Nghĩa và nguyên tắc áp dụng các tiêu chí vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 85)

a. Ý nghĩa thực tiễn

Các tiêu chí về LST thích ứng với BĐKH không thay thế cho các Quy phạm xây dựng nông thôn, nông thôn mới mà là sự bổ sung hợp lý việc áp dụng giải pháp công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên trong đó cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ động hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH. Phạm vi ứng dụng của các tiêu chí:

+ Khu vực dân cư nông thôn các tỉnh ven biển ĐBSCL có các đặc điểm: chịu tác động lớn bởi triều cường, lũ lụt.

+ Cho các điểm dân cư nông thôn hiện có quy mô nhỏ (dưới 20 hộ dân) bị ngăn cách xung quanh về vị trí tự nhiên và điều kiện hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp nước, năng lượng, bảo vệ môi trường).

b. Nguyên tắc áp dụng

- Lồng ghép trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phát triển và cải tạo các điểm dân cư nông thôn.

- Áp dụng có chọn lọc 1 hoặc nhiều tiêu chí trên cơ sở đánh giá hạ tầng cơ sở của khu vực (xã, huyện).

- Nâng cao vài trò của cộng đồng dân cư trong việc tham gia xây dựng và quản lý làng sinh thái về nhân lực và tài lực.

KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ

KẾT LUẬN

1. Trong những thập niên trở lại đây, BĐKH toàn cầu đã gây ra những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, đời sống của con người một cách rõ nét. Tại khu vực ĐBSCL với diện tích 40.572 km2, dân số 17.478,9 nghìn người và ngày càng tăng, đất đai bị thu hẹp, nhưng thói quen sinh hoạt dựa vào môi trường tự nhiên vẫn còn chưa thay đổi. Rác thải, nước thải không được thu gom xử lý, hàng ngày thải ra môi trường một lượng không nhỏ, làm ảnh hưởng tới nguồn nước mặt, nước ngầm... làm tăng nguy cơ lây lan bệnh tật ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Người dân tại đây đã, đang và sẽ phải gánh chịu nhận những ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH.

2. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và đang tác động mạnh tới tài nguyên môi trường (đất, nước, tài nguyên sinh vật...) và các lĩnh vực về kinh tế xã hội (Nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng...) của khu vực, gây ảnh hưởng lớn tới cộng đồng dân cư đặc biệt là cộng đồng dân cư nghèo, gây mất an ninh lương thực và gia tăng các vấn đề nóng về sức khỏe cộng đồng.

Trong bối cảnh, việc quy hoạch và xây dựng những khu dân cư thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đồng thời tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để áp dụng vào thực tế cuộc sống của người dân là hết sức cần thiết.

3. Trong phạm vi đề tài đã nghiên cứu, phân tích 03 tiêu chí về giải quyết các vấn đề môi trường là: tiêu chí về cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý chất thải rắn trong bộ 08 tiêu chí của Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Mã số BĐKH.13)”. Trong các tiêu chí đều có các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá và cho điểm.

*/ Vtiêu chí cấp nướcsinh hoạt:

- Đảm bảo các hộ gia đình trong làng sinh thái có đủ nước cấp cho sinh hoạt. - Đa dạng hóa nguồn nước cấp.

- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

*/ Vtiêu chí xử lý nước thảisinh hoạt:

- Đảm bảo các hộ gia đình trong làng sinh thái đều có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

- Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đã được kiểm nghiệm, thực hiện các hướng dẫn quản lý sử dụng nước để giảm khối lượng nước thải phải xử lý.

-Tái sử dụng lại nguồn nước sau xử lý.

*/ Vtiêu chí xử lý chất thải rắn sinh hoạt

- Đảm bảo phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong các hộ gia đình trong làng sinh thái

- Giảm phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn - Xử lý chất thải rắn an toàn hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật

4. Qua triển khai thử nghiệm 02 tiêu chí về cấp nước và xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã cho thấy các tiêu chí do đề tài đề xuất đã bước đầu đem lại các hiệu quả tích cực về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của người dân trước các tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây ra.

KIẾN NGHỊ

Để thực hiện được những ý tưởng của mô hình làng sinh thái một cách hiệu quả cần thiết phải tiến hành đưa những tiêu chí đã xây dựng khi lồng ghép quy hoạch mô hình làng sinh thái thích ứng với khu vực ĐBSCL vào xây dựng nông thôn mới trong đó:

- Vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường cần nghiên cứu ứng dụng nhiều hơn mô hình xử lý nước mặn thành nước ngọt ở quy mô công nghiệp cấp cho những điểm dân cư hiện nay đang thiếu nguồn nước ngọt.

- Đối với vấn đề xử lý rác thải ở những khu vực chưa có điều kiện thu gom và xử lý, các địa phương khu vực ĐBSCL cần sớm triển khai mô hình chôn lấp hợp vệ sinh quy mô hộ gia đình nhằm giảm lượng rác thải hữu cơ phát sinh, tăng lượng rác thải được tái sử dụng, tái chế quay ngược lại quá trình sản xuất ở khu vực.

- Các địa phương khu vực ĐBSCL, cần sớm triển khai ứng dụng những mô hình xử lý nước thải sinh hoạt phân tán quy mô hộ gia đình ở khu vực nông thôn nhằm hạn chế thấp nhất ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Phát triển kinh tế hộ gia đình trong làng sinh thái theo hướng bền vững hài hòa giữa kinh tế và môi trường, cần khôi phục và nhân rộng mô hình VAC theo hướng bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Việt Anh (2007), Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến, Nhà xuất bản

Xây Dựng, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008),Chương trình mục tiêu quốc gia ứng

phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí

hậu, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012),Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho VN, Hà Nội.

5. Đào Xuân Học (2009), Hội thảo Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu:

Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển

nông thôn, Quảng Nam.

6. Tổng cục Thống kê (2013), Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Trung tâm Kỹ thuật môi trường - Công ty Tài nguyên và Môi trường Miền nam (2010), Báo cáo “Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các vùng đất thấp và đất ngập nước tỉnh Sóc Trăng”, Sóc Trăng.

8. Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường (2014), Báo cáo nhánh “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu tới cộng đồng - khu vực đồng bằng sông Cửu Long”thuộc đề tài khoa học “Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Mã số BĐKH.13)”, Hà Nội.

9. Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường (2014), Báo cáo nhánh“Nghiên

cứu xây dựng các tiêu chí phục vụ xây dựng mô hình Làng sinh thái thích ứng với

biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện của khu vực ĐBSCL” thuộc đề tài khoa học “Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Mã số BĐKH.13)”, Hà Nội.

10. Ủy ban Nhân dân huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng (2010), Báo cáo

11. UNDP tại VN (2012), Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc

về Phát triển bền vững (Rio+20): Việt Nam - Một số điển hình về phát triển bền

vững, Hà Nội.

12. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011),Tài liệu hướng

dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nxb Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

13. The EcoTipping Point Project (2006), Reversing Tropical Deforestation: Agroforestry and Community Forest Management (Nakhon Sawan Province, Thailand), ThaiLand.

14. Mekong River Commission (2009), Adaptation to climate change in the countries of the Lower Mekong Basin: Regional synthesis report, Lao.

15. UNEP/UIC (1992), United nations framework convention on climate change, NewYork.

III. Tài liệu Internet

16. Building and Construction Authority, Singapore Government (2014),BCA green mark asessment criteria and application forms, http://www.bca.gov.sg /greenmark/green_mark_criteria.html, ngày 14/10/2014.

17. Green Building Index, GBI (2014), The GBI rating system, http://www. greenbuildingindex.org/how-GBI-works2.html, ngày 06/01/2014.

18. The U.S. Green Building Council, USGBC (2014),Leadership in Energy and Environmental Design,http://www.usgbc.org/certification#certify, ngày 06/01/2014.

19. Residential Community The Het Care (2014), Ecovillage 'Het carré'

http://www.hetcarre.nl/e_index.html, ngày 06/01/2014.

20. Trang thông tin điện tử Bảo vệ môi trường - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt nam (2014),Ghi nhận những kỷ lục thời tiết mới,http://moitruong. com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=16222, ngày 09/3/2014.

21. Tổng cục Môi trường (2009), Hỏi đáp về môi trường: Làng như thế nào

được coi là Làng sinh thái, http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/ default.aspx, ngày 09/9/2009.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

STT Tên bài báo Nơi công bố

1

Xây dựng Bộ tiêu chí Làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường Kỳ 1 - Tháng 12/2013 (trang 20 - 24)

PHỤ LỤC

Danh mục bộ tiêu chí làng sinh thái thíchứng với biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL của Đề tàiBĐKH.13 và phương pháp định giá điểm số

Các tiêu chí

Nội dung của các tiêu chí Làng sinh thái thíchứng với BĐKH

Mục tiêu đạt được

Tỷ lệ

(1)

Điểm số

(2)

Tiêu chí 1 Cấp nước sinh hoạt

Chỉ tiêu 1

Đảm bảo các hộ gia đình trong làng sinh thái có đủ nước cấp cho sinh hoạt, bảo đảm chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

100% 5

Chỉ tiêu 2 Đa dạng hóa nguồn nước cấp, lưu giữ nước mưa,

xử lý nước mặn thành nước ngọt. - 4

Chỉ tiêu 3 Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước, kiểm

soát ô nhiễm môi trường nước. - 4

Tiêu chí 2 Xử lý nước thải sinh hoạt

Chỉ tiêu 4 Đảm bảo các hộ gia đình trong làng sinh thái đều

có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. 100% 5

Chỉ tiêu 5

Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đã được kiểm nghiệm, thực hiện các hướng dẫn quản lý sử dụng nước để giảm khối lượng nước thải phải xử lý.

100% 4

Chỉ tiêu 6 Tái sử dụng lại nguồn nước sau xử lý. - 4

Tiêu chí 3 Xử lý chất thải rắn

Chỉ tiêu 7 Đảm bảo phân loại và thu gom chất thải rắn sinh

hoạt trong các hộ gia đình trong làng sinh thái. 100% 4 Chỉ tiêu 8 Giảm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn 50% 4

Chỉ tiêu 9 Xử lý chất thải rắn an toàn hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật.

100% CTR sinh hoạt

Các tiêu chí

Nội dung của các tiêu chí Làng sinh thái thíchứng với BĐKH

Mục tiêu đạt được

Tỷ lệ

(1)

Điểm số

(2)

Tiêu chí 4 Giao thông

Chỉ tiêu 10 Đảm bảo giao thông thuận lợi, giao thông kết nối

với bên ngoài làng và các hộ gia đình. - 4

Chỉ tiêu 11 Tuyến đường không bị ảnh hưởng của triều cường,

không bị ngập khi triều cường. - 4

Chỉ tiêu 12 Đảm bảo bền vững, đi lại an toàn. - 4

Tiêu chí 5 Chiếu sáng công cộng

Chỉ tiêu 13 Khu vực công cộng như đường làng, nhà văn hóa,

sân tập thể thao có hệ thống chiếu sáng. - 4

Chỉ tiêu 14

Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng sạch, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió hay năng lượng thủy triều.

- 4

Chỉ tiêu 15 Thiết bị chiếu sáng có hiệu quả, tiết kiệm năng

lượng. - 4

Tiêu chí 6 Năng lượng

Chỉ tiêu 16

Thiết kế công trình xanh “Nhà xanh”

- Nhà trong LST phù hợp với điều kiện khí hậu và vật liệu xây dựng ở địa phương;

- Tận dụng thông gió tự nhiên, ánh sáng tự nhiên, cách nhiệt, che nắng, xanh hóa công trình để tiết kiệm năng lượng dùng cho điều hòa không khí nhân tạo, chiếu sáng nhân tạo v.v…

- 4

Chỉ tiêu 17 Giảm tiêu thụ năng lượng trong sinh hoạt.

Giảm tiêu thụ năng lượng 5% 4 Chỉ tiêu 18

Phát triển sử dụng năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời để xử lý nước mặn thành nước ngọt, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.

Các tiêu chí

Nội dung của các tiêu chí Làng sinh thái thíchứng với BĐKH

Mục tiêu đạt được

Tỷ lệ

(1)

Điểm số

(2)

Tiêu chí 7 Cây xanh

Chỉ tiêu 19 Trồng cây xanh cho các công trình công cộng. 100% 4

Chỉ tiêu 20 Trồng cây xanh trong các hộ gia đình. 100% 4

Chỉ tiêu 21

Duy trì hệ thống cây xanh cải thiện điều kiện vi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên cho LST.

- 5

Tiêu chí 8 Nhà sinh hoạt cộng đồng

Chỉ tiêu 22 Bảo đảm không gian sinh hoạt của làng, sinh hoạt

văn hóa, hội họp - 4

Chỉ tiêu 23 Bảo đảm điều kiện về phòng chống lụt bão, và

nước biển dâng. - 5

Chỉ tiêu 24 Có sự tham gia của cộng đồng. - 4

Bảng trên là khung hệ thống tiêu chí LST thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL, bao gồm 24 chỉ tiêu, được phân thành 8 tiêu chí. Tuy nhiên, để xây dựng LST thích ứng với BĐKH, cần phải xác định các chỉ tiêu cụ thể, định lượng đối với từng tiêu chí thích ứng với điều kiện BĐKH của LST. Các chỉ tiêu cụ thể này cần được xác định trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá điều kiện thực tế của LST đang xét và dự đoán khả năng phát triển trong tương lai của LST, các điều kiện thuận lợi và khó khăn đều phải được đem ra phân tích đánh giá cụ thể.

Tùy theo điều kiện và tình hình thực tế, thời gian phấn đấu phát triển một LST trở thành LST thích ứng với BĐKH có thể ngắn hay dài. Từ thực tế các làng sinh thái đã được xây dựng trên thế giới hay ở Việt Nam cho thấy, khoảng thời gian đó ngắn nhất là 5-10 năm, trung bình khoảng 10 - 20 năm hoặc lâu hơn. Nhìn chung, đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, khả năng xây dựng LST nhanh hơn và gặp ít khó khăn hơn đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Kế hoạch xây dựng LST thường được lập theo từng giai đoạn 5 năm để dễ dàng xác định các chỉ tiêu phấn đấu một cách định lượng và dễ dàng kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện. Ví dụ:

- Chỉ tiêu 1: Đảm bảo các hộ gia đình trong LST có đủ nước cấp nước cho sinh hoạt, thì tỷ lệ này tối thiểu phải là 50%; nhưng nếu hiện nay chỉ tiêu đó của LST đang ở mức 25% thì kế hoạch 5 năm tới chỉ có thể đặt ra tăng chỉ tiêu này lên 2 lần (50%), mới có tính khả thi; nếu đặt ra tỷ lệ cao hơn, có thể sẽ không đạt được.

- Chỉ tiêu 4, 5 (chỉ tiêu về xử lý nước thải sinh hoạt): đối với LST thì các chỉ tiêu này phải đạt được tỷ lệ 100% số hộ trong LST có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt yêu cầu, nước thải sinh hoạt của các hộ trong LST phải được thu gom và xử lý triệt để đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trước khi thải ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 85)