhân dân?...
..., ngày...tháng...năm 20….
72
Phụ lục 2: Một số hình ảnh điều tra khảo sát
Hình 1: Nhà ven sông (tỉnh Cà Mau) Hình 2: Nhà ven sông (tỉnh Cà Mau)
Hình 3: Lươn đất ngăn nước ven sông Hình 4: Đường đất trong thôn
Hình 5: Điều tra, phỏng vấn hộ gia đình ông Thái Thanh Long
Hình 6: Điều tra, phỏng phấn hộ gia đình ông Hoàng Văn Cương