3.3.4.1. Khai thác quá mức
Có thể nói, đây đƣợc xem đây là thách thức lớn nhất đối với nguồn lợi thủy hải sản nói chung và nguồn lợi cá nói riêng ở vùng cửa Hội. Số lƣợng tàu thuyền có công suất nhỏ vẫn chiếm tỉ lệ cao, hoạt động của những tàu thuyền này chủ yếu là gần bờ.Mật độ tàu thuyền khai thác ở vùng lộng và vùng ven bờ quá mức cho phép, đặc biệt vùng ven bờ (trung bình 1,4 km2/tàu thuyền) tạo ra áp lực khai thác rất lớn cho hai vùng này [7].
3.3.4.2. Khai thác bằng phương tiện và cách thức mang tính hủy diệt
Hiện tại, việc sử dụng các phƣơng tiện khai thác mang tính hủy diệt vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Nhiều tàu thuyền sử dụng kích thƣớc mắt lƣới nhỏ chƣa đúng quy định; tình trạng dùng chất nổ, xung điện để khai thác thủy sản vẫn còn xảy ra. Bình quân 1 thuyền có 1 giã tôm dùng điện đánh bắt ở vùng cửa sông – ven biển [8].
Phần lớn tàu thuyền khai thác với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, tình trạng khai thác không theo Quy định mùa vụ; khai thác cả vào mùa cá sinh sản, đánh bắt cá con, khai thác tại các vùng cấm khai thác.
Những phƣơng tiện và phƣơng thức khai thác này gây tác hại lớn đến nguồn lợi thủy hải sản của vùng, ảnh hƣởng đến khả năng tái sản xuất nguồn lợi khi hải sản đƣợc đánh bắt gồm nhiều cá thể đang ở giai đoạn sinh trƣởng ban đầu của vòng đời và cá bố mẹ đang sinh sản xuất hiện ở vùng gần bờ.
54
3.3.4.3. Ô nhiễm nguồn nước
Chất lƣợng nƣớc vùng cửa Hội đang bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân sau: - Chất thải từ các tàu thuyền tại cảng cá: tại vùng cửa Hội, tỉnh Nghệ An đã xây dựng cảng cá cửa Hội nên có khoảng 700 tàu thuyền đánh cá thƣờng xuyên ra vào cửa Hội, gồm có tàu cá của Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu và của 11 tỉnh khác (Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Phú Yên…). Đa số tàu cá vào cửa Hội là tàu có công suất lớn, thƣờng neo đậu tập trung ở bờ Sông Lam thuộc Phƣờng Nghi Hải - TX Cửa Lò. Các tàu thuyền thƣờng xuyên xả trực tiếp nƣớc thải xuống sông. Ngoài ra, do số lƣợng tàu thuyền nhiều, dẫn tới làm xáo trộn nƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng sống của các loài sinh vật vùng cửa sông [7].
- Chất thải từ các cơ sở, xí nghiệp trên địa bàn: Cửa Hội còn phải chịu một lƣợng nƣớc thải lớn của các nhà máy trên lƣu vực chƣa đƣợc xử lý hoặc xử lý chƣa triệt để thải thẳng xuống sông gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Qua điều tra cho thấy, nhà máy giấy Sông Lam đóng tại địa bàn xã Hƣng Lam với lƣợng hóa chất xử lý lên tới 10 tấn/ngày. Lƣợng nƣớc thải này đổ trực tiếp xuống sông chƣa qua xử lý. Điển hình là vào tháng 5/2005, nƣớc thải của nhà máy này đã gây ô nhiễm trầm trọng trên khoảng 10 km, làm cho cá tôm chết trôi dạt vào bờ [8].
- Chất thải sinh hoạt từ khu vực dân cư: với mật độ dân cƣ cao, các chất thải sinh hoạt hầu hết không qua xử lý, đổ trực tiếp xuống sông, làm ô nhiễm môi trƣờng sống, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các sinh vật vùng cửa sông.
- Các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động nông nghiệp: nông nghiệp không phải là nghề chủ yếu của dân cƣ trong khu vực, tuy nhiên vùng cửa sông – ven biển Nghệ An có truyền thống trồng rau màu nhƣ lạc, vừng, đậu, cải bắp, xu hào, cà chua... nên sử dụng một lƣợng khá lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ và kích thích sinh trƣởng. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông.
55
3.3.4.4. Công tác quản lý và ý thức người dân
- Do tập quán nghề nghiệp khai thác có từ lâu đời và điều kiện kinh tế của ngƣ dân còn khó khăn nên số lƣợng tàu thuyền có công suất lắp máy dƣới 90CV tập trung khai thác ở vùng lộng và ven bờ còn quá lớn; cơ cấu nghề nghiệp cũng bất hợp lý. - Do phần lớn tàu thuyền khai thác với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, nên rất khó quản lý, kiểm soát. Do đời sống khó khăn, nên ý thức bảo vệ nguồn lợi của ngƣời dân còn thấp.
- Một số ít chủ phƣơng tiện chƣa chấp hành tốt quy định nhà nƣớc về công tác đăng ký, đăng kiểm bảo đảm an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện hoạt động khai thác thủy sản. Trang thiết bị an toàn cứu sinh, cứu hỏa, hàng hải, … chƣa đƣợc trang bị đầy đủ hoặc trang bị nhƣng sử dụng lâu đã kém chất lƣợng chƣa đƣợc thay mới.
- Thời gian khai thác hữu ích chƣa cao, ngƣ dân chỉ quen khai thác ven bờ, tối đi sáng về hoặc sáng đi chiều về; không thông thạo ngƣ trƣờng vùng khơi. Các tàu xa bờ có công suất lớn thì thời gian bám biển của từng chuyến cũng không dài, chỉ 7 - 15 ngày, tối đa là 20 ngày.