+ Các giải pháp kỹ thuật, kinh tế xã hội, chính sách.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan
- Kế thừa các tài liệu cơ bản như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương cùng tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước phục vụ cho báo cáo.
3.4.2. Phương pháp điều tra lâm học thông thường
- Sử dụng phương pháp quan sát, mô tả trực tiếp hình thái và xác định kích thước cũng như theo dõi sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của cây Sa mộc dầu.
- Dựa vào điều kiện địa hình và kế thừa các thông tin từ một số công trình nghiên cứu trước, lập 3 tuyến điều tra đi qua khu vực có SMD phân bố và những trạng thái thực bì khác nhau.
+ Lập các ÔTC, tùy theo diện tích, độ dài của tuyến mỗi tuyến lập 2-4 Ôtc tạm thời 1.500m2 ở các vị trí chân, sườn, đỉnh tương ứng với các đai cao 900 - 1.100m; 1.100 - 1.300m; 1.300 - 1.500m. Trên mỗi tuyến điều tra chọn 1 ÔTC điển hình đại diện cho tuyến điều tra đó, tiến hành điều tra các nhân tố trong ÔTC và các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc sinh thái và hình thái của rừng tự nhiên nơi có Sa mộc dầu phân bố.
+ Điều tra ÔTC điển hình để xác định các chỉ tiêu về đặc tính sinh thái, tính đa dạng của thực vật, nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp, chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính thân cây tại vị trí 1.3 mét (D1.3)… trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.
- Các chỉ tiêu nghiên cứu hình thái của cây.
+ Hình thái thân: gỗ, bụi, dây leo, thảo, hay thân ngầm… + Hình thái lá: màu sắc, hình dạng, hệ gân lá…
+ Hình thái quả và hạt: hình dạng, màu sắc, loại quả… + Hình thái hoa: hình dạng, màu sắc, mùi vị,…
- Xác định mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:
N/ha= (10.000 x n)/ S
Trong đó: S là tổng diện tích các ÔTC điều tra tái sinh (m2
) n số lượng cây tái sinh được điều tra
- Xác định chất lượng cây tái sinh
Tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức: N%=(n/N) x 100
Trong đó: n là tổng số cây tái sinh tốt, trung bình, xấu. N: tổng số cây tái sinh
- Xác định tổ thành loài
+ Để xác định tổ thành cấu trúc, thành phần loài nơi có SMD phân bố ta xác định loài cây ưu thế và sử dụng công thức:
NTB= N/m
Trong đó: NTB là số cây trung bình của một họ hay một loài m: Số loài điều tra
N: Tổng số cây điều tra
Loài cây chính là loài cây có số cây n lớn hơn hoặc bằng NTB và tổ thành được viết theo quy định tham gia cấu trúc chính của tổ thành
Na= n/N x 10
Trong đó: Na là hệ số tổ thành loài cây a
n: là số cây của một loài có trong ÔTC N: Tổng số cây có trong ÔTC
Viết công thức tổ thành loài của các loài cây đi kèm cho các ÔTC có sự phân bố của SMD
• Cách viết công thức tổ thành
+ Cây có hệ số tổ thành >= 1 viết hệ số tổ thành trước, sau đó viết ký hiệu tắt của loài
+ Cây có hệ số từ 0,5 trở lên đến < 1 viết dấu (+) trước kí hiệu viết tắt của loài
+ Cây có hệ số tổ thành < 0,5 trở xuống viết dấu (-) trước ký hiệu viết tắt của loài
+ Các loài khác nhỏ hơn cây trung bình chung ở phần ký hiệu các loại khác (LK)
- Đánh giá trạng thái rừng nơi có loài SMD phân bố xác định theo Thái Văn Trừng, 1999.
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân
Để tìm hiểu thêm thông tin về loài cây SMD chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn như sau: những người được phỏng vấn là những người dân địa phương, cán bộ Vườn Quốc Gia Pù Mát, kiểm lâm, các chiến sĩ bộ đội biên phòng đồn 551… thông qua phụ biểu phỏng vấn sau (Phụ biểu 1):
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu
Sau khi tổng hợp các số liệu có được ở khâu phỏng vấn người dân và cán bộ kiểm lâm, biên phòng, chúng tôi tiến hành lập 3 tuyến điều tra, bao gồm: tuyến Khe thơi, khe Bu, Tam Đình- Tam hợp với 10 ô tiêu chuẩn.
Bảng 4.1. Khu vực phân bố của Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát
Khu vực Độ cao trung bình (m) Độ dốc (%) Số lượng (cây) D1.3(cm) Trung bình Hvn(m) Trung bình
Khe Thơi 1.189 40-43 38 cây 104,20 26,00 Khe Bu 1.092 43-45 16 cây 102,50 28,20 Tam Đình Tam Hợp 1.239 41-45 24 cây 92,40 15,50 Tổng 78 cây (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Nhìn vào bảng 4.1 trên ta thấy số lượng Sa mộc dầu phân bố nhiều nhất ở tuyến Khe Thơi với độ cao trung bình nhỏ nhất là 1.189m và ít nhất ở tuyến Khe Bu với độ cao trung bình 1.092 m. Điều này nói lên khu vực Khe Thơi có vùng sinh thái phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của
loài cây SMD.
Bảng 4.2. Thống kê diện tích phân bố của loài Sa mộc dầu ở các khu vực TT Khu vực Tiểu khu Diện tích (ha)
1 Khe Thơi 787 5,048 2 Khe Bu 798 0,789 3 Tam Đình Tam Hợp 705 707 0,723 1,122 Tổng 7,682 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
4.1.1. Tổ thành rừng tính theo loài cây tại các ÔTC
Khi tiến hành lập ÔTC 01 nơi có loài SMD phân bố chúng tôi đã tiến hành xác định hệ số tổ thành (hstt) tầng cây cao tại ÔTC này và được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.3. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 01 tọa độ (0452975-2099280) thuộc tuyến Khe Thơi
Đai cao: 900-1.100 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 6 1,2 2 Săng mây 12 2,4 3 Pơ mu 5 1,0 4 Dẻ gai 7 1,4 5 Trâm 3 0,6 6 Vải rừng 5 1,1 7 Loài khác 11 2,3 Tổng 49 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Từ kết quả trên ta có thể xác định công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 01 như sau:
2,4Sm+1,4Dg+1,2Smd+1,1Vr+1,0Pm+0,6T+2,3Lk
Trong đó: Smd: Sa mộc dầu Sm: Săng mây Pm: Pơ mu Dt: Dẻ gai T: Trâm Vr: Vải rừng
Lk: Loài khác
Ở bảng 4.3 ta thấy trong hệ số tổ thành tầng cây cao của ÔTC 01 thì Săng mây có hệ số tổ thành lớn nhất với hệ số tổ thành là 2,4 và Trâm là loài cây có hệ số tổ thành nhỏ nhất. Điều này cho thấy ở ÔTC này loài cây Săng mây chiếm đa số ở tầng cây cao. Ở ÔTC 01 này chúng ta thấy SMD thường xuất hiện cùng với các loài cây: Săng mây, Pơ mu, Dẻ gai, Trâm, Vải rừng.
Bảng 4.4. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 02 tọa độ (0455315-2104316) thuộc tuyến Khe Thơi
Đai cao: 1.100-1.300(m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 14 2,2 2 Bứa 5 0,8 3 Vừ 7 1,1 4 Chòi mòi 13 2,0 5 Trâm 6 0,9 6 Vải rừng 9 1,4 7 Loài khác 10 1,6 Tổng 64 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 02: 2,2Smd+2,0Cm+1,6Vr+1,1V+0,9T+0,8B+1,6Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu B: Bứa V: Vừ Cm: Chòi mòi T: Trâm Vr: Vải rừng Lk: Loài khác
Ở Bảng 4.4, Sa mộc dầu có ưu thế hoàn toàn vượt trội so với các loài cây khác trong quần xã thực vật ở đây. Với hệ số tổ thành lớn nhất vơi hstt là 2,2 ngược lại trên tầng cây cao này thì Bứa là loài cây có số lượng cây tham gia vào công thức tổ thành ít nhất với hstt là 0,8. SMD thường xuất hiện cùng với các loài cây Bứa, Vừ, Chòi mòi, Trâm, Vải rừng.
Bảng 4.5. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 03 tọa độ (0455126-2104264) thuộc tuyến Khe Thơi
Đai cao: 1.300-1.500 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 7 1,1 2 Săng mây 10 1,6 3 Cà phê rừng 12 1,9 4 Dẻ gai 4 0,6 5 Trâm 8 1,3 6 Gội 5 0,8 7 Loài khác 16 2,6 Tổng 62 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 03: 1,9Cpr+1,6Sm+1,3T+1,1Smd+0,8G+0,6Dg+2,6Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu Sm: Săng mây Cfr: Cà fe rừng Dt: De gai T: Trâm G: Gội
Lk: Loài khác
Cùng xuất hiện với Sa mộc dầu ở Bảng 4.5 có cà phê rừng là loài cây xuất hiện nhiều nhất và sau đó là các loài cây Săng Mây, Dẻ gai, Trâm, Gội đều đóng góp vào công thức tổ thành tầng cây cao của ÔTC 03. tại đây chúng ta đã phát hiện thấy 7 cá thể của loài cấy SMD.
Bảng 4.6. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 04 tọa độ (0455138-2104302) thuộc tuyến Khe Thơi
Đai cao: 1.100-1.300 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 11 1,6 2 Săng mây 9 1,3 3 Mã sưa 9 1,3 4 Thông tre 6 0,9 5 Gội 10 1,5 6 Vải rừng 13 1,9 7 Loài khác 9 1,3 Tổng 67 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 04: 1,9Vr+1,6Smd+1,5G+1,3Ms+1,3Sm+0,9Tt+1,3Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu Ms: Mã sưa Sm: Săng mây Tt: Thông tre G: Gội Vr: Vải rừng Lk: Loài khác
Do tuyến Khe Thơi có diện tích rộng, có nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự sinh thưởng và phát triển cho loài cây SMD nên chúng tôi quyết định lập và nghiên cứu thêm ÔTC 04 ở đai cao 1.100-1.300m với hi vọng phát hiện thêm được các cá thể SMD và kết quả đạt được như (Bảng 4.6).
Như vậy ở ÔTC 0,4 này chúng tôi đã phát hiện thêm được 11 cá thể SMD cùng xuất hiện với SMD có các loài cây Săng mây, Mã sữa, Thông tre, Gội, Vải rừng và một số loài khác.
Bảng 4.7. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 05 tọa độ (0452900-2099367) thuộc tuyến Khe Bu
Đai cao: 900-1.100 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 9 1,5 2 Thị rừng 6 1,0 3 Sến 7 1,1 4 Máu chó 9 1,5 5 Trâm 5 0,8 6 Vải rừng 12 2,0 7 Loài khác 13 2,1 Tổng 61 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 05:
2,0Vr+1,5Mc+1,5Smd+1,1S+1,0Tr+0,8T+2,1Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu S: Sến Tr: Thị rừng Mc: Máu chó T: Trâm Vr: Vải rừng Lk: Loài khác
Ở ÔTC 05 chúng tôi đã phát hiện thấy 9 cá thế loài cây SMD với hstt tham gia vào công thức tổ thành là 1,1. Cùng xuất hiện với SMD ở trong ÔTC này là các loài cây Thị rừng, Sến, Máu chó, Trâm, Vải rừng và một số loài khác. Trong đó loài cây xuất hiện cùng với SMD nhiều nhất Vải rừng với tổng số cây 12, tham gia vào công thức tổ thành với hstt là 2,0 (Bảng 4.7).
Bảng 4.8. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 06 tọa độ (0452867-2099321) thuộc tuyến Khe Bu
Đai cao: 1.100-1.300 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 7 1,1 2 Máu chó 11 1,7 3 Cuồng sữa 12 1,8 4 Dẻ gai 5 0,8 5 Trâm 8 1,2 6 Gội 16 2,4 8 Loài khác 7 1,0 Tổng 66 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 06:
2,4G+1,8Cs+1,7Mc+1,2T+1,1Smd+0,8Dg+1,0Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu Mc: Máu chó Cs: Cuồng sữa Dt: Dẻ gai T: Trâm G: Gội
Lk: Loài khác
Trong ÔTC này thì gội là loài cây đóng góp nhiều nhất vào công thức tổ thành tầng cây cao với hstt 2,4 trong khi Sa mộc dầu chỉ đóng góp vào công thức tổ thành với hstt 1,1 tương ứng với 7 cây. Cùng xuất hiện với SMD trong ÔTC này có các loài cây Máu chó, Cuồng sữa, Dẻ gai, Trâm, Gội và một số loài cây khác (Bảng 4.8).
Do ở tuyến này diện tích ít, độ cao của tuyến dưới 1.300m nên chúng tôi chỉ lập được 2 ÔTC ở 2 đai cao: 900-1.100m và 1.100-1.300m.
Bảng 4.9. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 07 tọa độ (0454548-2099233) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp
Đai cao: 900-1.100 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 9 1,6 2 Thông tre 10 1,8 3 Sa mu 5 0,9 4 Cà fe rừng 8 1,5 5 Trâm 6 1,1 6 Dẻ 6 1,1 7 Loài khác 11 2,0 Tổng 55 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 07: 1,8Tt+1,6Smd+1,5Cpr+1,1D+1,1T+0,9Sm+2,0Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu Tt: Thông tre Sm: Sa mu Cfr: Cà fe rừng T: Trâm D: Dẻ Lk: Loài khác
Trong ÔTC này thì Thông tre là loài chiếm ưu thế về số lượng cây có trong ÔTC đóng góp nhiều nhất vào công thức tổ thành với hstt 1,8. Sa mộc dầu chỉ đứng sau Thông tre 1 cây với hstt 1,6. Các loài cây cùng tham gia với SMD vào công thức tổ thành này là Thông tre, Sa mu, Cà phê rừng, Trâm, Dẻ và một số loài khác (Bảng 4.9).
Bảng 4.10. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 08 tọa độ (0454502-2099146) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp
Đai cao: 1.100-1.300 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 5 1,0 2 Săng mây 6 1,2 3 Giổi 6 1,2 4 Dẻ 7 1,3 5 Trâm 8 1,5 6 Chân chim 10 1,8 7 Loài khác 11 2,0 Tổng 53 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 08: 1,8Vr+1,5T+1,3D+1,2G+1,2Sm+1,0Smd+2,0Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu Sm: Săng mây D: Dẻ
G: Giổi T: Trâm Cc: Chân chim Lk: Loài khác
So với các loài cây khác thì Sa mộc dầu là loài cây có số lượng ít nhất với tống số 5 cây tương ứng với hstt 1,0. Trong ÔTC này thì Chân chim là cây có hệ số tổ thành cao nhất vói hstt 1,8 tương ứng với 10 cây. Các loài cây cùng phân bố với SMD là Săng mây, Dẻ, Giổi, Trâm, Chân Chim (Bảng 4.10).
Bảng 4.11. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 09 tọa độ: (0454486-2099208) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp
Đai cao: 1.300-1500 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 7 1,4 2 Thông tre 5 1,0 3 Cán thỏn 8 1.6 4 Dẻ gai 10 2,0 5 Cà fe rừng 4 0,8 6 Bứa 5 1,0 8 Loài khác 11 2,2 Tổng 50 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 09: 2,0Dg+1,6Ct+1,4Smd+1,0B+1,0Tt+0,8Cpr+2,2Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu Ct: Cán Thỏn Tt: Thông tre Dt: Dẻ gai Cfr: Cà fe rừng Lk: Loài khác B: Bứa
Sa mộc dầu có tổng số cây là 7 cây, tham gia vào công thức tổ thành với hstt 1,4. Dẻ gai là loài cây chiếm ưu thế trong ÔTC này về số lượng cây
với tổng số cây xuất hiên 10 cây tương ứng hstt 2,0. Các loài cây cùng tham gia vào công thức tổ thành với SMD gồm: Cán thon, Thông tre, Dẻ gai, Cà phê rừng, Bứa và một số loài cây khác (Bảng 4.11).
Bảng 4.12. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 10 tọa độ: (0454462-2099175) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp
Đai cao: 1.300-1.500 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 Sa mộc dầu 5 0,8 2 Táu muối 8 1,3 3 Pơ mu 4 0,6 4 Dẻ gai 16 2,6 5 Côm lá to 11 1,8 6 Vải rừng 10 1,6 7 Loài khác 8 1,3 Tổng 62 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)
Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 10:
2,6Dg+1,8Clt+1,6Vr+1,3Tm+0,8Smd+0,6Pm+1,3Lk Trong đó:
Smd: Sa mộc dầu Tm: Táu muối Pm: Pơ mu Dt: Dẻ gai Clt: Côm lá to Vr: Vải rừng Lk: Loài khác
Khi chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu ở tuyến Tam Đình-Tam hợp phát hiện thấy hoàn cảnh rừng ở khu vực này co nhiều điều kiện phù hợp cho loài Sa mộc dầu sinh trưởng và phát triển, với lại diện tích tương đối rộng. Vì thế chúng tôi quyết định lập thêm ÔTC số 10 ở đai cao 1.300- 1.500m với hi vọng phát hiện thêm được nhiều cá thể Sa mộc dầu. và kết quả điều tra đã phát hiện thêm dược 5 cây SMD, cùng xuất hiện với Sa mộc dầu có các loài cây Táu muối, Pơ mu, Dẻ gai, Côm lá to, Vải rừng và một số loài