Nguồn tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học và sinh thái học một số loài lưỡng cư quý hiếm, có giá trị kinh tế ở vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An (Trang 33)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3. Nguồn tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát

1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất

* Hiện trạng sử dụng đất:

Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản đồ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng và kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng 05/2013. Cho thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng VQG Pù Mát như sau:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là; 94.804,4 ha. + Phân khu BVNN: 79.791,3 ha.

+ Phân khu PHST: 10.097,0 ha. + Phân khu DVHC: 4.916,1ha.

Bảng 1.2. Diện tích các loại đất loại rừng phân theo đơn vị hành chính Đơn vị: ha TT Hạng mục Tổng cộng Phúc Sơn Châu Khê Chi Khê Lục Dạ Môn Sơn Tam Quang Tổng diện tích 94.804,4 2.244,7 30.910,8 134,6 3.330,8 34.151,4 24.032,1 I DT có rừng 92.789,6 2.244,7 30.910,8 61,6 3.326,3 33.174,0 23.072,2 1 Rừng tự nhiên 92.681,0 2.244,7 30.910,8 15,4 3.326,3 33.111,6 23.072,2 1.1 Rừng gỗ 87.730,4 2.028,1 29.987,3 15,4 3.139,2 32.313,2 20.247,2 - Rừng giàu 24.043,8 884,7 10.657, 6 786,3 9.309,0 2.406,2 - Rừng trung bình 28.405,3 651,1 9.912,1 861,5 9.455,2 7.525,4 - Rừng nghèo 30.562,0 375,9 8.357,0 809,3 11.286,1 9.733,7 - Rừng phục hồi 4.719,3 116,4 1.060,6 15,4 682,1 2.262,9 581,9 1.2 Rừng tre, nứa 3.314,8 346,8 143,0 2.825,0 1.3 Rừng hỗn giao 1.635,8 216,6 576,7 187,1 655,4 2 Rừng trồng 108,6 46,2 62,4 - Rừng gỗ 46,2 46,2 - Rừng tre nứa 62,4 62,4 II Đất chưa có rừng 1.670,2 60,9 4,5 644,9 959,9 - IA 735,0 21,9 4,5 256,4 452,2 - IB 277,9 39,0 238,9 - IC 657,3 149,6 507,7 III Đất khác 344,6 12,1 332,5

(Nguồn; Số liệu TNR năm 2012 và kết quả khảo sát thực địa tháng 9/2013) * Đất có rừng:

VQG Pù Mát diện tích đất có rừng 92.789,6 ha, độ che phủ là 97,87%, chủ yếu là rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị để bảo tồn, là nơi có các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cư trú và môi trường sống của các loài động vật rừng, những sinh cảnh cần được bảo tồn.

- Rừng giàu: diện tích 24.043,8 ha (chiếm 25,4% diện tích của VQG). - Rừng trung bình: diện tích 28.405,3 ha (chiếm 30,0%).

- Rừng nghèo: 30.562,0 ha (chiếm 32,2%). - Rừng phục hồi: 4.719,3 ha (chiếm 5,0%).

- Rừng hỗn giao gỗ nứa: 1.635,8 ha (chiếm 1,7%). - Rừng tre nứa: 3.314,8 ha. (chiếm 3,5%)

- Rừng trồng: 108,6 ha (chiếm 0,1%).

* Đất chưa có rừng:

Diện tích đất chưa có rừng 1.670,2 ha (chiếm 1,8%). Gồm đất trảng cỏ (IA), đất trống có cây gỗ mọc rải rác (IB, IC). Đây là diện tích đã canh tác nương rẫy trước đây nay bỏ hoang nhưng chưa đủ thời gian để quá trình diễn thế thành rừng, chiếm khoảng 1,4% diện tích VQG, phân bố chủ yếu ở lưu vực 2 khe lớn là Khe Thơi và Khe Khặng. Qua kết quả đo đếm cây tái sinh ở 100 ô dạng bản cho thấy. Mật độ cây tái sinh đạt từ 1.000 cây đến 1.700 cây/ha. Tỉ lệ cây có triển vọng trên 1m là 850 cây/ha, chiếm 56%. Các loài cây tái sinh như; Dẻ, trâm, kháo, chẹo, thành ngạnh… Các trạng thái này đưa vào khoanh nuôi sẽ trở thành rừng phục hồi sau 7- 8 năm, mặc dù chưa có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản nhưng rất thích hợp khoanh nuôi tái sinh, vì là rừng hỗn loài, cấu trúc tương đối bền vững.

1.3.2. Tài nguyên rừng

1.3.2.1. Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng

Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng (1978), thảm thực vật rừng trong khu bảo tồn Pù Mát được chia làm các kiểu rừng chính như sau:

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%

+ Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới chiếm 29%.

+ Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21% + Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%

+ Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%

+ Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%

* Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 700 m và phân bố trên tất cả các xã trong Vườn quốc gia. Rừng có thành phần loài gồm các ưu hợp của họ Cỏ (Poaceae), Họ

Cúc (Asteraceae), Họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Đậu (Fabaceae) Cấu trúc tầng thứ của rừng có 5 tầng: Tầng cây vượt trội cao trung bình khoảng 25 m, tầng ưu thế sinh thái có chiều cao trung bình 20 m, tầng dưới tán cao 12 m, tầng thứ 4 là tầng cây bụi cao khoảng 5 - 6 m và cuối cùng là tầng thảm cỏ, quyết với độ cao trung bình khoảng 2 m. Đặc điểm về mật độ của rừng không lớn do rừng đã qua khai thác chọn. Đối với những lâm phần rừng mới phục hồi sau nương rẫy, cấu trúc tầng thứ và loài cây đơn giản hơn với những loài cây ưu thế tiên phong như: Hu đay, Ba soi…

* Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới

Phân bố ở độ cao trên 700 m thuộc các đỉnh núi cao mà đặc biệt tập trung ở đỉnh Pù Mát. Kiểu rừng này có thành phần thực vật với các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Nguyệt Quế (Lauraceae) và họ Mộc Lan. Tầng thứ của rừng là 5 tầng: Tầng cây trội với các họ Mộc lan và Re có chiều cao trung bình khoảng 30 m, tầng ưu thế sinh thái cao khoảng 25 m với các loài cây thuộc họ Dẻ, tầng dưới tán rừng chiều cao trung bình là 15 m, hai tầng dưới gồm tầng cây bụi với chiều cao trung bình khoảng 6 m và tầng dưới cùng là tầng thảm cỏ cao 1 - 2 m.

* Kiểu phụ thứ sinh phục hồi sau khai thác và nương rẫy

+ Kiểu phụ thứ sinh hỗn giao gỗ và nứa trên đất nguyên trạng: Kiểu này có diện tích không lớn nhưng phân bố rải rác trên toàn bộ Vườn quốc gia Pù Mát. Cấu trúc tầng thứ của rừng gồm 2 tầng chính: Tầng ưu thế sinh thái cao trung bình khoảng 13 m đến 15 m với các loài họ Dẻ, họ Dâu tằm, họ Đậu và họ Tre, nứa. Tầng dưới là thảm tươi với các loài Chuối, Lá Dong và Cỏ các loại.

+ Kiểu phụ thứ sinh nứa: Kiểu phụ này phân bố ven hệ thống suối vì đất ở đó ẩm và còn tốt. Rừng nứa phân bố theo bụi với cấu trúc 2 tầng chủ yếu. Tầng rừng chính là loài cây nứa cao trung bình từ 6 đến 10 m. Tầng dưới là thảm tươi với các loài cây Dương xỉ và lá Dong cao khoảng 1 m đến 2 m. Trong kiểu phụ thứ sinh có sự tác động này còn có các loài cây khác với ưu hợp là cây Giang (phân bố rải rác) mà mật độ che phủ của nó rất cao đến trên 85%.

Là thảm thực vật thoái hóa do canh tác nương rẫy và khai thác quá mức hình thành nên; Phân bố ở độ cao dưới 900m trở xuống. Tổ thành loài ưu thế là Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum. C prunilirium), Thẩu tấu (Aporosa sphaerosperum, A. serata), Me rừng (Phyllanthus emblica), thảm cỏ chiếm phần lớn diện tích đất trống trọc, phân bố rộng trên độ cao từ 1000 m trở xuống. Tổ thành loài cây ưu thế là Lau (Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus japonica), Cỏ tranh (Imperata cylimdrica).

1.3.2.2. Hệ Thực vật rừng

Tổng hợp kết quả các đợt điều tra từ trước đến nay cho thấy hệ thực vật Pù Mát có số lượng loài tương đối phong phú. Bước đầu ghi nhận được VQG Pù Mát có 2.494 loài thuộc 931 chi và 202 họ của 6 ngành thực vật bậc cao, cụ thể ghi trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Các taxon thực vật có mạch ở VQG Pù Mát Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Ngành lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 18 Ngành Mộc tặc (Equicetophyta) 1 1 1 Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) 24 69 149 Ngành Thông (Pinophyta) 7 12 16 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 167 845 2309 Tổng cộng 202 931 2494

(Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)

Kết quả trong bảng 2 cho ta thấy khu hệ thực vật Vườn quốc gia Pù Mát phong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 92,91%. Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau. Đó là luồng thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu di cư xuống với các loài đại diện trong ngành Thông (Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá. Luồng thực vật Malaysia - Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Luồng thực vật India - Myanmar từ phía Tây di cư sang với các đại diện thuộc họ Tử vi

(Lythraceae), Bàng (Combretaceae). Đặc biệt, ở Vườn quốc gia Pù Mát, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng lớn nhất. Trong số 160 họ thực vật tìm thấy có tới 40 họ có trên 10 loài. Họ Cà phê

Rubiaceae phong phú hơn cả (92 loài), tiếp đến họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 67 loài, họ Re (Lauraceae) 58 loài, họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae) 42 loài, họ Cam (Rutaceae), họ Lan (Orchidaceae) 31 loài, họ Đậu (Fabaceae) 30 loài… Đặc biệt có tới 22 họ chỉ có 1 chi với 1 loài duy nhất.

Tuy nhiên, vai trò lập quần thể thực vật lại thuộc về một số họ như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Hoàng Đàn (Cupressaceae), họ Bụt Mọc (Taxodiaceae), họ Hoà Thảo với loài nứa (Taeniostachyum dulloa) phát triển rất mạnh trên những nơi bị mất rừng.

Tài nguyên thực vật: Bước đầu đã thống kê được 920 loài thực vật thuộc 7 nhóm công dụng:

+ Nhóm cây gỗ: có 330 loài cho gỗ thuộc ngành Ngọc Lan và ngành Thông, chiếm 24,44% tổng số loài ghi nhận. Đặc biệt ở đây có nhiều loài gỗ quý như pơmu (Fokinea hodginsii), sa mộc quế phong (Cunninghamia konishiii), giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), gụ lau (Sindora tonkinensis), lát hoa (Chukrasia tabularis)… Nhóm gỗ tứ thiết như đinh (Markhamia Stipulata), sến mật (Madhuca pasquieri) dùng làm ván sàn, bệ máy, tàu thuyền. Nhiều loài cây cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ gia dụng rất tốt như các loài trong họ Ngọc Lan, họ Xoan, họ Dẻ và đặc biệt là họ Dầu. Các nhóm công dụng khác như cung cấp vật liệu điêu khắc, làm đệm, sản xuất các văn phòng phẩm cũng có nhiều loại.

+ Nhóm cây thuốc: Đã thống kê được 197 loài thực vật dùng làm thuốc (chiếm 15,2% tổng số loài) thuộc 83 họ thực vật khác. Các họ có nhiều loài cây thuốc là: Họ Cà phê (Rubiaceae): 17 loài; họ Cúc (Asteraceae): 13, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): 10 loài, họ Cam (Rubiaceae): 9 loài; họ Đơn Nem (Myrsinaceae): 7 loài.

Tuy số lượng họ có nhiều loài lớn nhưng trữ lượng của các loài lại không cao. Một số loài có triển vọng là chân chim (Scheffera octophylla), hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii), thường sơn (Dichroa febrifuga), củ mài (Dioscorea persimilis), thổ phục linh (Smilax glabra), thiên niên kiện (Homamena occulta). Một số loài câu thuốc rất quý nhưng tiếc rằng hiện rất hiếm như hoàng nàn (Strychnos wallichii), hoàng đằng (Fibraurea recsa), ba kích (Morinda officinalis), bình vôi (Stephania rottunda),…

+ Nhóm cây cảnh: Có 74 loài chiếm 5,4% tổng số loài trong vùng, phần lớn các loài thuộc dạng thân thảo hoặc cây bụi. Cùng với sự phát triển kinh tế là nhu cầu về cây cảnh để trang trí nội thất, đường sá, công viên ngày càng cao. Vì vậy, việc quản lý bảo vệ nguồn cây cảnh này, nhất là các loài phong lan (Orchdaceae), cau dừa (Areacaceae), tuế (Cycadaceae) càng cần được quan tâm.

+ Nhóm cây làm thực phẩm: Kết quả thống kê cho thấy, nhóm cây thực phẩm có khoảng 118 loài thuộc 57 họ, chiếm 9,1% trong tổng số loài, trong đó có nhiều loài cho quả, hạt, rau ăn rất ngon như Cà ổi Bắc Giang (Castanopsis boisii), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Bứa (Garcinia spp.), Vả (Ficus auricularia), Củ mài (Dioscorea spp.), Rau sắng (Melientha suavis), Rau bò khai (Erythropalum scandens), các loài măng tre nứa. Tuy thành phần loài cây thực phẩm khá phong phú nhưng hiện chúng đang phải đối mặt với áp lực khai thác quá mức của cộng đồng dân địa phương. Ngoài ra, thực vật Vườn quốc gia Pù Mát còn cung cấp nhiều nguyên liệu khác như song mây, lá nón, lá cọ, sợi, tre, dầu nhựa… để làm hàng gia dụng và xuất khẩu.

1.3.2.3. Hệ động vật rừng

Thành phần loài: Kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thống kê được 1.121 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá,... Con số thống kê này đã chứng tỏ Vườn quốc gia Pù Mát là nơi có tính đa dạng sinh học cao.

Điều đặc biệt quan trọng đối với khu hệ động vật Vườn quốc gia Pù Mát là tính đa dạng các yếu tố đặc hữu cao. Trong số đó có những loài đặc trưng như Sao

la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis)... Như vậy về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát chẳng những là một khu tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cho cả Lào và Đông Dương.

Bảng 1.4. Danh mục động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát

Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú 11 30 132 Chim 14 49 361 Bò sát 2 15 53 Lưỡng cư 2 6 (7) 33 (51) Cá 5 19 83 Bướm ngày 1 11 365 Bướm đêm 1 2 94 Cộng 36 132 1121 (Nguồn: Số liệu tổng hợp VQG Pù Mát)

Chương 2

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu2.1.1. Địa điểm 2.1.1. Địa điểm

Đề tài tập trung điều tra nghiên cứu tại 4 lưu vực suối chính gồm: Khe Choăng, Khe Bu, Khe Khặng và Cao Vều (Khe Sú) tại VQGPM

2.1.2. Thời gian

- Điều tra, nghiên cứu thực địa: Năm 2013 tiến hành điều tra từ ngày 29 tháng 7 đến 19 tháng 8. Năm 2014 tiến hành điều tra 4 đợt từ tháng 5 - 8 năm 2014. Tổng số thời gian đi thực địa là 55 ngày.

- Quá trình phân tích mẫu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Động vật Trường đại học Vinh và Bảo tàng Vườn quốc gia Pù Mát từ tháng 8 đến tháng 9/2014.

2.2. Tư liệu nghiên cứu

- Số lượng mẫu phân tích: 135 mẫu của 26 loài được thu trực tiếp từ các đợt điều tra, được lưu giữ tại Bảo tàng Vườn quốc gia Pù Mát;

- Nhật ký điều tra nghiên cứu thực địa.

- Bộ ảnh chụp các loài, các loại hình sinh cảnh, môi trường sống.

- Tham khảo có chọn lọc tài liệu của các công trình nghiên cứu đã tiến hành trước đây tại khu vực [9, 10, 11, 28].

- Tham khảo các dữ liệu và mẫu vật của các tác giả trước đây có ở Bảo tàng - Vườn quốc gia Pù Mát và Đại học Vinh

2.3. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là khu hệ lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát.

2.4. Dụng cụ nghiên cứu

- Hóa chất: Formon 10%, Cồn 70%. - Nhãn đeo mẫu.

- Máy định vị GPS (độ cao, vị trí địa lý), máy ảnh LuMix, la bàn, bản đồ địa hình.

- Đèn đội đầu, pin, vở, bút, túi giữ mẫu, thước đo, cân và một số dụng cụ khác hỗ trợ khi đi thu mẫu.

- Thước cặp hiện số (độ chính xác 10-2 )

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp điều tra thu mẫu ngoài thực địa

+ Thời gian thu mẫu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu hoạt động về đêm nên nghiên cứu được tiến hành chủ yếu từ 18h - 24h. Thông tin về các mẫu quan sát, thu thập (tọa độ, độ cao, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm về vị trí thu mẫu, ảnh chụp ghi lại trạng thái tự nhiên về môi trường sống, màu sắc...) được ghi chép trong phiếu điều tra thực địa.

+ Phương pháp thu mẫu LC: Chủ yếu được bắt bằng tay (một số mẫu chúng tôi chỉ quan sát và chụp ảnh ghi nhận).

2.5.2. Phương pháp xử lí mẫu:

Mẫu thu được trong các đợt khảo sát được xử lý vào ban ngày. Quy trình xử lý mẫu theo trình tự:

- Làm chết mẫu: Bằng thuốc hiệu Orajel (thành phần Benzalkonlum chloride 0,02%; Benzocalne 20% và Zinc chloride 0,1%) của công ty Church & Dwight co., Inc; đeo nhãn có đánh số thực địa; chụp ảnh ghi lại màu sắc tự nhiên.

- Đeo nhãn ký hiệu vào cho mẫu vật: nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. Nhãn được buộc vào chân ếch nhái.

- Định hình mẫu: Trước tiên mẫu được định hình trong khay theo các hình dạng của loài, cố định hình dáng bằng formalin 10% trong 24h hoặc 1 tuần sau đó chuyển sang bảo quản ở cồn 700. Tiêm bổ sung dung dịch bảo quản vào bụng, cơ và các chi để tránh thối hỏng.

2.5.3. Phương pháp định loại và phân tích số liệu

+ Định loại tên loài theo các tài liệu của Bourret (1942); Hendrix et al. (2008); Inger et al. (1999); Nguyen et al. (2009); Taylor (1962); Ohler (2003); Ziegler et al. (2002) và một số tài liệu khác có liên quan [31, 43, 44].

+ So sánh với mẫu vật lưu giữ tại Bảo tàng - Vườn quốc gia Pù Mát và Đại học Vinh.

+ Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tham khảo các nhà khoa học: Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ông Vĩnh An....

+ Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen et al. (2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây [44].

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học và sinh thái học một số loài lưỡng cư quý hiếm, có giá trị kinh tế ở vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w