4. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm
Đề tài tập trung điều tra nghiên cứu tại 4 lưu vực suối chính gồm: Khe Choăng, Khe Bu, Khe Khặng và Cao Vều (Khe Sú) tại VQGPM
2.1.2. Thời gian
- Điều tra, nghiên cứu thực địa: Năm 2013 tiến hành điều tra từ ngày 29 tháng 7 đến 19 tháng 8. Năm 2014 tiến hành điều tra 4 đợt từ tháng 5 - 8 năm 2014. Tổng số thời gian đi thực địa là 55 ngày.
- Quá trình phân tích mẫu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Động vật Trường đại học Vinh và Bảo tàng Vườn quốc gia Pù Mát từ tháng 8 đến tháng 9/2014.
2.2. Tư liệu nghiên cứu
- Số lượng mẫu phân tích: 135 mẫu của 26 loài được thu trực tiếp từ các đợt điều tra, được lưu giữ tại Bảo tàng Vườn quốc gia Pù Mát;
- Nhật ký điều tra nghiên cứu thực địa.
- Bộ ảnh chụp các loài, các loại hình sinh cảnh, môi trường sống.
- Tham khảo có chọn lọc tài liệu của các công trình nghiên cứu đã tiến hành trước đây tại khu vực [9, 10, 11, 28].
- Tham khảo các dữ liệu và mẫu vật của các tác giả trước đây có ở Bảo tàng - Vườn quốc gia Pù Mát và Đại học Vinh
2.3. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là khu hệ lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát.
2.4. Dụng cụ nghiên cứu
- Hóa chất: Formon 10%, Cồn 70%. - Nhãn đeo mẫu.
- Máy định vị GPS (độ cao, vị trí địa lý), máy ảnh LuMix, la bàn, bản đồ địa hình.
- Đèn đội đầu, pin, vở, bút, túi giữ mẫu, thước đo, cân và một số dụng cụ khác hỗ trợ khi đi thu mẫu.
- Thước cặp hiện số (độ chính xác 10-2 )
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp điều tra thu mẫu ngoài thực địa
+ Thời gian thu mẫu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu hoạt động về đêm nên nghiên cứu được tiến hành chủ yếu từ 18h - 24h. Thông tin về các mẫu quan sát, thu thập (tọa độ, độ cao, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm về vị trí thu mẫu, ảnh chụp ghi lại trạng thái tự nhiên về môi trường sống, màu sắc...) được ghi chép trong phiếu điều tra thực địa.
+ Phương pháp thu mẫu LC: Chủ yếu được bắt bằng tay (một số mẫu chúng tôi chỉ quan sát và chụp ảnh ghi nhận).
2.5.2. Phương pháp xử lí mẫu:
Mẫu thu được trong các đợt khảo sát được xử lý vào ban ngày. Quy trình xử lý mẫu theo trình tự:
- Làm chết mẫu: Bằng thuốc hiệu Orajel (thành phần Benzalkonlum chloride 0,02%; Benzocalne 20% và Zinc chloride 0,1%) của công ty Church & Dwight co., Inc; đeo nhãn có đánh số thực địa; chụp ảnh ghi lại màu sắc tự nhiên.
- Đeo nhãn ký hiệu vào cho mẫu vật: nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. Nhãn được buộc vào chân ếch nhái.
- Định hình mẫu: Trước tiên mẫu được định hình trong khay theo các hình dạng của loài, cố định hình dáng bằng formalin 10% trong 24h hoặc 1 tuần sau đó chuyển sang bảo quản ở cồn 700. Tiêm bổ sung dung dịch bảo quản vào bụng, cơ và các chi để tránh thối hỏng.
2.5.3. Phương pháp định loại và phân tích số liệu
+ Định loại tên loài theo các tài liệu của Bourret (1942); Hendrix et al. (2008); Inger et al. (1999); Nguyen et al. (2009); Taylor (1962); Ohler (2003); Ziegler et al. (2002) và một số tài liệu khác có liên quan [31, 43, 44].
+ So sánh với mẫu vật lưu giữ tại Bảo tàng - Vườn quốc gia Pù Mát và Đại học Vinh.
+ Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tham khảo các nhà khoa học: Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ông Vĩnh An....
+ Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen et al. (2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây [44].
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại
Phân tích các chỉ số, đặc điểm hình thái lưỡng cư theo Bourret R; tham khảo Hoàng Xuân Quang và cộng sự (2008).
Các kí hiệu:
Dài thân (SVL): từ mút mõm đến khe huyệt; Dài đầu (HL): từ mút mõm đến góc sau hàm dưới; Rộng đầu (HW): bề rộng lớn nhất của đầu; Dài mõm (SE): khoảng cách từ mút mõm đến bờ trước của mắt; Gian mũi (IN): khoảng cách bờ trong hai lỗ mũi; Đường kính mắt (EL): bề dài lớn nhất của ổ mắt; Rộng mi mắt trên (PalW): bề rộng lớn nhất của mí mắt trên; Gian mi mắt (IUE): khoảng cách nhỏ nhất giữa hai mí mắt; Dài màng nhĩ (TYD): bề dài lớn nhất của màng nhĩ; Dài bàn tay (HAL): từ gốc củ bàn ngoài đến mút ngón tay dài nhất; Dài ống tay (FLL): từ khuỷu tới gốc củ bàn ngoài; Dài ngón III chi trước (TFL): từ gốc củ khớp dưới đầu tiên đến mút ngón tay thứ III; Dài đùi (FL): từ khe huyệt đến khớp gối; Dài ống chân (TL): từ khớp gối đến cuối khớp ống - cổ; Rộng ống chân (TW): bề rộng lớn nhất của ống chân; Dài cổ chân (ShL): từ khớp ống - cổ đến khớp cổ - bàn; Dài bàn chân (FOL): từ bờ ngoài củ bàn trong đến mút ngón chân dài nhất; Dài củ bàn trong (IMT): bề dài củ bàn trong; Dài ngón IV chi sau (FTL): từ gốc củ khớp dưới đầu tiên đến mút ngón chân IV; Dài ngón I chi sau
(ITL): từ gốc củ khớp dưới đầu tiên đến mút ngón chân I; Rộng đĩa ngón chân (DTW): bề rộng của đĩa ngón chân lớn nhất.
Phương pháp đo kích thước các phần cơ thể (đơn vị tính: mm) như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ đo lưỡng cư không đuôi (Theo Banikov A. G. et al., 1977) 1. Lỗ mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ; 4. Dải mũi; 5. Mi mắt trên; 6. Rộng mi mắt trên; 7. Gian mi mắt; 8. Gian mũi; 9. Khoảng cách 2 dải mũi; 10. Khoảng cách từ mõm đến mũi; 11. Khoảng cách từ mõm đến trước mắt; 12. Đường kính mắt; 13. Dài màng nhĩ; 14. Dài thân; 15. Rộng đầu; 16. Lỗ huyệt; 17. Dài đùi; 18. Dài ống chân; 19. Đùi; 20. Ống chân; 21. Cổ chân; 22. Dài củ bàn trong; 23. Dài bàn chân; 24. Rộng đĩa ngón chân; 25. Dài ngón chân I; 26. Củ bàn trong.
Mỗi loài được mô tả theo thứ tự sau:
- Tên khoa học của loài, tác giả, năm công bố - Tài liệu xuất xứ
- Tên tiếngViệt - Số mẫu
- Mô tả hình thái
- Đặc điểm nơi thu mẫu
2.5.5. Phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin
- Phỏng vấn người dân địa phương bằng các phiếu hỏi đã được chuẩn bị trước, nhận dạng các loài lưỡng cư qua sách, ảnh màu về các nội dung: Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề:
+ Thành phần loài: Những loài ếch nhái nào đã biết (có thể ở những mức độ khác nhau như: Chỉ nghe nói, đã nhìn thấy hoặc trực tiếp bắt). Người được phỏng vấn sẽ nói tên loài ếch nhái họ biết (dùng ảnh màu để nguười dân quan sát và trả lời theo tên địa phương thường gọi).
+ Nơi sống: Gặp hay đã từng bắt loài ếch nhái đó ở đâu, đồng ruộng, quanh bản, suối trong rừng …Thường trú ẩn ở đâu (trên đá, hốc cây, lá khô, trên cây…). Vùng thường săn bắt được các loài ếch nhái.
+ Trữ lượng: So sánh thời gian trước năm 2000 và từ năm 2000 đến nay nếu giảm thì giảm khoảng bao nhiêu phần trăm.
+ Đặc điểm về đời sống (sinh học): Thường gặp các loài lưỡng cư vào những tháng nào trong năm, chúng sống đơn lẻ hay theo đàn; thức ăn của ếch nhái là gì; mùa sinh sản của mỗi loài ếch nhái.
+ Kinh nghiệm săn bắt: Dụng cụ săn bắt (dùng bẫy hay dùng tay hoặc dụng cụ khác), thời gian săn bắt (ngày, đêm)
+ Mục đích sử dụng: Làm thực phẩm hay đem bán, đem biếu hay làm thuốc. + Tổng thời gian đi săn bắt lưỡng cư: Mỗi lần đi săn bắt khoảng bao nhiêu giờ; mỗi tháng săn bắt bao nhiêu lần, trong một năm thì săn bắt bao nhiêu tháng.
+ Thu nhập của người dân từ việc săn bắt lưỡng cư: Trung bình mỗi lần đi bắt được bao nhiêu kg, mỗi kg nếu bán trên thị trường được bao nhiêu tiền, từ đó tính được trung bình thu nhập trên một tháng và trung bình thu nhập từ việc bán ếch nhái trên một năm.
- Thu thập số liệu thực địa về tác động của con người: tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng như khai thác, sử dụng gỗ và sản phẩm phi gỗ, các loài bị săn bắt và buôn bán, hoạt động phát nương làm rẫy ….
- Sưu tầm, tổng hợp, phân tích các tài liệu hiện có về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Vườn quốc gia Pù Mát.
- Các loài quý, hiếm được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [2], Danh lục Đỏ của IUCN 2012 [21].
2.5.6. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, trên phần mềm Microsoft Excel 2010.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đa dạng sinh học lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 3.1.1. Đa dạng thành phần loài:
Tổng hợp kết quả điều tra thực địa và tổng hợp từ những tư liệu nghiên cứu trước đây [10, 11, 18, 28] thành phần các loài lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát có 57 loài thuộc 29 giống, 8 họ, 2 bộ. (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Thành phần loài lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Tư liệu trước
2013
Địa điềm ghi nhận 2013 - 2014 Cao Vều Khe Khặng Khe Bu Khe Choăng
Bộ không chân Gymnophiona I Họ Ếch giun Ichthyophiidae
1 Ếch giun Ichthyophis sp TL
Bộ không đuôi Anura II Họ Cóc bùn Megophryidae
2 Cóc mày phê Brachytarsophrys feae
(Boulenger,1878) TL 3 Cóc mày sa pa Leptobrachiu chapaense
(Bourret,1937) M M
4 Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoide
(Boulenger,1893) TL
5 Cóc mày sp Leptolalax sp. M M
6 Cóc mắt chân dài Megophrys longipes
(Boulenger, 1886) M 7 Cóc núi Ophryophrynepachyproctus (Kou, 1985) TL M M 8 Cóc núi sp Ophryophryne sp M 9 Cóc mắt lớn Xenophrys major (Boulenger, 1908) M M M M M III Họ Cóc Bufonidae 10 Cóc rừng Ingerophrynusgaleatus (Gunther, 1864) M M M 11 Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus M
(Schneider, 1799) 12 Cóc pagiô Bufo pageoti
(Bourret,1937) TL
IV Họ Nhái bén Hylidae
13 Nhái bén nhỏ Hyla simplex
Boettger, 1901 TL
V Họ Ếch nhái thực Dicroglossidae
14 Ngoé Fejervarya limnocharis
(Gravenhorst, 1829) M 15 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus
(Wiegmann, 1835) M 16 Ếch hat che Limnonectes hascheanus
(Stoliczka, 1870) TL M M
17 Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii
(Tschudi, 1838) M M M M M
18 Ếch gai boulenge Quasipaa boulengeri
(Gunther,1889) TL 19 Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa
(Bourret,1937) TL M M M
20 Ếch gai Quasipaa spinosa
(David, 1875) TL 21 Cóc nước nhẵn Occidozyga laevis
(Gunther, 1859 “1858”) TL 22 Cóc nước sần Occidozyga lima
(Gravenhorst, 1829) M
VI Họ ếch nhái Ranidae
23 Ếch bám đá Lào Amolops cremnobatus
Inger and Kottelat, 1998 TL M M QS 24 Ếch bám đá Amolops ricketti
(Boulenger, 1899) M QS M
25 Ếch vạch Annandia delacouri
(Angel, 1928) M 26 Chẫu chuộc Hylarana guentheri
Boulenger,1882 M M
27 Chàng hiu Hylarana macrodactyla
(Gunther, 1858) TL 28 Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis
29 Ếch suối Hylarana nigrovittata
(Blyth, 1855) M M M M
30 Ếch cẳng dài Hylarana jerboa
(Gunther, 1872) TL 31 Chàng đài bắc Hylarana taipehensis
(Van Denburgh, 1909) TL 32 Chàng andecson Odorrana andersonii
(Boulenger, 1882) M M M M M
33 Ếch xanh Odorrana chloronota
(Gunther, 1876) M M M
34 Ếch bắc bộ
Odorrana bacboensis
Bain, Lathrop, Murphy, Orlov and Ho, 2003
TL M M
35 Ếch mồ côi Odorrana orba
(Stuart and Bain, 2005) M 36 Ếch gramine Odorrana graminea
(Boulenger, 1900) M
37 Ếch mõm Odorrana nasica
(Boulenger,1903) M M
38 Hiu hiu Rana johnsi Smith, 1921 TL 39 Ếch màng nhĩ lớn
Rana megatympanum
Bain, lathrop, Murphy, Orlov and Ho, 2003
TL
VII Họ ếch cây Rhacophoridae
40 Nhái cây nhẫn Chiromantis laevis
(Smith, 1924) TL 41 Nhái cây tí hon Philautus parvulus
(Boulenger, 1893) TL 42 Ếch cây mianma Polypedates mutus
Smith,1940 M M M M M
43 Chẫu chàng phê Rhacophorus feae
(Boulenger, 1893) TL 44 Ếch cây cựa Rhacophorus calcaneus
Smith, 1924 M
45 Ếch cây orlov Rhacophorus orlovi
Ziegler end Kohler, 2000 TL M M 46 Ếch cây kio Rhacophorus kio
47 Chẫu chàng xanh đốm
Rhacophorus dennysi
(Blanford, 1881) M M
48 Ếch cây schlegen Rhacophorus schlegelii
(Gunther, 1859) TL 49 Ếch cây sần nhỏ Rhacophorus verrucosus
(Boulenger, 1893) TL 50 Ếch sần aspơ Theloderma asperum
(Boulenger, 1886) TL
VII
I Họ nhái bầu
Microhylidae
51 Nhái cóc đốm Kalophrynus interlineatus
(Blyth, 1855) TL 52 Ễnh ương thường Kaloula pulchra
Gray, 1831 M
53 Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi
Vogt,1911 TL M M
54 Nhái bầu hoa Microhyla fissipes
(Boulenger,1884) M 55 Nhái bầu vẽ Microhyla picta
Schenkel, 1901 M 56 Nhái bầu vân Microhyla pulchra
(Hallowell, 1861) M 57 Nhái bầu hoa cương Microhyla marmorata
(Bain and Truong, 2004) M
Tổng 51 9 17 14 16
Ghi chú: TL - Tư liệu; QS - Quan sát; M - Có thu mẫu
3.1.2. Đặc điểm phân loại học lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát
Trong phần này chỉ mô tả những loài đã được ghi nhận (thu mẫu) trong các cuộc điều tra mà tác giả trực tiếp tham gia thực địa.
I. Họ cóc bùn - Megophrydae
1. Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) - Cóc mày sa pa
Megophrys hasseltii chapaense R. Bourret, 1937, Ann. Bull. Gen. Instr. Pub., Hanoi, 4 (14): 14-20.
Leptobrachium chapaense: Nikolai Orlov, Bryan Stuat, Raoul Bain, Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc, 2004.
Tư liệu nghiên cứu: Mẫu (CV-01).
Chỉ số hình thái: SVL: 75,39; HL: 31,26: HW: 32,64; IN: 6,07; EL: 9,56; SE: 11,98; IUE: 10,80; PaLW: 6,28; HAL: 17,83; FLL: 23,54; TFL: 12,27; FL: 33,08; TW: 8,26; FOL: 28,27; FTL: 8,61; IMT: 2,84; ITL: 3,25; TYD: 5,30; TL: 29,03.
Mô tả: Cơ thể có kích thước trung bình; đầu rộng hơn dài một chút (HL/HW = 0,96). Mõm tròn không vượt quá hàm dưới. Không có răng lá mía, lưỡi xẻ ở phía sau. Gờ má tù, vùng má hơi lõm xiên; gờ mõm rõ và sắc; có mấu hàm dưới. Màng nhĩ không rõ ràng, gần bằng 1/2 ổ mắt. Lỗ mũi ở phía bên, nằm gần mõm hơn mắt; khoảng cách hai mũi xấp xỉ bằng bề rộng mí mắt trên. Gian ổ mắt lớn hơn gian mũi (=1,57 lần). Có một nếp da kéo dài từ sau mắt đến phía trên của chi trước.
Chi trước dài và mảnh, các ngón tay tự do, mút ngón tay tù; ngón tay I dài bằng ngón tay II ngón III dài nhất, củ bàn tay nổi rõ; ngón chân có 1/4 màng. Củ bàn trong hình bầu dục. Khớp chày-cổ chưa đến mắt, khớp cổ-bàn gần tới mõm.
Đầu và thân màu nâu sẫm, vùng má nhạt hơn. Phía bên thân có các vệt sẫm đen xen lẫn với các đốm trắng nhỏ. Hai bên sườn, bụng, mặt dưới và phía sau chân nổi hạt rõ. Cằm và họng màu trắng bẩn, có hạt nhỏ. Mặt dưới bàn tay và bàn chân màu nâu, có các chấm và vân trắng. Chi sau có vệt sẫm mảnh vắt ngang.
Đặc điểm nơi thu mẫu: Suối trong rừng thứ sinh đã bị khai thác chọn, lòng suối nhiều đá to, bề rộng suối khoảng 3,5m. Lưu lượng nước vừa phải. Độ cao từ 400- 600m; khu vực thu mẫu nhánh của Khe Bu (Khe Nghẹn)
2. Leptolalax sp:
Tư liệu nghiên cứu: 3 Mẫu (KB.08, KB18, KBU.01)
Chỉ số hình thái: SVL: 47,68 ± 2,00 (45,68-49,67); HL: 17,75 ± 0,23 (17,51- 17,98); HW: 16,55 ± 0,14 (16,41-16,69); IN: 4,59 ± 0,20 (4,39-4,78); EL: 5,9 ± 0,41 (5,50-6,31); SE: 6,94 ± 0,95 (5,99-7,89); IUE: 5,09 ± 0,69 (4,40-5,77); PaLW: 3,90 ± 0,81 (3,09-4,70); HAL: 12,80 ± 0,43 (12,37-13,22); FLL: 11,76 ± 0,86 (10,90-12,62); TFL: 5,82 ± 0,17 (5,65-5,98); FL: 23,83 ± 0,95 (22,65-24,54); TW: 4,35 ± 0,75 (3,60-5,09); FOL: 21,70 ± 1,41 (20,29-23,11); FTL: 10,49 ± 0,34
(10,15-10,83); IMT: 2,03 ± 0,23 (1,80-2,25); ITL: 1,56 ± 0,67 (0,89-2,22; TYD: 2,79 ± 0,24 (2,55-3,03); TL: 23,83 ± 0,44 (23,39-24,27).
Mô tả: Kích thước cơ thể bé (SVL: 47,68); dài đầu hơn rộng đầu. Không có răng lá mía; lưỡi dài, nhỏ và khuyết nông ở phía sau, hai bên và phía sau lưỡi lõm sâu, mấu gai đầu lưỡi không rõ, ở giữa lưỡi có rãnh dọc; mấu hàm dưới nhỏ. Mõm hơi nhọn, mút mõm vượt quá hàm dưới, miệng kéo đến 1/3 màng nhĩ; vùng má gần phẳng, xiên; gờ mõm tù. Màng nhĩ rõ, hình tròn, đường kính màng nhĩ gần gần bằng 1/2 đường kính mắt (0,47 lần). Mắt lớn, lồi rõ khi nhìn từ trên và bên; con ngươi hình elip thẳng đứng; đường kính ổ mắt lớn hơn 1,5 lần rộng mí mắt trên. Lỗ mũi hướng bên, nằm gần mõm hơn mắt.
Chi dài và mảnh. Các ngón tay tự do, mút ngón tay tù, ngón I < II < IV< III. Ngón chân có 1/4 màng; củ bàn trong rõ, hình bầu dục, không có củ bàn ngoài; củ khớp tay và chân không rõ; khớp chày cổ vượt quá mắt, gần chạm mõm.
Thân màu vàng cam nhạt với các đốm nhỏ màu nâu nhạt trên đầu lưng và các chi, trên đầu có đốm hình tam giác màu nâu nhạt. Mõm có các vệt sẫm màu. Gốc chi trước và cánh tay xen lẫn màu nâu đỏ. Cẳng tay và chi sau có các vệt sẫm vắt ngang. Phần bụng màu vàng nhạt, vùng cằm, họng màu hồng nhạt và trong. Mút ngón chân màu trắng trong.
Đặc điểm nơi thu mẫu: Suối trong rừng thứ sinh đã bị khai thác chọn, lòng suối nhiều đá to, bề rộng suối khoảng 5 m. Lưu lượng nước ít, nhiều thác. Độ cao từ 400- 500m; khu vực thu mẫu Khe Khặng và Cao Vều. Nhiệt độ 25,7 0c - 27,2 0c, độ