1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tính đa dạng sinh học vườn quốc gia xuân thủy làm cơ sở khoa học định hướng cho bảo tồn và phát triển

113 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 4,44 MB

Nội dung

lực của đới ven bờ và cổ thực vật nhằm cung cấp dữ liệu về tiến trình phát triển và thay đổi của cảnh quan, văn hoá các vùng ĐNN, các quần xã thực vật tại các đầm lầy hay khuynh hướng ng

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Khái quát chung về Đất ngập nước 3

1.1.1 Khái niệm Đất ngập nước 3

1.1.2 Phân loại Đất ngập nước 3

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước trên Thế giới và Việt Nam 6

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước trên Thế giới 6

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước ở Việt Nam 9

1.3 Các hướng nghiên cứu về đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Xuân Thủy 14

1.3.1 Trước khi thành lập Vườn quốc gia Xuân Thủy 14

1.3.2 Sau khi thành lập Vườn quốc gia Xuân Thủy 15

1.4 Khái quát điều kiện - tự nhiên, kinh tế - xã hội Vườn quốc gia Xuân Thủy 21

1.4.1 Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Xuân Thủy 21

1.4.2 Điều kiện tự nhiên Vườn quốc gia Xuân Thủy 21

1.4.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Vườn quốc gia Xuân Thủy 25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.1.1 Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá 27

2.1.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa 28

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Đánh giá hiện trạng Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy 32

3.1.1 Đa dạng các kiểu hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy 32

3.1.2 Đa dạng các quần xã thực vật chủ yếu tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 33

3.1.3 Đa dạng thành phần loài động vật, thực vật Vườn quốc gia Xuân Thủy 37

3.2 Đánh giá các lợi ích Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy 47

3.2.1 Lợi ích về cung cấp 47

3.2.2 Lợi ích bảo vệ môi trường và hệ sinh thái 49

3.2.3 Lợi ích bảo tồn Đa dạng sinh học 51

3.2.4 Lợi ích về giáo dục môi trường và nhân văn 51

3.2.5 Lợi ích về du lịch sinh thái, giải trí 52

3.3 Đánh giá các tác động tới Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy 53

Trang 2

3.3.3 Bất cập về quản lý và thể chế, chính sách 55

3.3.4 Sử dụng đất nuôi trồng thủy sản và nước mặt chưa hợp lý 56

3.3.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng lõi 57

3.3.6 Ô nhiễm môi trường 58

3.3.7 Sự du nhập các loài ngoại lai xâm hại 60

3.3.8 Thiên tai và biến đổi khí hậu 61

3.4 Định hướng và đề xuất các giải pháp cho bảo tồn và phát triển 62

3.4.1 Định hướng cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học 62

3.4.2 Giải pháp cho công tác bảo tồn và phát triển 66

3.4.3 Mô hình sinh kế phát triển kinh tế - xã hội bền vững 69

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75

Kết luận 75

Khuyến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Huyện Giao Thuỷ - Tỉnh Nam Định 22

Hình 2 Sơ đồ các tuyến, điểm khảo sát thực địa VQG Xuân Thủy tháng 6/2014 29

Hình 3 Các hệ sinh thái ở vùng ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ 30

Hình 4 Các loài cá quý, hiếm được ưu tiên bảo tồn 43

Hình 5 Cấu trúc thành phần loài giữa các bộ chim ở VQG Xuân Thủy 45

Hình 6 Các loài chim di cư quý, hiếm được ưu tiên bảo tồn 46

Hình 7 Nồng độ dầu mỡ khoáng trong nước mặt khu vực VQG Xuân Thuỷ năm 2010 59

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Diện tích, dân số và mật độ dân số 5 xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân

Thủy 25

Bảng 2 Cơ cấu kinh tế của các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 26

Bảng 3 Phân bố thành phần các taxon thực vật tại VQG Xuân Thủy 37

Bảng 4 Các loài thực vật xâm nhập tại VQG Xuân Thủy 39

Bảng 5 Số lượng loài thực vật nổi tại VQG Xuân Thủy 39

Bảng 6 Sản lượng, giá trị của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trong vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Thủy 47

Bảng 7 Các loài thực vật có giá trị trong RNM Giao Thủy 48

Bảng 8 Khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy 49

Bảng 9 Doanh thu, số lượng khách du lịch tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy 53

Bảng 10 Tình trạng khai thác tài nguyên trong vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Thủy năm 2013 55

Trang 6

Hiện nay, việc quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQG Xuân Thủy vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp Do dân số quá đông, thiếu công ăn việc làm nên sức ép về khai thác nguồn lợi tự nhiên của người dân từ vùng đệm lên vùng lõi VQG Xuân Thủy ngày càng lớn Mặt khác, hoạt động sản xuất của vùng đệm nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra tác động xấu về môi trường, tác động tiêu cực đến cân bằng sinh thái tự nhiên đe dọa sự phát triển bền vững Vườn quốc gia

Từ những vấn đề cấp thiết ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy làm cơ sở khoa học định hướng cho bảo tồn và phát triển”

Đề tài hướng tới mục tiêu đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học, các áp lực tác động và các giá trị lợi ích của VQG Xuân Thuỷ, định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển cho Vườn trong thời gian tới

Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện các nội dung nghiên

cứu như sau:

- Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy

Trang 7

- Đánh giá lợi ích đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy

- Đánh giá các tác động lên đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy

- Định hướng và đề xuất các giải pháp cho bảo tồn và phát triển

Chúng tôi hy vọng những nội dung nghiên cứu này là những tư liệu hữu ích góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có các hoạt động ưu tiên cải thiện công tác quy hoạch phát triển, quản lý và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ nguồn lợi sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội về nhiều mặt của cộng đồng

Trang 8

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát chung về Đất ngập nước

1.1.1 Khái niệm Đất ngập nước

ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới Tuỳ thuộc vào sự khác nhau về loại hình đất ngập nước, sự phân bố cùng với những mục đích sử dụng hay mục đính quản lý mà các tổ chức, quốc gia khác nhau đưa ra các định nghĩa khác nhau về ĐNN

Theo Công ước Ramsar, vùng đất ngập nước được bảo vệ bởi Công ước này được hiểu một cách rất rộng Theo văn kiện của Công ước này (Điều 1.1), đất ngập nước được xác định là: “Những vùng đầm lầy, miền đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đất tù nhiên hoặc nhân tạo, có thể tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nước tĩnh hoặc nước chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều kiệt”

Theo luật ĐDSH (2008) quy định: “ĐNN tự nhiên là vù ng đầm lầy, than bùn hoă ̣c vùng nước thường xuyên hoặc ta ̣m thời, kể cả vùng biển có đô ̣ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất” (Khoản 1, Điều 35) Đây là định nghĩa về ĐNN chính thống của Việt Nam được quy định bằng pháp luật nhằm mục đích bảo tồn các HST ĐNN tự nhiên và ĐDSH Mọi hoạt động liên quan đến ĐNN ở nước ta đều phải sử dụng định nghĩa này

1.1.2 Phân loại Đất ngập nước

Tuỳ thuộc vào sự khác nhau về loại hình, phân bố khác nhau của vùng ĐNN

mà các tác giả, các tổ chức đưa ra hệ thống phân loại khác nhau về ĐNN

* Phân loại ĐNN của công ước Ramsar

Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ước Ramsar (1971) đã phân ĐNN thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp

Trong quá trình thực hiện Công ước và thực tiễn áp dụng vào các vùng và các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi Vào năm 1994, phụ lục 2B của Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là:

1 ĐNN ven biển và biển (11 loại hình); 2 ĐNN nội địa (16 loại hình); 3 ĐNN nhân tạo (8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng

Trang 9

cộng 35 loại hình Cũng theo Ramsar Convention Bureau (1997a,b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã được xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau [4]

* Công ước Ramsar và phân loại đất ngập nước của Việt Nam/ Cục Bảo

vệ Môi trường

Theo dự thảo Chiến lược Đất ngập nước Việt Nam của Cục Môi trường (thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), các kiểu đất ngập nước được liệt

kê và mô tả bao gồm [45]:

1 Các vịnh nông và các eo biển có độ sâu 6m khi triều thấp

2 Các vùng cửa sông, châu thổ; bãi triều

3 Những vùng bờ biển có đá, vách đá,bãi cát hay bãi sỏi

4 Vùng đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn

5 Những đầm phá ven biển dù là nước mặn hay nước lợ

6 Ruộng muối (nhân tạo)

7 Ao nuôi trồng thủy sản

8 Sông suối và hệ thống thoát nước nội địa

9 Đầm lầy ven sông; đầm lầy nước ngọt

10 Hồ chứa nước tự nhiên; hồ chứa nước nhân tạo

11 Rừng ngập nước theo mùa (như rừng Tràm)

12 Đất cầy cấy ngập nước, đất được tưới tiêu

13 Bãi than

* Phân loại/ Kiểm kê đất ngập nước của Lê Diên Dực (1989)

Hệ thống phân loại đất ngập nước này dựa trên hệ thống phân loại của công ước Ramsar (1971) Theo hệ thống phân loại này Việt Nam có 20 loại đất ngập nước như sau:

1 Các vịnh nông từ 6m trở lại khi triều thấp;

2 Các vùng cửa sông, châu thổ;

3 Những đảo nhỏ xa bờ;

4 Những vùng bờ biển có đá, vách đá ven biển;

5 Những bãi biển dù là cát hay là sỏi;

6 Những bãi triểu dù là bùn hay là cát;

Trang 10

9 Những ruộng muối;

10 Ao tôm, cá;

11 Sông suối chảy chậm dưới mức trung bình;

12 Sông suối chảy nhanh trên mức trung bình;

13 Đầm lầy ven sông;

* Phân loại đất ngập nước của Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1996)

Năm 1996, theo yêu cầu của Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), GS.TSKH Phan Nguyên Hồng và các cộng sự thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội)

đã xây dựng bản dự thảo Chiến lược quản lý đất ngập nước Việt Nam, trong đó có nội dung phân loại đất ngập nước Việt Nam Để giới thiệu một cách tổng quát các loại đất ngập nước chủ yếu, tùy theo tính chất ngập nước mặn hay nước ngọt, thường xuyên hay định kỳ, tác giả đã xác định những vùng đất ngập nước sau đây

là đối tượng nghiên cứu của “Chiến lược bảo vệ và quản lý đất ngập nước Việt Nam giai đoạn 1996 - 2020”:

Kiểu phân loại này cũng tương tự như cách phân loại của IUCN, tác giả đã phân chia đất ngập nước theo các sinh cảnh, nhưng sắp xếp các sinh cảnh này theo tính chất ngập nước mặn (đới biển ven bờ) hay ngập nước ngọt (đất ngập nước nội địa) Cách thức phân loại này đúng như mục đích của tác giả là phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý đất ngập nước ở cấp quốc gia, còn đối với các cấp chi tiết hơn sẽ không thể đáp ứng được [45] Theo đó, đất ngập nước nội địa bao gồm:

Trang 11

1 Các hệ thống dòng chảy (sông, suối);

2 Các hồ tự nhiên;

3 Các hồ chứa nhân tạo;

4 Vùng đồng bằng châu thổ sông;

5 Các vùng ngập nước không thường xuyên

Đất ngập nước ven biển bao gồm:

1 Các loại hình cửa sông;

2 Rừng ngập mặn;

3 Các bãi triều cát;

4 Các giải bờ đá;

5 Vùng dưới triều trên độ sâu 6m nước;

6 Các bãi cỏ biển và bãi tảo;

7 Các rạn san hô

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập

nước trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước trên Thế giới

ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới Hàng thế kỷ nay, con người và các nền văn hoá nhân loại được hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên các vùng ĐNN ĐNN đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá trị to lớn của chúng [46,

48, 53]

ĐNN được cấu thành từ nhiều hợp phần, nhiều cảnh quan, đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên, ĐDSH, có nhiều chức năng và giá trị quan trọng Vì thế các công trình nghiên cứu về ĐNN cũng rất đa dạng, bao gồm các công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp hay đề cập đến một số khía cạnh, hợp phần của ĐNN như: Đất, nước, động - thực vật, địa hình - địa mạo hay các biến động thảm thực vật, biến động về địa chất của các vùng ĐNN

Trang 12

lực của đới ven bờ và cổ thực vật nhằm cung cấp dữ liệu về tiến trình phát triển và thay đổi của cảnh quan, văn hoá các vùng ĐNN, các quần xã thực vật tại các đầm lầy hay khuynh hướng nghiên cứu sinh thái tổng hợp kết hợp với các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã

Ngày nay, các nhà nghiên cứu về ĐNN đã thống nhất chia lịch sử nghiên cứu đất ngập nước ra làm 3 giai đoạn chính: Trước năm 1950; Năm 1950 - 1970 và giai đoạn từ năm 1970 đến nay

Các công trình nghiên cứu về ĐNN ở giai đoạn trước năm 1950, các hoạt động nghiên cứu tập trung chủ yếu về quần xã thực vật tại các đầm lầy, địa hình - địa mạo, thuỷ - hải văn, nghiên cứu động lực của đới ven bờ Tiếp đến là các nghiên cứu

về cổ thực vật nhằm giải thích sự thay đổi của chế độ khí hậu và mực nước biển trong quá khứ Góp phần vào đó là các nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật Các nghiên cứu này cung cấp các dữ liệu về tiến trình phát triển và thay đổi của cảnh quan, văn hoá các vùng đất ngập nước Các công trình ở giai đoạn này thường chỉ nhấn mạnh đến việc mô tả đơn ngành như các nghiên cứu về bãi triều của các nhà khoa học Đức,

Hà Lan từ giữa thế kỷ 19, các nghiên cứu quần xã thực vật và sinh thái tại các đầm lầy, đầm lầy than bùn hay động lực của sông được tiến hành từ thế kỷ 19 Ngoài ra còn hàng loạt các công trình nghiên cứu về cổ thực vật nhằm xác định sự thay đổi của khí hậu, mực nước biển, điều kiện cổ khí hậu Khoảng đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học Bắc Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về đất ngập nước nội địa thông qua việc nghiên cứu tổng hợp giữa vị trí địa lý, thuỷ văn, diễn thế sinh thái thực vật, địa tầng Các hoạt động này đã đem lại những hiểu biết cao hơn về các vùng đất ngập nước cho cộng đồng, đặc biệt là các kiến thức về tự nhiên Điều đó đã dẫn đến sự công nhận những giá trị của đất ngập nước đối với việc quản lý chất lượng nước và đánh giá cao các giá trị văn hoá, du lịch của đất ngập nước, thúc đẩy việc bảo vệ các vùng đất ngập nước của chính phủ

Giai đoạn thứ 2 (1950 - 1970) cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và tài liệu thực nghiệm đã giúp các nhà nghiên cứu theo dõi sự thay đổi của các vùng ĐNN, từ đó có những hiểu biết cụ thể hơn về sự biến đổi các vùng ĐNN Các lĩnh vực như sinh thái học ĐNN, hoá học nước đã được chú ý Tuy nhiên, tính liên ngành của các nghiên cứu này còn hạn chế

Trang 13

Giai đoạn 3 (năm 1970 – hiện nay) hoạt động nghiên cứu các vùng ĐNN lúc này không chỉ là công việc của các nhà khoa học mà còn trở thành mối quan tâm của các quốc gia, khu vực, và quốc tế Với những thay đổi và nhận thức về tầm quan trọng của các vùng ĐNN cùng với tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, giúp cho các hoạt động nghiên cứu về ĐNN ngày càng phát triển hơn Số lượng những công trình nghiên cứu về hiện trạng, biến động và dự báo xu thế thay đổi của ĐNN về diện tích, cấu trúc, đa dạng sinh học do khai thác và sử dụng, cũng như phân tích ảnh hưởng của nước thải, xây dựng, giao thông đến xu thế chuyển hoá của ĐNN thông qua đó có được nhiều hơn những chính sách hợp lý trong quy hoạch, bảo vệ và phát triển các vùng ĐNN

Trong vài thập kỷ gần đây chúng ta đã chứng kiến sự biến đổi sâu sắc trong nhận thức về ĐNN, đặc biệt là sự thay đổi trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng của vùng ĐNN của các cá nhân và tổ chức có liên quan Trước những năm 60 của thế kỷ 20 người ta còn coi các vùng ĐNN là những vùng đất không có giá trị, nơi chứa chất thải, nơi lưu giữ các mầm bệnh và các loài côn trùng có hại Trong cuốn

“Các chức năng và giá trị của đất ngập nước: thực trạng hiểu biết của chúng ta”

của Oreeson và cộng sự xuất bản năm 1979 đã cho thấy 84% tổng số các trích dẫn là của các công trình nghiên cứu trong thập kỷ 70, 14% của các công trình thập kỷ 60

và chỉ có 2% là trích dẫn từ các công trình trước năm 1960 Như vậy, từ thực trạng không chú ý hoặc lảng tránh các vấn đề có liên quan đến ĐNN trước những năm 60 chuyển sang thời kỳ mới đặc trưng bởi sự gia tăng mạnh mẽ các kiến thức về ĐNN tạo ra một bước đột phá trong hoạt động khoa học tại các trung tâm và viện nghiên cứu có liên quan

Khu vực Châu Á và Đông Nam Á là nơi có diện tích ĐNN lớn của thế giới

Do mật độ dân cư cao (chiếm 60% số dân toàn thế giới) các cộng đồng dân cư nơi đây phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên ĐNN Vì thế, ĐNN của khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng và một số vùng ĐNN có nguy cơ

bị xoá sổ Hiện nay, các nghiên cứu về ĐNN tại khu vực châu Á và Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Xác định loại hình và sự phân bố của ĐNN;

Trang 14

Trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu và bảo tồn các vùng ĐNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực, số các nước ký công ước Ramsar ngày càng tăng Công tác nghiên cứu ĐNN trên thế giới trong những năm qua đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (The World Conservation Union - IUCN), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), các tổ chức phi chính phủ (NGO) Trong đó quan trọng nhất là vai trò của IUCN vì đây là

tổ chức trực tiếp hỗ trợ về tài chính và là cơ quan phối hợp kết nối với các hoạt động với các tổ chức khác trong việc bảo vệ và nghiên cứu ĐNN trên Thế giới [7]

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước ở Việt Nam

ĐNN ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú về các kiểu hình với diện phân

bố rộng khắp, trải dài từ Bắc vào Nam và có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Do vậy, ĐNN ở Việt Nam đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Khoa học tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp luật, Các công trình nghiên cứu ĐNN ở Việt Nam tương đối phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc như: Kiểm kê, phân loại, phân tích chức năng, giá trị của các hợp phần cấu thành của các vùng ĐNN, hoặc nghiên cứu tổng hợp một vùng, một đối tượng cụ thể

Có thể khái quát các công trình này theo hai khuynh hướng như sau [7]:

1 Nghiên cứu tổng hợp theo từng vùng cụ thể hoặc toàn quốc gia, ví dụ đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các vùng cửa sông, vùng biển ven bờ đông bắc Việt Nam

2 Nghiên cứu theo từng hợp phần của ĐNN, ví dụ nghiên cứu hệ sinh thái RNM, hệ sinh thái cửa sông, địa chất môi trường biển ven bờ, địa mạo, chế độ thuỷ - hải văn

Một trong số những dự án đầu tiên có liên quan đến ĐNN ở Việt Nam là “Dự

án sông Mê Kông và đồng bằng sông Cửu Long” của Uỷ ban sông Mê Kông (1957)

do chính phủ 4 nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thành lập Dự án này

đã tiến hành điều tra về thuỷ văn sông Mê Kông, kinh tế - xã hội, địa chất, khoáng sản và tiềm năng nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mê Kông Cũng trong dự án này

Trang 15

công tác điều tra về động vật hoang dã của lưu vực sông Mê Kông được tiến hành, từ

đó đưa ra những kiến nghị về hệ thống khu bảo tồn

Tiếp theo là một loạt các đề tài, dự án, chương trình điều tra tổng hợp cũng như nghiên cứu các hợp phần của ĐNN từ những năm 1980 cho đến nay Trong chương trình điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên toàn quốc, một chương trình cấp nhà nước do Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước chủ trì 1984 - 1986 đã bước đầu đề xuất tới việc bảo vệ thiên nhiên những vùng đất ngập nước và yêu cầu được nghiên cứu nhưng cũng rất sơ bộ và chung chung Trong giai đoạn thực hiện chương trình này, chưa có một nội dung toàn diện nào về nghiên cứu khoa học hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam

Năm 1989, Việt Nam tham gia công ước Ramsar, đây cũng là thời điểm chính thức hình thành những nội dung cương yếu về hoạt động khoa học và bảo tồn thiên nhiên cho lĩnh vực đất ngập nước ở nước ta, do Vụ Điều tra Cơ bản (tiền thân của Cục Môi trường, nay là Cục Bảo vệ Môi trường) thuộc Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước (sau là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì Trên cơ sở các văn bản Công ước, các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề có liên quan đến đất ngập nước đã được tổ chức tập hợp lại, xác định những nội dung chuyên đề và xúc tiến hoạt động “nghiên cứu về đất ngập nước” một cách chính thức ở Việt Nam

Các nhà Điểu học thuộc khoa Sinh học - Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) là lực lượng nòng cốt của chương trình nghiên cứu về đất ngập nước, trước 1989 họ đã tiến hành khảo sát nghiên cứu tập đoàn các loài chim nước ở Việt Nam, và năm 1985 phát hiện Sếu đầu đỏ ở Tràm chim Đồng Tháp Mười, viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu chim nước với hệ sinh thái đất ngập nước Trước những năm 1990, những nội dung nghiên cứu khoa học chuyên ngành, có liên quan tới lĩnh vực tổng hợp về đất ngập nước có thể kể đến như rừng ngập mặn, rừng Tràm ngập chua phèn, than bùn, hệ thuỷ sinh học, hệ chim nước Một số công trình nổi bật như: đề tài KT 03 - 02 về đầm phá do Nguyễn Chu Hồi chủ nhiệm, KT 03 - 01 (chương trình 48B) về động lực bãi bồi, tiềm năng nguồn lợi ven

Trang 16

Về kiểm kê và phân tích các chức năng, giá trị của ĐNN có các công trình của

Lê Diên Dực, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng Trong công trình nghiên cứu của Lê Diên Dực (1989), đã kiểm kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọng, cần được bảo vệ của nước ta Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các Khu bảo tồn ĐNN ở Việt Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng đã thống

kê tương đối đầy đủ các kiểu ĐNN là ao hồ (tự nhiên và nhân tạo), đầm phá cần quy hoạch thành các khu bảo tồn Sau đó là hàng loạt các công trình kiểm kê và phân loại ĐNN của Nguyễn Hoàng Trí (1995), Phan Nguyên Hồng (1989 - 1998), Nguyễn Chu Hồi (1995), Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến và cộng sự (1992 - 2003), những công trình này đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ĐNN, đánh giá tổng quan các loại hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử dụng, các áp lực, mối đe doạ, chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN trên toàn lãnh thổ Việt Nam [12, 13, 15, 16]

Lĩnh vực nghiên cứu thứ 2 liên quan đến ĐNN tập trung vào làm rõ đặc điểm sinh thái và ĐDSH của các vùng ĐNN (cửa sông, đầm phá, ao hồ ), điển hình là các công trình nghiên cứu về tài nguyên sinh thái và đa dạng sinh học các vùng ĐNN của

Vũ Trung Tạng (1994), Mai Đình Yên (1993), Đặng Ngọc Thanh (1995 - 2000) Những công trình này đã thống kê, phân loại được nhiều quần xã sinh vật và quan trọng là tìm hiểu được nhiều thành phần, nguồn gốc và phân bố của chúng, trong đó đã nêu bật chức năng của vùng ĐNN như là bãi đẻ, vùng di cư quan trọng của một số quần thể có ý nghĩa quốc gia và xuyên quốc gia Chương trình 64A (1982 - 1985) nghiên cứu hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ lên rừng ngập mặn tỉnh Minh Hải (GS.TS Phan Nguyên Hồng chủ nhiệm) đã nghiên cứu sự biến đổi của thảm thực vật RNM cũng như các giá trị thoái hoá của đất do rừng bị huỷ diệt bởi các chất diệt cỏ và chất làm rụng lá cây, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phục hồi RNM Chương trình

64B (1986 - 1990) nghiên cứu hậu quả lâu dài của chiến tranh hoá học lên con người

và thiên nhiên, từ đó tìm biện pháp khắc phục

Lĩnh vực nghiên cứu thứ 3 là những nghiên cứu về địa mạo, địa lý, thuỷ văn, địa chất môi trường, khoáng sản của các vùng ĐNN Các nghiên cứu này cũng trực tiếp hay gián tiếp góp phần nghiên cứu nhiều đặc điểm, chức năng và giá trị của ĐNN cũng như các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái

Trang 17

ĐNN (Nguyễn Địch Dĩ, Đinh Văn Thuận, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Mai Trọng Nhuận ) Đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản biển nông (0 - 30m nước) do Trung tâm Địa chất khoáng sản biển tiến hành (1991 - 2000) đã tổ chức nghiên cứu các đặc trưng vật lý, hoá học, tài nguyên ĐNN ven biển và đo vẽ bản đồ ĐNN ven biển Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 (Nguyễn Biểu, Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến và nnk, 2001) [3] Từ năm 2001 - 2005, Liên đoàn Địa chất Khoáng sản biển thực hiện

dự án “Điều tra địa chất, khoáng sản và địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển ven bờ (0 - 30m) Nam Trung Bộ tỷ lệ 1: 100.000”, trong đó có nghiên cứu các đặc trưng vật lý, hoá học, tài nguyên và mức độ tổn thương ĐNN ven biển

Một cuộc hội thảo Quốc tế về Sếu đầu đỏ và đất ngập nước được tổ chức tại Việt Nam (khu Tràm Chim, nay là VQG Tràm Chim) từ ngày 11 – 17/01/1990 Đây

là hội thảo quốc tế lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam với chủ đề hoàn toàn mới không chỉ về lĩnh vực môi trường sinh thái nói chung mà thực sự mới về vấn đề đất ngập nước, với những HST vùng ngập nước và sinh cảnh của nó đối với những loài động vật hoang dã, mà loài Sếu đầu đỏ được lựa chọn là loài đặc trưng cho chương trình nghiên cứu Trong hội thảo này các đại biểu từ nhiều trường đại học hoặc viện khoa học (ở các nước Úc, Nhật, Canada, Hoa Kỳ, Ấn Độ, nhiều nước Châu Âu, Phi, Á )

đã đem tới cho Việt Nam những tư liệu khoa học có tính thực tiễn cao về đất ngập nước, hệ sinh thái đất ngập nước, phân loại đất ngập nước, tổ chức quản lý và sử dụng bền vững ĐNN Hội thảo khoa học quốc tế nói trên được xác định là mốc lịch

sử của chương trình nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam

Chương trình khoa học bảo vệ đất ngập nước toàn cầu do WWF và IUCN đồng chủ trì và hỗ trợ thực hiện năm 1985 - 1987 đã có ảnh hưởng tới sự khởi động nhận thức về lĩnh vực đất ngập nước ở nước ta Cơ quan quản lý và chỉ đạo cấp Nhà nước trong các chương trình nghiên cứu về ĐNN là Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực sự tạo nên những định hướng và giải pháp phát triển nghiên cứu, chương trình hành động quản lý và bảo vệ những vùng đất ngập nước của Việt Nam

Năm 1989, Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước Ramsar Tuy nhiên

Trang 18

số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay và đầu tiên riêng cho đất ngập nước

Viễn thám và GIS cũng được đưa vào sử dụng như một công cụ cho việc quản lý, kiểm kê và nghiên cứu biến động các vùng đất ngập nước Bằng các công nghệ này việc thành lập các bản đồ hiện trạng, biến động ĐNN cũng trở nên dễ dàng hơn Một hướng nghiên cứu thu hút được nhiều nhà khoa học là quản lý và sử dụng, bảo vệ ĐNN trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, đặc trưng sinh thái khu vực nhằm đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này [7]

Năm 2001, Cục Môi trường (nay thuộc Cục Bảo vệ Môi trường) đã đề xuất 68 khu ĐNN có giá trị ĐDSH và môi trường Năm 2002 – 2004, hợp phần ĐNN của dự án “Ngăn chặn các xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Mai Trọng Nhuận chủ trì, đã lập hồ sơ 10 khu ven biển có giá trị cao (Theo công ước Ramsar)

Năm 2003, Việt Nam cũng đã có những cố gắng trong công tác nghiên cứu, quản lý và bảo tồn ĐNN như: “Chương trình bảo tồn đất ngập nước quốc gia”; Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN; “Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” (số 192/2003/QĐ-TTg), v.v

Năm 2004, Phan Nguyên Hồng (2004) trong báo cáo về lịch sử nghiên cứu ĐNN Việt Nam đã thống kê hơn 500 nghiên cứu về khí tượng thủy văn, địa chất, địa mạo, ĐDSH, hệ cửa sông ven biển, hệ đầm phá, HST RNM, HST rạn san hô, thảm cỏ biển Các nghiên cứu này đã góp phần đóng góp vào bộ tư liệu nghiên cứu về ĐNN ven biển Việt Nam [20]

Năm 2005 - 2006 Cục Bảo vệ Môi trường đã báo cáo về nghiên cứu: “Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsamsar” cũng như nghiên cứu: “Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước sông Mê Kông: Hệ thống phân loại Đất ngập nước Việt Nam” do tác giả Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực thực hiện

Trang 19

Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Vai trò môi trường của các hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam đối với đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Tổng cục Môi trường, 2012); Định hướng xây dựng hệ phân loại đất ngập nước của Việt Nam (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014)… Nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã và đang triển khai rất nhiều hoạt động điều tra, giáo dục, kiểm kê, giám sát, đánh giá và xây dựng các công cụ và kỹ thuật khác nhau liên quan đến ĐNN tại hệ thống các VQG, KBT có vùng đất ĐNN do nhiều tác giả và tổ chức khác tiến hành nghiên cứu, nhằm những định hướng chiến lược

về bảo tồn, sử dụng, quản lý và phát triển bền vững các vùng ĐNN trong tương lai

1.3 Các hướng nghiên cứu về đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển Vườn

quốc gia Xuân Thủy

1.3.1 Trước khi thành lập Vườn quốc gia Xuân Thủy

Những nghiên cứu về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy ở giai đoạn từ trước khi được công nhận VQG chỉ có một số tài liệu điều tra bước đầu về đa dạng sinh học trong vùng: Phan Nguyên Hồng (1970), nghiên cứu thành phần loài khu vực ven biển miền Bắc Việt Nam đã phân chia thảm thực vật thành rừng ngập mặn, rừng gỗ bờ biển và thảm thực vật trên bãi cát trống ở bờ biển nước ta, có thể xem là người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về quần xã thảm thực vật ngập mặn miền Bắc Việt Nam trong đó có khu vực VQG Xuân Thủy RNM là một kiểu HST đất ngập nước ven bờ rất đặc trưng ở VQG Xuân Thuỷ nói riêng, vùng cửa sông Hồng nói chung [19]

Sau đó, trong các chương trình nghiên cứu tổng hợp về biển (Chương trình 48

- 06 năm 1981-1985; Chương trình 48B năm 1986 - 1990; Chương trình KT.03) đã

có những đề tài điều tra, nghiên cứu vùng triều miền Bắc Việt Nam theo quan điểm

hệ sinh thái Các đề tài trong các chương trình biển đã xác định các kiểu cấu trúc, diễn thế, của hệ sinh thái dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân

Trang 20

hải sản của hệ sinh thái vùng triều, định hướng cho việc khai thác, sử dụng hợp lý các tiềm năng nguồn lợi đó

Bên cạnh chương trình biển, chương trình môi trường (52 - 02, giai đoạn 1980

- 1985) cũng đã có đề tài như: Điều tra tổng hợp vùng cửa sông ven biển châu thổ Bắc bộ nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (mã số 52.02.02 do

Vũ Trung Tạng chủ nhiệm)[42]

Năm 1992, Nguyễn Xuân Dục và cộng sự tiến hành nghiên cứu về những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật của hệ sinh thái vùng triều miền Bắc Việt Nam

Năm 1993, Pham Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản đã tiến hành nghiên cứu

về khu hệ thú tại VQG Xuân Thủy, khi đó đã ghi nhận được 17 loài [60]

Năm 1995, Nguyễn Xuân Dục đã tiến hành nghiên cứu về động vật đáy vùng cửa sông ven biển Hà Nam Ninh

Năm 1997, 1999, Nguyễn Văn Cư tiến hành nghiên cứu vê tình hình Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường các bãi bồi ven biển sửa sông tỉnh Thái Bình (1997) và điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác, sử dụng hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam (1999) Cũng trong năm 1999, Ngô Xuân Quýnh và cộng sự đã nghiên cứu về các loài cá, thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy ở Khu Ramsar Xuân Thuỷ

Năm 2002, Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, đã nghiên cứu về Giáp xác (Crustacea) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định [24]

1.3.2 Sau khi thành lập Vườn quốc gia Xuân Thủy

Sau khi thành lập VQG Xuân Thủy (02/01/2003) và được tổ chức UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng ven biển châu thổ sông Hồng (tháng 12/2004) Trong đó, VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu

dự trữ sinh quyển thế giới các nghiên cứu về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy

được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn ĐDSH trong HST vùng triều, bãi bồi cửa sông và RNM vùng cửa sông Hồng đã được nhiều nhà khoa học thực hiện trong các chương trình, dự án nghiên cứu khác nhau ở nhiều khía cạnh Hầu hết các đối tượng sinh vật quan trọng ở đây đã được đề cập như thực vật ngập mặn, sinh vật nổi, các

Trang 21

nhóm động vật không xương sống (trai, ốc, tôm, cua, giun nhiều tơ và giáp xác nhỏ),

cá, lưỡng cư, bò sát, chim nước Đặc biệt khi Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Thuỷ được UNESCO chính thức công nhận là khu Ramsar (năm 1989), Chính phủ Việt Nam nâng cấp thành Vườn quốc gia (năm 2003), khu vực này đã có nhiều điều tra, nghiên cứu nhằm quy hoạch và xây dựng các luận chứng kinh tế - xã hội, khoa học

kỹ thuật và phát triển VQG Xuân Thuỷ

Năm 2003 - 2004, trong chương trình bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên - Môi trường, do Vũ Trung Tạng lại chủ trì dự án: Nghiên cứu đất ngập nước ven biển, lấy một số địa phương ven biển đồng bằng châu thổ Bắc Bộ làm điểm nghiên cứu chính như Thái Thụy (Thái Bình) và Giao Thuỷ (Nam Định) Trong các kết quả của những đề tài, dự án này, các dẫn liệu về điều kiện môi trường, kinh tế xã hội và nguồn lợi sinh vật vùng vửa sông Hồng bao gồm cả Thái Thụy và Giao Thuỷ đã được phân tích, tổng hợp và cập nhật Đây là những cơ sở khoa học để nhóm tác giả đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững các dạng tài nguyên trong HST ĐNN ở đây như: Quản lý ĐDSH và nguồn lợi sinh vật của vùng cửa sông thuộc châu thổ Bắc bộ cho sự phát triển bền vững (PTBV) (lấy cửa Bà Lạt làm ví dụ) (Vũ Trung Tạng và cộng sự, 2003)

Nghiên cứu về các nhóm động vật đáy là giáp xác, thân mềm trong các HST RNM tại khu vực Giao Thuỷ, Nam Định Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc và nnk (2003, 2004), Hoàng Ngọc Khắc (2004, 2011) đã tiến hành, kết quả đã thống kê

và xác định được gần 200 loài thân mềm chân bụng, hai mảnh vỏ và giáp xác tôm, cua ở khu vực này [22, 23, 25, 26, 27, 28]

Năm 2004, Dương Ngọc Cường, Trần Minh Khoa tiến hành nghiên cứu về thành phần các loài cá thuộc các xã phía bắc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Hệ Sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng; Về lưỡng cư, bò sát theo nghiên cứu của Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hoàn (2004) đã tiến hành nghiên cứu

và ghi nhận được 13 loài lưỡng cư và 37 loài bò sát; Nghiên cứu về khu hệ chim tại khu vực VQG Xuân Thủy, Lê Đình Thủy (2004) đã tiến hành nghiên cứu “tài nguyên chim ở VQG Xuân Thủy”

Năm 2004, Phan Nguyên Hồng, đã tiến hành những nghiên cứu về đánh giá

Trang 22

biển Bắc Bộ cũng trong thời gian đó Phan Nguyên Hồng, Quản Thị Quỳnh Dao,

2004 nghiên cứu hiệu quả bảo vệ môi trường và kinh tế xã hội của chương trình trồng RNM để phòng ngừa thảm họa ở 8 tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam Hội thảo: Kinh tế học môi trường với việc đánh giá giá trị ĐNN

Trong phạm vi đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vào giai đoạn 2004 - 2005, Viện Sinh thái Tài nguyên và Sinh vật đã thực hiện điều tra, khảo sát toàn diện về môi trường và thuỷ sinh vật tại các xã Giao Lạc, Giao Xuân thuộc khu vực VQG Xuân Thuỷ Có thể xem đây là công trình đã đánh giá khá đầy đủ về tình trạng môi trường nước tự nhiên và trong các đầm nuôi cùng với các quần xã thuỷ sinh vật cơ bản ở đây

Năm 2005, Vũ Trung Tạng và cộng sự nghiên cứu về quy hoạch định hướng cho một số HST ĐNN ven biển Bắc Bộ mà bước đầu là huyện Thái Thụy (Thái Bình) và huyện Giao Thủy (Nam Định) phục vụ cho phát triển bên vững Lê Xuân Tuấn và Mai Sỹ Tuấn nghiên cứu về chất lượng nước và sinh vật phù du trong rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định [42]

Năm 2005, Hồ Thanh Hải và cộng sự đã quan tâm nghiên cứu tới các ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường do các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đến đa dạng sinh học khu vực VQG Xuân Thuỷ

Năm 2006, trong chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam với sự tài trợ của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Keidanren Nguyễn Đức Tú, Lê Mạnh Hùng, Lê Trọng Trải, Hà Quý Quỳnh, Nguyễn Quốc Bình, Richard Thomas nghiên cứu về Bảo tồn các vùng đất trọng yếu ở đồng bằng Bắc Bộ: Đánh giá lại các vùng chim quan trọng sau mười năm

Năm 2007, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào (2007), được sự hỗ trợ của tổ chức MERC – MCD đã tiến hành nghiên cứu về đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Xuân Thủy

Năm 2008, Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Dương Thạo, Nguyễn Quang Hùng nghiên cứu và đánh giá khía cạnh các tác động môi trường tại các đầm nuôi tôm trong vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

Năm 2008, Chương trình Liên minh đất ngập nước quốc tế (WAP), thực hiện từ năm 2008 – 2012 Dự án tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu hỗ trợ sinh kế bền vững như:

Trang 23

“Trồng nấm, nuôi ong, làm VAC, nghiên cứu quy hoạch nuôi ngao bền vững, nghiên cứu

quy hoạch phát triển các sinh kế thay thế bền vững ” Song song với các sinh kế là các hoạt động tăng cường năng lực cho Ban quản lý VQG và các bên liên quan thông qua các chương trình giám sát và đào tạo kỹ năng

Tới 2010, trong khuôn khổ dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia cửa sông Hồng, Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2010) đã tổ chức điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, tình trạng ĐDSH và kinh tế - xã hội ở khu vực cửa sông này, trong đó, có VQG Xuân Thuỷ

Trong năm 2010, được sự tài trợ của chương trình Liên Minh đất ngập nước (WAP), đặc biệt là sự hỗ trợ của Viện phát triển các nguồn lực ven biển Á Châu tại Việt Nam (CORIN - Asia Vietnam), văn phòng Dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ -

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cùng với Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ

và các đối tác địa phương tổ chức xây dựng báo cáo: “Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá sơ bộ sự biến động tài nguyên vùng bờ khu vực VQG Xuân Thuỷ thời kỳ 1989 đến 2007” Các kết quả của báo cáo này cho thấy rõ sự biến động rất lớn về đường

bờ VQG Xuân Thuỷ trong thời gian 1989 đến 2007 Diễn biến đường bờ là yếu tố quyết định chiều hướng diễn thế sinh thái vùng, tốc độ bồi tụ quyết định tộc độ diễn thế sinh thái Các đặc trưng chính của diễn thế sinh thái ở đây là sự thay đổi cấu trúc thành phần loài thảm thực vật và sự dịch chuyển thảm thực vật ngập mặn, kèm theo

là biến đổi quần xã động vật

Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định với sự hỗ trợ tài chính của Chương trình Liên minh Đất ngập nước và tư vấn kỹ thuật của Viện phát triển các nguồn lực ven biển châu Á (CORIN-Asia) đã thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại VQG Xuân Thuỷ và thể hiện trên bản đồ phân vùng đồng mức một số yếu tố môi trường nước bằng công nghệ GIS Theo kết quả điều tra, chất lượng môi trường khu vực VQG Xuân Thuỷ có sự ô nhiễm cục bộ tại một số điểm vượt quá tiêu chuẩn Theo tiêu chuẩn (QCVN 10: 2008/BTNMT) như sắt (Fe), asen (As) trong nước ngầm

Năm 2011, Cục Bảo tồn ĐDSH phối hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên

Trang 24

môi trường của Tổng cục môi trường nhằm Xây dựng Chương trình quan trắc ĐNN thí điểm tại VQG Xuân Thuỷ

Năm 2011, Nguyễn Thanh Hải đã nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên sinh vật VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định Đến năm 2012, tác giả đã tiến hành công trình nghiên cứu đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học một số loài quý hiếm tại khu vực VQG Xuân Thủy

Năm 2011, Dự án: “Nghiên cứu biến đổi khí hậu, các vấn đề sử dụng đất và cơ chế thích nghi” do DANIDA tài trợ cho Trung tâm nghiên cứu biến đối khí hậu - Đại học quốc gia Hà Nội chủ trì phối hợp thực hiện với các đối tác địa phương vùng châu

thổ sông Hồng, trong đó VQG Xuân Thuỷ được chọn làm điểm trọng yếu Dự án đó

thực hiện các hoạt động nghiên cứu quan trắc biến đổi khí hậu ở khu vực, các thay đổi

về sử dụng đất của cộng đồng ven biển ở khu vực và đề xuất các giải pháp thích nghi

Năm 2011, Dự án khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam (2011 - 2015) do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ thông qua Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) Cơ quan chủ quản dự án là

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đồng thực hiện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trong năm 2013, 2014, Dự án đã phối hợp với Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ và chuyên gia tư vấn tiến hành quan trắc các chỉ thị kinh tế xã hội và một

số chỉ thị về ĐDSH để tạo thành một bộ dẫn liệu đầy đủ, cập nhật nhất về hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội và đa dạng sinh học của VQG Xuân Thuỷ

Năm 2013, tổ chức JICA NBDS tiến hành tài trợ cho hoạt động: “Xây dựng

cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐDSH” lấy VQG Xuân Thuỷ làm nơi điều tra, nghiên cứu điểm Trong giai đoạn 2012-2014, dự án đã thực hiện 02 chuyến điều tra tổng hợp về môi trường, kinh tế - xã hội và ĐDSH vào tháng 12/2012 (chuyến điều tra về mùa đông) và tháng 7/2013 (mùa hè); 02 chuyến quan trắc thử nghiệm ĐDSH (tháng 12/2013 và tháng 6/2014) trên cơ sở sử dụng bộ chỉ thị ĐDSH đã được các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản xây dựng Kết quả là đã có được bộ dẫn liệu được cập nhật đầy đủ và hệ thống hoá về tình trạng môi trường, kinh tế - xã hội và ĐDSH của VQG Xuân Thuỷ Đặc biệt, các dẫn liệu về vị trí phân loại loại học và thành phần loài sinh vật được tích hợp trong cơ sở dữ liệu của Dự án Ngoài ra, bộ chỉ thị ĐDSH

Trang 25

tiềm năng và chỉ thị sử dụng ngay của VQG Xuân Thuỷ cũng như quy trình kỹ thuật

sử dụng chỉ thị quan trắc ĐDSH được xây dựng bước đầu

Dự án khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn

ở Việt Nam (2011 - 2015) do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ thông qua Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đồng thực hiện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trong năm 2013, 2014, dự án đã phối hợp với Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ và chuyên gia tư vấn tiến hành quan trắc các chỉ thị kinh tế xã hội và một số chỉ thị về ĐDSH để tạo thành một bộ dẫn liệu đầy đủ, cập nhật nhất về hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội và đa dạng sinh học của VQG Xuân Thuỷ

Thời gian gần đây, cùng với sự hỗ trợ, tư vấn của các tổ chức phi Chính phủ

và các quỹ bảo tồn như: Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Viện Phát triển các nguồn lực ven biển Á châu (CORIN-Asia), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc UNDP, Quỹ tài trợ VinaCapital (VCF) VQG Xuân Thủy cũng triển khai khá nhiều chương trình, dự án như: Chương trình liên minh đất ngập nước (WAP); Dự án phát triển cơ sở dữ liệu về

đa dạng sinh học tại Việt Nam; Dự án tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích, đồng quản lý, du lịch sinh thái cộng đồng Mang lại những thành công nhất định góp phần bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng địa phương

Từ những nét khái quát về tình hình điều tra, nghiên cứu như kể trên cho thấy điều kiện tự nhiên cũng như về ĐDSH và nguồn lợi sinh vật vùng triều cửa sông Hồng nói chung, VQG Xuân Thuỷ nói riêng đã được nhiều nhóm tác giả của nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu khác nhau thực hiện với nhiều mục tiêu và hướng nghiên cứu khác nhau Nhưng có thể thấy hầu hết có mục tiêu chung là có được dẫn liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và ĐDSH nhằm quy hoạch phát triển, quản lý và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ nguồn lợi sinh vật, bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu

Trang 26

1.4 Khái quát điều kiện - tự nhiên, kinh tế - xã hội Vườn quốc gia Xuân Thủy

1.4.1 Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Xuân Thủy

VQG Xuân Thuỷ thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định (trước đây là huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Hà Nam Ninh) Ngày 6/8/1988, theo công văn số 1302/KG của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chính phủ đã đề cử khu đất ngập nước Xuân Thuỷ là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam [48]

Ngày 20/9/1988, Văn phòng Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar) đã chính thức công nhận Xuân Thuỷ là một khu Ramsar với diện tích 12.000 ha [62]

Tháng 01 năm 1989, tham gia Công ước Quốc tế Ramsar, là thành viên thứ 50 của thế giới và đầu tiên của Đông Nam Á

Ngày 05/9/1994, Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Thuỷ đã được Chính phủ quyết định thành lập theo Công văn Số 4893/KGVX, với diện tích 7.100 ha

Ngày 02 tháng 01 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg về việc Chuyển hạng Khu bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Xuân Thủy thành VQG Xuân Thủy (VQG là cấp bảo tồn thiên nhiên cao nhất trong

hệ thống bảo tồn thiên nhiên của nước ta hiện nay)

Tháng 12 năm 2004, VQG Xuân Thủy được UNESCO công nhận và trở thành vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Liên tỉnh Ven biển Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng

1.4.2 Điều kiện tự nhiên Vườn quốc gia Xuân Thủy

* Vị trí địa lý

VQG Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, toạ độ: Từ 20°10' đến 20°15' vĩ Bắc và từ 106°20' đến 106°32' kinh Đông Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của vườn nằm trên địa phận các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải

VQG Xuân Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 15.100 ha bao gồm 7.100 ha vùng lõi (đất nổi 3.100 ha; đất ngập nước 4.000 ha) và 8.000 ha vùng đệm (bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, bãi Trong và 5 xã vùng đệm), trong đó vùng thuộc khu Ramsar là 12.000 ha Vùng lõi của VQG Xuân Thủy bao gồm: Phần bãi

Trang 27

trong của Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh Vùng lõi có diện tích đất nổi khi triều kiệt là 3.100 ha và đất còn ngập nước là 4.000 ha Vùng đệm VQG Xuân Thủy

có tổng diện tích 7.233,6 ha Vùng này bao gồm 960 ha còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê Vành Lược đến lạch sông Vọp), 2.632 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích tự nhiên rộng 3.641,6 ha của 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải [32]

(Nguồn: Hoàng Thanh Nhàn, (2014))

Hình 1 Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Huyện Giao Thuỷ - Tỉnh Nam Định

* Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo Vũ Trung Tạng và cộng sự (2005), tại khu vực VQG Xuân Thuỷ đã hình thành nên 4 nhóm đất chính với 12 loại

Nhóm đất phèn gồm đất phèn tiềm năng và đất phèn hoạt tính chiếm diện tích

khá lớn trong khu vực Chúng có thành phần cơ giới trung bình với lớp phủ chủ yếu

là thực vật ưa mặn, chua như sú, vẹt

Nhóm đất mặn gồm 4 loại: Đất mặn ít, đất mặn trung bình, đất mặn nhiều và

đất mặn sú vẹt Tổng muối hoà tan từ 0,25 - 1%, thành phần muối kim loại kiềm chủ yếu là Cl, SO 2-, CO 2-, HCO3- được ưu tiên để trồng RNM phòng hộ và nuôi trồng

Trang 28

Nhóm đất phù sa bao gồm: Đất phù sa được bồi giàu dinh dưỡng; Đất phù sa

không được bồi, không glay hoặc glay yếu có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình; đất phù sa không được bồi, glay trung bình hoặc mạnh; và đất phù sa không được bồi, glay mạnh và ngập úng vào mùa mưa Loại đất này rất phù hợp để trồng lúa nước, cây xen canh và cây ăn quả

Nhóm đất cát được hình thành do tác động của biển, sông, dòng chảy nội

đồng và gió, phân bố ở các bãi cát và cồn cát ven biển Đất nghèo dinh dưỡng, có phản ứng ít chua (pHKCl = 5,5 - 6,0) bao gồm đất cát thô hình thành trên các cồn cát trẻ ở biển và các cồn cát cổ nằm sâu trong đất liền Chúng chủ yếu được sử dụng để trồng rừng phi lao chắn gió, xây dựng khu du lịch, bãi tắm, vật liệu lót để nuôi trồng thủy sản Cồn cát cũ được cải tạo thích hợp với nhiều loài cây trồng cạn [42]

* Khí hậu và thủy văn

Đặc điểm khí tượng: Khu vực VQG Xuân Thuỷ nằm trong vùng khí hậu

nhiệt đới gió mùa có đặc điểm khí hậu chung hơi ẩm của đồng bằng ven biển (K = 1,5 - 2,0) Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, không khí lạnh khô Mùa mưa

từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp

nhiệt đới [38]

Nhiệt độ: Biên độ nhiệt độ trong năm rất lớn, khoảng biến động 6,8 - 40,30C nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC Nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 40,3o

C, nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,8oC [35]

Độ ẩm: Độ ẩm không khí khá cao, khoảng từ 70 – 90% Các tháng 10 - 12

thường có độ ẩm không khí thấp (thường nhỏ hơn 75%) Các tháng 2 - 4 có độ ẩm rất cao (80 – 90%) và thường đi kèm theo mưa phùn ẩm ướt [38]

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.175 mm Số ngày mưa trong

năm là 133 ngày Năm có lượng mưa cao nhất là 2.754 mm, năm thấp nhất là 978

mm Độ bốc hơi trung bình 86 – 126 mm/tháng và đạt tối đa vào tháng 7, trung bình đạt 817,4 mm/năm [38]

Chế độ gió: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành là Đông

Bắc Từ tháng 4 - 9, hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam Vận tốc gió trung bình vào khoảng 4 - 6 m/s Vào những ngày bão vận tốc gió có thể đạt đến 40 - 50m/s Hàng năm có khoảng 3 - 5 trận bão, tập trung chủ yếu vào các tháng 7 – 9 [38]

Trang 29

Đặc điểm về thuỷ văn: Khu vực VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước chủ yếu

từ sông Hồng đưa ra và nước biển do thuỷ triều đưa vào Có 2 sông chính trong khu vực

này là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên

Sông Vọp: Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12km, là ranh giới

ngăn cách giữa cồn Ngạn và Bãi Trong Năm 1986, đập Vọp đã ngăn sông Vọp thành 2 phần Đông Vọp và Tây Vọp Vì vậy không có nước lưu thông nhiều năm, lòng sông Vọp ở phía sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy Năm 2002, cầu Vọp được mở nhưng lưu lượng nước qua sông Vọp hiện tại vẫn còn nhỏ

Sông Trà: Chảy từ cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sông Vọp ở biển

Giao Hải, dài khoảng 12km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu Sông Trà bị lấp ở đoạn giữa (từ ngang cồn Tàn - bãi Nứt đến phía cuối Cồn Ngạn) do sóng biển đẩy giồng cát ở ngang khu vực Ba Mô (cồn Lu) tràn qua vùng bãi bồi ngập nước và

đã lấp đầy đoạn sông Trà nêu trên (đoạn giữa sông Trà bị lấp dài gần 3km) Như vậy, sông Trà chỉ lưu thông khi thuỷ triều ngập tràn qua bãi sú vẹt Đây cũng là một hạn chế lớn cho điều kiện thuỷ văn ở khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều loài động thực vật ở khu cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu [19]

Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên dưới 23 giờ Biên độ triều

trung bình khoảng 150 đến 180 cm, lớn nhất 4,3m, nhỏ nhất 0,00 m Biến thiên thủy triều trong khoảng nửa tháng có 01 lần triều cường, 01 lần triều kém, đôi khi cũng có xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng

2 năm sau [35]

Độ mặn: Biến động từ 11‰ - 30‰ Sự biến thiên của độ mặn còn tùy thuộc

vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 1‰ NaCl vào sâu tới 20 km và ở hàm lượng 4‰ tới 10 km [35]

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn và thổ nhưỡng của khu vực VQG Xuân Thuỷ rất thích hợp cho phát triển của nhiều loài cây ngập mặn và các loài thuỷ sinh vật Tuy nhiên cũng có nhiều gây ảnh hưởng gây áp lực lên khu vực VQG Xuân Thủy

Trang 30

1.4.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Vườn quốc gia Xuân Thủy

* Dân số và mật độ dân số

Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2013 toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG Xuân

Thuỷ có 50.637 khẩu, 13.478 hộ với diện tích 40,18km2 Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.256 người/km2

Xã Giao Lạc có mật độ dân cao nhất, 1.515 người/km2, xã Giao Thiện có mật độ thấp nhất là 952 người/km2

(Nguồn: Thống kê số liệu từ 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy năm 2013, cập nhật 2014)

Mật độ dân số tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy cũng tương đương với mật độ dân số trung bình của khu vực Đồng bằng Sông Hồng (1.238 người/1km2 vào năm 2007) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối đồng đều giữa các xã, bình quân qua các năm là gần 1,02% Đây chính là áp lực lớn đối với công tác bảo tồn và PTBV tài nguyên tự nhiên ĐNN tại khu vực

* Lao động và sự phân bố nguồn lao động trong khu vực

Lực lượng lao động: Số lượng của người dân trong độ tuổi lao động chiếm

50,7% tổng dân số Trong khi đó, tỷ lệ lao động trẻ (hình thức khác nhau 16 - 44 năm tuổi) là 42%, trong đó lao động nữ chiếm 51,5% Có 2 lao động mỗi hộ gia đình trung bình [4] Đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên

ở khu vực, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp thực chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm [29] Bởi vậy việc vào lao động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG đã trở thành nghề chính của người dân nơi đây

Trang 31

Phân bố lao động: Theo kết quả từ một nghiên cứu gần đây ở các xã vùng

đệm (Dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2010), cho thấy cơ cấu kinh tế các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy chủ yếu là hoạt động chính sau: 78,6 % của tất cả người lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản 16,2%, 3,2% trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

và xây dựng, ít hơn 2% trong các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ [37] Mặc dù năng suất nông nghiệp thấp, nhiều hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp cho thu nhập ổn định

Vì hầu hết người lao động phụ thuộc vào mùa nông nghiệp, trong trái vụ nông nghiệp, mức độ thất nghiệp là tương đối cao Trong thời gian đó, gần như tất cả người lao động thất nghiệp tham gia vào hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên, điều đó tạo áp lực lên Vườn quốc gia Xuân Thủy

Bảng 2 Cơ cấu kinh tế của các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 3,2

(Nguồn: Dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2010)

Nguồn thu nhập: Trồng lúa là nguồn chính, chiếm 39,4% thu nhập hộ gia

đình trung bình, tiếp theo là thủy sản (ví dụ, chiếm 36,1% thu nhập của gia đình), dịch vụ và du lịch (ví dụ, bằng 14,6% thu nhập của gia đình) chăn nuôi (ví dụ, chiếm 10% thu nhập của gia đình) và công nghiệp (ví dụ, chiếm ít hơn 5% thu nhập của gia đình) [34] Nguồn thu nhập các xã vùng đệm chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai thác nuôi trồng thủy – hải sản

Trang 32

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự đa dạng động vật, thực vật và các hệ sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá

Do khu vực tiến hành nghiên cứu tương đối rộng lớn, thời gian ngắn và các hoạt động kinh tế trên nhiều lĩnh vực khá phức tạp nên chúng tôi thực hiện phỏng vấn bán định hướng đối với chính quyền địa phương, người dân, trong quá trình phỏng vấn gợi ý khéo léo về các mặt mạnh, yếu, và khó khăn của địa phương Sau đó kiểm tra, phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp tối ưu cho

sự phát triển kinh tế ở địa phương và công tác bảo tồn VQG Xuân Thuỷ Tham

vấn ý kiến Ban quản lý VQG Xuân Thủy, các cơ quan địa phương có liên quan

về hiện trạng kinh tế - xã hội của người dân địa phương cũng như công tác bảo

tồn đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu

Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được trong các báo cáo khoa học, đề tài ở địa phương và các cơ quan nghiên cứu từ trước đến nay, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá và xử lý các số liệu

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Đối tượng phỏng vấn: Do khu vực tiến hành nghiên cứu tương đối rộng lớn, thời gian ngắn và các hoạt động kinh tế trên nhiều lĩnh vực khá phức tạp nên chúng tôi thực hiện phỏng vấn bán định hướng chủ yếu đối với chính quyền địa phương, người dân địa phương, cán bộ vườn quốc gia Xuân Thủy

- Nội dung phỏng vấn: Thông tin phỏng vấn chủ yếu bao gồm các nội dung kinh tế -xã hội cơ bản liên quan đến các vấn đề hoạt động kinh tế - xã hội, dân số, cơ cấu nghề nghiệp, điều kiện sống, nguồn thu nhập, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, các dịch vụ sinh kế của cộng đồng địa phương

- Phương pháp phỏng vấn: Trước khi tiến hành đi phỏng vấn cần chuẩn bị trước nội dung, câu hỏi, bảng hỏi cần phỏng vấn, giúp quá trình phỏng vấn nhanh, biết được

Trang 33

đầy đủ thông tin và tránh tình trạng bỏ sót các thông tin liên quan Trong quá trình phỏng vấn gợi ý khéo léo về các điểm mạnh, điểm yếu, và khó khăn của địa phương hiện nay Ghi chép sau đó kiểm tra, phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp tối ưu

cho sự phát triển kinh tế ở địa phương và công tác bảo tồn VQG Xuân Thuỷ

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các nguồn thông tin thứ cấp từ các cơ quan quản lý thủy sản địa phương, UBND 5 Xã Vùng đệm (Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải), Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định

- Thông tin thứ cấp bao gồm: Các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng quý, hàng năm, tài liệu thống kê nuôi trồng thủy sản, sử dụng đất, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, báo cáo tổng kết hàng năm cũng như quy hoạch bảo tồn VQG Xuân Thủy…

Tổng hợp các số liệu của VQG Xuân Thuỷ đã được phê duyệt trong các quyết

định của Chính Phủ, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Uỷ ban Nhân dân Huyện Kế thừa có

chọn lọc các tài liệu khoa học do các tác giả trong và ngoài nước đã công bố về VQG

Xuân Thuỷ

Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được trong các báo cáo khoa học, đề tài ở địa phương và các cơ quan nghiên cứu từ trước đến nay, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá và xử lý các số liệu liên quan Việc phân tích,

xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm Microsoft Office Exel 2007

2.1.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa

Trong chuyến điều tra thực địa tháng 6 - 2014 tại VQG Xuân Thủy Trong Vườn quốc gia Xuân Thủy, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chính:

* Phương pháp điều tra tuyến: Chúng tôi sử dụng GPS để xác định vị trí

các địa điểm các tuyến cần điều tra Lập tuyến điều tra và tiến hành nghiên cứu trên các tuyến đường để xác định loài trên mỗi hệ sinh thái khác nhau, cộng đồng trên bãi bồi, rừng ngập mặn trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân thủy cụ thể

các tuyến như sau:

Trang 34

Hình 2 Sơ đồ các tuyến, điểm khảo sát thực địa VQG Xuân Thủy tháng 6/2014

- Tuyến 1: Xuất phát từ Đồn Biên phòng xã Giao Thiện (N 20o17’12.60”; E

106o28’51.00”) khảo sát dọc theo tuyến đê quốc gia thuộc 5 xã vùng đệm đến chợ cá

xã Giao Hải (N 20o13’06.54”; E 106o33’10.09”) để khảo sát sinh cảnh và hoạt động kinh tế - xã hội

- Tuyến 2: Xuất phát từ Ban quản lý VQG Xuân Thủy (N 20°13’57.92”; E 106°34’12.69”) khảo sát dọc theo sông Vọp đi ra sông Hồng và ra cửa Ba Lạt đến ô tiêu chuẩn số 7 (N 20o15’28.5”; E 106o34’33.1”) Sau đó đi Thuyền dọc cồn Lu vào

Trang 35

theo sông Trà đến ô tiêu chuẩn số 5 (N 20o13’12.8”; E 106o32’57.1”), ô tiêu chuẩn

số 4 (N 20o15’14.1”; E 106o34’13.8”), ô tiêu chuẩn số 1 (N 20o13’74.9”; E

106o34’14.9”), và ô tiêu chuẩn số 2 (N 20o13’94.8”; E 106o34’21.2”)

* Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn

- Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu: Thước dây (dài 50 m), sơn, sổ ghi, bút chì, túi nilon, dây nilon, cọc đánh dấu ô…

- Thiết lập ô tiêu chuẩn: Chúng tôi đã tiến hành lập 7 ô tiêu chuẩn có kích thước 400m2

(20 x 20m) tại các quần xã đặc trưng Mục đích để xác định một số cấu trúc quần thể thực vật, các loại thảm thực vật, thành phần, mật độ cá thể trong quần

xã, mức độ sinh trưởng và phát triển của các quần xã

Trong chuyến điều tra thực địa tháng 6 - 2014 tại VQG Xuân Thủy, chúng tôi

đã tiến hành khảo sát 7 Ô tiêu chuẩn tại các vị trí sau:

- Ô tiêu chuẩn số 1: Quần xã ưu thế Trang Kandelia candel (L.) Druce một số loài tham gia vào quần xã này là Sú Aegiceras corniculata (L.) Blanco và Ô rô - Acanthus illcifolius L nằm ở cồn Lu Tọa độ: N 20o13’74.9”; E 106o34’14.9”

- Ô tiêu chuẩn số 2: Quần xã ưu thế Sú Aegiceras corniculata (L.) Blanco; một số loài tham gia vào quần xã này là Trang Kandelia candel (L.) Druce và Ô rô Acanthus illicifolius L nằm ở cồn Lu Tọa độ: N 20o13’94.8”; E 106o34’21.2”

- Ô tiêu chuẩn số 3: Quần xã rừng là rừng trồng Phi lao Casuarina equisetifolia L một số thành phần thực vật tham gia vào quần xã này chủ yếu là loài Rau muống biển Ipomoea pescaprae L và một số loài họ Hoa thảo (Poaceae), họ

Cói (Cyperaceae) nằm ở cồn Lu Tọa độ: N 20o15’1”; E 106o35’15”

- Ô tiêu chuẩn số 4: Quần xã hỗn giao Sú Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Trang Kandelia candel (L.) Druce, Bần Sonneratia caseolaris (L.) Engl tham gia vào quần xã là loài Ô rô Acanthus illicifolius L nằm ở cồn Lu (Bồng Trắng) Tọa

Trang 36

- Ô tiêu chuẩn số 7: Quần xã hỗn giao Sú Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Bần Sonneratia caseolaris (L.) Engl chiếm ƣu thế, loài tham gia Trang Kandelia candel (L.) Druce và Ô rô Acanthus illicifolius L nằm ở cồn Lu (Bồng Trắng) Tọa

độ: N 20o15’28.5”; E 106o34’33.1”

Điều tra trong ô tiêu chuẩn:

Kết hợp với điều tra theo tuyến và điều tra theo ô tiêu chuẩn nghiên cứu để theo dõi và xác định: Thành phần loài cũng nhƣ cấu trúc một số quần xã thực vật có liên quan; Tổng mật độ cá thể, mật độ cá thể của các loài ƣu thế trong quần xã (tổng số N

cá thể/m2

); Chiều cao của các cá thể trong quần xã (m); Thành phần, mật độ, sức sống của cây tái sinh của các loài thực vật ngập mặn; Xác định những thiệt hại do thiên tai gây ra đối với thực vật (đổ, gãy cây do gió bão ), do sâu bệnh (vàng lá, rụng lá, cây chết ) hoặc do các nguyên nhân khác (cháy rừng, chặt cây trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng )

Ngoài ra, trong quá trình khảo sát thực địa, chúng tôi sử dụng máy ảnh chụp lại hình ảnh các loài động - thực vật ngập mặn cũng nhƣ sinh cảnh và hoạt động kinh

tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu

Trang 37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá hiện trạng Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy

3.1.1 Đa dạng các kiểu hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy nằm trong vùng cửa Ba Lạt - cửa sông châu thổ rộng lớn nhất Bắc Bộ, do đó VQG Xuân Thủy có nhiều kiểu hệ sinh thái (HST) với các đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên, nơi cư trú và quần xã sinh vật Căn cứ vào tài liệu phân loại đất ngập nước của Công ước Ramsar, đã xác định các kiểu đất ngập nước chính ở VQG Xuân Thuỷ bao gồm: Bãi triều lầy có rừng ngập mặn; Bãi triều không có rừng ngập mặn; Các cồn cát chắn ngoài cửa sông; Đầm nuôi tôm; Sông nhánh; Lạch triều; Dải cát mép ngoài Cồn Lu; vùng nước ven bờ Cồn Lu; vùng nước cửa sông Ba Lạt; Hệ sinh thái nông nghiệp (Xem hình 3) Trong các kiểu HST này, bãi triều có rừng ngập mặn, bãi triều không có rừng ngập mặn, đầm nuôi tôm và cồn cát vùng cửa sông là những sinh cảnh thường có những biến động lớn bởi các quá trình phát triển tự nhiên và do hoạt động của con người

Các kiểu ĐNN kể trên được xem là những kiểu HST ĐNN chính của VQG Xuân Thuỷ Trong đó mỗi kiểu HST có các đặc trưng riêng về điều kiện môi trường sống, về nơi cư trú, dẫn tới các đặc trưng về quần xã sinh vật tại khu vực nghiên cứu (Xem phụ lục 1)

Mỗi kiểu hệ sinh thái ở VQG Xuân Thủy, bên cạnh các chức năng chứa đựng các thành phần ĐDSH, còn có các dịch vụ lợi ích từ HST cho đời sống con người ở các góc độ bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển đường bờ, nuôi dưỡng các loài thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời là nơi cung cấp nguồn lợi sinh vật hàng ngày cho cộng đồng dân cư Ngoài ra, với sinh cảnh RNM, bãi triều có nhiều loài chim di trú nên VQG Xuân Thủy còn là nơi lý tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái: Quan sát chim di cư, quan sát đời sống sinh vật trong HST RNM, bãi triều Sự phong phú, đa dạng về văn hóa và những tập quán lâu đời trong đời sống của cư dân các xã vùng đệm của VQG cũng là điều kiện thuận lợi làm tăng thêm giá trị tinh thần của các cảnh quan ở VQG Xuân Thuỷ [40]

Trang 38

(Nguồn: Dự án JICA-NBDS/VEA/BCA (2012))

Hình 3 Các hệ sinh thái ở vùng ĐNN ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

3.1.2 Đa dạng các quần xã thực vật chủ yếu tại Vườn quốc gia Xuân Thủy

1 Quần xã ưu thế Cỏ ngạn Scirpus kimsonensis N.K Khoi, Cỏ lông công

Sporolobus virginicus (L.) Kunth.: Quần xã này chủ yếu thấy ở khu vực của sông Ba

Lạt, nơi các bãi bùn đang hình thành Tại quần xã này đã ghi nhận được sự có mặt

của một số loài như: Cỏ ngạn Scirpus kimsonensis N.K Khoi và Cỏ lông công

Sporolobus virginicus (L.) Kunth Bên cạnh đó còn có sự tham gia của một số loài

cây ngập mặn như: San nước Paspalum scrobiculatum L., San đôi Paspalum

distichum L., Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã bắt gặp, tại một số

khu vực tiếp giáp với RNM có sự xuất hiện một số loài cây mạ (cây rừng ngập mặn

tái sinh) như: Trang Kandelia candel (L.) Druce; Sú Aegiceras corniculatum (L.)

Trang 39

Blanco Tuy nhiên, có một số cá thể tái sinh bị chết, nguyên nhân có thể là do sự xâm lấn cát vào RNM

2 Quần xã Lác nước Cyperus malaccensis Lam., Cỏ ống Panicum repens L., Sậy Phramites karka (Retz.) Trin ex Steud: Thành phần chủ yếu trong quần xã này

là các loài như Lác nước Cyperus malaccensis Lam., Cỏ ống Panicum repens L., Sậy Phramites karka (Retz.) Trin ex Steud Đặc điểm của quần xã này chỉ tồn tại tại ven

các bờ đầm và một vài điểm trong đầm nuôi trồng thủy sản khu vực nghiên cứu

3 Quần xã ưu thế Muối biển Suaeda maritima (L.) Dum.: Kiểu quần xã này

phân bố chủ yếu tại khu vực tại các bãi bồi dọc theo một số nhánh sông Trà phía Cồn

Lu Ngoài thành phần loài ưu thế là Muối biển Suaeda maritima (L.) Dum còn có sự tham gia của một số loài như: Ô rô Acanthus illcifolius L.; Trang Kandelia candel (L.) Druce

4 Quần xã ưu thế Rau muống biển Ipomoea pescaprae L., Cỏ lông chông Spinifex littoreus (Burm f.) Merr Cỏ gà Cynodon dactylon (L.) Pers : Kiểu quần xã

này chủ yếu gặp ở các bãi cát phía ngoài rừng trồng Phi lao ở Cồn Lu hoặc các bãi cát Đặc điểm của kiểu quần xã này có số lượng cá thể ít và diện tích quần xã nhỏ và rải rác tại một số khu vực ở VQG Xuân Thủy

5 Quần xã các loài thực vật trên các bờ đê, bờ đầm trong vùng lõi và vùng đệm

VQG: Đây là sinh cảnh của các kiểu quần xã đa dạng nhất về thành phần loài, là kiểu

quần xã có sự thích nghi và tham gia của các loài bản địa và các loài phát tán hoặc du nhập từ các vùng khác đến Trong quá trình thực địa chúng tôi đã ghi nhận một số loài

chủ yếu như: Bình bát nước Annona glabra L.; Cóc kèn Derris trifoliata Lour.; Dây lức Phyla nodiflora (L.) Greene; Giá Excoecaria agallocha L.; Muối biển Suaeda maritima (L.) Dum.; Ô rô Acanthus illcifolius L.; Sài hồ Pluchea indica L.; Sam biển Sesuvium portulacastrum L.; Vạng hôi Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.; Từ bi biển Vitex triifolia L.;

6 Quần xã rừng trồng Phi lao Casuarina equisetifolia L.: Tập trung chủ yếu ở

khu vực cồn cát phía ngoài RNM, giáp với biển khu vực cồn Lu và rải rác ở một số nơi khác trong khu vực VQG Xuân Thủy Quần xã Phi lao các cá thể phát triển tương đối

Trang 40

khu vực quần xã Phi lao có sự tái sinh một số cây con Một số cá thể trong khu vực bị

đổ, gãy nguyên nhân được xác định là do tác động của gió, bão Quần xã thực vật này thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố như gió, bão…

7 Quần xã rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn (mangrove) là kiểu HST đặc

trưng của vùng triều ven biển ở đây Theo Phan Nguyên Hồng và cs (2007), khác với các quần xã RNM tự nhiên ở vùng Nam Bộ, RNM huyện Giao Thuỷ có nguồn gốc là

rừng Trang Kandelia candel (L.) Druce trồng để bảo vệ đê biển Sau mỗi lần khai

hoang lấn biển đắp đê mới thì dân địa phương lại trồng các dãy rừng Trang ở trên đất bãi bồi mới để bảo vệ đê Ở những nơi bảo vệ tốt rừng trồng như VQG Xuân Thủy thì sau một số năm đất nâng cao lên, tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật khác đến

định cư như: Sú Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam., Mắm biển Avicennia marina (Forssk.) Vierh., Cóc kèn Derris trifoliata Lour Còn dọc theo bờ sông, các bãi ven cồn, Bần chua Sonneratia caseolaris (L.) Engl., Ô rô Acanthus illcifolius L tái sinh tự nhiên tạo ra kiểu rừng hỗn giao giữa Trang Kandelia candel (L.) Druce trồng và các cây ngập mặn khác [19]

Quần xã RNM ở VQG Xuân Thuỷ có các kiểu quần xã ưu thế chủ yếu như sau:

1 Quần xã ưu thế Sú Aegiceras corniculata (L.) Blanco: Kiểu quần xã này

phân bố ở khu vực Cồn Lu trong vùng lõi VQG Xuân Thủy Đặc điểm của kiểu quần

xã này, các cá thể ưu thế Sú phát triển và phân bố tương đối đồng đều, với chiều cao

từ 3,5 - 4m Trong ô tiêu chuẩn, tổng số cây Sú trưởng thành là 1107 cá thể, mật độ trung bình 27.675 cây/ha Tổng số cây mạ là 45 cá thể với mật độ trung bình cá thể tái sinh là 1.125 cây/ha Ngoài ra, kiểu quần xã này còn có sự tham gia của một số cá

thể Trang Kandelia obovata (L.) Druce có chiều cao từ 2,8 - 3,8m Phía dưới tán có

sự phát triển của một số cá thể Ô rô Acanthus illcifolius L

2 Quần xã hỗn giao Sú Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Trang Kandelia candel (L.) Druce và Bần Sonneratia caseolaris (L.) Engl.: Kiểu quần xã này phân

bố ở khu vực Cồn Lu (Bồng Trắng) trong vùng lõi VQG Xuân Thủy Đặc điểm của quần xã này, các các thể Sú phân bố không đồng đề đồng đều, chúng phân bố theo từng cụm nhỏ và có chiều cao từ 1,3 - 2,6m; Các cá thể Trang phân bố rải rác, có chiều cao từ 1,5 - 3,5m; Các cá thể Bần ít hơn so với các cá thể Trang, Sú, có chiều cao từ 4 - 6m Trong ô tiêu chuẩn ghi nhận, tổng số cá thể Sú trong ô tiêu chuẩn là

Ngày đăng: 06/06/2015, 10:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy (2014) 3. Nguyễn Biểu và nnk (2001), Báo cáo Điều tra địa chất và tìm kiếm khoángsản rắn biển ven bờ (0 - 30m nước) Việt nam tỷ lệ 1/500.000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy "(2014) 3. Nguyễn Biểu và nnk (2001), "Báo cáo Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng "sản rắn biển ven bờ (0 - 30m nước) Việt nam tỷ lệ 1/500.000
Tác giả: Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy (2014) 3. Nguyễn Biểu và nnk
Năm: 2001
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 1997. Hướng dẫn công ước về các vùng đất ngập nước (Ramsar, Iran, 1971), Xuất bản lần thứ 2. Văn phòng Công ƣớc Ramsar, 190 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn công ước về các vùng đất ngập nước (Ramsar, Iran, 1971)
6. Nguyễn Viết Cách (2011), Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và Môi trường đất ngập nước ven biển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và Môi trường đất ngập nước ven biển
Tác giả: Nguyễn Viết Cách
Năm: 2011
7. Cục bảo vệ Môi trường (2006), Thu thập và hệ thống hóa thông tin tư liệu về nghiên cứu và quản lý vùng đất ngập nước hiện có ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu thập và hệ thống hóa thông tin tư liệu về nghiên cứu và quản lý vùng đất ngập nước hiện có ở Việt Nam
Tác giả: Cục bảo vệ Môi trường
Năm: 2006
12. Lê Diên Dực (1989), Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam, Trung Tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam
Tác giả: Lê Diên Dực
Năm: 1989
14. Nguyễn Chu Hồi (2005), Những tài liệu cơ sở của kế hoạch nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối bền vững Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Viện kinh tế và quy hoạch Thủy sản, Bộ thủy sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tài liệu cơ sở của kế hoạch nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối bền vững Giao Thủy
Tác giả: Nguyễn Chu Hồi
Năm: 2005
15. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí, Hoàng Thị Sản và Trần Văn Ba (1995), Rừng ngập mặn dễ trồng mà nhiều lợi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập mặn dễ trồng mà nhiều lợi
Tác giả: Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí, Hoàng Thị Sản và Trần Văn Ba
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
16. Phan Nguyên Hồng, Phan Ngọc Ánh và J. Brands (1996), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Mối quan hệ giữa phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn và nuôi trồng hải sản ven biển Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Mối quan hệ giữa phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn và nuôi trồng hải sản ven biển Việt Nam
Tác giả: Phan Nguyên Hồng, Phan Ngọc Ánh và J. Brands
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
17. Phan Nguyên Hồng và cs (1997), Báo cáo đánh giá các thiệt hại của chiến tranh hóa học lên rừng ngập mặn Việt Nam. Đề tài nhánh thuộc đề tài:“Đánh giá các thiệt hại của chiến tranh hóa học lên thiên nhiên” do Trung tâm tư vấn bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ chỉ trì Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá các thiệt hại của chiến tranh hóa học lên thiên nhiên”
Tác giả: Phan Nguyên Hồng và cs
Năm: 1997
18. Phan Nguyên Hồng, và cộng sự (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập mặn Việt Nam
Tác giả: Phan Nguyên Hồng, và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
22. Hoàng Ngọc Khắc, Đoàn Văn Long (2004), Thành phần và sự phân bố của thân mềm chân bụng (Gastropoda) trong rừng ngập mặn xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Hệ Sinh thái RNM vùng ven biển ĐB sông Hồng.Nhà xuất bản Nông nghiệp: 75-84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần và sự phân bố của thân mềm chân bụng (Gastropoda) trong rừng ngập mặn xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Hệ Sinh thái RNM vùng ven biển ĐB sông Hồng
Tác giả: Hoàng Ngọc Khắc, Đoàn Văn Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp: 75-84
Năm: 2004
23. Hoàng Ngọc Khắc (2011), Nghiên cứu giáp xác lớn (Malacostraca) và thân mềm (Mollusca) ở sông Hồng (từ Phú Thọ đến cửa Ba Lạt). Luận án Tiến sĩ Sinh học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giáp xác lớn (Malacostraca) và thân mềm (Mollusca) ở sông Hồng (từ Phú Thọ đến cửa Ba Lạt)
Tác giả: Hoàng Ngọc Khắc
Năm: 2011
24. Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc (2002), “Một số dẫn liệu về Giáp xác (Crustacea) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định”, Tạp chí khoa học trường ĐHSPHN, 4, tr. 120-132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số dẫn liệu về Giáp xác (Crustacea) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định”," Tạp chí khoa học trường ĐHSPHN
Tác giả: Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc
Năm: 2002
25. Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc (2003), “Dẫn liệu bước đầu về một số nhóm động vật đáy ở rừng ngập mặn Giao Thuỷ, Nam Định”, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ hai, nghiên cứu cơ bản trong sinh học, Nông nghiệp, Y học, Huế, tr. 699 - 701 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu bước đầu về một số nhóm động vật đáy ở rừng ngập mặn Giao Thuỷ, Nam Định”
Tác giả: Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc
Năm: 2003
26. Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc (2004a), “Một số dẫn liệu về động vật đáy trong rừng ngập mặn vùng cửa Sông Hồng”, HST RNM vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng, Nxb Nông nghiệp, tr. 67 - 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số dẫn liệu về động vật đáy trong rừng ngập mặn vùng cửa Sông Hồng”
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
27. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc (2004b), “Dẫn liệu bước đầu về các loài Cua ở rừng ngập mặn vùng cửa Sông Hồng”, Tạp chí sinh học, 26(4), tr. 13 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu bước đầu về các loài Cua ở rừng ngập mặn vùng cửa Sông Hồng”," Tạp chí sinh học
28. Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc (2004c), “Kết quả nghiên cứu về họ cua vuông (Grapsidae) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định”, Tạp chí khoa học trường ĐHSPHN, 4, tr. 106 -114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về họ cua vuông (Grapsidae) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định”, "Tạp chí khoa học trường ĐHSPHN
29. (MCD) Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (2009), Tiếp cận đồng quản lý trong nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ: Nghiên cứu điển hình tại xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận đồng quản lý trong nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ
Tác giả: (MCD) Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng
Năm: 2009
32. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy(2011), Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, 1990, 1995 và 2000; Biểu thống kê đất đai năm 2010; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2010 của 5 xã và Cồn Lu, Cồn Ngạn thuộc huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định, cập nhật năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, 1990, 1995 và 2000; Biểu thống kê đất đai năm 2010; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2010 của 5 xã và Cồn Lu, Cồn Ngạn thuộc huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định
Tác giả: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy
Năm: 2011
37. Văn phòng Dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ (2010), Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá sơ bộ sự biến động tài nguyên vùng bờ khu vực VQG Xuân Thuỷ thời kỳ 1989 đến 2007, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá sơ bộ sự biến động tài nguyên vùng bờ khu vực VQG Xuân Thuỷ thời kỳ 1989 đến 2007
Tác giả: Văn phòng Dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w