Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
2,22 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HỮU TIẾN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI CÂY SA MỘC DẦU (Cunninghamia konishii Hayata) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - TỈNH NGHỆ AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Ngọc Sơn THÁI NGUYÊN, NĂM 2014 i LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình do tôi nghiên cứu, tôi xin cam đoan số liệu thu thập nghiêm túc, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng có ai công bố. XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN Nguyễn Hữu Tiến XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ii LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau gần 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp hoàn thành cuốn khoá luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Thầy giáo: TS. Hồ Ngọc Sơn đã hướng dẫn tận tình em trong suốt thời gian thực tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp đã giảng dạy và giúp đỡ em có nguồn kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban quản lý, các kiểm lâm viên Vườn Quốc Gia Pù Mát, ban chỉ huy cùng các chiến sĩ đồn biên phòng 551 đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm, giúp đỡ, dành cả tâm huyết, động viên tinh thần cho em có kết quả như ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Hữu Tiến i MỤC LỤC Trang Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Mục tiêu của đề tài 1 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa học tập 2 1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 2 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu 3 2.1.1. Trong nước 3 2.1.2. Trên thế giới 5 2.1.3. Nhận xét chung 8 2.2. Tổng quan nghiên cứu 9 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 9 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 15 2.2.3. Nguồn tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát 20 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 22 ii 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.3.1. Xác định phân bố của SMD tại vườn quốc gia Pù Mát 22 3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của SMD 22 3.3.3. Nghiên cứu về giá trị nguồn gen của SMD. 22 3.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển SMD. 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan. 22 3.4.2. Phương pháp điều tra lâm học thông thường. 23 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân 24 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu 25 4.1.1. Tổ thành rừng tính theo loài cây tại các ÔTC 26 4.1.2. Cấu trúc tầng thứ 34 4.2. Đặc điểm lâm học 34 4.2.1. Đặc điểm hình thái 34 4.2.2. Đặc điểm vật hậu 36 4.2.3. Đặc điểm sinh thái loài SMD tại vườn quốc gia Pù Mát 37 4.2.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài cây Sa mộc dầu 39 4.3. Giá trị nguồn gen của loài cây Sa mộc dầu. 40 4.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sa mộc dầu 40 4.4.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật 40 4.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách pháp luật 41 4.4.3. Giải pháp kinh tế - xã hội 42 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.3. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SMD : Sa mộc dầu D 1.3 : Đường kính thân cây tại vị trí một mét ba H vn : Chiều cao vút ngọn Hstt : Hệ số tổ thành VQG : Vườn Quốc Gia QG : Quốc gia NCKH : Nghiên cứu khoa học m : Mét (đơn vị) ÔTC : Ô tiêu chuẩn iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số liệu khí hậu 4 trạm khí tượng thủy văn VQG Pù Mát 12 Bảng 2.2. Các loại đất trong vùng 14 Bảng 2.3. Mật độ và dân số các xã 15 Bảng 2.4. Lao động và phân bố lao động của các xã 16 Bảng 2.5. Cơ sở giáo dục phân theo huyện, tính đến năm 2004 17 Bảng 2.6. Tình hình đường điện lưới trên các xã 18 Bảng 2.7. Cơ sở y tế năm 2004 phân theo huyện 19 Bảng 2.8. Giường bệnh năm 2004 phân theo huyện 19 Bảng 2.9. Các kiểu thảm thực vật VQG Pù Mát 20 Bảng 2.10. Các taxon thực vật có mạch ở VQG Pù Mát 21 Bảng 4.1. Khu vực phân bố của Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát 25 Bảng 4.2. Thống kê diện tích phân bố của loài Sa mộc dầu ở các khu vực 25 Bảng 4.3. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 01 tọa độ (0452975-2099280) thuộc tuyến Khe Thơi 26 Bảng 4.4. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 02 tọa độ (0455315-2104316) thuộc tuyến Khe Thơi 27 Bảng 4.5. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 03 tọa độ (0455126-2104264) thuộc tuyến Khe Thơi 27 Bảng 4.6. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 04 tọa độ (0455138-2104302) thuộc tuyến Khe Thơi 28 Bảng 4.7. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 05 tọa độ (0452900-2099367) thuộc tuyến Khe Bu 29 Bảng 4.8. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 06 tọa độ (0452867-2099321) thuộc tuyến Khe Bu 30 Bảng 4.9. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 07 tọa độ (0454548-2099233) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp 31 Bảng 4.10. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 08 tọa độ (0454502-2099146) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp 31 Bảng 4.11. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 09 tọa độ (0454486-2099208) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp 32 Bảng 4.12. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 10 tọa độ: (0454462-2099175) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp 33 Bảng 4.13. Số liệu khí hậu 4 trạm khí tượng thủy văn VQG Pù Mát 38 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ Vườn Quốc Gia Pù Mát 10 Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng rừng Vườn Quốc Gia Pù Mát 11 Hình 4.1. Hình thái thân cây Sa mộc dầu 34 Hình 4.2. Hình thái vỏ cây Sa mộc dầu 35 Hình 4.3. Hình thái lá cây Sa mộc dầu 35 Hình 4.4. Nơi có Sa mộc dầu phân bố 37 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bên cạnh vấn đề trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. chúng ta cần chú ý đến việc bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen quý hiếm. Sa mộc dầu là nguồn gen quí hiếm được phân hạng ở cấp VU A1adC1 trong sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và xếp nhóm 2 trong danh lục thực vật rừng động vật rừng nguy cấp quí hiếm của Nghị định số 32 của Chính phủ. Loài cây này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii) là loại bền, ít mối mọt, có hoa vân, màu sắc rất đẹp và rất được ưa dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, làm các vật dụng trong gia đình, làm nhà nên đang là đối tượng bị khai thác mạnh và đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng ngoài tự nhiên nếu không có biện pháp bảo tồn kịp thời. Qua các kết quả điều tra, nghiên cứu về đa dạng thực vật đã khẳng định, Sa mộc dầu có phân bố ở một số vùng thuộc Vườn Quốc gia Pù Mát. Tuy nhiên, các thông tin, các dẫn liệu khoa học và các nghiên cứu chuyên sâu về loài cây quý hiếm này chưa có nhiều. Để góp phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển loài cây này, được sự nhất trí của khoa Lâm Nghiệp, ban giám hiệu nhà trường, thầy giáo hướng dẫn cùng sự tiếp nhận của ban quản lý vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An, chúng em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu ( Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định được phân bố, nghiên cứu được đặc điểm lâm học của cây SMD tại vườn quốc gia Pù Mát. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển SMD + Các giải pháp kỹ thuật + Các giải pháp về kinh tế, xã hội và chính sách của nhà nước. 1.3. Mục tiêu của đề tài - Xác định được phân bố của sa mộc dầu tại vườn quốc gia Pù Mát: + Phân bố theo đai cao. + Phân bố theo địa lý. 2 - Nghiên cứu đặc điểm lâm học của Sa mộc dầu: + Đặc điểm hình thái và vật hậu: Thân, lá, hoa/nón quả. + Đặc điểm sinh thái bao gồm: Hoàn cảnh rừng nơi Sa mộc dầu (SMD) phân bố, đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi SMD phân bố (mật độ, tổ thành, tầng thứ, thường gặp). + Đặc điểm tái sinh tự nhiên: Mật độ, cấu trúc tổ thành cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh, phân cấp theo chiều cao và cây có triển vọng, đặc điểm tái sinh. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 1.4.1. Ý nghĩa học tập - Áp dụng được lý thuyết đã học vào thực tiễn và học hỏi được thêm nhiều kiến thức bổ ích từ bên ngoài trường học. - Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành lâm nghiệp nước nhà. 1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học - Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác nghiên cứu khoa học. - Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về việc nghiên cứu chuyên sâu loài cây quý hiếm SMD. - Là cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp bảo tồn và phát triển SMD. 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở việc nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của SMD xác lập cụ thể các tiểu khu có SMD phân bố và giao cho các trạm quản lý bảo vệ rừng vườn quốc gia Pù Mát. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây SMD. [...]... tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Loài cây Sa mộc dầu, Sa mu dầu (Cuninghamia konishii Hayata) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) 3.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây SMD trong vườn quốc gia 3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện - Vườn quốc gia Pù Mát- tỉnh Nghệ An - Thời gian nghiên cứu: từ 31/12/201 3- 20/4/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Xác định phân. .. QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu 2.1.1 Trong nước Tại Việt Nam Sa mộc dầu phân bố ở Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La và Hà Giang (Tây Côn Lĩnh) TẠi Hà Giang khi cơn sốt gỗ và tinh dầu rộ lên cách đây hơn 10 năm, việc khai thác trái phép đã đẩy loài này đến nguy cơ tiệt chủng Năm 2013, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Hà Giang nghiên. .. Dương, 2001) [5] Nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Pù Mát, Nghệ An (Nguyễn Văn Sinh, 2009) cho thấy tình hình tái sinh của Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) rất kém [12] Cây tái sinh chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn cây mạ và khi chuyển sang giai đoạn cây con thì ít bắt gặp, tỷ lệ cây con có triển vọng rất thấp Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo tồn loài cây quý hiếm... phân bố của SMD tại vườn quốc gia Pù Mát (theo địa lý, đai cao) 3.3.2 Nghiên cứu đặc điểm lâm học của SMD + Đặc điểm hình thái và vật hậu: thân, lá, hoa, nón, quả + Đặc điểm sinh thái bao gồm hoàn cảnh rừng nơi SMD phân bố, đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi SMD phân bố (mật độ, tổ thành, tầng thứ, thường gặp) + Đặc điểm tái sinh tự nhiên (mật độ, cấu trúc tổ thành cây tái sinh, chất lượng cây. .. 2006) [6] Hiện nay sau khi nhân giống thành công thông đỏ bằng phương pháp in-vitro thì chương trình trồng rừng đại trà qui mô vài tram ha đã được triển khai tại Tây Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm hiện nay 4 Tại Nghệ An nghiên cứu đã được tiến hành để xác định toàn bộ khu vực phân bố của loài Sa mộc dầu trong tỉnh và nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của loài (Trần Văn Dương,... chưa có nghiên cứu chọn cây mẹ, nhân giống và kỹ thuật gây trồng SMD Đây là một trong những thách thức ddeert thúc đẩy mở rộng sản xuất gỗ quý SMD trong thực tế Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây SMD là rất cần thiết 2.2 Tổng quan nghiên cứu 2.2.1 Điều kiện tự nhiên 2.2.1.1 Vị trí địa lý Vườn quốc gia Pù Mát nằm về phía Tây Nam Tỉnh Nghệ An, cách... phương, cán bộ Vườn Quốc Gia Pù Mát, kiểm lâm, các chiến sĩ bộ đội biên phòng đồn 551… thông qua phụ biểu phỏng vấn sau (Phụ biểu 1): 25 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu Sau khi tổng hợp các số liệu có được ở khâu phỏng vấn người dân và cán bộ kiểm lâm, biên phòng, chúng tôi tiến hành lập 3 tuyến điều tra, bao gồm: tuyến Khe thơi, khe Bu, Tam Đình- Tam hợp... chuẩn Bảng 4.1 Khu vực phân bố của Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát Độ cao Khu vực trung bình (m) Khe Thơi 1.189 Khe Bu 1.092 Tam Đình 1.239 Tam Hợp Tổng Độ dốc (%) 4 0-4 3 4 3-4 5 4 1-4 5 Hvn(m) Số lượng D1.3(cm) Trung bình Trung bình (cây) 38 cây 16 cây 24 cây 104,20 102,50 92,40 26,00 28,20 15,50 78 cây (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa) Nhìn vào bảng 4.1 trên ta thấy số lượng Sa mộc dầu phân bố nhiều nhất ở tuyến... đích thương mại của nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm Trên thế giới SMD phân bố ở Đài Loan và Lào, ở Việt Nam phân bố hẹp tại một số địa phương như Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An [2] Sa mộc dầu không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao Là cây gỗ đứng có tán hình tháp, cao tới 50m và đường kính ngang ngực tới 2,5m... Giang nghiên cứu đánh giá phân bố và bảo tồn của SMD tại Hà Giang, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay Hà Giang chỉ còn khoảng 8 0-9 0 cây SMD trưởng thành (15 tuổi trở lên) Các khu vực phân bố SMD tại Hà Giang chủ yếu ở xã vùng cao núi đất của 3 huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Quản Bạ Gồm xã Lao Chải, Xin Chải, Cao Bồ, Thượng Sơn, Nậm Ty, Bản Péo, Ta Sủ Choong, Túng Sản, Nậm Dịch, Hồ Thầu và Nam Sơn . hiện nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu ( Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An . 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác. Đặc điểm vật hậu 36 4.2.3. Đặc điểm sinh thái loài SMD tại vườn quốc gia Pù Mát 37 4.2.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài cây Sa mộc dầu 39 4.3. Giá trị nguồn gen của loài cây Sa mộc dầu. . và chính sách của nhà nước. 1.3. Mục tiêu của đề tài - Xác định được phân bố của sa mộc dầu tại vườn quốc gia Pù Mát: + Phân bố theo đai cao. + Phân bố theo địa lý. 2 - Nghiên cứu đặc điểm