Tổ thành rừng tính theo loài cây tại các ÔTC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An (Trang 34)

Khi tiến hành lập ÔTC 01 nơi có loài SMD phân bố chúng tôi đã tiến hành xác định hệ số tổ thành (hstt) tầng cây cao tại ÔTC này và được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.3. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 01 tọa độ (0452975-2099280) thuộc tuyến Khe Thơi

Đai cao: 900-1.100 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 6 1,2 2 Săng mây 12 2,4 3 Pơ mu 5 1,0 4 Dẻ gai 7 1,4 5 Trâm 3 0,6 6 Vải rừng 5 1,1 7 Loài khác 11 2,3 Tổng 49 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Từ kết quả trên ta có thể xác định công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 01 như sau:

2,4Sm+1,4Dg+1,2Smd+1,1Vr+1,0Pm+0,6T+2,3Lk

Trong đó: Smd: Sa mộc dầu Sm: Săng mây Pm: Pơ mu Dt: Dẻ gai T: Trâm Vr: Vải rừng

Lk: Loài khác

Ở bảng 4.3 ta thấy trong hệ số tổ thành tầng cây cao của ÔTC 01 thì Săng mây có hệ số tổ thành lớn nhất với hệ số tổ thành là 2,4 và Trâm là loài cây có hệ số tổ thành nhỏ nhất. Điều này cho thấy ở ÔTC này loài cây Săng mây chiếm đa số ở tầng cây cao. Ở ÔTC 01 này chúng ta thấy SMD thường xuất hiện cùng với các loài cây: Săng mây, Pơ mu, Dẻ gai, Trâm, Vải rừng.

Bảng 4.4. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 02 tọa độ (0455315-2104316) thuộc tuyến Khe Thơi

Đai cao: 1.100-1.300(m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 14 2,2 2 Bứa 5 0,8 3 Vừ 7 1,1 4 Chòi mòi 13 2,0 5 Trâm 6 0,9 6 Vải rừng 9 1,4 7 Loài khác 10 1,6 Tổng 64 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 02: 2,2Smd+2,0Cm+1,6Vr+1,1V+0,9T+0,8B+1,6Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu B: Bứa V: Vừ Cm: Chòi mòi T: Trâm Vr: Vải rừng Lk: Loài khác

Ở Bảng 4.4, Sa mộc dầu có ưu thế hoàn toàn vượt trội so với các loài cây khác trong quần xã thực vật ở đây. Với hệ số tổ thành lớn nhất vơi hstt là 2,2 ngược lại trên tầng cây cao này thì Bứa là loài cây có số lượng cây tham gia vào công thức tổ thành ít nhất với hstt là 0,8. SMD thường xuất hiện cùng với các loài cây Bứa, Vừ, Chòi mòi, Trâm, Vải rừng.

Bảng 4.5. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 03 tọa độ (0455126-2104264) thuộc tuyến Khe Thơi

Đai cao: 1.300-1.500 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 7 1,1 2 Săng mây 10 1,6 3 Cà phê rừng 12 1,9 4 Dẻ gai 4 0,6 5 Trâm 8 1,3 6 Gội 5 0,8 7 Loài khác 16 2,6 Tổng 62 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 03: 1,9Cpr+1,6Sm+1,3T+1,1Smd+0,8G+0,6Dg+2,6Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu Sm: Săng mây Cfr: Cà fe rừng Dt: De gai T: Trâm G: Gội

Lk: Loài khác

Cùng xuất hiện với Sa mộc dầu ở Bảng 4.5 có cà phê rừng là loài cây xuất hiện nhiều nhất và sau đó là các loài cây Săng Mây, Dẻ gai, Trâm, Gội đều đóng góp vào công thức tổ thành tầng cây cao của ÔTC 03. tại đây chúng ta đã phát hiện thấy 7 cá thể của loài cấy SMD.

Bảng 4.6. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 04 tọa độ (0455138-2104302) thuộc tuyến Khe Thơi

Đai cao: 1.100-1.300 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 11 1,6 2 Săng mây 9 1,3 3 Mã sưa 9 1,3 4 Thông tre 6 0,9 5 Gội 10 1,5 6 Vải rừng 13 1,9 7 Loài khác 9 1,3 Tổng 67 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 04: 1,9Vr+1,6Smd+1,5G+1,3Ms+1,3Sm+0,9Tt+1,3Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu Ms: Mã sưa Sm: Săng mây Tt: Thông tre G: Gội Vr: Vải rừng Lk: Loài khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do tuyến Khe Thơi có diện tích rộng, có nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự sinh thưởng và phát triển cho loài cây SMD nên chúng tôi quyết định lập và nghiên cứu thêm ÔTC 04 ở đai cao 1.100-1.300m với hi vọng phát hiện thêm được các cá thể SMD và kết quả đạt được như (Bảng 4.6).

Như vậy ở ÔTC 0,4 này chúng tôi đã phát hiện thêm được 11 cá thể SMD cùng xuất hiện với SMD có các loài cây Săng mây, Mã sữa, Thông tre, Gội, Vải rừng và một số loài khác.

Bảng 4.7. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 05 tọa độ (0452900-2099367) thuộc tuyến Khe Bu

Đai cao: 900-1.100 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 9 1,5 2 Thị rừng 6 1,0 3 Sến 7 1,1 4 Máu chó 9 1,5 5 Trâm 5 0,8 6 Vải rừng 12 2,0 7 Loài khác 13 2,1 Tổng 61 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 05:

2,0Vr+1,5Mc+1,5Smd+1,1S+1,0Tr+0,8T+2,1Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu S: Sến Tr: Thị rừng Mc: Máu chó T: Trâm Vr: Vải rừng Lk: Loài khác

Ở ÔTC 05 chúng tôi đã phát hiện thấy 9 cá thế loài cây SMD với hstt tham gia vào công thức tổ thành là 1,1. Cùng xuất hiện với SMD ở trong ÔTC này là các loài cây Thị rừng, Sến, Máu chó, Trâm, Vải rừng và một số loài khác. Trong đó loài cây xuất hiện cùng với SMD nhiều nhất Vải rừng với tổng số cây 12, tham gia vào công thức tổ thành với hstt là 2,0 (Bảng 4.7).

Bảng 4.8. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 06 tọa độ (0452867-2099321) thuộc tuyến Khe Bu

Đai cao: 1.100-1.300 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 7 1,1 2 Máu chó 11 1,7 3 Cuồng sữa 12 1,8 4 Dẻ gai 5 0,8 5 Trâm 8 1,2 6 Gội 16 2,4 8 Loài khác 7 1,0 Tổng 66 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 06:

2,4G+1,8Cs+1,7Mc+1,2T+1,1Smd+0,8Dg+1,0Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu Mc: Máu chó Cs: Cuồng sữa Dt: Dẻ gai T: Trâm G: Gội

Lk: Loài khác

Trong ÔTC này thì gội là loài cây đóng góp nhiều nhất vào công thức tổ thành tầng cây cao với hstt 2,4 trong khi Sa mộc dầu chỉ đóng góp vào công thức tổ thành với hstt 1,1 tương ứng với 7 cây. Cùng xuất hiện với SMD trong ÔTC này có các loài cây Máu chó, Cuồng sữa, Dẻ gai, Trâm, Gội và một số loài cây khác (Bảng 4.8).

Do ở tuyến này diện tích ít, độ cao của tuyến dưới 1.300m nên chúng tôi chỉ lập được 2 ÔTC ở 2 đai cao: 900-1.100m và 1.100-1.300m.

Bảng 4.9. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 07 tọa độ (0454548-2099233) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp

Đai cao: 900-1.100 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 9 1,6 2 Thông tre 10 1,8 3 Sa mu 5 0,9 4 Cà fe rừng 8 1,5 5 Trâm 6 1,1 6 Dẻ 6 1,1 7 Loài khác 11 2,0 Tổng 55 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 07: 1,8Tt+1,6Smd+1,5Cpr+1,1D+1,1T+0,9Sm+2,0Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu Tt: Thông tre Sm: Sa mu Cfr: Cà fe rừng T: Trâm D: Dẻ Lk: Loài khác

Trong ÔTC này thì Thông tre là loài chiếm ưu thế về số lượng cây có trong ÔTC đóng góp nhiều nhất vào công thức tổ thành với hstt 1,8. Sa mộc dầu chỉ đứng sau Thông tre 1 cây với hstt 1,6. Các loài cây cùng tham gia với SMD vào công thức tổ thành này là Thông tre, Sa mu, Cà phê rừng, Trâm, Dẻ và một số loài khác (Bảng 4.9).

Bảng 4.10. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 08 tọa độ (0454502-2099146) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp

Đai cao: 1.100-1.300 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Sa mộc dầu 5 1,0 2 Săng mây 6 1,2 3 Giổi 6 1,2 4 Dẻ 7 1,3 5 Trâm 8 1,5 6 Chân chim 10 1,8 7 Loài khác 11 2,0 Tổng 53 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 08: 1,8Vr+1,5T+1,3D+1,2G+1,2Sm+1,0Smd+2,0Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu Sm: Săng mây D: Dẻ

G: Giổi T: Trâm Cc: Chân chim Lk: Loài khác

So với các loài cây khác thì Sa mộc dầu là loài cây có số lượng ít nhất với tống số 5 cây tương ứng với hstt 1,0. Trong ÔTC này thì Chân chim là cây có hệ số tổ thành cao nhất vói hstt 1,8 tương ứng với 10 cây. Các loài cây cùng phân bố với SMD là Săng mây, Dẻ, Giổi, Trâm, Chân Chim (Bảng 4.10).

Bảng 4.11. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 09 tọa độ: (0454486-2099208) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp

Đai cao: 1.300-1500 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 7 1,4 2 Thông tre 5 1,0 3 Cán thỏn 8 1.6 4 Dẻ gai 10 2,0 5 Cà fe rừng 4 0,8 6 Bứa 5 1,0 8 Loài khác 11 2,2 Tổng 50 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 09: 2,0Dg+1,6Ct+1,4Smd+1,0B+1,0Tt+0,8Cpr+2,2Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu Ct: Cán Thỏn Tt: Thông tre Dt: Dẻ gai Cfr: Cà fe rừng Lk: Loài khác B: Bứa

Sa mộc dầu có tổng số cây là 7 cây, tham gia vào công thức tổ thành với hstt 1,4. Dẻ gai là loài cây chiếm ưu thế trong ÔTC này về số lượng cây

với tổng số cây xuất hiên 10 cây tương ứng hstt 2,0. Các loài cây cùng tham gia vào công thức tổ thành với SMD gồm: Cán thon, Thông tre, Dẻ gai, Cà phê rừng, Bứa và một số loài cây khác (Bảng 4.11).

Bảng 4.12. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 10 tọa độ: (0454462-2099175) thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp

Đai cao: 1.300-1.500 (m)

TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành

1 Sa mộc dầu 5 0,8 2 Táu muối 8 1,3 3 Pơ mu 4 0,6 4 Dẻ gai 16 2,6 5 Côm lá to 11 1,8 6 Vải rừng 10 1,6 7 Loài khác 8 1,3 Tổng 62 10 (Nguồn: Số liệu điều tra thực địa)

Công thức tổ thành loài theo số loài cây của ÔTC 10:

2,6Dg+1,8Clt+1,6Vr+1,3Tm+0,8Smd+0,6Pm+1,3Lk Trong đó:

Smd: Sa mộc dầu Tm: Táu muối Pm: Pơ mu Dt: Dẻ gai Clt: Côm lá to Vr: Vải rừng Lk: Loài khác

Khi chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu ở tuyến Tam Đình-Tam hợp phát hiện thấy hoàn cảnh rừng ở khu vực này co nhiều điều kiện phù hợp cho loài Sa mộc dầu sinh trưởng và phát triển, với lại diện tích tương đối rộng. Vì thế chúng tôi quyết định lập thêm ÔTC số 10 ở đai cao 1.300- 1.500m với hi vọng phát hiện thêm được nhiều cá thể Sa mộc dầu. và kết quả điều tra đã phát hiện thêm dược 5 cây SMD, cùng xuất hiện với Sa mộc dầu có các loài cây Táu muối, Pơ mu, Dẻ gai, Côm lá to, Vải rừng và một số loài khác. Trong đó Dẻ gai là loài cây xuất hiện nhiều nhất với số lượng lên đến 16 cây, đóng góp vào công thức tổ thành vói hstt 2,6 (Bảng 4.12).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An (Trang 34)