Tiêu chí về thải nước thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 71)

a. Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn ĐBSCL

Tại khu vực nông thôn ĐBSCL, trước đây kiểu nhà ở truyền thống của người dân vùng ĐBSCL hầu hết đều quay mặt ra sông, kênh rạch với một phần chính lấn ra sông, phần phụ gác lên bờ, kiểu nhà ở này cùng với dân cư thưa thớt khoảng một cây số mới có một hộ dân sinh sống, do đó các chất thải có thể được phân hủy một cách tự nhiên, nước thải sinh hoạt pha loãng vào nước sông và tự làm sạch. Hiện nay, dân số vùng nông thôn khu vực ĐBSCL ngày càng gia tăng, phát sinh chất thải rắn, nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều, tuy nhiên lượng chất thải này không được thu gom, xử lý mà được người dân xả thẳng ra sông, kênh rạch hoặc các khu đất lân cận dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

Mặt khác, tốc độ đô thị hóa cao đã làm thay đổi gần như toàn bộ bức tranh cư trú của người dân tại đây. Các ngôi nhà từ chỗ quay mặt ra sông, kênh rạch, nay đã được xây dựng theo hướng ngược lại với kiểu cư trú “mặt tiền quốc lộ”, hình thức này cũng đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước do người dân xả chất thải trực tiếp ra sông, kênh rạch sau nhà.

Nước thải sinh hoạt phía sau nhà dân huyện Đầm Dơi- Cà Mau.

Hố xí 2 thùng sau nhà dânở nông thôn

huyện Duyên Hải- Trà Vinh

Hình 3.4.Nước thải sinh hoạt một số nhà dân

Hình thức ở và kiểu cách xây nhà ở cũng thay đổi, tuy nhiên các công trình vệ sinh ít được chú ý, các công trình xử lý nước thải sinh hoạt vẫn còn tạm bợ hoặc không đúng quy cách. Tại một số hộ gia đình mặc dù đã được lắp đặt các hố xí thùng, tuy nhiên kiểu hố xí ở đây nhỏ không đủ kích thước và không đáp ứng được các yêu cầu như thời gian lưu chứa, phân hủy, lắng, lọc, do đó hầu như chất thải vẫn trực tiếp xả ra kênh hoặc ao hồ xung quanh nơi sinh sống, gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, cảnh quan sinh thái và gây ảnh hưởng tới chính sức khỏe của người dân.

Trong dòng nước đen từ các khu vệ sinh, lượng cặn thải ra theo đầu người thường dao động trong khoảng 100 - 400g trọng lượng ướt/người.ngày, tùy theo tập quán sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, trung bình, mỗi người lớn mỗi ngày thải ra 1 - 1,3 kg nước tiểu, tùy theo lượng nước sử dụng cho ăn uống và điều kiện thời tiết [1]. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh. Vi sinh vật gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi, công trình…), thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp,… và sau đó có thể gây bệnh.

b. Tính toán, thiết kế bể xử lý nước thải sinh hoạt cho làng sinh thái phù hợp với khu vực nông thôn ĐBSCL và xác định các tiêu chí

Làng sinh thái khu vực ĐBSCL được xây dựng với những tiêu chí riêng phù hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu điều kiện nước biển dâng do đó làng sinh thái cũng phải được xây dựng tiêu chí riêng về xử lý nước thải.

*/ Các yêu cầu để thiết kế bể xử lý nước thải sinh hoạt:

- Toàn bộ nước thải phát sinh được thu gom và xử lý tại chỗ bằng bể xử lý nhiều ngăn (bể điều hòa, ngăn lắng, lọc);

- Nước thải được tái sử dụng (tưới cây, tưới rau, nuôi cá…); - Không xả nước thải chưa qua bể xử lý ra môi trường; - Giá thành xây dựng phải phù hợp.

*/ Lựa chọn các thông số thiết kế bể tự hoại cho các hộ gia đình trong LST:

Trên cơ sở khảo sát thực tế cho thấy các hộ gia đình trẻ hiện nay thường có xu hướng tách riêng và xây dựng nhà ở riêng, do đó số nhân khẩu trong hộ gia đình thường từ 3 đến 4 người cá biệt có một số hộ gia đình có 5 đến 6 người, nhưng phổ biến là 4 người/hộ. Việc lựa chọn thông số tính toán thiết kế chủ yếu cho các hộ gia đình có 4 đến 5 người/hộ.

- Vật liệu xây dựng bể: dựa vào các nghiên cứu về các loại bể tự hoại, và thực tế đã xây dựng thử nghiệm ở một số địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Sơn Tây, nhóm nghiên cứu đã thiết kế bể xử lý nước thải kỵ khí 5 ngăn có dòng hướng lên, bằng hai loại vật liệu, một loại bể bằng nhựa được lắp đặt thử nghiệm tại huyện Đầm Dơi - Cà Mau và thiết kế bể xây bằng gạch có giá thành rẻ, dễ xây dựng để người dân có thể áp dụng khi xây dựng cho hộ gia đình.

- Kích thước bể: Tại khu vực ĐBSCL, các hộ gia đình thường có số nhân khẩu từ 4 đến 5 người trong một hộ, với tiêu chuẩn cấp nước cho khu vực nông thôn theo Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 33-2006, Bộ Xây dựng là 100 lít/người/ngày.đêm, như vậy lượng nước cấp cho một hộ gia đình với 5 người là 500 lít/hộ/ngày đêm. Ước tính lượng nước sử dụng cho toilet khoảng 10%, vậy lượng nước thải trung bình ngày của một hộ khoảng 50 lít/ngày. Do vậy, kích thước bể được lựa chọn như sau:

- Số người trong hộ gia đình: 5 người

- Chiều cao lớp nước H (m): 1,2; Chiều rộng bể (m): 0,7(nếu bể ngăn theo chiều dọc); 1,4 m (nếu bể ngăn theo chiều ngang); chiều dài ngăn thứ nhất(m):1,2 ; chiều dài ngăn thứ hai(m): 0,6;

Bể tự hoại được thiết kế gồm 5 ngăn: 01 ngăn chứa, 03 ngăn lắng và 01 ngăn lọc kỵ khí, có thể cho phép đạt hiệu suất xử lý theo COD trung bình từ 75 % đến 95 %, theo BOD5từ 70 % đến 90% và theo SS từ 70 % đến 95 %.

Hình 3.5.Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

Đối với bể xử lý có ngăn lọc kỵ khí xây bằng gạch cho một hộ gia đình, giá thành khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng. Với việc xử lý nước thải bảo vệ môi trường sống cho hộ gia đình, tận dụng lại nguồn nước cho mục đích tưới cây, nuôi cá… thì mức chi phí này có thể chấp nhận được.

Do đặc điểm khu vực ĐBSCL về mùa khô rất khan hiếm nguồn nước ngọt, vì vậy việc tận dụng nguồn nước để tưới cho các loại cây trong vườn là rất cần thiết, không những đem lại hiệu quả kinh tế mà còn giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường và bổ cập cho nguồn nước ngầm.

Hình 3.6.Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng lại nguồn nước

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân và thay đổi thói quen vệ sinh cá nhân của người dân khu vực nông thôn ĐBSCL, cần thiết phải có nhiều những mô hình xử lý nước thải quy mô hộ gia đình được làm mẫu, phổ biến và nhân rộng. Bể điều hòa Bể kỵ khí 1 Bể kỵ khí 2 Nước sau xử lý Nước thải vào Ngăn lọc Bể kỵ khí 3

Từ hiện trạng công tác vệ sinh môi trường, nhóm nghiên cứu đặt ra một số tiêu chí cụ thể cần đạt được để xây dựng một mô hình mẫu về công tác xử lý nước thải cũng như vệ sinh môi trường cho công tác quy hoạch các cụm dân cư mới cũng như Làng sinh thái cần phải đạt được như sau:

Bảng3.10. Các chỉ tiêu trong tiêu chí về xử lý nước thải sinh hoạt

Chỉ

tiêu Nội dung của chỉ tiêu Yêu cầu

Căn cứ đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu

1

Đảm bảo các hộ gia đình trong làng sinh thái đều có công trình xử lý nước thải sinh hoạt

Đạt được quy chuẩn xả thải QCVN 14: 2008/BTNMT mức B) 100% các hộ gia đình trong LST đều có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

2

Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đã được kiểm nghiệm, thực hiện các hướng dẫn quản lý sử dụng nước để giảm khối lượng nước thải phải xử lý Đạt được quy chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận (QCVN 14: 2008/BTNMT mức B) Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đều sử dụng các công nghệ đã được kiểm nghiệm, xây dựng theo đúng hướng dẫn kỹ thuật

3

Khuyến khích việc tái sử dụng lại nguồn nước sau xử lý

Các công trình XLNT sinh hoạt của người dân đều có hệ thống thu gom và tái sử dụng

c. Nội dung của các chỉ tiêu trong tiêu chí về xử lý nước thải (13 điểm)

*/Chỉ tiêu 1: Đảm bảo các hộ gia đình trong làng sinhthái đều có hệ thống xử

lý nước thải sinh hoạt.

- Mục đích: Nước thải sinh hoạt của các hộ dân được thu gom và xử lý trước khi dùng vào các mục đích khác, nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Tận dụng những chất dinh dưỡng còn lại sau xử lý phục vụ cho nhu cầu khác như tưới rau, cây xanh, hay ao nuôi cá… Đảm bảo an toàn và sức khỏe của người dân.

- Yêu cầu: Các hộ gia đình trong LST đều có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và tính theo tỷ lệ % số hộ có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt/số hộ trong làng.

- Cách tính điểm:

Chỉ tiêu Tỷ lệ số hộ có hệ thống XLNT sinh hoạt (%)

30% 40% 50% 60% > 80%

- Cách tiếp cận: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải phân tán, bằng các loại bể lọc 5 ngăn kỵ khí, xây bằng gạch hoặc chế tạo bằng nhựa. Ngoài ra có thể sử dụng công nghệ của nước ngoài như Jokaso của Nhật Bản.

*/ Chỉ tiêu 2: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đã được kiểm

nghiệm, thực hiện các hướng dẫn quản lý sử dụng nước để giảm khối lượng nước

thải phải xử lý.

- Mục đích:

+ Xử lý nước thải sinh hoạt đạt được các quy chuẩn hiện hành trước khi thải ra nguồn nước mặt.

+ Đảm bảo thiết bị xử lý nước thải hoạt động hiệu quả, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn.

Hình 3.7. Cầu tiêu bắc ra sông và ao nhà, thường thấy ở nông thôn ĐBSCL

- Yêu cầu: Các hộ dân trong LST đều thực hiện xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt bằng các công nghệ đã được kiểm nghiệm trong thực tế.

- Cách tính điểm: Chỉ tiêu Xây dựng hệ thống XLNT sinh hoạt Sử dụng thường xuyên hệ thống XLNT Áp dụng công nghệ XLNT đã được kiểm nghiệm thực tế Điểm số 1 1 2

- Cách tiếp cận: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải phân tán, bằng các loại bể lọc 5 ngăn kỵ khí, xây bằng gạch hoặc chế tạo bằng nhựa. Ngoài ra có thể sử dụng công nghệ của nước ngoài như Johkaso của Nhật Bản.

*/ Chỉ tiêu 3: Tái sử dụng lại nguồn nước sau xử lý

- Mục đích: Tận dụng lại nguồn nước đã qua xử lý vào mục đích khác, nhằm đem lại nguồn lợi kinh tế và bảo vệ môi trường.

Do đặc điểm của khu vực ĐBSCL là địa hình thấp, nước biển xâm nhập sâu vào lục địa, dẫn tới tình trạng thiếu nước ngọt trong ăn uống và sinh hoạt, việc tận dụng lại nguồn nước sau xử lý để tưới cây, nuôi cá vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa có thể là nguồn bổ sung nước ngọt cho mạch nước ngầm.

- Yêu cầu: Các hộ dân đều có kế hoạch tái sử dụng lại nguồn nước thải sau khi đã qua xử lý. Để tận dụng lại nguồn nước cần phải có các công trình như vườn rau, ao cá hay cây xanh…

- Cách tính điểm:

Chỉ tiêu

Thiết kế hệ thống thu và chứa nước

sau xử lý

Sử dụng lại nguồn nước sau

xử lý

Sử dụng nguồn nước đã qua xử lý cho

vườn cây, ao cá

Điểm số 1 1 2

- Cách tiếp cận: Xây dựng các công trình thu gom và chứa nước sau xử lý, như mương hở dẫn ra vườn rau, ao cá, hố thu nước. Để có thể dùng nguồn nước này bổ cập cho nước ngầm cần có công trình xử lý tiếp theo như hệ thống bãi lọc trồng cây hay ao sinh thái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 71)