Đặc điểm sinh thái loài SMD tại vườn quốc gia Pù Mát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An (Trang 45)

4.2.3.1. Đặc điểm hoàn cảnh rừng nơi có Sa mộc dầu phân bố tự nhiên

Hình 4.4. Nơi có Sa mc du phân b

Sa mộc dầu phân bố trong các khu rừng mưa ẩm á nhiệt đới trong vườn quốc gia Pù Mát, ở các đai cao từ 900- 1500m, độ dốc lớn trên 400, đất feralit vàng phát triển trên đá phiến và có đá vụn phủ nhiều kín mặt đất. Những khu vực có Sa mộc dầu phân bố thường có mưa nhiều, nhiệt độ thấp, trung bình từ 23-240C, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 200

C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180

C (tháng giêng) (Hình 4.4). + Mù hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7. nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 250

C.

+ Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85-86% , mùa mưa lên tới 90% luôn có sương mù dày đặc, nhiệt độ thấp tạo thành vùng tiểu khí hậu rất đặc biệt của các hệ thống khe suối chính trong vườn quốc gia.

- Sa mộc dầu luôn chiếm tầng trên của rừng cao từ 30-60m. Đứng đằng xa chúng ta có thể dễ dàng thấy được loài cây này. Các cá thể cây mẹ hầu hết đã đến tuổi thành thục tự nhiên, biểu hiện rỗng ruột, mục gốc, gãy cành ngọn và chết đổ tự nhiên.

4.2.3.2. Đặc điểm khí hậu

Bảng 4.13. Số liệu khí hậu 4 trạm khí tượng thủy văn VQG Pù Mát TT Các yếu tố khí hậu Dương Tương Con

Cuông Anh Sơn Vinh

1 Nhiệt độ trung bình năm (0

C) 2306 2305 2307 2309 2 Nhiệt độ không khí cao nhất

tuyệt đối 42,70C/5 42,0 C/5 42,10C/5 42,0 C/5 3 Nhiệt độ không khí thấp nhất

tuyệt đối 1,70C/1 2,00C/1 50C/1 40C/1 4 Tổng lượng mưa (mm) 1268,3 1791,1 1706,6 1944,3 5 Số ngày mưa/ năm (Ngày) 133 153 138 138 6 Lượng mưa lớn nhất (mm) 192/8 449,5/9 788/9 484/9 7 Lượng bốc hơi năm (mm) 867,1 812,9 789,0 954,4 8 Số ngày có sương mù (Ngày) 20 16 26 27 9 Độ ấm không khí bình quân

năm (%) 81 86 86 85

10 Độ ẩm không khí tối thấp bình

quân (%) 59 64 66 68

11 Độ ẩm không khí tối thấp td (%) 9/I 14/III 21/XI 15/X 12 Tọa độ trạm: Vĩ độ Kinh độ 19017’ 104026’ 19003’ 105053’ 18054’ 105018’ 18040’ 105040’ 13 Độ cao (m) 97 27 6 6

14 Thời gian quan trắc (năm) 40 40 40 86

(Nguồn: 4 trạm khí tượng thủy văn VQG Pù Mát)

- Về chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm từ 230

5 - 2309C

+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 200C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180C (tháng giêng) (Bảng 4.1).

+ Mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 250

C, nóng nhất vào tháng 6, có ngày nhiệt độ lên đến 42,70C (Tương Dương) hay 42,10C (Anh Sơn).

- Chế độ mưa ẩm: Vùng nghiên cứu có lượng mưa ít tới trung bình, 90% lượng nước mưa tập trung trong mùa mưa, lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 do chịu ảnh hưởng của các cơn bão và thường kèm theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

4.2.3.3. Đặc điểm đất đai

Ở khu vực VQG Pù Mát có 3 nhóm đất chính là đất Feralit mùn trên núi trung bình, đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp, đất dốc tụ và đất phù sa và núi đá vôi. Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì khu vực có loài Sa mộc dầu phân bố chủ yếu là đất Feralit vàng nhạt hay vàng xám, phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Mặt đất ở các khu vực này thường có nhiều đá vụn hoặc đá lộ đầu. Theo kết quả điều tra của VQG Pù Mát thì tại khu vực có Sa mộc dầu phân bố có độ dày tầng đất từ 30-60cm, đất ít chua pHkcl bằng 5,8 hàm lượng chất hữu cơ trung bình 5,4% (đất nhiều mùn); hàm lượng chất dễ tiêu: P2O5 = 2.6 mg)/100g, K2O = 30,4mg/100g; hàm lượng đạm:

NH4+ = 5,0mg/100g. Như vậy có thể thấy rằng Sa mộc dầu phân bố ở nơi đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, đất tốt nên công tác gây trồng loài cây này đặc biệt chú ý tới yếu tố thâm canh, cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An (Trang 45)