a.Phương pháp thuthập số liệu, tài liệu:
Đề tài đã thu thập, tổng hợp phân tích số liệu về khu vực nghiên cứu, các tác động của BĐKH tới Việt Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước xây dựng các tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. Các tài liệu cụ thể như:
- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ĐBSCL
- Tài liệu, số liệu từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu đánh giá các tác động của BĐKH tới khu vực ĐBSCL. Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan, kế thừa chọn lọc số liệu, dữ liệu từ nội dung các báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tham khảo các nội dung từ sách, giáo trình, sổ tay, các tài liệu khác của các cá nhân, tổ chức liên quan.
- Thu thập, nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xây dựng mô hình làng sinh thái.
- Khảo sát thực địa, nghiên cứu, xem xét, đánh giá các vấn đề có liên quan như cấp nước sinh hoạt, xử lý chất thải vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và các mặt xã hội nơi nghiên cứu để đề xuất các tiêu chí cụ thể.
Trong đề tài đã tập trung nghiên cứu, sử dụng số liệu, báo cáo từ Đề tài khoa học cấp Nhà nước“Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thíchứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Mã số BĐKH.13)”.
Phương pháp lựa chọn và đánh giá, xác định điểm trọng số cho các tiêu chí về Làng sinh thái được trình bày cụ thể tại phần Phụ lục.
b.Phương pháp chuyên gia:
Tổ chức họp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia (trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, xây dựng, kiến trúc...) và các nhà quản lý tại địa phương để cùng tham gia điều tra, nghiên cứu, phân tích đánh giá và xây dựng các tiêu chí.
c.Phương pháp hệ thống hóa, thiết kế mô hình làng sinh thái theo các tiêu
chí đã nghiên cứu
Mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu là đối tượng nghiên cứu mới. Các kết quả nghiên cứu của đề tài chưa có điều kiện áp dụng trên thực tế thì việc mô phỏng chúng dưới dạng mô hình lý thuyết là cần thiết. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, thiết kế mô hình làng sinh thái giả định tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các nội dung: thiết kế nhà sinh hoạt cộng đồng, thiết kế mô hình cho một làng sinh thái với hệ thống giao thông, cây xanh, hệ thống cấp nước,… theo qui phạm về thiết kế kỹ thuật, xây dựng khung dự toán chi phí đầu tư, chi phí vận hành và khái toán các chi phí cho hệ thống theo các qui định về quản lý chi phí hiện hành của Việt Nam. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được xác định qua mô hình là cơ sở để đánh giá tính khả thi của mô hình đã đề xuất.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN