1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đa dạng sinh học và sinh thái học một số loài lưỡng cư quý hiếm, có giá trị kinh tế ở vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An

136 919 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 4,18 MB

Nội dung

Trong khu vực Châu Á, Việt Nam là nước có tính đa dạng sinh học cao về lưỡng cư, sự gia tăng áp lực từ cộng đồng địa phương cũng như các thông tin còn rất ít về tình trạng bảo tồn của cá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU TRUNG KIÊN

ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC MỘT SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ QUÝ HIẾM,

CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VƯỜN QUỐC GIA

PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Trang 2

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU TRUNG KIÊN

ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC MỘT SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ QUÝ HIẾM,

CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VƯỜN QUỐC GIA

PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 62.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS CAO TIẾN TRUNG

Trang 4

NGHỆ AN - 2014

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực

Luận văn có kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu của các tác giả

đi trước và bổ sung thêm những tư liệu mới

Tác giả

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn quốc gia Pù Mát; Trung tâm Thực hành

- Thí nghiệm Trường đại học Vinh với sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Cao Tiến Trung

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Cao Tiến Trung, người đã trực

tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tôi cũng xin cảm ơn PGS TS Hoàng Xuân Quang, TS Hoàng Ngọc Thảo, TS Ông Vĩnh An đã giúp đỡ tôi trong việc định loại mẫu và hoàn thành luận văn

Nhân dịp này, cho phép tôi bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường đại học Vinh, khoa sau đại học, khoa Sinh học, bộ môn Động vật - Sinh lý

đã quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và nghiên cứu

Xin cảm ơn tập thể lãnh đạo VQG Pù Mát; các Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cao Vều, Phà Lài, Khe Khặng, Làng Yên, Khe Bu, Khe Choăng; chính quyền và nhân dân các địa phương trong vùng đệm đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn và điều tra thực địa

Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và nhất là những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Lược sử nghiên cứu 3

1.1.1 Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam 3

1.1.2 Lược sử nghiên cứu ở khu vực Bắc Trung Bộ: 5

1.1.3 Lược sử nghiên cứu ở Nghệ An 7

1.1.4 Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư, bò sát tại VQG Pù Mát 8

1.2 Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu: 8

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 8

1.2.2 Những đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội 13

1.3 Nguồn tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát 21

1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất 21

1.3.2 Tài nguyên rừng 23

Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29

2.1.1 Địa điểm 29

2.1.2 Thời gian 29

2.2 Tư liệu nghiên cứu 29

2.3 Đối tượng 29

Trang 8

2.4 Dụng cụ nghiên cứu 29

2.5 Phương pháp nghiên cứu 30

2.5.1 Phương pháp điều tra thu mẫu ngoài thực địa 30

2.5.2 Phương pháp xử lí mẫu: 30

2.5.3 Phương pháp định loại và phân tích số liệu 31

2.5.4 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại 31

2.5.5 Phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin 33

2.5.6 Phương pháp xử lí số liệu 34

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 36

3.1 Đa dạng sinh học lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 36

3.1.1 Đa dạng thành phần loài: 36

3.1.2 Đặc điểm phân loại học lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 39

3.1.3 Cấu trúc thành phần loài lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 67

3.2 Sinh cảnh phân bố và đặc điểm sinh học sinh thái LC 69

3.2.1 Đặc điểm sinh cảnh các khu vực điều tra 69

3.2.2 Phân bố lưỡng cư theo các khu vực điều tra 70

3.2.3 Đặc điểm sinh học sinh thái một số loài ếch nhái 71

3.3 Hiện trạng các loài lưỡng cư có giá trị kinh tế 79

3.4 Hiện trạng bảo tồn các loài lưỡng cư 83

3.4.1 Các loài lưỡng cư có giá trị bảo tồn ở Vườn quốc gia Pù Mát 83

3.4.2 Các áp lực đe dọa lên khu hệ lưỡng cư 84

3.4.3 Những giải pháp bảo tồn 86

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 89

KẾT LUẬN 89

KIẾN NGHỊ 89 PHỤ LỤC 97

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bản đồ 1.1 Vị trí địa lí Vườn quốc gia Pù Mát 10

Bảng 1.1 Thành phần các dân tộc sinh sống trong và quanh VQG Pù Mát 14

Bảng 1.2 Diện tích các loại đất loại rừng phân theo đơn vị hành chính 22

Bảng 1.3 Các taxon thực vật có mạch ở VQG Pù Mát 25

Bảng 1.4 Danh mục động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát 28

Hình 2.1 Sơ đồ đo lưỡng cư không đuôi (Theo Banikov A G et al., 1977) 32

Bản đồ 2.1 Các tuyến điều tra thực địa 35

Bảng 3.1 Thành phần loài lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 36

Bảng 3.2 Số loài và giống lưỡng cư trong các bộ, họ 67

Biểu đồ 3.1 Đa dạng loài lưỡng cư trong các họ 68

Bảng 3.3 Phân bố các loài lưỡng cư thu được theo khu vực điều tra 70

Biểu đồ 3.2 Phân bố lưỡng cư theo khu vực điều tra 71

Bảng 3.4 Đặc điếm sinh học sinh thái giống Odorrana (Fei, Ye & Huang, 1991) 73

Bảng 3.5 Bảng sinh học sinh thái giống Rhacophorus (Kuhl & Van Hasselt, 1822) 74

Bảng 3.6 Đặc điểm sinh học sinh thái giống Limnonectes (Fitzinger, 1843) 77

Bảng 3.7 Đặc điểm sinh học sinh thái giống Amolops (Cope, 1865) .78 Bảng 3.8 Mục đích sử dụng các loài lưỡng cư 79

Bảng 3.9 Khu vực thường săn bắt lưỡng cư trong VQG Pù Mát 80

Bảng 3.10 Những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế 82

Trang 11

Bảng 3.11 Các loài lưỡng cư có giá trị bảotồn - VQG Pù Mát 83 Bảng 3.12 Biểu tổng hợp các vụ vi phạm 84 Bảng 3.13 Số vụ vi phạm về săn bắt ĐVHD bị xử lý qua các năm 85

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vườn quốc gia Pù Mát nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An Toàn bộ diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của ba huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương (Vùng lõi là 94.804,4 ha, vùng đệm 86.000 ha) Vườn quốc gia Pù Mát là một trong ba vùng lõi quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An

Trong khu vực Châu Á, Việt Nam là nước có tính đa dạng sinh học cao về lưỡng cư, sự gia tăng áp lực từ cộng đồng địa phương cũng như các thông tin còn rất ít về tình trạng bảo tồn của các loài làm cho công tác nghiên cứu bảo tồn chúng càng trở nên cấp thiết hơn Hiện biết Việt Nam có trên 190 loài LC (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, 2009 và nnk), trong đó có nhiều loài được liệt vào danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm đang bị đe doạ Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu nhằm đánh giá nguyên nhân suy giảm, mức độ suy giảm cũng như các giải pháp, kế hoạch bảo tồn chúng

Khu dự trữ Sinh quyển Tây Nghệ An hiện biết có 57 loài LC [44] Những thông tin về quần thể, đặc điểm sinh học, sinh thái và tình trạng các quần thể LC, các mối đe doạ để đánh giá tình trạng bảo tồn chúng chưa nhiều

Vườn quốc gia Pù Mát đã có nhiều chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và đa dạng khu hệ LC, BS nói riêng của các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh, các học viên cao học Tuy nhiên, vẫn chưa có chương trình nghiên cứu sâu

về LC, các chương trình đang dừng lại ở việc điều tra thành phần loài và đề xuất một

số giải pháp bảo tồn Để có cơ sở khoa học nhằm bảo tồn bền vững khu hệ lưỡng cư đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế thì việc nghiên cứu về đa dạng sinh học, sinh thái và đề ra các nhóm giải pháp bảo tồn khu hệ LC là rất cần thiết

Chính vì vậy, để có tư liệu khoa học làm cở sở xây dựng kế hoạch giám sát, bảo tồn các loài lưỡng cư; đồng thời sưu tập bổ sung các mẫu tiêu bản LC cho

Vườn quốc gia Pù Mát chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Đa dạng sinh học

và sinh thái học một số loài lưỡng cư quý hiếm, có giá trị kinh tế tại Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”.

Trang 14

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu ĐDSH và sinh thái học khu hệ lưỡng cư (đặc biệt là các loài quý hiếm và có giá trị kinh tế) - Vườn quốc gia Pù Mát

- Cung cấp tư liệu khoa học làm cơ sở cho việc giám sát, bảo tồn khu hệ lưỡng cư; đồng thời sưu tập bổ sung các mẫu tiêu bản LC cho Bảo tàng - VQG Pù Mát

- Xác định những nguyên nhân làm suy giảm ĐDSH lưỡng cư và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài này đồng thời mở hướng chăn nuôi sử dụng chúng làm thực phẩm

3 Nội dung nghiên cứu

- Đa dạng thành phần loài lưỡng cư tại Khu vực nghiên cứu (KVNC)

- Đặc điểm sinh học sinh thái một số loài chính

- Tình trạng của các quần thể

- Giá trị kinh tế của các loài LC trong KVNC

- Các mối đe dọa và đề xuất các giải pháp bảo tồn

4 Ý nghĩa của đề tài

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Lược sử nghiên cứu.

Lược sử nghiên cứu lưỡng cư thường ngắn liền với những nghiên cứu về bò sát Chính vì vậy, trong phần lược sử nghiên cứu tác giả nói chung về lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát

1.1.1 Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam

Ở Việt Nam nghiên cứu LC, BS được bắt đầu bởi các nhà khoa học nước ngoài, điển hình là các tác giả.: Morice (1875) [60]; Boulenger (1893) [56]; Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có 84 loài mới được các tác giả Bourret (1920, 1937,

1939, 1942) [57], Smith (1935) [62], Tirant G (1985) [63], mô tả ở Việt Nam

Năm 1942, Bourret đã tổng kết và xuất bản sách chuyên khảo: Les Batraciens

de l'Indochine, tác giả đã mô tả 171 loài Đây được coi là tài liệu đầy đủ nhất về ếch

nhái, bò sát trên toàn Đông Dương, trong đó có nhiều loài ở miền Bắc Việt Nam, thời kỳ này các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân loại học [57]

Sau năm 1954, các loài LC, BS mới chính thức được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Việt Nam

Năm 1957, giáo sư Đào Văn Tiến nghiên cứu khu hệ động vật có xương sống

ở Vĩnh Linh thống kê nhóm ếch nhái bò sát có 12 loài: Lớp ếch nhái có một họ

Ranidae với 1 loài; lớp bò sát có 6 họ: họ Gekkonidae (2 loài), họ Agamidae (3 loài); họ Colubridae (2 loài); họ Viperidae (2 loài); họ Typhlopidae (1 loài) và họ Emididae (1 loài) Tác giả đã bổ sung cho vùng nghiên cứu 3 loài và mô tả 1 loài

mới [58]

Năm 1977, cũng tác giả này đã nghiên cứu xây dựng khoá định loại ếch nhái Việt Nam và công bố 87 loài ếch nhái thuộc 3 bộ 12 họ [52]

Năm 1981, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã tổng kết nghiên cứu

EN, BS trên toàn miền Bắc thống kê được 159 loài bò sát thuộc 2 bộ, 19 họ và 69 loài ếch nhái thuộc 3 bộ 9 họ [13]

Trang 16

Năm 1985, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã đưa ra danh lục khu

hệ ếch nhái, bò sát Việt Nam gồm 200 loài bò sát và 90 loài ếch nhái Các tác giả đã xác định sự phân bố địa lý, phân bố theo sinh cảnh và ý nghĩa kinh tế của các loài Đây là đợt tu chỉnh đầu tiên về danh lục LC, BS ở nước ta [14]

Hoàng Xuân Quang (1993,1995) điều tra thống kê danh lục ếch nhái bò sát ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh gồm 94 loài bò sát xếp trong 59 giống 17 họ và 34 loài ếch nhái xếp trong 14 giống 7 họ [22, 23]

Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã tu chỉnh và công bố danh lục ếch nhái bò sát Việt Nam gồm có 256 loài bò sát và 82 loài ếch nhái [35]

Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs đã tổng kết các kết quả nghiên cứu trước

đó về ếch nhái bò sát của Việt Nam với 458 loài ếch nhái, bò sát; trong đó có 162 loài ếch nhái [41]

Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường đã ghi nhận 176 Loài LC ở Việt Nam [61]

Ngay sau cuốn sách này xuất bản một loạt các loài mới được công bố cho khoa học bởi các nhà khoa học Việt Nam và Nước ngoài: Rowley J J & Cao T T (2009); Rowley J J., Le T T D., Tran T A D., Stuart B & Hoang D H (2010); Rowley J J., Hoang D H, Le T T D., Dau Q V & Cao T T (2010)… và các tác giả khác Hiện biết, đã ghi nhận có tới hơn 190 loài ếch nhái ở Việt Nam

Những nghiên cứu về ĐDSH Lưỡng cư ở nước ta vẫn đang được tiếp tục; từng bước sử dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ và các phương pháp hiện đại trong nghiên cứu Vì vậy có rất nhiều phân tích về di truyền trong phân loại, công bố nhiều loài mới, giống mới có ý nghĩa cho khoa học; trong đó có sự hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài

Các nghiên cứu để xác định hiện trạng, kích thước quần thể các loài lưỡng cư, nhất là các loài chính và các loài có giá trị bảo tồn và kinh tế tại các sinh cảnh nhạy cảm; Tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững Đa dạng Sinh học lưỡng cư

và lợi ích cộng đồng địa phương; Đồng thời chú ý vai trò trong đời sống cộng đồng dân cư địa phương trong vùng, giảm một phần áp lực đối với các nhóm động vật khác, góp phần phát triển kinh tế hộ hiện nay chưa được triển khai ở các khu vực

Trang 17

1.1.2 Lược sử nghiên cứu ở khu vực Bắc Trung Bộ:

Trong những năm qua có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về Lưỡng cư, Bò sát ở Bắc Trung Bộ đặc biệt chú ý đến các VQG, KBTTN và các Khu hệ địa phương Khu vực Bắc Trung Bộ đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố Từ 1982 -1993, Hoàng Xuân Quang và cs đã thống kê danh lục ếch nhái, bò sát các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, gồm 128 loài, 42 giống, 24 họ, 4 bộ ếch nhái, bò sát kèm theo phân tích về sự phân bố địa hình, sinh cảnh đặc điểm sinh học của các nhóm và quan hệ thành phần loài với các khu phân bố ếch nhái, bò sát trong nước và các khu vực lân cận (1993) Thời gian sau này, nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các vùng khác nhau ở khu vực Bắc Trung Bộ:

Năm 1995, Ngô Đắc Chứng ghi nhận ở VQG Bạch Mã 49 loài lưỡng cư, bò sát thuộc 3 bộ, 15 họ [3] Trên cơ sở thành phần loài hiện biết, tác giả Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (1999) [26]; Lê Vũ Khôi và cs (2004) [12] đã có phân tích đặc điểm phân bố địa lý, phân bố theo sinh cảnh của Lưỡng cư Bò sát tại đây Tiếp

đó, năm 2007, Hoàng Xuân Quang và cs công bố kết quả nghiên cứu trong thời gian

từ 1996 - 2006 đã bổ sung cho VQG Bạch Mã 39 loài và 3 họ bò sát (họ Thằn lằn

rắn Anguidae, họ Rùa đầu to Platysternidae và họ Rùa núi Testudinidae), nâng tổng

số loài lưỡng cư, bò sát hiện biết của VQG lên 93 loài thuộc 19 họ, 3 bộ [30, 31] Năm 2000, Nguyễn Văn Sáng và Hoàng Xuân Quang đã tiến hành nghiên cứu

ở VQG Bến En (Thanh Hóa) kết quả đã ghi nhận 85 loài, gồm 31 loài ếch nhái, 54 loài bò sát [36]

Năm 2006, Zieger T và cs công bố kết quả nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm 140 loài, trong đó đã bổ sung thêm dẫn liệu cho

19 loài mới được ghi nhận ở đây [65] Đến năm 2008, có thêm 5 loài lưỡng cư được

bổ sung cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Henderix R và cs) [66]

Ở khu vực Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 92 loài, gồm 41 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ và 51 loài bò sát thuộc 8 họ, 2 bộ, trong

đó có một loài ếch mới cho khoa học đã được công bố dựa trên số liệu thu được của đợt thực địa Nghiên cứu cũng mở rộng thêm vùng phân bố của nhiều loài quý

Trang 18

hiếm: Cóc núi Ophryophryne hansi, Ếch cây sần bắc bộ Thelodecma corticales, Thạch sùng ngón phong nha kẻ bàng Cyrtodactylus phongnhakebangensi, Rắn khuyết đài loan Lycodon ruhstrati, Rắn cặp nia sông hồng Bungarus slowinski, Rắn

ri cá Homalopsis buccata (Hồ Thu Cúc, 2007) [7].

Năm 2007, tác giả Đoàn Văn Kiên và Hồ Thu Cúc nghiên cứu thành phần lưỡng cư, bò sát ở khu vực Lệ Thủy & Quảng Ninh (Quảng Bình) ghi nhận có 75 loài lưỡng cư, bò sát (24 loài ếch nhái) [17] Ở xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) tác giả Nguyễn Kim Tiến đã thống kê được 29 loài bò sát, 18 loài ếch nhái [49], trước đó Lê Nguyệt Ánh (2007) điều tra ở núi Bồ Um, xã Cẩm Lương ghi nhận 20 loài bò sát

Năm 2008, Hoàng Xuân Quang và cs đã thống kê ở Bắc Trung bộ có 226 loài, gồm 88 loài ếch nhái, 138 loài bò sát, trong đó có 22 loài ếch nhái và 15 loài bò sát đặc hữu của Việt Nam, đồng thời đưa ra những nhận xét về phân bố và đặc tính địa động vật của khu hệ lưỡng cư, bò sát ở đây [33]

Năm 2009, Nguyễn Kim Tiến có thống kê về thành phần loài lưỡng cư, bò sát

ở một số VQG và KBTTN tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 121 loài (49 loài ếch nhái,

72 loài bò sát) [50]

Thời gian sau này, các tác giả cũng đã tập trung nghiên cứu về hình thái phân loại, đặc điểm sinh học sinh thái, sinh sản và dinh dưỡng của các loài lưỡng cư, bò

sát đó là: Đặc điểm sinh sản của ếch gai sần (Paa veruscopinosa Bourret, 1937) ở

vùng A Lưới, TTH (Ngô Đắc Chứng và cs, 2009) Một số đặc điểm hình thái của

quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii reevesii mẫu thu thập ở nhiều điểm từ Thanh

Hóa đến TTH (Ngô Đắc Chứng và cs, 2009) [4] Năm 2011, Nguyễn Văn Lanh

nghiên cứu đặc điểm hình thái và dinh dưỡng của rắn lục xanh Viridovipera stejnegeri Schimdt, 1925 ở vùng Tây Nam TTH[5]

Bên cạnh các nghiên cứu về LCBS, nhiều nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư cũng được thực hiện Năm 2008, Lê Thị Thu và cs có nghiên cứu về đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư hệ sinh thái rừng Tây Nghệ An [48] Công trình nghiên cứu mô tả về đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển các loài nòng nọc

Limnonectes poilani ở VQG Bạch Mã của tác giả Lê Thị Quý và cs, 2009

Trang 19

Những năm gần đây, các VQG và Khu BTTN đã quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu ếch nhái, bò sát Định hướng nghiên cứu vẫn là phân loại, đặc điểm sinh học, sinh thái các loài và môi trường sống, bước đầu xây dựng khóa định loại lưỡng

cư, bò sát cho từng khu vực, tiếp cận với phân loại bằng kỹ thuật ADN và bảo tồn các loài quý hiếm

1.1.3 Lược sử nghiên cứu ở Nghệ An

Nghệ An được biết đến là nơi có tính đa dạng sinh học cao Năm 2007 Khu

Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An chính thức được UNESCO công nhận vùng lõi gồm VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt, là điểm nghiên cứu ĐDSH được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, được Chính phủ

ưu tiên bảo tồn

Năm 2005, Hoàng Xuân Quang và cs đã thống kê ở Khu BTTN Pù Huống có

87 loài LCBS trong đó có 25 loài lưỡng cư, 62 loài bò sát [29]; Cùng năm, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc thống kê ở Nghệ An có 87 loài (37 loài lưỡng cư và 50 loài bò sát) [41]

Năm 2008, kết quả nghiên cứu đề tài đánh giá đa dạng cá, lưỡng cư, bò sát

ở khu vực Tây Bắc Nghệ An, Hoàng Xuân Quang và cs xác định được 96 loài (25 loài lưỡng cư, 71 loài bò sát) thuộc 21 họ, 3 bộ Bên cạnh đó tác giả cũng đã phân tích sự phân bố của các loài lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh, đánh giá hiện trạng các loài cũng như tình trạng săn bắt, buôn bán các loài lưỡng cư, bò sát trong vùng [33]

Năm 2009, Đậu Quang Vinh và Hoàng Ngọc Thảo nghiên cứu điều tra lưỡng

cư, bò sát ở huyện Quỳ Hợp đã xác định có 74 loài thuộc 21 họ, 3 bộ [54]

Ngoài ra còn có nghiên cứu của các tác giả khác như: Lê Nguyên Ngật và cs (2001) [18], Nguyễn Văn Sáng và cs (2000, 2005), Cao Tiến Trung và cs (2009, 2012), Hoàng Ngọc Thảo và cs (2012), Đậu Quang Vinh và cs (2008, 2012), Kết quả, các nghiên cứu đó đã thống kê được ở khu DTSQ Tây Nghệ An có 144 loài, gồm 87 loài bò sát và 57 loài ếch nhái, phát hiện 2 loài mới cho khoa học và bổ sung cho Nghệ An 18 loài

Trang 20

1.1.4 Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư, bò sát tại VQG Pù Mát

Năm 1998, khu hệ lưỡng cư của Vườn quốc gia Pù Mát đã được điều tra lần đầu tiên trong chương trình “Điều tra ĐDSH toàn diện KBTTN Pù Mát” do tổ chức Động Thực Vật thế giới (FFI) tiến hành với sự tham gia của Bryan Stuart, Hoàng Xuân Quang đã khảo sát khu hệ lưỡng cư, bò sát, kết qủa thu được gồm 23 loài lưỡng cư, 48 loài bò sát [9]

Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang (2001), Kết quả điều tra bước đầu về thành phần loài lưỡng cư ở Khu BTTN Pù Mát, đã ghi nhận được 71 loài trong đó

21 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 50 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ [18]

Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Hồ Anh Tuấn (2004), đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố theo sinh cảnh lưỡng cư, bò sát vùng đệm VQG Pù Mát, đã ghi nhận được thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng đệm VQG Pù Mát có

41 loài thuộc 14 họ, 3 bộ Bổ sung thêm 15 loài vào danh lục ĐDSH của Vườn [28].Năm 2003-2004, chương trình "Điều tra và đánh giá nhanh tính ĐDSH tại VQG Pù Mát" do tổ chức Động Thực Vật thế giới (FFI) tiến hành Đã xác định được lưỡng cư VQG Pù Mát gồm 33 loài [10]

Lê Đông Hiếu (2008) nghiên cứu ĐDSH khu hệ lưỡng cư, bò sát VQG Pù Mát

đã ghi nhận được 130 loài thuộc 78 giống, 23 họ, 4 bộ Trong đó lưỡng cư có 51 loài thuộc 26 giống, 7 họ, 2 bộ; 79 loài bò sát thuộc 52 giống, 16 họ, 2 bộ [11]

1.2 Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu:

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 21

- Huyện Con Cuông có 7 xã gồm: Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê.

- Huyện Tương Dương có 4 xã gồm: Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Tam Hợp

Ranh giới của VQG, về phía Nam có chung 61 km với đường biên giới quốc gia giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Phía Tây giáp các xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang (huyện Tương Dương) Phía Bắc giáp các xã Lạng Khê, Chi Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con Cuông) Phía Đông giáp các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn)

VQG Pù Mát có chiều dài dọc biên giới Việt - Lào về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có chiều rộng trung bình khoảng 20 km (nơi hẹp nhất khoảng 15 km, nơi rộng nhất khoảng 25 km)

1.2.1.2 Địa hình địa mạo

VQG Pù Mát thuộc vùng núi cao, có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi

hệ thống sông suối dày đặc, dộ dốc lớn Độ cao biến động từ 200-1.841m, trong đó 90% diện tích có độ cao <1000 m

Khu vực cao nhất là các đỉnh dông giáp biên giới nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Pù Mát là đỉnh cao nhất (1.841m) Từ hệ dông chính này hình thành các dải dông phụ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và các thung lũng, tạo nên

4 hệ thống suối chính: Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng, Khe Khặng Các khe suối này ở thượng nguồn có nhiều thác nước lớn

Các dải dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800m - 1500m, địa hình hiểm trở Riêng thung lũng Khe Khặng và Khe Thơi có địa hình tương đối bằng, đây là vùng trước đây và hiện nay còn có tộc người Đan Lai sinh sống

Do địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vách đá dựng đứng khó đi lại, 4 con suối lớn từ các dãy núi chảy vào sông Cả đều nhiều ghềnh thác và nhiều khúc ngoặt nên

sự phá rừng từ khu dân cư bên ngoài còn ít, vì vậy Pù Mát là một trong số rất hiếm khu rừng nguyên sinh lớn còn sót lại ở Việt Nam

Trang 22

Bản đồ 1.1 Vị trí địa lí Vườn quốc gia Pù Mát

Trang 23

1.2.1.3 Khí hậu thủy văn

* Khí hậu

Do địa hình của dãy Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển, đã tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hoá khí hậu khu vực Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của các trạm khí tượng Con Cuông, Tương Dương cho thấy:

- Chế độ gió: VQG Pù Mát nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 02 loại gió chính đó là gió mùa Đông Bắc (mùa Đông) và gió mùa Tây Nam (mùa hè)

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, tổng nhiệt năng từ 8.500 - 8.7000C

+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (giá lạnh và thường kèm theo mưa phùn) nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 200C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới

180C (tháng giêng)

+ Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây Nam (gió Lào) nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7) Nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 250C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 290C Nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42,70C ở Tương Dương vào tháng 4

và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30% Nguy cơ cháy rừng thường xảy ra vào mùa này

- Chế độ mưa ẩm:

+ Lượng mưa từ 1.268,3 mm (ở Tương Dương) đến 1.790 mm (ở Anh Sơn),

sự chênh lệch lượng mưa đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu rõ rệt: vùng khô ở phía Tây Bắc và vùng mưa nhiều ở phía Nam Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng

10, chiếm 90 % lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thường có mưa phùn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

+ Độ ẩm không khí bình quân 81 - 86%, mùa mưa ẩm có thể lên 91% nhưng vào mùa hanh khô hoặc ảnh hưởng của gió Lào, độ ẩm có ngày xuống dưới 30%

Trang 24

1.2.1.4 Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng

- Đất đai:

VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc, quá trình kiến tạo địa chất được hình thành qua các kỷ Palezoi, Đề vôn, Các bon, Pecmi, Tri at đến Mioxen cho tới ngày nay Trong suốt quá trình phát triển của dãy Trường Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecxinin, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ tạo nên 4 dạng địa mạo chủ yếu sau:

+ Núi cao trung bình: Nằm ngay biên giới Việt Lào với vài đỉnh cao trên 2000m (Phulaileng cao 2711m, Rào cỏ cao 2286m), địa hình vùng này rất hiểm trở,

đi lại cực kỳ khó khăn

+ Kiểu núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích của miền và có

độ cao từ 1000m trở xuống, cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu tạo bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn

+ Thung lũng kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao thấp hơn gồm thung lũng các sông suối Khe Thơi, Khe Choăng, Khe Khặng (Sông Giăng) và bờ phải sông Cả

+ Các khối đá vôi nhỏ: Kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trình karst trẻ và phân bố hữu ngạn sông Cả ở độ cao 200 - 300m Cấu tạo phân phiến dày, màu xám đồng nhất và tinh khiết

Trang 25

- Thổ nhưỡng:

Qua kết quả khảo sát thực địa và bản đồ thổ nhưỡng, VQG Pù Mát có các nhóm loại đất chính sau:

- Nhóm đất Feralit - mùn trên núi màu đỏ vàng phát triển trên đá trầm tích và

biến chất có kết cấu hạt mịn (FHs): Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, phân

bố nhiều ở phía Nam và phía Đông Nam VQG

- Nhóm đất Feralit - mùn trên núi màu vàng nhạt hay vàng xám phát triển trên

đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (FHq): Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, phân bố nhiều ở phía Tây và Tây Nam VQG

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fs): Phân bố chủ yếu ở

trung tâm và phía đông VQG, đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình

- Nhóm đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết

cấu hạt thô (Fq): Phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Bắc VQG, đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, trong đất nhiều đá lẫn, tầng đất trung bình

- Nhóm đất Feralit phát triển trên đá vôi (Fv): Phân bố chủ yếu phía Đông

Bắc VQG, đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, màu đỏ vàng hay nâu đỏ

- Nhóm đất dốc tụ và đất phù sa sông suối (D; P): Phân bố ven các sông suối, nhiều nhất là ở thung lũng Khe Khặng, Khe Choang, Khe Thơi Đất có màu nâu xám, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp

Nhìn chung, đất trong VQG Pù Mát phần lớn còn được rừng che phủ, tầng đất

từ trung bình đến dày, kết cấu, độ ẩm đất đảm bảo thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng, phát triển Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi của đất đai ở đây đã hấp dẫn người dân địa phương khai phá để sản xuất nông nghiệp, từ đó đe dọa đến tính toàn vẹn của tài nguyên rừng VQG

1.2.2 Những đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội

1.2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

* Dân số:

Dân số có 96.132 người, 24.541 hộ Mật độ trung bình của huyện Anh Sơn là

154 người/km2; huyện Con Cuông là 33 người/km2; huyện Tương Dương là 21 người/km2

Trang 26

Mật độ trung bình là: 41 người/km2, mật độ cao nhất là xã Đỉnh Sơn huyện Anh Sơn (mật độ là 498 người/km2) và thấp nhất xã Tam Hợp huyện Tương Dương (mật

độ là 8 người/km2) (Nguồn: Niên giám thống kê 2012)

Bảng 1.1 Thành phần các dân tộc sinh sống trong và quanh VQG Pù Mát

viên, y tế, cán bộ viên chức làm việc tại các xã trong vùng (Nguồn: Niên giám thống kê 2012)

Trong tổng 17 xã vùng đệm, qua điều tra có 114 bản thuộc vùng đệm với tổng số 24.541 hộ, và 96.132 khẩu, 39.406 lao động, trong đó huyện Con Cuông có 64 bản thuộc 7 xã với 10.167 hộ, 41.222 khẩu và 17.480 lao động; huyện Anh Sơn có 28 bản thuộc 5 xã với 10.048 hộ, 37.265 khẩu và 16.418 lao động; huyện Tương Dương có 22 bản thuộc 4 xã với 4.326 hộ, 17.645 khẩu và 5.508 lao động

Trang 27

1.2.2.2 Đặc điểm phân bố và đời sống dân cư.

- Đặc điểm phân bố dân cư

Sự phân bố dân cư ở vùng đệm mang đậm nét đặc thù của một các xã miền núi với nhiều dân tộc sinh sống và phân bố rất không đều giữa các vùng, các khu vực Mật độ dân số thường tập trung cao ở vùng thấp, cao nhất là ở xã Đỉnh Sơn huyện Anh Sơn là 498 người/km2, ngược lại ở các vùng cao dân cư rất thưa thớt, điển hình

là xã Tam Hợp huyện Tương Dương mật độ dân số chỉ có 8 người/km2 Người Thái

và người Kinh thường tập trung ở những nơi ven các thung lũng gần suối nước, có đất canh tác nông nghiệp, ven đường giao thông, có trình độ canh tác và nhận thức

xã hội Người H’mông sống tập trung từng bản ở trên các triền núi Người Đan Lai thì sống ở các vùng rừng, núi sâu

- Đời sống dân cư

Nhìn chung tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập đang còn thấp Tỷ lệ hộ nghèo còn cao từ 40 - 44% Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn các xã vùng đệm còn ở mức thấp chỉ đạt 7- 12 triệu đồng/người/năm

1.2.2.3 Văn hóa - Xã hội

Những năm qua, do thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, trình độ dân trí không ngừng được cải thiện Tuy nhiên, do phần lớn dân cư trong vùng đệm là người dân tộc, lại sống rải rác ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, còn nhiều tập tục lạc hậu, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư nhìn chung thấp, các hủ tục mê tín dị đoan còn nặng nề, bản sắc văn hóa chưa được phát huy, nạn tảo hôn vẫn còn sảy ra, trình

độ dân trí thấp, người dân chưa đủ kiến thức để tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư được quan tâm Đến nay đã có một số bản và hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá

1.2.2.4 Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu:

Trang 28

Tập quán sinh hoạt giữa các bản làng có sự khác biệt, mỗi dân tộc mang đậm bản sắc của dân tộc mình, như dân tộc Thái có tập tục sinh hoạt khác với tộc người Đan Lai, dân tộc Mông…

Tập quán canh tác còn lạc hậu, công cụ lao động còn đơn điệu, thủ công giữa các dân tộc còn có sự khác biệt, người Thái tập trung canh tác chủ yếu là khai hoang lúa nước, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và thu hái lâm sản… người Mông chủ yếu làm nương rẫy và thu hái lâm sản Người Đan Lai chủ yếu thu hái lâm sản và săn bắn

- Tình hình tái sản xuất nông nghiệp

Do đặc thù của các xã vùng đệm VQG chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nên sản xuất chủ yếu là làm nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt

và chăn nuôi Ngoài ra nhân dân thu hái lâm sản phụ, săn bắt chim thú, nhận khoán bảo vệ rừng của các đơn vị lâm nghiệp để có việc làm tăng thêm thu nhập kinh tế hộ

ra, các cây khác không đáng kể như rau, đậu, vừng, lạc, mía Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn rất thấp Đến nay, vẫn còn khoảng 23% số hộ thiếu lương thực trong những tháng giáp hạt Canh tác theo tập quán đốt rừng làm rẫy vẫn còn tồn tại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân cư dân tộc thiểu số ở đây

Canh tác chủ yếu mang tính quảng canh, năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, năng suất trung bình đạt khoảng 4,7 - 5,2 tấn/ha đối với lúa nước, lúa nương 1,1 tấn/ha, ngô đạt 1,9 tấn/ha, sắn 6,2 tấn/ha Tổng sản lượng cây trồng chính năm

2012 đạt 25.584 tấn (trong đó lúa đạt 10.729,5 tấn), bình quân lương thực trên đầu người đạt 289,4 kg/người/năm, (trong đó thóc đạt 175,6 kg/người/năm) Sự thiếu

Trang 29

hụt về lương thực (gạo) chủ yếu trông vào các hoạt động chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp (cây Keo) và khai thác trái phép những lâm sản phụ trong VQG Pù Mát Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao cuộc sống của người nông dân còn phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên rừng trong Vườn quốc gia.

+ Chăn nuôi:

Nhờ có lợi thế về đất đai rộng nên đàn trâu, bò, dê khá phát triển Hình thức chăn nuôi phần lớn là thả rông ở các bãi cỏ hoặc bìa rừng Hiện tượng trâu bò vào VQG vẫn khá phổ biến ở các bản Cò Phạt, Khe Cồn, Bản Búng xã Môn Sơn; Tân Hương, Tùng Hương, Liên Hương, xã Tam Quang và các xã giáp ranh Tuy không tàn phá tài nguyên rừng một các nhanh chóng và trầm trọng như kiểu canh tác đốt rừng làm rẫy nhưng việc chăn thả gia súc quá mức dưới tán rừng cũng đã tàn phá cây non tái sinh, ngăn cản cản quá trình phục hồi rừng

Các loài gia súc, gia cầm được nuôi trong vùng là trâu, bò, dê, lợn, ngan, vịt,

gà và chủ yếu là các loài giống địa phương, tuy chất lượng ngon nhưng năng suất, sản lượng thịt không cao, bình quân hộ gia đình nuôi các loại gia súc từ 3-4 con/hộ Tổng số đàn gia súc, gia cầm như sau: Trâu 9.432 con, bò 12.747 con, dê 5.166 con, đàn lợn 22.667 con và gia cầm, thủy cầm 172.838 con

Ngoài ra, trong vùng còn có một số hộ gia đình đang phát triển chăn nuôi nhím, chuột khoang… nhưng do đặc điểm xa các trung tâm tiêu thụ, giá cả bấp bênh, kinh nghiệm chăn nuôi còn mới nên chưa thành sản phẩm hàng hóa

- Sản xuất lâm nghiệp

+ Trồng rừng

Công tác trồng rừng trên địa bàn được thực hiện nhiều năm nay Những năm gần đây được sự đầu tư của các dự án 661, dự án trồng rừng sản xuất , diện tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt Đến nay, toàn vùng đã có trên 25.486,68 ha rừng trồng, gồm các loài cây Keo, Mét, Xoan ta

Nhìn chung chất lượng rừng trồng thấp, trữ lượng rừng không cao, một số diện tích chưa đảm bảo mật độ Đối với rừng phòng hộ, cơ cấu loài cây chưa đáp ứng mục tiêu phục hồi sinh thái ở vùng đệm Đối với rừng sản xuất, hiệu quả kinh

Trang 30

tế từ rừng chưa cao chính sách đầu tư vốn, giải quyết đầu ra chưa hấp dẫn người trồng rừng.

+ Giao đất giao rừng:

Công tác giao đất giao rừng theo Nghị định 02/NĐ-CP, Nghị định 163/NĐ-CP được tiến hành nhiều năm nay Phần lớn diện tích đất đã có chủ do vậy rừng được bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng, xây dựng trang trại ngày một nhiều hơn Tuy nhiên, công tác giao đất giao rừng tồn tại một số bất cập, ranh giới giao đất không

rõ ràng, vẫn còn tranh chấp đất đai, sử dụng không đúng quy hoạch và mục đích trên đất được giao

+ Khai thác và chế biến lâm sản:

Riêng khai thác rừng tự nhiên chỉ có 2 công ty lâm nghiệp được cấp phép khai thác hàng năm nhưng khối lượng bình quân khoảng 1.000m3/năm/công ty

Hiện nay diện tích rừng khai thác chủ yếu là rừng Keo, hàng năm khai thác trong khu vực khoảng 600 - 1.100 ha rừng trồng Keo

Chế biến: Trên địa bàn hiện có các cơ sở chế biến gỗ của các công ty lâm nghiệp với quy mô nhỏ, ngoài ra còn một số tổ mộc tại gia Sản phẩm gồm gỗ xẻ, ván sàn, cốt pha, đồ mộc gia dụng

1.2.2.5 Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Trên địa bàn VQG Pù Mát có các tuyến giao thông nối với các xã vùng đệm

đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa trong những năm qua, cơ bản giải quyết được tình trạng giao thông, song chất lượng các tuyến đường do xây dựng đã lâu nên đã xuống cấp Trong vùng có các tuyến đường chính như:

Tuyến Quốc lộ 7 là tuyến giao thông huyết mạch thông thương từ Quốc lộ 1A sang nước Cộng hoà dân chủ nhân Lào, đi qua vùng đệm VQG Pù Mát trên địa bàn các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vùng Tuyến đường đã rải nhựa, mặt đường 4,5 m, cầu cống đã được bê tông

cố định, hiện tuyến đường này đang được đầu tư nâng cấp

Trang 31

Từ Quốc lộ 7 đi vào VQG Pù Mát có hệ thống các đường nhánh đi sâu vào các xã vùng đệm góp phần quan trọng trong giao thông nội vùng như các tuyến: Quốc lộ 7 - Môn Sơn; Thị trấn Con Cuông - Thác Kèm; Quốc lộ 7 - Châu Khê - đường vào Đồn Biên phòng Châu Khê; Quốc lộ 7 - Tùng Hương, Tân Hương, Liên Hương; Quốc lộ 7 - Tam Hợp, Quốc lộ 7 - Bản Vều xã Phúc Sơn Về cơ bản các tuyến đường này mới được mở hoặc nâng cấp trong thời gian gần đây và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân những thôn bản ở sâu trong rừng đi lại được thuận tiện, hàng hóa được thông thương.

Trong vùng có Sông Cả, Sông Giăng đóng vai trò lớn trong giao thông thuỷ Ngoài ra còn có hệ thống các con khe lớn (Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng ) cũng góp phần đáng kể trong vận chuyển lâm sản, vật liệu

* Thuỷ lợi

Hệ thống thủy lợi các xã trong vùng đệm hiện tại đang được củng cố để đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích lúa nước của các xã vùng đệm, tại các bản đều có khe, suối chảy qua; người dân sử dụng nguồn nước này đưa vào các kênh dẫn Một phần tưới tiêu cho đồng ruộng, một phần dùng cho sinh hoạt hàng ngày Một số hồ đập đáng kể như Hồ Đông Quan, hồ Khe Chung, Hồ Khe Mậy, trạm bơm Đò Rồng, Thạch Sơn, đập Phà Lài

Trong những năm qua, do nhu cầu về tưới tiêu, nhân dân và chính quyền địa phương các xã đã tự đầu tư, tu sửa và làm mới các công trình thuỷ lợi sẵn có trên địa bàn Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của các xã trong thời gian tới, cần phải đầu tư xây dựng thêm một số công trình thuỷ lợi, củng cố đập cũ, bê tông hoá các kênh đầu mối trên địa bàn từng thôn bản trong từng xã

* Nước sạch

Trong những năm gần đây, hệ thống nước sạch đã được phát triển nhằm phục

vụ tốt hơn cho đời sống nhân dân trong vùng Tuy nhiên, tỉ lệ dân cư dùng nước sạch trong vùng còn thấp, nguyên nhân chính là do dân cư phân bố rải rác Hiện tại, phần lớn các hộ gia đình trong vùng dùng nguồn nước tự chảy từ các khe suối làm nước sinh hoạt Các công trình cung cấp nước sinh hoạt ở các xã được sự hỗ trợ của

Trang 32

nhà nước (chương trình 135), các dự án và một phần đóng góp của nhân dân trong vùng hiện tại đã bị xuống cấp Các công trình nước tự chảy hợp vệ sinh, các công trình này đã bị xuống cấp, hiệu quả sử dụng rất thấp, về mùa khô phần lớn các thôn thường bị thiếu nước sinh hoạt

* Hệ thống điện

Hiện nay các xã trong vùng đệm của VQG Pù Mát chủ yếu đã được dùng điện lưới nhưng do một số trạm biến áp hiện nay đã quá tải do nhu cầu dùng điện ngày một tăng và hệ thống đường dây, cột điện dân tự dựng lâu ngày đã xuống cấp hư hỏng, nhưng chưa được ngành điện khắc phục sửa chữa, gây nên tình trạng mất an toàn và thất thoát điện

Ngoài ra còn một số bản trong vùng sâu, vùng xa hiện vẫn chưa có điện lưới

mà chủ yếu sử dụng điện từ các máy thủy điện nhỏ của gia đình Trong giai đoạn tới ngành điện phấn đấu 100% các xã, bản vùng đệm được cung cấp điện lưới phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất

* Giáo dục

Là các xã miền núi nhưng lĩnh vực giáo dục đào tạo ở vùng đệm nhìn chung khá khả quan, đặc biệt là giáo dục phổ cập Tình trạng nhà học tạm bợ, tranh tre, nứa lá đã cơ bản được xóa bỏ Tuy nhiên, học vấn của người lao động còn thấp, tình trạng mù chữ, học sinh bỏ học vẫn tồn tại ở một bộ phận dân cư, đặc biệt ở 3 bản người Đan Lai trong vùng nghiêm ngặt VQG Khoảng cách về trình độ học vấn giữa nam và nữ cũng chênh lệch lớn Cơ sở vật chất giáo dục mặc dầu chính quyền

đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên thiếu, một số

có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu

Trên địa bàn của 17 xã thuộc vùng đệm khu bảo tồn, mạng lưới giáo dục phổ thông hiện đã có 3 cấp học: Mầm non, tiểu hoc, trung học cơ sở Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người địa phương, đã được đào tạo cơ bản, số lượng giáo viên đã đáp ứng được công tác giảng dạy cho con em địa phương

* Y tế

Các xã vùng đệm có mạng lưới y tế tương đối phát triển Mỗi huyện đều có bệnh viện huyện và trung tâm y tế, một số xã có phòng khám đa khoa (Môn Sơn,

Trang 33

Tam Thái ), mỗi xã đều có trạm xá với đội ngũ từ 1 - 2 y sỹ, 1- 2 y tá Một số bệnh dịch như sốt rét, bướu cổ đã được kiểm soát Tuy nhiên, việc đảm bảo cho người dân đến với các dịch vụ y tế còn khó khăn, nhân viên y tế năng lực chuyên môn còn hạn chế, phương tiện, thuốc men thiếu thốn, ở vùng sâu bệnh dịch vẫn ngoài tầm kiểm soát, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao Nhìn chung tình hình cơ sở, trang thiết bị, thuốc men, đội ngũ cán bộ y tế xã bước đầu đáp ứng được công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định như cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, xuống cấp, thiếu phòng; trang thiết bị chưa đồng

bộ, thuốc men, cán bộ y tế còn thiếu, chưa chuyên sâu, đây cũng là những khó khăn chung của huyện cũng như của tỉnh hiện nay Mạng lưới cán bộ y tế thôn bản đã được bố trí đều đến tất cả các thôn bản trong các xã, họ làm các dịch vụ y tế ban đầu như công tác dự phòng, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình… nhưng

do chưa được đào tạo bài bản, kinh phí thấp nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế

1.3 Nguồn tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát

1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất

* Hiện trạng sử dụng đất:

Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản đồ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng và kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng 05/2013 Cho thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng VQG Pù Mát như sau:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là; 94.804,4 ha

+ Phân khu BVNN: 79.791,3 ha

+ Phân khu PHST: 10.097,0 ha

+ Phân khu DVHC: 4.916,1ha

Trang 34

Bảng 1.2 Diện tích các loại đất loại rừng phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị: ha

TT Hạng mục Tổng

cộng

Xã Phúc

Sơn

Châu Khê

Chi Khê

Lục Dạ

Môn Sơn

Tam Quang Tổng diện tích 94.804,4 2.244,7 30.910,8 134,6 3.330,8 34.151,4 24.032,1

I DT có rừng 92.789,6 2.244,7 30.910,8 61,6 3.326,3 33.174,0 23.072,2

1 Rừng tự nhiên 92.681,0 2.244,7 30.910,8 15,4 3.326,3 33.111,6 23.072,2 1.1 Rừng gỗ 87.730,4 2.028,1 29.987,3 15,4 3.139,2 32.313,2 20.247,2

- Rừng giàu 24.043,8 884,7

10.657,

6 786,3 9.309,0 2.406,2 -

- Rừng giàu: diện tích 24.043,8 ha (chiếm 25,4% diện tích của VQG)

- Rừng trung bình: diện tích 28.405,3 ha (chiếm 30,0%)

- Rừng nghèo: 30.562,0 ha (chiếm 32,2%)

- Rừng phục hồi: 4.719,3 ha (chiếm 5,0%)

Trang 35

- Rừng hỗn giao gỗ nứa: 1.635,8 ha (chiếm 1,7%).

- Rừng tre nứa: 3.314,8 ha (chiếm 3,5%)

- Rừng trồng: 108,6 ha (chiếm 0,1%)

* Đất chưa có rừng:

Diện tích đất chưa có rừng 1.670,2 ha (chiếm 1,8%) Gồm đất trảng cỏ (IA), đất trống có cây gỗ mọc rải rác (IB, IC) Đây là diện tích đã canh tác nương rẫy trước đây nay bỏ hoang nhưng chưa đủ thời gian để quá trình diễn thế thành rừng, chiếm khoảng 1,4% diện tích VQG, phân bố chủ yếu ở lưu vực 2 khe lớn là Khe Thơi và Khe Khặng Qua kết quả đo đếm cây tái sinh ở 100 ô dạng bản cho thấy Mật độ cây tái sinh đạt từ 1.000 cây đến 1.700 cây/ha Tỉ lệ cây có triển vọng trên 1m là 850 cây/ha, chiếm 56% Các loài cây tái sinh như; Dẻ, trâm, kháo, chẹo, thành ngạnh… Các trạng thái này đưa vào khoanh nuôi sẽ trở thành rừng phục hồi sau 7- 8 năm, mặc dù chưa có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản nhưng rất thích hợp khoanh nuôi tái sinh, vì là rừng hỗn loài, cấu trúc tương đối bền vững

1.3.2 Tài nguyên rừng

1.3.2.1 Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng

Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng (1978), thảm thực vật rừng trong khu bảo tồn Pù Mát được chia làm các kiểu rừng chính như sau:

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%

+ Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới chiếm 29%

+ Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21%

+ Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%

+ Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%

+ Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%

* Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 700 m và phân bố trên tất cả các xã trong

Vườn quốc gia Rừng có thành phần loài gồm các ưu hợp của họ Cỏ (Poaceae), Họ

Trang 36

Cúc (Asteraceae), Họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Đậu (Fabaceae) Cấu trúc tầng thứ

của rừng có 5 tầng: Tầng cây vượt trội cao trung bình khoảng 25 m, tầng ưu thế sinh thái có chiều cao trung bình 20 m, tầng dưới tán cao 12 m, tầng thứ 4 là tầng cây bụi cao khoảng 5 - 6 m và cuối cùng là tầng thảm cỏ, quyết với độ cao trung bình khoảng

2 m Đặc điểm về mật độ của rừng không lớn do rừng đã qua khai thác chọn Đối với những lâm phần rừng mới phục hồi sau nương rẫy, cấu trúc tầng thứ và loài cây đơn giản hơn với những loài cây ưu thế tiên phong như: Hu đay, Ba soi…

* Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới

Phân bố ở độ cao trên 700 m thuộc các đỉnh núi cao mà đặc biệt tập trung ở

đỉnh Pù Mát Kiểu rừng này có thành phần thực vật với các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Nguyệt Quế (Lauraceae) và họ Mộc Lan Tầng thứ của

rừng là 5 tầng: Tầng cây trội với các họ Mộc lan và Re có chiều cao trung bình khoảng 30 m, tầng ưu thế sinh thái cao khoảng 25 m với các loài cây thuộc họ Dẻ, tầng dưới tán rừng chiều cao trung bình là 15 m, hai tầng dưới gồm tầng cây bụi với chiều cao trung bình khoảng 6 m và tầng dưới cùng là tầng thảm cỏ cao 1 - 2 m

* Kiểu phụ thứ sinh phục hồi sau khai thác và nương rẫy

+ Kiểu phụ thứ sinh hỗn giao gỗ và nứa trên đất nguyên trạng: Kiểu này có diện tích không lớn nhưng phân bố rải rác trên toàn bộ Vườn quốc gia Pù Mát Cấu trúc tầng thứ của rừng gồm 2 tầng chính: Tầng ưu thế sinh thái cao trung bình khoảng 13 m đến 15 m với các loài họ Dẻ, họ Dâu tằm, họ Đậu và họ Tre, nứa Tầng dưới là thảm tươi với các loài Chuối, Lá Dong và Cỏ các loại

+ Kiểu phụ thứ sinh nứa: Kiểu phụ này phân bố ven hệ thống suối vì đất ở đó

ẩm và còn tốt Rừng nứa phân bố theo bụi với cấu trúc 2 tầng chủ yếu Tầng rừng chính là loài cây nứa cao trung bình từ 6 đến 10 m Tầng dưới là thảm tươi với các loài cây Dương xỉ và lá Dong cao khoảng 1 m đến 2 m Trong kiểu phụ thứ sinh có

sự tác động này còn có các loài cây khác với ưu hợp là cây Giang (phân bố rải rác)

mà mật độ che phủ của nó rất cao đến trên 85%

* Trảng cây bụi và trảng cỏ

Trang 37

Là thảm thực vật thoái hóa do canh tác nương rẫy và khai thác quá mức hình thành nên; Phân bố ở độ cao dưới 900m trở xuống Tổ thành loài ưu thế là Thành

ngạnh (Cratoxylon polyanthum C prunilirium), Thẩu tấu (Aporosa sphaerosperum,

A serata), Me rừng (Phyllanthus emblica), thảm cỏ chiếm phần lớn diện tích đất

trống trọc, phân bố rộng trên độ cao từ 1000 m trở xuống Tổ thành loài cây ưu thế

là Lau (Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus japonica), Cỏ tranh (Imperata cylimdrica).

(Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)

Kết quả trong bảng 2 cho ta thấy khu hệ thực vật Vườn quốc gia Pù Mát

phong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm

92,91% Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên sự

du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau Đó là luồng thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu di cư xuống với các loài đại diện trong ngành

Thông (Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá Luồng thực vật Malaysia - Indonesia

từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) Luồng thực

vật India - Myanmar từ phía Tây di cư sang với các đại diện thuộc họ Tử vi

Trang 38

(Lythraceae), Bàng (Combretaceae) Đặc biệt, ở Vườn quốc gia Pù Mát, khu hệ

thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng lớn nhất Trong số 160 họ thực vật tìm thấy có tới 40 họ có trên 10 loài Họ Cà phê

Rubiaceae phong phú hơn cả (92 loài), tiếp đến họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 67 loài, họ Re (Lauraceae) 58 loài, họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae) 42 loài, họ Cam (Rutaceae), họ Lan (Orchidaceae) 31 loài, họ Đậu (Fabaceae) 30

loài… Đặc biệt có tới 22 họ chỉ có 1 chi với 1 loài duy nhất

Tuy nhiên, vai trò lập quần thể thực vật lại thuộc về một số họ như họ Dầu

(Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trâm (Myrtaceae),

họ Xoan (Meliaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Hoàng Đàn (Cupressaceae), họ Bụt Mọc (Taxodiaceae), họ Hoà Thảo với loài nứa (Taeniostachyum dulloa) phát

triển rất mạnh trên những nơi bị mất rừng

Tài nguyên thực vật: Bước đầu đã thống kê được 920 loài thực vật thuộc 7 nhóm công dụng:

+ Nhóm cây gỗ: có 330 loài cho gỗ thuộc ngành Ngọc Lan và ngành Thông, chiếm 24,44% tổng số loài ghi nhận Đặc biệt ở đây có nhiều loài gỗ quý như pơmu

(Fokinea hodginsii), sa mộc quế phong (Cunninghamia konishiii), giáng hương quả

to (Pterocarpus macrocarpus), gụ lau (Sindora tonkinensis), lát hoa (Chukrasia tabularis)… Nhóm gỗ tứ thiết như đinh (Markhamia Stipulata), sến mật (Madhuca pasquieri) dùng làm ván sàn, bệ máy, tàu thuyền Nhiều loài cây cung cấp gỗ xây

dựng, làm đồ gia dụng rất tốt như các loài trong họ Ngọc Lan, họ Xoan, họ Dẻ và đặc biệt là họ Dầu Các nhóm công dụng khác như cung cấp vật liệu điêu khắc, làm đệm, sản xuất các văn phòng phẩm cũng có nhiều loại

+ Nhóm cây thuốc: Đã thống kê được 197 loài thực vật dùng làm thuốc (chiếm 15,2% tổng số loài) thuộc 83 họ thực vật khác Các họ có nhiều loài cây thuốc là:

Họ Cà phê (Rubiaceae): 17 loài; họ Cúc (Asteraceae): 13, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): 10 loài, họ Cam (Rubiaceae): 9 loài; họ Đơn Nem (Myrsinaceae):

7 loài

Trang 39

Tuy số lượng họ có nhiều loài lớn nhưng trữ lượng của các loài lại không cao

Một số loài có triển vọng là chân chim (Scheffera octophylla), hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii), thường sơn (Dichroa febrifuga), củ mài (Dioscorea persimilis), thổ phục linh (Smilax glabra), thiên niên kiện (Homamena occulta)

Một số loài câu thuốc rất quý nhưng tiếc rằng hiện rất hiếm như hoàng nàn

(Strychnos wallichii), hoàng đằng (Fibraurea recsa), ba kích (Morinda officinalis), bình vôi (Stephania rottunda),…

+ Nhóm cây cảnh: Có 74 loài chiếm 5,4% tổng số loài trong vùng, phần lớn các loài thuộc dạng thân thảo hoặc cây bụi Cùng với sự phát triển kinh tế là nhu cầu về cây cảnh để trang trí nội thất, đường sá, công viên ngày càng cao Vì vậy,

việc quản lý bảo vệ nguồn cây cảnh này, nhất là các loài phong lan (Orchdaceae), cau dừa (Areacaceae), tuế (Cycadaceae) càng cần được quan tâm.

+ Nhóm cây làm thực phẩm: Kết quả thống kê cho thấy, nhóm cây thực phẩm

có khoảng 118 loài thuộc 57 họ, chiếm 9,1% trong tổng số loài, trong đó có nhiều

loài cho quả, hạt, rau ăn rất ngon như Cà ổi Bắc Giang (Castanopsis boisii), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Bứa (Garcinia spp.), Vả (Ficus auricularia), Củ mài (Dioscorea spp.), Rau sắng (Melientha suavis), Rau bò khai (Erythropalum scandens), các loài măng tre nứa Tuy thành phần loài cây thực phẩm khá phong

phú nhưng hiện chúng đang phải đối mặt với áp lực khai thác quá mức của cộng đồng dân địa phương Ngoài ra, thực vật Vườn quốc gia Pù Mát còn cung cấp nhiều nguyên liệu khác như song mây, lá nón, lá cọ, sợi, tre, dầu nhựa… để làm hàng gia dụng và xuất khẩu

1.3.2.3 Hệ động vật rừng

Thành phần loài: Kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước

đã thống kê được 1.121 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá, Con số thống kê này đã chứng tỏ Vườn quốc gia Pù Mát là nơi có tính đa dạng sinh học cao

Điều đặc biệt quan trọng đối với khu hệ động vật Vườn quốc gia Pù Mát là tính đa dạng các yếu tố đặc hữu cao Trong số đó có những loài đặc trưng như Sao

Trang 40

la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) Như

vậy về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát chẳng những là một khu tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cho cả Lào và Đông Dương

Bảng 1.4 Danh mục động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w