0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN (Trang 34 -34 )

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Cửa Hội là cửa sông lớn nhất của Nghệ An, Hà Tĩnh. Bờ phía trái sông thuộc địa phận tỉnh Nghệ An, còn bờ phía phải thuộc địa phận Hà Tĩnh. Cửa Hội là tên gọi chung của các phƣờng Nghi Hải, Nghi Hòa và xã Nghi Xuân - nằm ở cực Nam của thị xã Cửa Lò. Diện tích tự nhiên của vùng là 1564,42 ha (trong đó phƣờng Nghi Hải là 522,66 ha, Nghi Hòa là 418,84 ha và xã Nghi Xuân là 622,92 ha).

Vùng cửa Hội nằm trong khoảng 18045’06’’ đến 18046’03’’ vĩ độ Bắc, 105043’31’’ đến 105044’46’’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp Nghi Hƣơng, thị xã Cửa Lò. Phía Nam giáp sông Lam và tỉnh Hà Tĩnh. Phía Đông giáp biển Đông.

Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc.

3.1.1.2. Khí hậu [4]

Cửa Hội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ƣớt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình là 23 - 240C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 6, tháng 7) là 330C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,7 0C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 đến tháng 2 năm sau) là 190C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.5000C - 4.0000C.

Chế độ mưa: lƣợng mƣa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 - 2.000mm/năm, phân bố cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia thành hai mùa rõ rệt:

28

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa chỉ chiếm từ 15 - 20% lƣợng mƣa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và 2 lƣợng mƣa chỉ đạt từ 7 - 60mm/tháng.

- Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung chiếm 80 - 85% lƣợng mƣa cả năm, tháng mƣa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lƣợng mƣa từ 220 - 540mm/tháng. Mùa này thƣờng kèm theo áp thấp nhiệt đới và bão.

Độ ẩm không khí: trị số độ ẩm trung bình hàng năm dao động từ 80 - 90%. Độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19% .

Chế độ gió: vùng cửa Hội chịu ảnh hƣởng của hai mùa gió chủ yếu là: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.

- Gió mùa Đông Bắc thƣờng xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm nhiệt độ giảm từ 5 – 100C so với nhiệt độ trung bình năm.

- Gió phơn Tây Nam là một loại thời tiết đặc trƣng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thƣờng xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt đời sống của nhân dân trong khu vực nghiên cứu.

Bên cạnh những yếu tố chủ yếu nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, gió, độ ẩm không khí, cửa Hội còn là khu vực chịu nhiều ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 – 3 cơn bão, mùa bão thƣờng vào tháng 8 – 10. Bão về kèm theo mƣa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió, gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn.

3.1.1.3. Thủy, hải văn

Thủy triều: chế độ thủy triều ở vùng cửa Hội là chế độ bán nhật triều không đều. Hằng tháng có gần nửa số ngày có 2 lần nƣớc lớn, 2 lần nƣớc ròng trong ngày, các ngày này thƣờng xảy ra thời kỳ nƣớc triều kém. Triều dâng nhanh, thời gian dâng không quá 10 giờ, tốc độ nƣớc dâng 0,2 – 0,25m/giờ. Thời gian triều rút kéo

29

dài khoảng 14 giờ. Mức triều cao nhất là 0,5m, thấp nhất là 1,9m. Biên độ thủy triều cao nhất là 2,3 đến 2,4m, triều lên mạnh nhất vào tháng 10, 11, 12 [8].

Sóng biển: chủ yếu theo hƣớng Bắc và Đông, khi vào gần bờ thì chuyển hƣớng sang Đông và Đông Bắc. Khi thủy triều lên nếu gặp bão, sóng dâng rất cao (sóng thần), đã có lúc sóng dâng tới 12 m.

Chế độ dòng chảy: mang tính chất mùa rõ rệt. Dòng chảy phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng mƣa từ thƣợng nguồn đổ về. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 – 10, lũ lớn nhất thƣờng vào tháng 8 – 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Vào mùa lũ, lƣợng dòng chảy chiếm 60 – 75% lƣợng dòng chảy năm. Mùa khô chiếm 25 – 40 % lƣợng nƣớc dòng chảy; tháng 2 và 3 có lƣợng dòng chảy nhỏ nhất, chỉ từ 7 – 10%.

Nhiệt độ nước và một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa [8]:

- Nhiệt độ nước: nhiệt độ trung bình của nƣớc mặt trong vùng cửa Hội dao động trong khoảng 23,30C đến 28,90C. Vào mùa khô, nhiệt độ trung bình (dao động 23,30C – 25,50C) thấp hơn mùa mƣa (dao động từ 27,90C – 28,90C).

- Hàm lượng oxy hòa tan (DO): hàm lƣợng trung bình của oxy hòa tan trong vùng cửa Hội dao động từ 5,0 đến 6,6 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép đối với thủy sinh vật và nuôi trồng thủy sản. Vào mùa khô, hàm lƣợng DO trung bình của nƣớc dao động từ 5,8 – 6,6 mg/l và luôn cao hơn mùa mƣa (dao động từ 5,0 – 5,5 mg/l). - Độ muối: độ muối vùng cửa Hội chịu sự chi phối bởi mối tƣơng tác giữa khối nƣớc ngọt (sông Lam) và khối nƣớc mặn (vịnh Bắc Bộ). Mùa mƣa, khối nƣớc ngọt xâm lấn vùng cửa sông làm độ muối giảm, chỉ dao động từ 0,5‰ – 0,8‰. Mùa khô, khối nƣớc mặn lấn áp khối nƣớc ngọt làm độ muối tăng lên, dao động từ 0,7‰ – 15,5‰.

3.1.1.4. Địa chất

Địa hình vùng cửa Hội có đặc trƣng địa hình núi thấp và đồi, đồng bằng chiếm khoảng 13% diện tích. Độ cao bình quân của toàn lƣu vực khoảng 290m, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam và từ Tây Nam đến Đông Bắc.

30

3.1.1.5. Nguồn lợi sinh vật cửa sông – ven biển

Hiện nay chƣa có tài liệu thống kê về nguồn lợi thủy sản riêng cho vùng cửa Hội, mới chỉ có số liệu tổng hợp chung cho vùng cửa sông – ven biển của cả tỉnh Nghệ An [10]:

a. Sinh vật phù du

Về thực vật nổi (Phytoplankton) ở 6 cửa sông ven biển thuộc Nghệ An đã xác định đƣợc 55 loài, thuộc 5 ngành: tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Lam (Cyanophyta), tảo Giáp (Pyrophyta) và Mắt (Eulenophyta). Ngành tào Silic có số loài chiếm ƣu thế tuyệt đối với hơn 80% tổng số thực vật nổi đã đƣợc phát hiện.

Động vật nổi (Zooplankton) đã xác định đƣợc 48 loài, chủ yếu thuộc nhóm động vật giáp xác chân mái chèo, nhóm này quyết định mật độ số lƣợng động vật phù du. Khối lƣợng động vật nổi ở biển Nghệ An lớn nhất vào mùa hè, các mùa khác có biển đổi nhƣng không đáng kể.

b. Rong biển

Ở vùng cửa sông, ven biển, bãi triều và vùng nƣớc lợ của Nghệ An đã phát hiện và xác định đƣợc 55 loài, thuộc 27 giống của 4 ngành rong gồm: Lam, Lục, Nâu và rong Đỏ.

c. Nhuyễn Thể

- Nhóm Ốc: có giá trị kinh tế ở vùng biển Nghệ An nhƣ ốc Hƣơng, ốc Tù và, ốc Bù giác, ốc Lông, ốc Gai... Trong đó, ốc Hƣơng là loài kinh tế nhất và có phạm vi phân bố rộng, phân bố chủ yếu ở vùng biển Diễn Châu.

- Nhóm 2 mảnh vỏ: gồm các loài giá trị kinh tế nhƣ: Hàu, Vẹm, Sò Lông, Ngao, Điệp ...

- Nhóm Mực: Mực phân bố rộng trên khắp vùng biển Nghệ An, gồm: mực Ống 10 loài, mực Nang 10 loài. Trữ lƣợng Mực ƣớc tính 3.000 tấn, khả năng khai thác 1.500 tấn/năm,

nhƣng chỉ có một số nhóm loài đạt sản lƣợng cao: mực cơm, mực ống và mực nang… Mực phân bố ở vùng độ sâu trên 40 mét chiếm tới 63%.

31

d. Tôm biển

Tôm biển đƣợc xác định khoảng 20 loài, thuộc 8 giống, 6 họ. Những loài có phân bố rộng và có sản lƣợng tƣơng đối cao là: tôm He mùa, tôm Sắt, tôm Vàng, tôm Bộp và tôm Hùm. Các bãi tôm chính là bãi tôm Vịnh Diễn Châu, Lạch Quèn, Cờn và bãi tôm cửa Hội. Trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 700 tấn, khả năng khai thác 359 tấn/năm, trong đó tôm He chiếm 31%.

e. Cá biển

Cá biển có khoảng 267 loài, thuộc 91 họ. Cá sống ở vùng ven bờ có 121 loài, chiếm 45,32%, trong đó nhóm cá đáy và gần đáy có 101 loài. Cá sống xa bờ gồm 146 loài, chiếm 54,68%, trong đó cá đáy và gần đáy có 107 loài, cá nổi 39 loài.

Vùng biển Nghệ An có tổng trữ lƣợng các loài cá, tôm, mực khoảng 78.750 tấn/năm; trong đó vùng có độ sâu 30 mét vào bờ (ven bờ): 47.250 tấn/năm; vùng có độ sâu 30 trở ra (khơi): 31.500 tấn/năm. Khả năng khai thác cho phép tƣơng ứng là: 31.820 tấn/năm, 18.620 tấn và 13.200 tấn (bảng 1).

Bảng 1. Trữ lƣợng và khả năng khai thác hải sản ở vùng biển Nghệ An

TT Nhóm

Trữ lƣợng Khả năng khai thác cho phép

Vùng ven bờ (tấn) Vùng khơi (tấn) Cộng Vùng ven bờ (tấn) Vùng khơi (tấn) Cộng 1 Cá 46.000 29.000 75.000 18.000 12.000 30.000 2 Tôm 700 700 350 350 3 Mực 550 2.500 3.050 270 1.200 1.470 Cộng 47.250 31.500 78.750 18.620 13.200 31.820

Nguồn: Tài liệu của Viện Nghiên cứu hải sản Hải phòng - Chu Tiến Vĩnh 1998 [10]

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

 Đặc điểm dân cƣ

Dân số của vùng cửa Hội là 24.110 ngƣời (2013) trong đó phƣờng Nghi Hòa là 4.925 ngƣời, Nghi Hải là 9.468 ngƣời, xã Nghi Xuân là 9.717 ngƣời. Mật độ dân

32

cƣ trung bình của vùng cửa Hội là 1.541 ngƣời/km2. Trong đó, phƣờng Nghi Hòa có mật độ dân cƣ cao nhất, với 1.812 ngƣời/km2.

Tỷ lệ dân số nam và nữ của vùng biến động không nhiều qua các năm. Nữ thƣờng cao hơn nam, tuy nhiên mức chênh lệch này không lớn, nam chiếm 48,9% và nữ chiếm 51,1%.

Trong những năm qua, dƣới sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng, phong trào thực hiện kế hoạch hóa gia đình đƣợc tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, và với sự kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính đã thu đƣợc những kết quả khả quan. Tuy nhiên tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng tăng: từ 0,67% vào năm 2010 lên 1,27% vào năm 2012, tới năm 2013 có xu hƣớng giảm nhẹ là 1,01%.

 Lao động, thu nhập

Dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực khoảng 15.064 lao động, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thủy sản và nông nghiệp, trong đó phƣờng Nghi Hòa có 3.288 lao động, phƣờng Nghi Hải có 6.520 lao động và xã Nghi Xuân có khoảng 5.256 lao động. Nguồn nhân lực khá dồi dào, tuy nhiên trình độ còn thấp chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động phổ thông với trình độ thấp. Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của vùng từ 1,2 – 1,5 triệu/ tháng. Nhìn chung, mức thu nhập của ngƣời dân vùng cửa Hội cao hơn mức thu nhập trung bình của ngƣời dân trong tỉnh (800 nghìn – 1 triệu/ngƣời/tháng).

Mặc dù mật độ dân cƣ cao nhƣng diện tích đất trồng cây lƣơng thực chỉ chiếm khoảng 36% diện tích vùng. Bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời trong vùng cửa Hội là 115kg/ngƣời/năm (tƣơng đƣơng 9,6kg thóc/ngƣời/tháng). Nhƣ vậy, với dân số đông, sản lƣợng lƣơng thực thấp nên ngƣời dân địa phƣơng chủ yếu trông chờ thu nhập từ nguồn lợi thủy sản cửa sông - ven biển. Tuy nhiên, cùng với mật độ dân cƣ cao, trình độ dân trí thấp, năng lực cán bộ kỹ thuật và quản lý chƣa cao, nên ngƣời dân khai thác thủy sản tùy tiện, khai thác chƣa đi đôi với bảo vệ nguồn lợi [8].

33

3.2. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN 3.2.1. Tính đa dạng của khu hệ cá qua các bậc phân loại 3.2.1. Tính đa dạng của khu hệ cá qua các bậc phân loại

Qua số mẫu vật thu đƣợc trong hai đợt khảo sát năm 2013 và 2014 ở vùng cửa Hội, đến nay chúng tôi đã xác định đƣợc danh sách gồm 116 loài thuộc 42 họ và 9 bộ (bảng 2).

Bảng 2. Danh sách các loài cá phân bố tại khu vực cửa Hội

STT Tên khoa học Tên phổ thông 1 2 3 4 5 I. Anguilliformes I. Bộ cá Chình

1. Ophichthyidae 1. Họ cá Chình rắn

1. Pisodonophis boro (Hamilton, 1822) Cá Nhệch răng hạt + + +

II. Clupeiformes II. Bộ cá Trích

2. Clupeidae 2. Họ cá trích

2. Konosirus punctatus (Temminck &

Schlegel, 1846) VU Cá Mòi chấm + + +

3. Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758) EN Cá Mòi cờ hoa + + +

4. Sardinella albella (Valenciennes, 1847) Cá Trích bầu + + +

5. Sardinella fimbriata (Valenciennes, 1847) Cá Trích thƣờng + + +

6. Sardinella gibbosa (Bleeker, 1849) Cá Trích xƣơng + + +

3. Dussumieriidae 3. Họ cá Lầm

7. Dussumieria elopsoides Bleeker, 1849 Cá Lầm bụng to + + +

8. Dussumieriaacuta Valenciennes, 1847 Cá Lầm bụng dẹp + + +

4. Engraulidae 4. Họ cá Trỏng

9. Thryssahamiltonii Gray, 1835 Cá Rớp + + +

10. Thryssa kammalensis (Bleeker, 1849) Cá Lẹp cam + + +

11. Stolephorus chinensis (Gunther, 1880) Cá Cơm Trung Hoa + + +

12. Stolephorus indicus (Van Hasselt, 1823) Cá Cơm Ấn Độ + + +

13. Coilia grayii Richardson, 1845 Cá Lành canh trắng + + +

34

STT Tên khoa học Tên phổ thông 1 2 3 4 5 III. Silurifformes III. Bộ cá Nheo

5. Ariidae 5. Họ cá Úc

15. Arius arius (Hamilton, 1822) Cá Thiều + + +

16. Arius sinensis (Lacepède, 1803) Cá Úc Trung Hoa + + +

17. Ariusbilineatus (Valenciennes, 1840) Cá Úc + + +

6. Plotosidae 6. Họ cá Ngát

18. Plotosus lineatus (Thunberg, 1787) Cá Ngát + + +

IV. Aulopiformes IV. Bộ cá Đèn lồng

7. Synodontidae 7. Họ cá Mối

19. Sauridaundosquamis (Richardson, 1848) Cá Mối vạch + +

20. Saurida tumbil (Bloch,1795) Cá Mối thƣờng + + +

21. Trachinocephalus myops (Forster,1801) Cá Mối hoa + + +

22. Harpadon nehereus (Hamilton, 1822) Cá Khoai + + +

V. Beloniformes V. Bộ cá Nhói

8. Belonidae 8. Họ cá Nhói

23. Strongylura strongylura (van Hasselt, 1823) Cá Nhói đuôi chấm + +

9. Hemirhamphidae 9. Họ cá Kìm

24. Hemirhamphus far (Forsskål, 1775) Cá Kìm chấm + +

VI. Scorpaeniformes VI. Bộ cá Mù làn

10. Tetrarogidae 10. Họ cá Mù làn lưng dài

25. Paracentropogon rubripinnis (Temminck &

Schlegel, 1843) Cá Mù làn +

+

11. Triglidae 11. Họ cá Chào mào

26. Chelidonichthysspinosus (McClelland,

1844) Cá Chào mào +

+

12. Platycephalidae 12. Họ cá Chai

35

STT Tên khoa học Tên phổ thông 1 2 3 4 5

28. Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758) Cá Chai Ấn Độ + + +

VII. Perciformes VII. Bộ cá Vƣợc

13. Ambassidae 13. Họ cá Sơn biển

29. Ambassis gymnocephalus (Lacepède, 1802) Cá Sơn đầu trọc + +

14. Serranidae 14. Họ cá Mú

30. Cephalopholis miniata (Forsskål, 1775) Cá Mú son + +

31. Epinephelus sexfasciatus 1828) (Valenciennes, Cá Mú sáu sọc + +

32. Epinephelus bleekeri (Vaillant,1878) Cá Mú đuôi xám + +

33. Cephalopholis boenak (Bloch, 1790) Cá Mú than + +

15. Teraponidae 15. Họ cá Căng

34. Terapon theraps Cuvier, 1829 Cá Căng vẩy to + + +

35. Pelates sexlineatus (Qouy & Gaimard, 1824) Cá Căng sáu sọc + +

36. Pelates quadrilineatus (Bloch, 1790) Cá Ong + + +

16. Sillaginidae 16. Họ cá Đục biển

37. Sillago sihama (Forsskăl, 1775) Cá Đục bạc + + +

17. Lactariidae 17. Họ cá Vạng mỡ

38. Lactarius lactarius (Bloch & Schneider,

1801) Cá Vạng mỡ +

+

18. Carangidae 18. Họ cá Khế

39. Atropus atropos (Bloch & Schneider, 1801) Cá Bao áo + + +

40. Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) Cá Chỉ vàng + + +

41. Alepes djedaba (Forsskăl, 1775) Cá Róc + + +

42. Alepes kleinii (Bloch, 1793) Cá Ngân + + +

43. Alepesmelanoptera (Swainson,1839) Cá Tráo vây lƣng đen + +

44. Carangoides malabaricus (Bloch &

Schneider, 1801) Cá Hiếu +

+ +

45. Atulemate (Cuvier, 1833) Cá Tráo + + +

46. Decapterus maruadsi (Temminck &

Schlegel, 1843) Cá Nục sò +

+ +

36

STT Tên khoa học Tên phổ thông 1 2 3 4 5

47. Seriola dumerili (Risso,1810) Cá Cam sọc + + +

48. Zonichthys nigrofasciata (Ruppell, 1829) Cá Cam vân + + +

49. Scomberoides lysan (Forsskål, 1775) Cá Bè + +

50. Parastromateus niger (Boch,1795) Cá Chim đen + + +

19. Leiognathidae 19. Họ cá Liệt

51. Eubleekeriasplendens (Cuvier, 1829) Cá Liệt xanh + + +

52. Leiognathus lineolatus (Valenciennes, 1835) Cá Liệt sọc + +

53. Leiognathus leuciscus (Gunther, 1860) Cá Liệt trắng + +

54. Leiognathus equulus (Forsskål, 1775) Cá Liệt lớn + + +

55. Leiognathus bindus (Valenciennes ,1835) Cá Liệt mõm ngắn + +

56. Leiognathusberbis (Valenciennes, 1835) Cá Liệt bè + +

57. Secutor ruconius (Hamilton, 1822) Cá Liệt vằn lƣng + +

20. Lutjanidae 20. Họ cá Hồng

58. Lutianus russelli (Beeker, 1849) Cá Hồng chấm đen + + +

21. Gerreidae 21. Họ cá Móm

59. Gerreserythrourus (Bloch, 1791) Cá Móm + +

60. Gerresfilamentosus Cuvier, 1829 Cá Móm gai dài + +

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN (Trang 34 -34 )

×