a.Tác động của BĐKH tới môi trường tự nhiên khu vực ĐBSCL
*/ Môi trường nước:
ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Vì theo dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 - 20.000 km2đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn.
Lưu lượng nước sông Mê Kông giảm từ 2 - 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn.
Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm. Độ nhiễm mặn đo cùng một địa điểm ở vùng Long An gia tăng từ 300 mg muối/lít vào tháng 3/2002 lên 1800 mg/l vào tháng 3/2004. Tại cống Cái Xe (rạnh Mỹ Xuyên và thị xã Sóc Trăng) ngày 20/2/2005 độ mặn trong nước là 5,900 mg/lít.
Vào các tháng mùa khô năm 2009, theo Ủy ban Nhân dân huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện nước mặn từ 6 cửa sông thuộc hệ thống sông Mê Kông đã xâm nhập vào nội địa vùng ĐBSCL 70 km [10]. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nước mặn từ sông Ông Đốc đã xâm nhập sâu 65km. Nước mặn từ sông Cái Lớn cũng xâm nhập sâu 65 km đến thị xã Vị Thanh (Hậu Giang). Hiện một số địa phuơng trong vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Ngành Khí tượng Thuỷ văn các tỉnh ĐBSCL còn cho biết: trong các đợt triều cường từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 đã làm cho vùng ngoài đê bao 8 tỉnh, thành vùng lũ gồm: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ bị ngập. Ngoài ra, triều cường làm nước sông dâng cao đã làm khoảng 70.000 ha vườn cây ăn trái, hàng trăm km đường nông thôn bị ngập sâu từ 10 - 30 cm. Trước đó, đợt triều cường kết hợp mưa nhiều thời điểm giữa tháng 12/2008 làm 100.000 ha nằm ngoài các đê bao tại ĐBSCL bị ngập từ 10 - 40 cm, chủ yếu là vườn cây ăn trái. Nước ngập xảy ra ngay trong mùa khô gây trở ngại trong sản xuất, sinh hoạt của người dân sống ngoài vùng đê bao.
ĐBSCL sẽ phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn và tình trạng ngập lũ hạ lưu sông Mê Kông với qui mô lớn. Quá trình xâm nhập mặn ở mức độ cao có thể hủy diệt thảm thực vật và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tràm ở Cà Mau, Kiên Giang...
*/ Môi trường đất:
ĐBSCL là vùng đất thấp và có bờ biển dài nên bị ảnh hưởng bởi triều cường. Ngoại trừ một phần vùng đất cao của tỉnh An Giang và Kiên Giang, các khu vực còn lại đều có cao trình dưới 2m. Chính vì vậy, mức độ tác động của biến đổi khí hậu lên khu vực này là rất lớn.
Hình 3.2. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứngvới
mực nước biển dâng 1m [4]
Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012 [4] khi mực nước dâng thêm 1m thì 39% diện tích đất khu vực ĐBSCL sẽ bị ngập và ảnh hưởng đến gần 35% dân số (Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Diện tích có nguy cơ bị ngập và dân số vùng ĐBSCL bị hưởng trực
tiếp theo mực nước biển dâng
Mực nước dâng
(m)
Diện tích đất bị ngập
(% diện tích)
Dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp (% dân cư) 0,50 5,4 5,3 0,60 9,8 9,3 0,70 15,8 14,7 0,80 22,4 20,4 0,90 29,8 26,8 1,00 39,0 34,6
Nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước. Cụ thể, Bến Tre mất 1.131 km2 (hơn 50% diện tích), Long An mất 2.169 km2 (gần 50%), Trà Vinh mất 1.021 km2 (gần 46%), Sóc Trăng mất 1.425 km2 (gần 44%), Vĩnh Long mất 606 km2 (gần 40%)…
Kèm theo những vùng đất bị ngập bởi nước biển thì vùng đất bị nhiễm mặn cũng tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng trên cơ sở Kịch bản biến đổi khí hậu tại ĐBSCL cho thấy rằng nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất khoảng hai triệu ha đất trồng lúa.
Đất ĐBSCL rất dễ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Tại các khu vực như: Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau diện tích đất nhiễm phèn chiếm một phần rất đáng kể. Mực nước biển dâng đưa mặn vào sông ngòi, đồng ruộng. Mức độ mặn hóa của đất tăng lên, phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ém phèn xuống tầng sâu. Khi mực nước trên kênh mương, đồng ruộng giảm xuống, tình trạng khô hạn bắt đầu thì quá trình mặn hóa và đặc biệt là phèn hóa bốc lên tầng mặt rất mạnh mẽ. Quá trình mặn hóa và phèn hóa có khi cùng tồn tại có khi chống lại nhau tạo ra loại đất vừa có tính mặn vừa có tính phèn. Tình trạng này làm cho đất bị chua hóa và mất khả năng canh tác.
Với đất phù sa trung tính sông Tiền, sông Hậu, đất xám trên cồn phù sa cổ vốn đã bị thoái hóa do quá lạm dụng phân vô cơ, thì nay hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng làm tình trạng thoái hóa đất càng trở nên trầm trọng. Nước biển dâng khiến diện tích bị xâm thực mặn tăng. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra mạnh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hóa trong đất khó xảy ra. Tại đồng bằng sông Cửu Long, vào năm bình thường, khoảng 320 nghìn ha đất nhiễm mặn, nhưng vào năm hạn hán khoảng 744 nghìn ha đất nhiễm mặn (18,9% diện tích).
*/ Hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Sự tăng lên của nhiệt độ tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái biển, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng. Chế độ nhiệt xích đạo sẽ lan rộng lên ĐBSCL (nơi có vĩ độ từ 9 - 100). Nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt của hệ sinh thái thủy sinh và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt cũng như hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng của nhiều vùng.
Hệ sinh thái biển cũng sẽ bị tổn thương do BĐKH. Các rạn san hô là hệ rừng nhiệt đới của biển, nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước ven biển bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra. Các biến động của hệ sinh thái có thể đưa đến một sự thoái hóa về tính đa dạng của chủng loại sinh vật của vùng đất liền ĐBSCL và biển ven bờ của 8 tỉnh Bắc và Nam sông Hậu.
Mực nước biển dâng cùng với cường độ của bão tố, thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sống còn của rừng ngập mặn cũng như các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. Xu hướng biến đổi của khí hậu khiến nước biển dâng, độ mặn nước biển trong rừng ngập mặn sẽ có thể vượt quá 25%. Những biến đổi đó đã làm mất đi rất nhiều loài sinh vật, làm thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái cửa sông là những hệ sinh thái quan trọng bậc nhất trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tính đa dạng nguồn lợi thủy sản của khu vực, đặc biệt là các tỉnh ven biển như: Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ tới các hệ sinh thái với các yếu tố sau:
- Nước biển dâng và ngập mặn gia tănggây các hậu quả:
+ Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ vùng cửa sông và vào sâu trong nội đồng;
+ Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một số loài thuỷ sản vùng cửa sông và trong rừng ngập mặn;
+ Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hoá và thủy sinh xấu đi. Kết quả là quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút của các loài khu vực cửa sông, rừng ngập mặn;
+ Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.
- Nhiệt độ tăng sẽgây một số hậu quả:
+ Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản;
+ Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
Cùng với nhiệt độ, sự biến đổi của lượng mưa cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và phân vùng của các loài cây ngập mặn. Do ảnh hưởng của BĐKH nên mưa thường xuyên xảy ra những diễn biến thất thường về cả cường độ và thời gian. Khi mưa lớn chỉ tập trung trong thời gian ngắn và nhiều tháng còn lại trong năm bị khô hạn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phân bố của cây ngập mặn.
Ngoài ra, do tác động của BĐKH bão ngày càng xuất hiện với tần xuất lớn hơn và mức độ mạnh hơn tại khu vực phía Nam, trong đó có các tỉnh thuộc ĐBSCL gây ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) ven biển. Nhìn chung, RNM thường không thể phát triển được ở những nơi chịu tác động trực tiếp theo chu kỳ năm của bão. Những cơn bão lớn xuất hiện hàng năm vào các tỉnh ven biển với tần xuất và cường độ ngày càng khốc liệt hơn do tác động của BĐKH đã làm vỡ đê biển, phá huỷ các RNM tự nhiên hoặc trồng để bảo vệ đê, phá huỷ môi trường sống của nhiều loài tôm cá biển cũng như chim nước.
Nước biển dâng cao nhất trong những ngày có mưa bão kết hợp triều cường, có khi lên tới 5 - 8 m gây ra thiệt hại to lớn về tài sản của cộng đồng ven biển, làm cho bờ biển bị xói lở, kể cả những vùng có các dải rừng ngập mặn phòng hộ. Sóng to, mưa lớn làm cho cây bị gãy cành, rụng hoa quả và cuốn trôi nhiều cây con ra biển. Hủy hoại hệ sinh thái rừng ngập mặn là điều không thể tránh khỏi.
b. Tác động của BĐKH tới kinh tế- xã hội khu vực ĐBSCL
Khi đánh giá một cách tổng thể, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL sẽ chịu sự tác động trên các mặt:
- Biến động trong sản xuất: Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế đồng ruộng lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụt giảm trên, đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn, suy giảm nguồn nước và cơ cấu năng lượng;
- Biến động về phân bố dân cư, đô thị khi đó các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và từ nội vùng ra ngoài vùng ĐBSCL.
Những biến động về môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội nêu trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ĐBSCL nếu không kịp thời có sự ứng phó thích hợp.
Đánh giá tác động của BĐKH đến kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL tập trung vào các ngành, lĩnh vực chính sau:
+ Nông lâm nghiệp: trồng trọt, thủy sản;
+ Công nghiệp: công nghiệp thực phẩm và phụ trợ cho nông nghiệp, quy hoạch đất công nghiệp;
+ Hạ tầng: giao thông, năng lượng, cấp nước sạch, xử lý chất thải; + Qui hoạch, xây dựng đô thị/điểm dân cư nông thôn;
+ Y tế và sức khỏe cộng đồng: các bệnh do nhiệt độ tăng, dịch bệnh các vùng ngập lũ.
*/ Nông nghiệp và an ninh lương thực
Nhiệt độ trái đất nóng lên, nước biển dâng cao, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nước ta ngày càng nhiều.
Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tần suất các cơn bão xuất hiện nhiều, triều cường tăng đột biến… sinh kế của hàng chục triệu người dân Việt Nam đang bị đe dọa bởi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Nếu nhiệt độ trên Trái đất tăng thêm 2oC, và nước biển dâng lên 1 mét thì 90% diện tích đất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập từ 4 - 5 tháng, kéo theo hậu quả sẽ mất 12 - 15 triệu tấn gạo/năm [5].
Hiện nay, khoảng 2,1 triệu ha đất nông nghiệp ở vùng này bị nhiễm mặn và 1,6 triệu ha đất nhiễm phèn, đất đai bị bạc màu, đa dạng sinh học giảm mạnh. Không những vậy mà các dịch bệnh xuất hiện sẽ lan tràn...
Tình trạng thiết hụt nước tăng cao. Diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động. Phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng thể hiện rõ. Nguồn thủy, hải sản bị suy giảm và phân tán.
*/ Thủy hải sản
- Khu vực nuôi trồng thủy hải sản
Khu vực ĐBSCL có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhất cả nước bao gồm: nuôi thủy sản nước lợ mặn, nuôi thủy sản nước ngọt. Với 762.000 ha mặt nước nuôi thủy sản cùng giá trị xuất khẩu hàng tỉ USD mỗi năm, vùng ĐBSCL đóng góp đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Trong thời gian qua, do những yếu tố bất thường của thời tiết, chủ yếu là thời tiết nắng nóng kéo dài, diễn biến thời tiết bất thường làm biến động các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của khu vực trong thời gian qua cũng rất lớn. Tại tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2009, diện tích tôm sú thiệt hại 2.535 ha/257 triệu con/2.478 hộ (Mỹ Xuyên 976 ha, Vĩnh Châu 1.086 ha, Long Phú 328 ha, Cù Lao Dung 137 ha, Thạnh Trị 8 ha) [7].
+ Ảnh hưởng của bão:
Bão đã gây ra những cơn sóng dữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển và khu vực nuôi cá tra ven sông. Vì vậy tổn thất mà bão gây ra cho hoạt động nuôi trồng thủy sản là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi, cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ thì bão và áp thấp nhiệt