a. Dạng sống
Theo tiêu chuẩn phân chia theo chiều thẳng đứng (theo cột nƣớc), đã xác định đƣợc ở vùng cửa Hội có 32 loài cá nổi (chiếm 27,59% tổng số loài) thuộc 3 họ và 3 bộ; 84 loài cá đáy (chiếm 72,41% tổng số loài) thuộc 34 họ và 7 bộ (bảng 2). Trong đó 2 bộ có tất cả các loài thuộc cá nổi là bộ cá Trích (Clupeiformes) và bộ cá Nhói (Beloniformes); duy nhất có bộ cá Vƣợc (Perciformes) là vừa có đại diện của cá nổi và vừa có cá đáy; 6 bộ còn lại chỉ có các đại diện là cá đáy.
Về cá nổi: họ cá Khế (Carangidae) chiếm số lƣợng loài cao nhất với 11 loài; tiếp theo là họ cá Trích (Clupeidae) với 5 loài.
Về cá đáy: họ cá Bống trắng (Gobiidae) chiếm số lƣợng loài cao nhất với 10 loài; tiếp theo là họ cá Liệt (Leiognathidae) và cá Đối (Mugilidae) cùng có 7 loài.
b. Các nhóm sinh thái
Về mặt sinh thái, trong tổng số 116 loài cá đã xác định đƣợc tại khu vực nghiên cứu, có thể chia thành 2 nhóm cá sau:
Cá cửa sông: chiếm ƣu thế với 74 loài (chiếm 63,79% tổng số loài thuộc 27 họ và 9 bộ) (bảng 2). Trong số này có nhiều loài thuộc cá cửa sông chính thức nhƣ các loài thuộc họ cá Liệt (Leiognathidae), họ cá Móm (Gerreidae), họ cá Trỏng (Engraulidae), họ cá Đối (Mugilidae)… Đại diện thuộc các họ cá này cá Rớp (Thryssa hamiltonii), cá Lẹp cam (Thryssa kammalensis), cá Lành canh trắng (Coilia grayii), cá Lành canh đỏ (Coilia mystus), các loài cá Đối, cá Liệt… Phần lớn các loài cá này là cá cỡ nhỏ, sống đáy.
Cá biển: có 42 loài (chiếm 36,21% tổng số loài) thuộc 19 họ và 5 bộ. Đây là những loài có khả năng thích nghi với môi trƣờng sống luôn biến đổi và khắc nghiệt của vùng cửa sông ven biển để tồn tại và phát triển. Đại diện cho nhóm này có các loài thuộc họ cá Khế (Carangidae), cá Đàn lia (Callionymidae), cá Thu (Scombridae)…
45