Tiêu chí về xử lý chất thải rắn tiếp cận theo hướng giảm thiểu tối đa việc chôn lấp lượng rác thải rắn trong nông nghiệp, nông thôn và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng, cần áp dụng các mô hình xử lý hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân nông thôn trong việc thu gom, xử lý hiệu quả chất thải rắn cũng cần đẩy mạnh.
a. Xây dựng tiêu chí xử lý chất thải rắn cho làng sinh thái
Nhóm chỉ tiêu về xử lý chất thải rắn sinh hoạt (12 điểm) cho làng sinh thái tại khu vực ĐBSCL như sau:
Bảng3.11. Các chỉ tiêu trong tiêu chí về xử lý chất thải rắn Chỉ
tiêu Nội dung Yêu cầu
Căn cứ đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu
1
Đảm bảo phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong các hộ gia đình trong làng sinh thái
Tuân thủ các quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn an toàn, vệ sinh môi trường
% chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được phân loại, thu gom lưu trữ tạm thời trong các thùng chứa chuyên dụng.
Chỉ
tiêu Nội dung Yêu cầu
Căn cứ đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu
2 Giảm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Thực hiện chương trình giảm thiểu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái sử dụng
- Tỷ lệ các hộ sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường
3 Xử lý chất thải rắn An toàn hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật
Tỷ lệ phần trăm chất thải rắn được xử lý an toàn, đúng kỹ thuật vệ sinh môi trường.
b. Nội dung các chỉ tiêu trong tiêu chí về xử lý chất thải rắn sinh hoạt
*/ Chỉ tiêu 1: Đảm bảo phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong các
hộ gia đình trong làng sinh thái
- Mục đích: Giảm lượng chất thải rắn sinh hoạt cần xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo.
- Yêu cầu: Các hộ gia đình đều tham gia phân loại rác tại nguồn, mỗi hộ có ít nhất 3 thùng chứa chất thải rắn khác nhau.
- Cách tính điểm:
Chỉ tiêu Tỷ lệ số hộ tham gia phân loại rác tại nguồn
20% 30% 40% ≥50%
Điểm số 1 2 3 4
- Cách tiếp cận: Tại các hộ gia đình đặt các thùng chứa rác có phân biệt các loại chất thải rắn: thùng màu xanh chứa rác hữu cơ dễ phân hủy (như rau, củ, quả hỏng, thức ăn thừa…); thùng màu vàng đựng các chất thải nhựa có thể tái chế (nilon, túi, chai lọ nhựa…); thùng màu nâu đựng các loại rác thải còn lại.
*/ Chỉ tiêu 2: Giảm phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
- Mục đích: Giảm khối lượng chất thải rắn cần đem đi xử lý, giảm tác động tiêu cực đến môi trường do chất thải rắn.
- Yêu cầu:
+ Giảm thiểu sử dụng các sản phẩm có tuổi thọ ngắn, các sản phẩm làm bằng vật liệu không thể tái chế được.
+ Tăng cường tái sử dụng chất thải và tăng cường sử dụng các sản phẩm đa công dụng.
Chỉ tiêu Tỷ lệ CTR cần đem đi xử lý
Giảm 5% Giảm 10% Giảm 15% Giảm ≥15%
Điểm số 1 2 3 4
- Cách tiếp cận:
+ Đối với rác hữu cơ: như thức ăn thừa, rau, củ, hoa quả hỏng có thể tận dụng chăn nuôi gia súc, gia cầm;
+ Sử dụng các sản phẩm có tuổi thọ cao;
+ Thay đổi thói quen sử dụng các loại túi nilon khi đi chợ mua sắm bằng các loại làn nhựa sử dụng nhiều lần, các loại hộp đựng thức ăn thay túi nilon…;
+ Có kế hoạch và phương án xử lý đối với chất thải rắn không tái chế, không phân hủy.
*/ Chỉ tiêu 3: Xử lý chất thải rắn an toàn hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật
- Mục đích: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giảm tác động xấu tới môi trường. - Yêu cầu: Xử lý chất thải rắn theo các phương pháp đơn giản hiệu quả như phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, phương pháp tạo chế phẩm sinh học...
- Cách tính điểm:
Chỉ tiêu Tỷ lệ CTR được xử lý
50% 60% 70% ≥ 80%
Điểmsố 1 2 3 4
- Cách tiếp cận: Áp dụng một số giải pháp để xử lý chất thải rắn cơ bản từ các hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình khu vực ĐBSCL như sau:
+ Chôn lấp: đào các hố chôn lấp có kích thước: rộng 60cm sâu 80cm, đổ các chất hữu cơ như rau củ quả hỏng, thức ăn thừa vào hố cứ 20 cm lại lấp một lớp đất dày 2cm, khi đầy miệng hố thì lấp đất dày 10cm và sau khoảng 30 đến 45 ngày có thể trồng các loại cây ăn quả như cây chuối, cây na, cây mít...vào hố chôn lấp. Tiếp tục sử dụng các hố chôn lấp tiếp theo ở xung quanh vườn nhà.
+ Sản xuất chế phẩm EM từ thức ăn thừa: lấy thân cây như chuối băm nhỏ trộn với thức ăn thừa và nước rỉ đường, ủ trong vòng 15 ngày tạo ra nước rỉ đường có vi sinh phát triển, đem nước này trộn với cám và đóng bánh EM sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt.
+ Tái chế: các chất vô cơ như giấy vụn, vỏ chai, vỏ lon bia…lưu giữ khi đầy thùng chứa thì bán cho các cơ sở tái chế.
3.4.4. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện thí điểm một số tiêu chí làng sinh tháithíchứngvới BĐKHtại khu vực nghiên cứu