Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an

109 482 1
Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ CÔNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ LỚN NGUY CẤP QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC NGHỆ AN- 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ CÔNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ LỚN NGUY CẤP, QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62 420 103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Cao Tiến Trung NGHỆ AN - 2014 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này cho phép em bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS. Cao Tiến Trung đã chỉ dạy, hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo cho em để hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Khoa Sinh Học, Phòng Sau đại học, các phòng khoa của trường đã tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến Tập thể lãnh đạo Vườn quốc gia Pù Mát; các anh chị em và các bạn đồng nghiệp Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp Tác quốc tế; các Trạm Quản lý bảo vệ rừng; bà con nhân dân địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của các thầy: PGS. TS. Hoàng Xuân Quang, TS. Ông Vĩnh An, PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng. Em xin trân trọng cảm ơn. Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và bạn bè đã hết lòng động viên, tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Nghệ An, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Tác giả ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Nội dung nghiên cứu 2 Chương 1 3 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú ở Việt Nam và VQG Pù Mát 3 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thú ở Việt Nam 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thú ở VQG Pù Mát 8 1.2. Các giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học 10 1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu 12 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên 12 1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 23 Chương 2 29 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29 2.2. Tư liệu nghiên cứu 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu 31 2.3.1. Kế thừa các tài liệu nghiên cứu 31 2.3.2. Phỏng vấn thu thập thông tin trong nhân dân 31 2.3.3. Khảo sát thực địa 31 2.3.4. Phương pháp xử lý mẫu vật và phân tích số liệu 32 Chương 3 36 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 36 3.1. Thành phần các loài thú lớn và các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ghi nhận được ở VQG Pù Mát 36 3.1.1. Thành phần các loài thú lớn ở VQG Pù Mát 36 3.1.2. Thành phần các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát 45 3.2. Hiện trạng sinh cảnh và phân bố theo sinh cảnh của các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm 47 3.2.1. Hiện trạng sinh cảnh rừng ở VQG Pù Mát 47 3.2.2. Sự phân bố của các loài thú nguy cấp, quý hiếm theo các dạng sinh cảnh 53 3.3. Hiện trạng quần thể và sinh cảnh một số loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn cao ở VQG Pù Mát 55 iii 3.3.1. Sao la Pseudoryx nghetinhensis Dung et al., 1993 55 3.3.2. Voi châu á Elephas maximus Linnaeus, 1758 56 3.3.3. Hổ Panthera tigris Linnaeus, 1758 58 3.3.4. Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys Ogilby,1840 59 3.3.5. Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus Linnaeus, 1771 60 3.3.6. Sơn dương Capricornis sumatraensis Bechstein, 1799 60 3.3.7. Gấu ngựa Ursus thibetanus Cuvier, 1823 61 3.3.8. Gấu chó Helarctos malayanus Raffles, 1821 62 3.3.9. Mang trường sơn Muntiacus truongsonensis Giao et al., 1997 63 3.3.10. Voọc xám Trachypithecus crepusculus (Elliot, 1909) 64 3.4. Các mối đe đọa trực tiếp và gián tiếp đến quần thể và sinh cảnh của các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát 65 3.4.1. Các mối đe dọa trực tiếp 65 3.4.2. Các mối đe dọa gián tiếp 70 4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên thú rừng ở VQG Pù Mát. 75 4.5.1. Nâng cao năng lực quản lý 75 4.5.2. Tăng cường hiệu quả của các hoạt động thực thi pháp luật 77 4.5.3. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương 78 4.5.4. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 78 4.5.5. Phát triển kinh tế cho dân cư vùng đệm 79 4.5.6. Cải thiện công tác cứu hộ và thả thú tịch thu được về rừng 80 4.5.8. Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, điều tra và giám sát thú. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 Kết luận 83 Đề nghị 84 BÀI ĐĂNG BÁO CỦA TÁC GIẢ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT BTTN Bảo tồn thiên nhiên CR Rất nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN 2014) DD Thiếu dẫn liệu (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN 2014) DLĐ IUCN Danh Lục Đỏ IUCN ĐDSH Đa dạng sinh học EN Nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN 2014) FFI Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế IB Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị định 32/2006/NĐCP IIB Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị định 32/2006/NĐ - CP IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên Nhiên Thế giới KBT Khu bảo tồn LR Ít nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN 2014) Nxb Nhà xuất bản QLBVR Quản lý bảo vệ rừng SĐVN Sách Đỏ Việt Nam SFNC Dự án Lâm nghiệp Xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên tỉnh Nghệ An VQG Vườn quốc gia VU Sẽ nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN 2014) UBND Ủy ban nhân dân X Loài nằm trong Nghị định 160/2013/NĐ - CP v DANH LỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc sinh sống trong và quanh VQG Pù Mát 23 Bảng 1.2. Mật độ và dân số các xã 24 Bảng 1.3. Lao động và phân bố lao động của các xã 25 Bảng 1.4. Các loại đất đai trong khu vực 26 Bảng 1.8. Diện tích các loại đất nông nghiệp 27 Bảng 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu tại thực địa 29 Bảng 3.1: Danh sách các loài thú lớn ghi nhận được ở VQG Pù Mát 6 Bảng 3.2: Cấu trúc bộ, họ của các loài thú lớn ở VQG Pù Mát 43 Bảng 3.3: Danh sách các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm 45 Bảng 3.4. Sự phân bố của các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm theo các dạng sinh cảnh53 Bảng 3.5. Kết quả điều tra các mối đe dọa chính đối với động vật hoang dã 66 Bảng 3.6. Số vụ vi phạm về săn bắt động vật hoang dã bị xử lý qua các năm 67 Bảng 3.7. Số lượng các loài động vật được thu giữ và thả về rừng 69 Bảng 3.7. Biểu tổng hợp các vụ vi phạm 72 Bảng 3.9. Những khu vực thường bị khai thác gỗ 72 Bảng 3.10. Thu nhập của người dân địa phương 73 Bảng 3.11. Diện tích rừng chuyển đổi làm đường giao thông 74 DANH LỤC BẢN ĐỒ VÀ HÌNH Bản đồ 1.1. Bản đồ vị trí VQG Pù Mát 13 Bản đồ 2.1. Bản đồ khu vực điều tra thú lớn – VQG Pù Mát 30 Hình 2.2. Tuyến chính và tuyến thứ cấp 32 Hình 2.3. Các số đo cơ bản của sọ thú 33 Hình 2.4. Cách đo các chỉ tiêu của sừng 34 Hình 2.5 Cách đo các chỉ tiêu chân, móng của thú Móng guốc ngón chn 34 Hình 3.1. Sự đa dạng về loài trong các bộ 44 Bản đồ 3.2. Bản đồ phân chia các dạng sinh cảnh rừng 52 Hình 3.3. Sự phân bố của các loài theo sinh cảnh 54 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu hệ thú hoang dã của Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài, phân bố ở hầu hết các vùng địa lý và cảnh quan khác nhau. Ngày nay, người ta ngày càng nhận thấy các loài thú hoang dã không những giữ vai trò nhất định trong hệ sinh thái mà còn có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó được thể hiện qua các mặt như: Thịt thú làm thực phẩm, nhiều sản phẩm của thú là những nguồn dược liệu quý, là chất định hương trong kỹ nghệ sản xuất mỹ phẩm, da thú được dùng làm quần áo, giầy dép, phục vụ cuộc sống của nhiều thế hệ từ lâu đời; ngoài ra, một số loài thú hoang dã còn được nuôi làm cảnh, phục vụ cho các nghiên cứu về y học, chăn nuôi và là nguồn gen quý (nhân giống, lai tạo giống ). Tuy nhiên, hiện nay chúng bị khai thác quá mức nên nhiều loài đã bị suy giảm về số lượng, một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã thống kê có 5 loài thú đã bị tuyệt chủng hoàn toàn hoặc tuyệt chủng trong thiên nhiên (Cầy rái cá Cynogale bennetti, Heo vòi Tapirus indicus, Tê giác hai sừng Dicerorhinus sumatrensis, Hươu sao Cervus nippon, Bò xám Bos sauveli) và 85 loài đang bị đe dọa diệt vong ở các mức độ khác nhau, chiếm gần 28% tổng số loài thú hoang dã đã biết của Việt Nam. Danh lục đỏ IUCN (2014) đã ghi nhận và đánh giá được 5.488 loài. Do đó, vấn đề nghiên cứu và bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm đang là vấn đề thời sự. Nhà nước Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới đã vào cuộc; nhiều tổ chức quốc tế được thành lập và hoạt động về bảo tồn, phát triển các loài này. Vườn quốc gia Pù Mát (VQG Pù Mát) được thành lập vào năm 1995 với diện tích 94.804,4 ha, là khu bảo tồn có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình trên núi đất; độ che phủ của rừng chiếm trên 90%, trong đó rừng nguyên sinh chưa bị tác động chiếm gần 40%. VQG Pù Mát được xác định là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm có giá trị bảo tồn cấp quốc tế và trong nước (Hổ, Voi, Vượn đen má trắng, các loài linh trưởng ). Đặc biệt, trong thế kỷ 20 các nhà khoa học đã ghi nhận 4 loài thú lớn mới cho khoa học tại Việt Nam thì cả 4 loài đều có mặt tại VQG Pù Mát. Cụ thể: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis), Thỏ Vằn (Nesolagus timminsi). Chính vì vậy, VQG Pù Mát đóng vai trò rất quan trọng trong 2 chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, cũng như thế giới. Bên cạnh đó, Vườn có 61 km ranh giới tiếp giáp với một khu rừng nguyên sinh ít bị tác động của nước bạn Lào (huyện Viengthong, tỉnh Bolikhamxay). Tổng diện tích VQG Pù Mát và khu rừng nguyên sinh của Lào khoảng 250.000ha đã thành một khu vực rộng lớn và quan trọng để thiết lập các chương trình bảo tồn liên quốc gia nhằm bảo tồn các loài thú lớn có phạm vi hoạt động rộng như Hổ, Voi. Tuy nhiên, công tác quản lý VQG vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì các số liệu về hiện trạng, sinh học, sinh thái của các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Để đáp đáp ứng yêu cầu đó, chúng tôi đã chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định thành phần các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát - Xác định hiện trạng quần thể và sinh cảnh của một số loài có ý nghĩa bảo tồn cao ở VQG Pù Mát - Xác định các mối đe dọa đến quần thể và sinh cảnh của các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm. Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý bảo tồn chúng ở VQG Pù Mát 3. Đối tượng nghiên cứu Các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm có ở VQG Pù Mát 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Điều tra bổ sung và và cập nhật danh sách các loài thú lớn cho VQG Pù Mát 4.2. Xác định các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn 4.3. Đánh giá hiện trạng quần thể của một số loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn cao ở VQG Pù Mát 4.4. Xác định các đe dọa trực tiếp, gián tiếp đến các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm và sinh cảnh sống của chúng. 4.5. Xây dựng các giải pháp tăng cường quản lý bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú ở Việt Nam và VQG Pù Mát 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thú ở Việt Nam Theo “Động vật chí Việt Nam” (2008) [2]: Lịch sử nghiên cứu khu hệ thú hoang dã Việt Nam gắn liền với lịch sử nghiên cứu động vật giới Việt Nam và có thể chia thành 3 thời kỳ như sau: Trước 1954; từ 1955 đến 1975 và từ 1975 đến nay. * Thời kỳ trước 1954 Nghiên cứu khu hệ thú ở Việt Nam được bắt đầu vào đầu thế kỉ 18 với các công trình của Lê Quý Đôn (1724-1784): Sách “Văn đài loại ngữ” và “Phủ biên tạp lục”, sách “Đại Nam nhất thống chí” của các nhà bác học Triều Nguyễn (1865- 1882), Trong thời kỳ này, việc nghiên cứu tập trung vào thống kê những loài thú có sản phẩm quí giá (như voi, tê giác, hươu, nai, hươu xạ, gấu, hổ, báo,…) liên quan đến việc khai thác các sản phẩm của chúng làm đồ mỹ nghệ trang trí các lâu đài chùa chiền hoặc cống nạp cho các triều đại phong kiến nước ngoài (ngà voi, sừng tê giác, móng trâu bò, vuốt và da hổ, báo, ) và làm thuốc chữa bệnh trong nhân dân (mật gấu, mật các loài khỉ, vảy tê tê, xạ hương, nhung hươu,…). Đến thế kỉ 19, các nhà khoa học nước ngoài bắt đầu các cuộc khảo sát về động vật giới Việt Nam, đã thu thập các mẫu vật thú chuyển về các bảo tàng tự nhiên ở Pari (Pháp) và Luân Đôn (Anh) để phân tích. George Filayson (Anh) đã tiến hành các cuộc khảo sát thú đầu tiên ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam vào những năm 1821-1822. Các tiêu bản thú thu được trong các đợt khảo sát này dần dần được M.E. Dustales (1874, 1893, 1898), R. Germain (1887) và J. H. Gurney (1889) phân tích và công bố. Đến cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, việc khảo sát động vật giới Việt Nam tiếp tục được hàng loạt các nhà khoa học nước ngoài thực hiện: Milne-Edwards (1867- 1874), Morice (1875), Billet (1896-1898); Butan (1900-1906), Kloss (1920-1926), Delacour (1925-1933), Kelley-Roosevelt (1928-1929), Đoàn nghiên cứu lịch sử tự nhiên ở Đông Dương của Pavie (1879-1895) đã tiến hành khảo sát tại Lào, Cămpuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, đoàn chủ yếu khảo sát ở Nam Bộ. Các tiêu bản thú của đoàn Pavie được Pousargues phân tích và công bố (1904). [...]... khu hệ thú, đặc biệt là đối với các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm còn rất nghèo nàn, dẫn đến thiếu cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý VQG Pù Mát Do vậy, việc nghiên cứu tính đa dạng, các đặc điểm sinh học sinh thái, cũng như các mối đe dọa đến các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm và đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý bảo tồn nguồn tài nguy n thú rừng là rất cần thiết và cấp... 1.2 Các giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học Để bảo tồn, phát triển các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng có 2 giải pháp quan trọng nhất đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới là bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ * Bảo tồn tại chỗ (in-situ) Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn các hệ sinh thái và nơi cư trú tự nhiên, duy trì và khôi phục số lượng các loài trong môi trường tự nhiên của chúng Phương thức bảo tồn. .. tra thú ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, lập danh sách thú miền Bắc Việt Nam gồm 169 loài thú (202 loài và phân loài) thuộc 32 họ và 11 bộ - “Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh và cs (1994) đã thống kê ở Việt Nam 223 loài thú thuộc 12 bộ, 37 họ (không thống kê các loài thú biển) - “Danh lục các loài thú Việt Nam” của Lê Vũ Khôi (2000) thống kê 252 loài (289 loài và phân loài) thú. .. số loài của khu hệ, bao gồm 4 loài ở mức CR (Rất nguy cấp), 22 loài ở mức EN (Nguy cấp), 43 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp) và 44 loài nằm trong sách đỏ IUCN (2008) bao gồm 4 loài ở mức CR (Rất nguy cấp), 4 loài ở mức EN (Nguy cấp), 25 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp), 8 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ), 3 loài ở mức DD (Thiếu dẫn liệu) Qua các dẫn liệu cho thấy, Pù Mát có đủ sự đa dạng, phong phú về giá trị nguồn... một VQG ở Việt Nam [16] - Hệ động vật Kết quả khảo sát, điều tra đa dạng sinh học từ năm 1998 đến nay đã thống kê được thành phần các loài động vật có ở VQG Pù Mát như sau: - Về thú: Có 133 loài, thuộc 11 bộ và 29 họ Trong đó có 59 loài thú lớn, 50 loài dơi và 24 loài thú nhỏ Theo SĐVN (2007) có 46 loài, bao gồm: 3 loài ở mức CR (Rất nguy cấp), 18 loài ở mức EN (Nguy cấp), 19 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp),... cư và 53 loài Bò sát (16 loài Rùa, 12 loài Tắc kè, Kỳ đà, 25 loài rắn) Trong đó: Lưỡng cư có 3 loài nằm trong SĐVN (2007) gồm 1 loài ở mức EN (Nguy cấp), 2 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp) và 3 loài nằm trong Danh Lục Đỏ IUCN 2008 gồm 2 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ), 1 loài ở mức DD (thiếu dẫn liệu) Bò sát có 20 loài nằm trong SĐVN (2007) gồm 4 loài ở mức CR (Rất nguy cấp), 9 loài ở mức EN (Nguy cấp), 7 loài. .. (289 loài và phân loài) thú ở Việt Nam (không thống kê các loài thú biển) - “Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam” của Đặng Ngọc Cần và cs (2008) thống kê 295 loài (298 loài và phân loài) thú thuộc 37 họ và 13 bộ ở Việt Nam (không thống kê thú biển) Một số công trình chính nghiên cứu về các đặc điểm khu hệ và sinh học sinh thái của các loài thú Việt Nam: - “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” của Đào... phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo tồn các loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt (Falk, 1991) Bảo tồn chuyển chỗ và bảo tồn tại chỗ là những cách tiếp cận có tính bổ sung cho nhau (Kennedy, 1987; Robinson, 1992) Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn chuyển chỗ sẽ được thả định kỳ ra ngoài thiên nhiên để tăng cường cho các quần thể được bảo tồn nguy n tại chỗ Nghiên cứu trên các quần... khu hệ thú, cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu cả về mặt phân loại học, về sinh thái học, về giá trị và các giải pháp để tổ chức bảo tồn nguồn tài nguy n quý hiếm này 1.1.2 Tình hình nghiên cứu thú ở VQG Pù Mát Năm 1992 các chuyên gia của viện điều tra quy hoạch rừng đã tiến hành điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học tại các khu vực rừng tự nhiên, nằm dọc theo biên giới Việt – Lào (huyện Thanh Chương,... loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp) và 17 loài nằm trong Danh Lục Đỏ IUCN 2008 gồm 2 loài ở mức CR (Rất nguy cấp), 9 loài ở mức EN (Nguy cấp), 4 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp), 2 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ) Tiêu biểu có các loài như Rùa Ba vạch, Rùa Núi viền, Rùa hộp trán vàng, rắn lục xanh, Rắn hổ chúa [9] - Về cá: Có 83 loài thuộc 56 chi, 19 họ Trong đó, có 6 loài nằm trong SĐVN (2007) gồm 1 loài ở mức EN (Nguy . bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định thành phần các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát -. VÕ CÔNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ LỚN NGUY CẤP, QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Động vật học. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ CÔNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ LỚN NGUY CẤP QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan