- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về vai trò ảnh hưởng to lớn của rừng tới đời sống của họ, qua đó thay đổi nhận thức của người dân về rừng. xây dựng nội quy và quy ước thôn bản. Cho họ hiểu bảo vệ rừng chính là mang lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
- Đưa các dự án của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ vào cộng đòng nhằm phát triển sống nhân dân, qua đó giảm áp lực tới rừng.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng đệm theo hướng đưa những loài cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao từ đó tạo sinh kế mới cho cộng đồng, giảm sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên của người dân.
- Khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc xác lập cơ chế chia sẻ lợi ích hợp lý, hấp dẫn. Tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế thông qua các chương trình vay vốn.
- Mở các lớp xóa mù chữ cho người dân vùng sâu vùng xa để nâng cao trình độ dân, nâng cao sự hiểu biết về rừng.
- Tiến hành di dân ra khỏi vùng lõi của vườn quốc gia để tránh những tác động trực tiếp của con người lên vùng lõi.
- Tăng tình đoàn kết giữa đồng bào và cán bộ quản lý, cán bộ kiểm lâm địa bàn sao cho mỗi người dân sẽ trở thành một người bảo vệ rừng.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Tại vườn quốc gia Pù Mát chúng tôi đã điều tra 3 tuyến Khe Thơi, Khe Bu, Tam Đình- Tam Hợp. Tại đây chúng tôi đã thấy sự xuất hiện của loài cây Sa mộc dầu ở cả 3 tuyến và xuất hiện nhiều nhất là ở Tuyến Khe Thơi với 38 cây, tiếp theo là tuyến Khe Bu 16 cây, Tam Đình- Tam Hợp 24 cây. Như vậy, có thể thấy ở Khe Thơi là vùng sinh thái phù hợp nhất với Sa mộc dầu. Ở tất cả các ÔTC đều cho thấy Sa mộc dầu có ưu thế hoàn toàn vượt trội so với các loài cây khác, nhìn từ xa ta có thể dễ dàng thấy các loài cây Sa mộc dầu nổi trội trên tầng cây cao.
Qua các công thức tổ thành chúng ta thấy thường xuyên xuất hiên các loài Pơ mu, Gội, Săng Mây, Trâm, Giẻ gai… với tỷ lệ tham gia vào công thức tổ thành tương đối lớn. Bước đầu có thể thấy đây là những loài thường xuyên mọc cùng Sa mộc dầu và giữa chúng có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, để kiểm tra mối quan hệ này chúng ta cần nghiên cứu mức độ thân thuộc của chúng.
Sa mộc dầu có biên độ sinh thái rộng, chịu được những điều kiện thời tiết cực đoan của khu vực miền trung, đây là cơ sở để nhân rộng loài sa mộc dầu tới những khu vực khác nhằm bảo tồn loài cây này. Tuy nhiên, ở VQG Pù Mát, Sa mộc dầu có khu phân bố hẹp, gián đoạn, tạo thành những quần thể gần như thuần loài và xuất hiện ở độ cao từ 900- 1500m, mật độ từ 20-34 cây/ha. Phần lớn các cây này đều có đường kính và chiều cao rất lớn.
Về khả năng tái sinh của Sa mộc dầu ở VQG Pù Mát là rất kém, chúng tôi đã tiến hành lập thêm ÔTC để tiến hành điều tra nhưng kết quả vẫn không tìm ra được cây tái sinh nào. Để tránh nguy cơ tiệt chủng cho loài cây quý hiếm này chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để xúc tiến khả năng tái sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cây tái sinh có thể sinh trưởng phát triển tốt.
Sự hiểu biết về giá trị sử dụng của loài cây Sa mộc dầu với người dân đã khá rõ, gỗ của SMD chủ yếu khai thác về để làm nhà, đồ gia dụng, các đồ thủ công mỹ nghệ, giá trị tinh thần, tuy nhiên người dân chủ yếu tập trung vào việc khai thác còn về việc bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây quý hiếm này này thì người dân chưa thực sự quan tâm và còn kém hiểu biết.
Cần phải có các giải pháp đồng bộ về chính sách, kinh tế xã hội, kết hợp với các giải pháp kỹ thuật hợp lý để bảo tồn và phát triển Sa mộc dầu tại khu vực nghiên cứu và những nơi có điều kiện tương đồng.
Đã đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Sa mộc dầu.
5.3. Kiến nghị
- Cần có nhiều thời gian dài hơn nữa để có thể tiến hành điều tra thêm nhiều tuyến hơn nữa tại vườn quốc gia Pù Mát tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm lâm học và phân bố của loài Sa mộc dầu.
- Tiếp tục điều tra bổ sung để xác định thêm về sự phân bố, số lượng thực còn lại của Sa mộc dầu trong vườn quốc gia Pù Mát.
- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để có nguồn ngân sách phụ vụ cho công tác bảo vệ, phát triển rừng.
- Có nguồn ngân sách trả lương cho đội ngũ tuần tra rừng trong cả năm và lương phải đảm bảo cuộc sống ổn định thì lực lượng này mới chuyên tâm vào công tác bảo vệ rừng, vì vai trò của đội ngũ này rất lớn, họ chính là người dân bản địa rất am hiểu về địa hình của khu vực họ quản lý.
- Lực lượng kiểm lâm, tuần rừng cần tăng cường tuần tra kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời không để các hành vi phá hoại rừng xảy ra rồi mới xử lý.
- Mở các lớp tập huấn để người dân hiểu rõ về các loài cây cần phải bảo
vệ, trong đó có loài Sa mộc dầu.
- Ban quản lý vườn quốc gia cần có những chính sách phát triển dài hạn, có tầm nhìn chiến lược nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh, các loài động, thực vật quý hiếm nói chung và loài Sa mộc dầu nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo chương trình nghiên cứu sự phân bố, đặc tính sinh thái, khả
năng nhân giống, lập kế hoạch hành động bảo tồn các loài hạt trần tại
vườn quốc gia Pù Mát, (2004), Phòng khoa học - vườn quốc gia Pù Mát. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
(2007) Sách Đỏ Việt Nam. Phần II-Thực vật: trang 530-531. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
3. Lê Trần Chấn, Trần Ngọc Ninh, Trần Văn Cự, Nguyễn Thanh Viễn
(2006), Nhân giống bằng hom một số loài Hạt trần quý hiếm, Báo quân
đội nhân dân- chủ nhật, ngày 23-7-2006.
4. Chính phủ (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm, Hà Nội, Ngày 30 tháng 3 năm 2006
5. Trần Văn Dương (2001), Conservation and development of Cunninghamia
konishii Hayata - a rare species that is newly discovered in Pu Hoat
(Nghe An province), Conservation education network internal newsletter No. 3,4/2001.
6. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam,
tập 1: 1165-1166, NXB Nông nghiệp.
7. Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Xuân Diệu (2006), Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng Việt Nam, Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm Nghiệp và đối tác, Bộ NN và PTNT, Hà Nội.
8. Lê Đình Khả và cộng sự (2004), Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam, Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp. Nxb Giao thông vận tải.
9. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Các loài cây lá kim ở Việt Nam, NXB
10. Hội nghị sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009, Viện ST&TNSV, Hà Nội
11. Trần Huy Thái, Phùng Tuyết Hồng, Nguyễn Thị Minh (2007), Thành
phần hóa học của tinh dầu Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) ở Việt Nam, Những vấn đề trong khoa học sự sống, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 375-377.
12. Nguyễn Văn Sinh (2009), Một số dẫn liệu vềđặc điểm sinh thái, phân bố
và bảo tồn loài Sa mu dầu tại vườn quốc gia Pù Mát, Tuyển tập báo cáo 13. Vườn quốc gia Pù Mát, phòng khoa học, 2003. kết quả nghiên cứu khoa
học ở VQG Pù Mát, 1996-2002.
Tài liệu tiếng ANH
14. Cheng, S., Lin, C., Gu, H. and Chang, S., 2011, Antifungal Activities and Chemical Composition of Wood and Leaf Essential Oils from
Cunninghamia konishii, Journal of Wood Chemistry and Technology,
31(3): 204-217.
15. Chung, M., Lin, C., Wang, Y, and Chang, S., 2012. Phytochemicals from
Cunninghamia konishii hayata Act as Antifungal Agents, Journal of
Agriculture and Food Chemistry, 60 (1): 124-128
16. Huang, S.C., Wu, M.C., Liu, F.G., Chieu, C.T., 2008. the status of conservation, ultilization and risk management of genetic resources in taiwan. APEC-ATCWG Workshop “Capacity building for risk management system on genetic resources”, Taiwan.
PHỤ LỤC Phụ biểu 1
Mẫu: bộ câu hỏi phỏng vấn người dân về tri thức bản địa loài cây Sa mộc dầu
Tên chủ hộ:………Giới tinh: Nam (nữ):………Tuổi……….
Dân tộc:………
Trình độ học vấn:………
Địa điểm: Thôn:……….xã:………
Huyện:………Tỉnh:………..
Người điều tra:………Ngày điều tra:………
1. Ông (bà) có biết loài cây Sa mộc dầu không? ………
2. Đặc điểm nhận biết của loài cây Sa mộc dầu: ………
3. Nơi phân bố chủ yếu của loài Sa mộc dầu: ………
4. Khai thác (sử dụng, bán): ………
Giá bán: ………
5. Hiện trạng (ít, nhiều, không còn): 5-10 năm về trước:………
Hiện nay và tương lai:………
………
6. Gây trồng (đã gây trồng hay chưa gây trồng): ………
7. Quy trình gây trồng: ………
8. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ: ………
9. Theo ông bà cần làm gì để bảo tồn và phát triển sử dụng lâu dài: ………
Người được phỏng vấn
Mẫu biểu 1: Điều tra hệ số tổ thành tầng cây cao
ÔTC... Tọa độ:... Tuyến... Đai cao:...
Đai cao: 1.300-1500 (m)
TT Loài cây Tổng số cây Hệ số tổ thành
1 2 3 4 5 6 8