Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng cửa hội, nghệ an

75 447 3
Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng cửa hội, nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ THỊ NHƢ PHƢƠNG ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ THỊ NHƢ PHƢƠNG ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn Hà Nội - 2014 i MỤC LỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG CỬA SÔNG 3 1.1.1. Các khái niệm về cửa sông 3 1.1.2. Hệ thống cửa sông – ven biển Việt Nam 4 1.1.3. Đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông – ven biển Việt Nam 5 1.1.4. Lịch sử nghiên cứu hệ sinh thái cửa sông – ven biển Việt Nam 6 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ CỬA SÔNG – VEN BIỂN VIỆT NAM 10 1.3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN LỢI CÁ VÙNG CỬA SÔNG – VEN BIỂN VIỆT NAM 15 1.3.1. Thực trạng khai thác 15 1.3.2. Khó khăn và thách thức 17 1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ Ở VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN 18 CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TÀI LIỆU 18 VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 19 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 19 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu 19 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 19 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp 20 ii 2.3.2. Phƣơng pháp thu mẫu thực địa 20 2.3.3. Phƣơng pháp định loại trong phòng thí nghiệm 21 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 3.1. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 3.2. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN 33 3.2.1. Tính đa dạng của khu hệ cá qua các bậc phân loại 33 3.2.2. Dạng sống và các nhóm sinh thái 44 3.2.3. Các loài cá quý hiếm tại khu vực nghiên cứu 45 3.2.4. Cá kinh tế 45 3.3. THỰC TRẠNG NGHỀ CÁ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN 46 3.3.1. Khai thác thủy sản 46 3.3.2. Nuôi trồng thủy sản 51 3.3.3. Cơ sở dịch vụ và chế biến thủy sản 52 3.3.4. Thách thức đối với nguồn lợi cá vùng cửa Hội, Nghệ An 53 3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN 55 3.4.1. Sử dụng hợp lý nguồn lợi cá 55 3.4.2. Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 KẾT LUẬN 58 KIẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC ĐỊA - 1 - PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH CÁC LOÀI CÁ NẰM TRONG SÁCH ĐỎ 2007 - 2 - PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI CÁ Ở VÙNG CỬA HỘI - 3 - iii NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc) HST Hệ sinh thái NTTS Nuôi trồng thủy sản UBND Ủy ban nhân dân KHKT Khoa học kĩ thuật KHCN Khoa học công nghệ TX Thị xã iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Trữ lƣợng và khả năng khai thác hải sản ở vùng biển Nghệ An 31 Bảng 2. Danh sách các loài cá phân bố tại khu vực cửa Hội 33 Bảng 3. Tính đa dạng về bậc họ, loài của 9 bộ cá ở khu vực cửa Hội, Nghệ An 40 Bảng 4. Tỷ lệ các loài trong các họ cá tại khu vực nghiên cứu 41 Bảng 5. Danh sách các loài cá tại khu vực nghiên cứu ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 cần đƣợc bảo vệ 45 Bảng 6. Số lƣợng và công suất tàu thuyền qua một số năm của TX Cửa Lò 46 Bảng 7. Cơ cấu của các tàu cá của TX Cửa Lò tính tới tháng 12/2012 49 Bảng 8. Sản lƣợng và năng suất đánh bắt hải sản của TX Cửa Lò giai đoạn 2010 – 2013 50 Bảng 9. Diện tích, sản lƣợng NTTS của TX Cửa Lò 52 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Ảnh vệ tinh vùng cửa Hội, Nghệ An 19 Hình 2. Các thuật ngữ chuyên môn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) 24 Hình 3. Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xƣơng hàm và các kiểu răng dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) 25 Hình 4. Các đặc điểm cấu tạo, hình dạng của mang, bóng bơi, tia vây, đuôi và vây đuôi dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) 26 Hình 5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % số họ trong 9 bộ cá tại cửa Hội 43 Hình 6. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % số loài trong 9 bộ cá tại cửa Hội 43 Hình 7. Biểu đồ thống kê công suất tàu thuyền, sản lƣợng và năng suất đánh bắt của TX Cửa Lò giai đoạn 2010 – 2013 50 1 MỞ ĐẦU Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với hơn 100 cửa sông lớn nhỏ đổ ra biển đã tạo nên vùng nƣớc cửa sông rộng lớn, xuất hiện nhiều hệ sinh thái và sinh cảnh đặc trƣng. Chính điều đó đã tạo nên ĐDSH cao cho vùng cửa sông – ven biển và sự phong phú về thành phần loài, mở ra tiềm năng khai thác to lớn. Một trong những nguồn lợi chiếm tỉ trọng lớn của vùng là sự đa dạng các loài cá. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác các dạng tài nguyên vùng cửa sông ngày càng đẩy mạnh nhƣng không đƣợc đặt trong một quy hoạch tổng thể, dẫn tới những hậu quả sinh thái nghiêm trọng nhƣ hủy hoại nơi sống đặc trƣng của nhiều loài, gây sự suy giảm tính ĐDSH, giảm sút nguồn lợi của các đối tƣợng khai thác có giá trị trong vùng cửa sông, đặc biệt là nguồn lợi cá. Tình hình đó đặt ra cho ngành thủy sản nhiều thách thức để vừa có thể khai thác hợp lý, đồng thời phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất khu vực miền Trung chảy qua Nghệ An, Hà Tĩnh với chiều dài là 361 km, có diện tích lƣu vực là 17.730 km 2 . Cửa Hội là cửa sông chính của sông Lam đổ ra Biển Đông, tại ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Địa danh cửa Hội là tên gọi chung của các phƣờng Nghi Hải, Nghi Hòa và xã Nghi Xuân - nằm ở cực Nam của thị xã Cửa Lò. Do là cửa sông lớn của tỉnh Nghệ An, nên vùng biển khu vực cửa Hội đƣợc đánh giá cao về nguồn lợi thủy sản cũng nhƣ điều kiện để phát triển nghề cá. Nguồn lợi thủy, hải sản đã và đem lại những lợi ích to lớn phục vụ trực tiếp cho cuộc sống và phát triển kinh tế trong vùng. Trƣớc đây sản lƣợng khai thác thủy, hải sản tại khu vực cửa Hội khá cao, nhiều loài có giá trị kinh tế. Trong những năm gần đây, do nhu cầu thực phẩm từ sức ép dân số, nhu cầu phát triển nhằm thỏa mãn tiêu dùng dẫn tới việc khai khác quá mức nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông ngày càng gia tăng, chƣa dựa trên cơ sở khoa học, không theo quy hoạch lâu dài, cùng với ô nhiễm môi trƣờng đã làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật, phá hoại môi trƣờng sống của nhiều loài thủy sinh vật, trong đó có cá. Vấn đề này đặt ra thách thức đối với ngành thủy sản 2 tỉnh Nghệ An, cần có những biện pháp để khai thác hợp lý nguồn thủy sản nói chung và cá nói riêng ở vùng cửa Hội. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng cửa Hội, Nghệ An”, nhằm mục đích: 1. Xác định đƣợc thành phần các loài cá ở khu vực nghiên cứu. 2. Bƣớc đầu tìm hiểu về thực trạng nghề cá trong vùng. 3. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi cá ở vùng cửa Hội, Nghệ An. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG CỬA SÔNG 1.1.1. Các khái niệm về cửa sông Từ cửa sông (estuary) theo nghĩa La tinh, bao hàm từ aestus là thủy triều, còn estuary là từ chỉ một dạng của lục địa, trong đó thủy triều đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển tiến hóa của vùng. Bởi vậy, trong các từ điển ngƣời ta giải thích “cửa sông là cửa các con sông lớn có thủy triều” (từ điển Oxford) hoặc “một vùng gần bờ đƣợc khống chế bởi nƣớc biển khi triều cao, một vùng biển đƣợc tạo thành bởi cửa một con sông” (Larouse) [24]. Theo quan điểm của các nhà địa mạo thì cửa sông là cửa của con sông mà ở đó đang có quá trình sụt lún kiến tạo không đƣợc đền bù hoặc là một thung lũng sông bị chìm ngập do mực nƣớc biển dâng lên, thƣờng có dạng hình phễu. Những định nghĩa dựa trên các quan điểm riêng về địa mạo, địa chất, khí hậu… thƣờng loại bỏ nhiều nguyên tắc và các khuynh hƣớng thực dụng trong nghiên cứu khoa học ở các nƣớc và các khu vực khác nhau trên thế giới [24]. Theo quan điểm động lực, D.W. Pritchard (1967) cho rằng “Cửa sông là một thủy vực ven bờ nửa khép kín, liên hệ trực tiếp với biển và ở trong đó, nƣớc biển hòa trộn có mức độ với nƣớc ngọt đổ ra từ các dòng lục địa”. Tuy nhiên, theo định nghĩa này, các hệ cửa sông mù (blind estuary) và các cửa sông quá mặn (hyperhaline) bị loại trừ. Do đó, J.H. Day (1981) đã bổ sung và đề xuất một định nghĩa có nội dung rộng hơn: “Cửa sông là thủy vực ven bờ nửa khép kín về mặt không gian, liên hệ trực tiếp với biển một cách thƣờng xuyên hay theo chu kỳ, trong đó độ muối biển đổi do sự hòa trộn có mức độ của nƣớc biển với nƣớc ngọt đổ ra từ các dòng lục địa” [22, 24]. Nhƣ vậy, vùng cửa sông là nơi tranh chấp mãnh liệt giữa đất liền và biển, ở đó luôn xảy ra hai quá trình trái ngƣợc nhau là bồi tụ và bào mòn. Hai quá trình này xảy ra phụ thuộc vào các yếu tố động lực của dòng sông và dòng biển (sóng, thủy triều, hải lƣu) và các quá trình địa chất. [...]... phục hồi đàn sẽ nhanh nhƣng hiện tại các hoạt động khai thác và các hoạt động kinh tế khác đã và đang làm suy giảm nguồn lợi, ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh sống của các loài cá, kéo theo việc giảm năng suất và sản lƣợng đánh bắt 1.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC, VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN LỢI CÁ VÙNG CỬA SÔNG – VEN BIỂN VIỆT NAM 1.3.1 Thực trạng khai thác Nghề khai thác ở nƣớc ta rất đa dạng phong phú... dài cuống đuôi Các số đo và đếm đƣợc xác định trên nhiều cá thể của cùng một loài Sử dụng các dụng cụ: thƣớc đo độ dài, compa, kim, mũi mác, dao mổ, panh, etyket, ghim mẫu…khi định loại mẫu cá 23 Hình 2 Các thuật ngữ chuyên môn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) [33] 24 Hình 3 Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xƣơng hàm và các kiểu răng dùng... tháng 6/2014 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào tài liệu Hƣớng dẫn nghiên cứu cá cá Prardin, 1973 [21] 2.3.1 Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp Sử dụng các tài liệu liên quan tới vùng nghiên cứu để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những tƣ liệu có liên quan về nguồn lợi cá và thực trạng nghề cá của vùng cửa Hội, Nghệ An 2.3.2 Phƣơng pháp thu mẫu thực địa a... tắc thu mẫu Vì thời gian thu mẫu ngắn, nên chúng tôi chủ yếu thu mua mẫu cá từ các thuyền đánh bắt cá ở khu vực nghiên cứu và tại bến cá Nghi Hải, các chợ cá xung quanh cửa Hội nhƣ chợ cá Mai Trang, chợ cá Đông Trang, các điểm bán cá trong ngày Thu mẫu tất cả các loài bắt gặp, đặc biệt thu số lƣợng nhiều với những loài lạ, cỡ nhỏ hoặc khó phân biệt về hình thái Các mẫu cá trong vùng đƣợc kiểm tra kỹ... loài thuộc 52 họ và nằm trong 17 bộ (theo hệ thống phân loại của Lindberg) [29] Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chủ yếu tập trung thành phần loài cá nƣớc ngọt Do vậy, để có số liệu về thành phần loài cá làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi số lƣợng của các loài và khai thác hợp lý nguồn lợi cá, cần có sự điều tra, đánh giá sự đa dạng của khu hệ cá ở vùng cửa sông này 18... ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là vùng cửa Hội, Nghệ An (Hình 1) Nguồn: Google map 2014 Hình 1 Ảnh vệ tinh vùng cửa Hội, Nghệ An 2.1.2 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các loài cá thuộc vùng cửa Hội, Nghệ An cũng nhƣ thực trạng nghề cá tại khu vực này 2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Chúng... Bạch Đằng (Mai Đình Yên và Trần Định, 1969) Từ đầu những năm 1972, các đề tài khảo sát nghiên cứu về các loài cá cũng nhƣ thủy sinh vật và nguồn lợi hải sản cửa sông ven biển đƣợc triển khai bởi nhiều tác giả, song tập trung chủ yếu vào các cán bộ khoa học trƣờng Đại học Tổng hơp Hà Nội (Vũ Trung Tạng, 1974-1976, 1977-1980, 1980-1985, 1996-2000, 2006-2008, cùng các công bố vào các năm 1977, 1999a, 1999b,... Do đó, nếu tập trung khai thác với cƣờng độ cao trong một thời gian sẽ làm năng suất đánh bắt giảm sút đáng kể - Gồm nhiều nhóm cá sinh thái: cá vùng khơi, cá thềm lục địa, cá cửa sông, cá nổi, cá đáy, cá RSH - Trừ các loài cá nổi đại dƣơng nhƣ cá Thu, Ngừ, Chuồn, di cƣ xa, hầu hết các loài có giá trị kinh tế đều là những đàn cá địa phƣơng, ít di cƣ, chủ yếu tập trung sống ở các vùng nƣớc có độ sâu... tập tính di cƣ sông – biển để đẻ trứng ở vùng nƣớc xa bờ Một số loài cá cửa sông nhƣ cá Mòi cờ, cá Cháy di cƣ ngƣợc dòng vào vùng trung hạ lƣu hệ thống sông Hồng để sinh sản Nếu xét sự phân bố theo chiều thẳng đứng, ta có thể chia cá ra làm hai nhóm chính là cá nổi và cá đáy Cá nổi là nhóm bao gồm các loài cá sống ở tầng mặt và tầng giữa với các đại diện thuộc các họ Carcharhinidae, Sphyraenidae, Clupeidae,... Tráp (Trƣơng Ngọc An và nnk., 1984), đầm phá Thừa Thiên - Huế (Chƣơng trình KT-03) [11, 15] 6 Các nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Hải Phòng, Viện Hải dƣơng học Nha Trang và các cơ sở khoa học khác trong nƣớc về đa dạng sinh học và các lĩnh vực liên quan đến các quá trình tƣơng tác sông - biển nhƣ đặc điểm địa mạo trầm tích (Nguyễn Đức Cự, 1985), hình thái phân bố trầm tích và đặc điểm bồi . đối với nguồn lợi cá vùng cửa Hội, Nghệ An 53 3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN 55 3.4.1. Sử dụng hợp lý nguồn lợi cá 55 3.4.2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ THỊ NHƢ PHƢƠNG ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG CỬA HỘI,. hợp lý nguồn thủy sản nói chung và cá nói riêng ở vùng cửa Hội. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn

Ngày đăng: 12/07/2015, 17:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan