a. Hệ thống và phương pháp phân loại
Các mẫu đƣợc tiến hành định loại bằng phƣơng pháp phân tích, so sánh hình thái. Một số ít loài có kích thƣớc lớn, dễ nhận biết thì không thu mẫu mà đƣợc xác định trực tiếp ngay tại thực địa.
Tài liệu chính đƣợc sử dụng trong định loại là: “FAO species identification guide for fishery purposes – The living marine resources of Western Central Pacific. Vol 3, 4, 5, 6” của FAO và “Fishes of Japan – with pictorial keys to the species, English edition – vol. I, II” của Tetsuji Nakabo (2002); “Fishes of the Cambodian Mekong, FAO, Rome” của Rainboth (1996); “Ngƣ loại phân loại học” của Vƣơng Dĩ Khang, 1962 (Nguyễn Bá Mão dịch) cùng một số tài liệu khác [12, 31, 32, 33, 34]. Ngoài ra, phần mềm FISHBASE 2004 [36] và trang web http://fishbase.org [37] cũng đƣợc sử dụng để tham khảo khi xác định các nhóm sinh thái và kiểm tra lại các loài cá đã định loại.
Tài liệu "Catalog of Fishes - Vol. 1, 2, 3" của Eschmeyer W. N. và phiên bản điện tử cập nhật 2013 đƣợc sử dụng để kiểm tra, khẳng định tên Latinh (tên khoa học) và sắp xếp hệ thống [35, 38, 39]. Tên tiếng Việt (tên phổ thông) đƣợc xác định chủ yếu theo các quyển “Danh lục cá biển Việt Nam - Tập I, II, III, IV và V” của Nguyễn Hữu Phụng (Chủ biên), “Ngƣ loại phân loại học” của Vƣơng Dĩ Khang (1962) và một số tài liệu khác [12, 16, 17, 18, 19, 20, 28].
22
b. Một số dấu hiệu dùng trong phân loại
Các đặc điểm hình thái đƣợc dùng khi định loại (hình 2, 3, 4):
Chỉ tiêu đếm:
+ Các vây: Thƣờng đếm số lƣợng gai, tia không phân nhánh, tia phân nhánh của các vây lƣng (cả vây 1 và vây 2), vây hậu môn, vây ngực, vây bụng và vây đuôi.
+ Các loại vảy: Vảy đƣờng bên, vảy trên – dƣới đƣờng bên (ở các loài cá có đƣờng bên), vảy dọc thân, vảy ngang thân, vảy trƣớc vây lƣng, vảy dọc cán đuôi, vảy quanh cán đuôi bên (ở các loài cá không có đƣờng bên).
+ Các số đếm khác: Số lƣợng râu, số lƣợc mang ở cung I, số tia màng mang, số lƣợng lỗ mang lộ ra bên ngoài.
Nhìn chung các dấu hiệu số đếm cũng có phạm vi biến đổi nhƣng ổn định hơn dấu hiệu tỷ lệ số đo. Có rất nhiều dấu hiệu đếm đƣợc dùng để giám định phân loại cá khá tốt. Nhiều dấu hiệu có tính ổn định cao nhƣ vây hậu môn có 3 gai cứng ở phần lớn các loài thuộc bộ cá Vƣợc (Perciformes).
Chỉ tiêu đo: Chiều dài thân, đầu và mõm, khoảng cách trƣớc vây lƣng, giữa hai ổ mắt, đƣờng kính mắt, chiều dài cuống đuôi, chiều cao thân lớn nhất và nhỏ nhất, tính tỷ lệ giữa các số đo.
Số đếm các vây và vẩy theo kí hiệu: - D: Kí hiệu vây lƣng, viết tắt của chữ Doral Fin - A: Kí hiệu vây hậu môn, viết tắt của chữ Anal fin - P: Kí hiệu vây ngực, viết tắt của Pectoral fin - V: Kí hiệu vây bụng, viết tắt của Ventral fin - C: Kí hiệu vây đuôi, viết tắt của Caudal fin - L1 = x 𝑢
v y Trong đó:
- L1: Kí hiệu số đếm vẩy đƣờng bên, viết tắt của chữ Lateral Line - x là số lƣợng vẩy đƣờng bên nhỏ nhất
- y là số lƣợng vẩy đƣờng bên lớn nhất - u là số lƣợng hàng vẩy trên đƣờng bên
23
- v là số lƣợng hàng vẩy dƣới đƣờng bên Đối với cá có hai vây lƣng
- D1 là kí hiệu vây lƣng thứ nhất - D2 là kí hiệu vây lƣng thứ hai Kí hiệu các chỉ tiêu đo nhƣ sau: - L0: Chiều dài mình bỏ vây đuôi - L: Chiều dài toàn thân cá
- Lc: Chiều dài Smith, từ mõm đến chẻ vây đuôi - H: Chiều cao lớn nhất của thân
- h: Chiều cao nhỏ nhất của thân - hD: Chiều cao vây lƣng
- hA: Chiều cao vây hậu môn - hP: Chiều cao vây ngực - hV: Chiều cao vây bụng - lD: Chiều dài gốc vây lƣng - lA: Chiều dài gốc vây hậu môn - a: Chiều dài đầu
- b: Chiều dài mõm - c: Đƣờng kính mắt - e: Chiều dài cuống đuôi
Các số đo và đếm đƣợc xác định trên nhiều cá thể của cùng một loài. Sử dụng các dụng cụ: thƣớc đo độ dài, compa, kim, mũi mác, dao mổ, panh, etyket, ghim mẫu…khi định loại mẫu cá.
24
Hình 2. Các thuật ngữ chuyên môn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) [33]
25
Hình 3. Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xƣơng hàm và các kiểu răng dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) [33]
26
Hình 4. Các đặc điểm cấu tạo, hình dạng của mang, bóng bơi, tia vây, đuôi và vây đuôi dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) [33]
27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN