Phương pháp điều tra lâm học thông thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An (Trang 31)

- Sử dụng phương pháp quan sát, mô tả trực tiếp hình thái và xác định kích thước cũng như theo dõi sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của cây Sa mộc dầu.

- Dựa vào điều kiện địa hình và kế thừa các thông tin từ một số công trình nghiên cứu trước, lập 3 tuyến điều tra đi qua khu vực có SMD phân bố và những trạng thái thực bì khác nhau.

+ Lập các ÔTC, tùy theo diện tích, độ dài của tuyến mỗi tuyến lập 2-4 Ôtc tạm thời 1.500m2 ở các vị trí chân, sườn, đỉnh tương ứng với các đai cao 900 - 1.100m; 1.100 - 1.300m; 1.300 - 1.500m. Trên mỗi tuyến điều tra chọn 1 ÔTC điển hình đại diện cho tuyến điều tra đó, tiến hành điều tra các nhân tố trong ÔTC và các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc sinh thái và hình thái của rừng tự nhiên nơi có Sa mộc dầu phân bố.

+ Điều tra ÔTC điển hình để xác định các chỉ tiêu về đặc tính sinh thái, tính đa dạng của thực vật, nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp, chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính thân cây tại vị trí 1.3 mét (D1.3)… trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.

- Các chỉ tiêu nghiên cứu hình thái của cây.

+ Hình thái thân: gỗ, bụi, dây leo, thảo, hay thân ngầm… + Hình thái lá: màu sắc, hình dạng, hệ gân lá…

+ Hình thái quả và hạt: hình dạng, màu sắc, loại quả… + Hình thái hoa: hình dạng, màu sắc, mùi vị,…

- Xác định mật độ cây tái sinh

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

N/ha= (10.000 x n)/ S

Trong đó: S là tổng diện tích các ÔTC điều tra tái sinh (m2

) n số lượng cây tái sinh được điều tra

- Xác định chất lượng cây tái sinh

Tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức: N%=(n/N) x 100

Trong đó: n là tổng số cây tái sinh tốt, trung bình, xấu. N: tổng số cây tái sinh

- Xác định tổ thành loài

+ Để xác định tổ thành cấu trúc, thành phần loài nơi có SMD phân bố ta xác định loài cây ưu thế và sử dụng công thức:

NTB= N/m

Trong đó: NTB là số cây trung bình của một họ hay một loài m: Số loài điều tra

N: Tổng số cây điều tra

Loài cây chính là loài cây có số cây n lớn hơn hoặc bằng NTB và tổ thành được viết theo quy định tham gia cấu trúc chính của tổ thành

Na= n/N x 10

Trong đó: Na là hệ số tổ thành loài cây a

n: là số cây của một loài có trong ÔTC N: Tổng số cây có trong ÔTC

Viết công thức tổ thành loài của các loài cây đi kèm cho các ÔTC có sự phân bố của SMD

• Cách viết công thức tổ thành

+ Cây có hệ số tổ thành >= 1 viết hệ số tổ thành trước, sau đó viết ký hiệu tắt của loài

+ Cây có hệ số từ 0,5 trở lên đến < 1 viết dấu (+) trước kí hiệu viết tắt của loài

+ Cây có hệ số tổ thành < 0,5 trở xuống viết dấu (-) trước ký hiệu viết tắt của loài

+ Các loài khác nhỏ hơn cây trung bình chung ở phần ký hiệu các loại khác (LK)

- Đánh giá trạng thái rừng nơi có loài SMD phân bố xác định theo Thái Văn Trừng, 1999. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An (Trang 31)