Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ, là phần lãnh thổ của Việt Nam, nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40.572 km². Giới hạn địa lý của vùng này được xác định từ vĩ độ 8o30’N - 10º40’N và kinh độ 104º26’E - 106o40’E.
Địa giới hành chính của vùng được xác định bởi 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Tp. Cần Thơ.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình ĐBSCL khá bằng phẳng với đa phần diện tích có cao độ nằm trong khoảng 0,5-1,5m, thấp dần theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông. Trừ một số đồi núi ở phía Tây Bắc thuộc tỉnh An Giang, Kiên Giang, toàn bộ đất đai còn lại có cao độ dưới 5 m. Dựa theo đặc tính về địa hình, ĐBSCL có thể được chia thành 2 vùng chính: vùng cửa sông ven biển và vùng ngập lũ.
c. Đặc điểm khí tượng thủy văn
*/ Bức xạ- Nhiệt độ
- Bức xạ mặt trời: ĐBSCL có lượng bức xạ dồi dào, nhờ độ dài của ngày và vị trí độ cao của mặt trời. Tổng lượng bức xạ dao động khoảng 0,370-0,490 kcal/cm2/ngày; 10,2-15,4 kcal/cm2/tháng; 144-154 kcal/cm2/năm.
- Nhiệt độ không khí: ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Nền nhiệt độ không khí của ĐBSCL luôn cao và ổn định, nhiệt độ trung bình phổ biến khoảng 25- 28oC.
- Số giờ nắng: ĐBSCL có số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 - 2.709 giờ, trong đó tháng 2-3 có số giờ nắng lớn nhất (8-9 giờ/ngày), tháng 9 có số giờ nắng ít nhất (5 giờ/ngày).
*/ Chế độ mưa:Các yếu tố để đánh giá chế độ mưa của vùng ĐBSCL là: thời gian mưa, lượng mưa. Thời gian mưa: Mùa mưa thường bắt đầu cuối tháng 4 đầu tháng 5 và kết thúc khoảng tháng 10 - 11.
*/Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối hoàn toàn của Sông Mê Kông. Phần lưu vực sông Mê Kông chảy ngang qua Việt Nam được gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.
Hệ thống Sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ, bao gồm:
- Sông Hậu: chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề.
- Sông Tiền:có lòng sông rộng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa;
- Sông Mỹ Tho: dài khoảng 45km, chảy qua thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu.
- Sông Hàm Luông: dài khoảng 70km, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra biển bằng cửa Hàm Luông;
- Sông Cổ Chiên: dài khoảng 82km, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh, đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu;
- Sông Ba Lai:dài khoảng 55km, chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre, đổ ra biển theo cửa Ba Lai;
Bên cạnh hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số hệ thống sông - kênh lớn khác như sau: Sông Vàm Cỏ, Sông Sở Thượng,Sở Hạ,Sông Giang Thành,
Sông Châu Đốc, Sông Cái Lớn và Cái Bé... Hệ thống kênh đào ở vùng ĐBSCL cũng rất dày đặc, mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy.
d.Đặc điểm tài nguyên và hệ sinh thái
*/Tài nguyên nước
- Nước mặt: ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa.
ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Kông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, nguồn nước cấp chính là nước mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông.
Một vấn đề lớn đối với tài nguyên nước mặt ở ĐBSCL, đó là hiện tượng Nước chua. Nước chua thường xảy ra ở vùng đất phèn, một số nơi chịu ảnh hưởng nước chua từ nơi khác đến nhưng không nhiều. Thời gian bị nhiễm chua từ tháng 5 đến tháng 7, một số vùng kéo đến tháng 8 hoặc tháng 9. Ngoài ra, riêng vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn bị chua vào thời kỳ cuối mùa lũ thường là vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
-Nước ngầm:ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản phẩm khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.
Theo Báo cáo Quốc gia về Ô nhiễm môi trường Biển 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nước ngầm nhạt ở ĐBSCL chủ yếu tồn tại dưới dạng các thấu kính chôn vùi. Những thấu kính này thường nằm ở độ sâu khá lớn, một số nơi gặp ở độ sâu 70-80m (Cà Mau), nhưng một số tỉnh khác thì gặp ở độ sâu 200-300m và hơn nữa. Tuy nhiên, hầu như toàn bộ nước ngầm trên vùng này đều bị nhiễm mặn, không thể dùng để uống và sinh hoạt.
*/Tài nguyên đất
ĐBSCL được tạo thành do trầm tích sông ngòi và khoáng sinh phèn (pyrite) được hình thành trong các lớp trầm tích đầm lầy. Theo bản đồ thổ nhưỡng, ĐBSCL gồm có đất phù sa sông (1,2 triệu ha), đất phèn (1,6 triệu ha), đất nhiễm mặn (0,75 triệu ha), các loại đất khác (0,35 triệu ha).
Hiện nay, trong tổng diện tích của cả 13 tỉnh ĐBSCL (là 3,96 triệu ha) đã có khoảng 2,46 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, 0,38 triệu ha để phát triển lâm nghiệp nhưng chỉ có 0,2 triệu ha thực sự là rừng trồng.
Nhìn chung ở ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn. Do nền đất yếu cho nên để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí nhiều.
*/ Khoáng sản
Các loại khoáng sản chính tại ĐBSCL bao gồm: đá vôi (trữ lượng đánh giá là 145 triệu tấn, mức độ khai thác hiện nay 2 triệu tấn/năm); đá Andezit, granit (trữ lượng của các loại vào khoảng 450 triệu m3, trữ lượng khai thác đạt 1 triệu m3/năm); sét gạch ngói (trữ lượng sét khoảng 3.000.000 - 40.000.000m3, lượng khai thác hàng năm khoảng 1.000.000m3); cát sỏi (trữ lượng khoảng 2.000.000 - 10.000.000m3, lượng khai thác hàng năm nhỏ hơn 1.000.000m3); than bùn (trữ lượng tính toán khoảng 370 triệu tấn (trong đó U Minh 300 triệu tấn), lượng khai thác hàng năm 500.000 tấn);
Các loại khoáng sản khác: Mollipden tại núi Sam (An Giang), Bentonit (Hậu Giang); nước khoáng: thuộc loại nước khoáng nóng (380C - 390C) có ở Trung Lương (Tiền Giang); Vĩnh Long; Sóc Trăng; Bạc Liêu. [6]
*/ Hệ sinh thái-động thực vật
- Hệ sinh thái
Hệ sinh thái ĐBSCL được hình thành với sự ảnh hưởng rõ nét bởi sông Mê Kông. Sông Mê Công đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa.
Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở ĐBSCL. Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng. Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất. Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ bị tác động và rất khó quản lý. Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của ĐBSCL.
Trong các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường. Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển ĐBSCL nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau;
+ Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên.
+ Hệ sinh thái cửa sông: Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này.
Sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL gắn liền với các hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng đã giảm rất nhiều so với trước đây do sự phá hoại trực tiếp của con người và cả tác động của thiên nhiên. Theo kết quả thống kê tính đến 31/12/2011 vùng ĐBSCL có 260,1 nghìn ha rừng các loại, phân bố cụ thể như sau:
Bảng3.1. Diện tích rừng vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2011 Khu vực Tổng diện tích có rừng (1000 ha) Rừng tự nhiên (1000 ha) Rừng trồng (1000 ha) Tỷ lệ che phủ rừng (%) Tổngsố Mới trồng Đồng bằng sông Cửu Long 260,1 60,9 199,2 13,0 - Long An 33,4 0,8 32,6 0 7,4 Tiền Giang 6,3 0 6,3 0,2 2,4 Bến Tre 4,0 1,0 3,0 0,3 1,6 Trà Vinh 7,5 1,7 5,8 0 3,2 Đồng Tháp 7,1 0 7,1 0,3 2,0 An Giang 12,5 0,6 11,9 0,3 3,4 Kiên Giang 71,1 44,3 26,8 0,7 11,1 Hậu Giang 2,9 0 2,9 0,2 1,7 Sóc Trăng 10,6 1,5 9,1 0,4 3,1 Bạc Liêu 4,0 2,0 2,0 0 1,6 Cà Mau 100,7 8,9 91,8 10,6 17,0 (Nguồn:Tổng cục Thống kê, 2013)[6] Hệ động vật khu vực ĐBSCL rất phong phú do có hệ sinh thái tự nhiên rừng ngập mặn và rừng tràm. Tuy nhiên, do chiến tranh, săn bắn, đánh bẫy và do mất rừng nên những năm gần đây hệ động vật suy giảm đáng kể cả về số lượng và số loài. Số liệu thống kê cho thấy hệ động vật tại ĐBSCL có 23 loài có vú, 386 loài chim, 35 loài bò sát, 6 loài lưỡng cư và hơn 250 loài cá.
Theo Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, ĐBSCL có trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao và khoảng gần 20 loài cá quý hiếm.