1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

120 357 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  PHẠM TIẾN NAM ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VIÊN NÉN NHẢ CHẬM ĐẾN MỘT SỐ GIỐNG LÚA VỤ XUÂN TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN, 2014 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  PHẠM TIẾN NAM ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VIÊN NÉN NHẢ CHẬM ĐẾN MỘT SỐ GIỐNG LÚA VỤ XUÂN TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 Người hướng dẫn khoa học: TS Trương Xuân Sinh ii NGHỆ AN, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Phạm Tiến Nam iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - Tiến sỹ Trương Xuân Sinh - Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy Cô giáo khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh, Lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thạch Hà, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm ứng dụng và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự động viên, hỗ trợ rất lớn về mặt vật chất và tinh thần của gia đình, bạn bè. Tôi xin trân trọng những tình cảm cao quý đó! Nghệ An, ngày 09 tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Tiến Nam iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TGST : Thời gian sinh trưởng S.E.S : Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn trên cây lúa FAO : Tổ chức Nông lương thế giới IRRI : Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế NS : Năng suất NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu TLHC : Tỷ lệ hạt chắc P1000 : Khối lượng 1000 hạt CCCC : Chiều cao cuối cùng NHH : Nhánh hữu hiệu TSC : Tuần sau cấy LA : Diện tích lá LAI : Chỉ số diện tích lá KTT : Kết thúc trỗ ĐNHH : Đẻ nhánh hữu hiệu v MỤC LỤC * Khí hậu 18 Kết luận: 71 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những vùng đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu. Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm cải tạo cơ sở hạ tầng cho các công trình thuỷ lợi, diện tích gieo trồng lúa đã mở rộng hơn và hệ số luân canh tăng theo. Nhiều vùng trước đây chỉ trồng một vụ lúa nay đã trồng được 2-3 vụ. Từ 1989 Việt Nam đã tự túc được lương thực và duy trì lượng gạo xuất khẩu ngày một tăng. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực. Sản lượng lúa của Việt Nam từ 24,9 triệu tấn năm 1995 đã tăng lên 35,9 triệu tấn năm 2007, bình quân tăng 1,1 triệu tấn/năm, đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới. Điều đáng chú ý là trong khi diện tích lúa giảm từ 7.666 nghìn ha năm 2000 xuống 7.201 nghìn ha năm 2007, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng từ 32.529 nghìn tấn năm 2000 lên 35.927 nghìn tấn năm 2007 (Niên giám thống kê, 2007). Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh, dân số liên tục tăng làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích đất trồng lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra ở đây là cần phải nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lúa, nhằm đáp ứng được nhu cầu lương thực cho người dân và cho xuất khẩu. Cây lúa cũng giống như nhiều loại cây trồng khác yêu cầu nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng, trong đó gồm những nguyên tố không thể thiếu là C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Zn, Fe, Cu, Mo, Bo, Mn và các nguyên tố vi lượng khác. Khi có đầy đủ các chất dinh dưỡng cây lúa mới có thể sinh trưởng, phát triển bình thường và cho năng suất. Lúa là cây trồng cần tương đối nhiều phân, phải bón nhiều phân một cách hợp lý mới có thể đạt năng suất cao. Nếu bón phân không cân đối, không hợp lý làm cho lúa sinh trưởng, phát triển không bình thường và làm giảm năng suất. 1 Do vậy quan hệ giữa lượng phân bón và năng suất là mối quan hệ có tính chất quy luật nhất định. Khi căn cứ vào các chỉ tiêu sản xuất để xác định mức độ phân bón cần xem xét toàn diện, kết hợp giữa giống, đất đai, mật độ cấy, các biện pháp trồng trọt khác với điều kiện ngoại cảnh bên ngoài. Tuy nhiên hậu quả của việc bón phân hoá học quá nhiều là làm cho chất lượng nông sản ngày càng giảm sút. Phân bón là cơ sở cho việc tăng năng suất lúa. Từ lâu các nhà khoa học trong và ngoài nước có nhiều công trình nghiên cứu về phân bón cho lúa. Trong các loại phân đa lượng thì đạm, lân, kali đều rất quan trọng cho cây lúa do vậy các công trình nghiên cứu cho việc bón phân NPK hợp lý là điều không thể thiếu để tăng năng suất lúa. Từ trước tới nay có rất nhiều nghiên cứu về bón phân cho lúa và các nghiên cứu này đều khẳng định là hiệu quả sử dụng phân đạm đối với lúa nước không cao. Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng phân bón thấp là do đạm trong đất lúa bị mất đi qua các con đường sau: Do bốc hơi dưới dạng NH 3 , do rửa trôi bề mặt khi nước tràn bờ, do rửa trôi theo chiều sâu nhất là dạng nitrat (NO 3 - ), bay hơi dưới dạng N 2 do hiện tượng phản nitrat hoá. Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm phát triển phân bón quốc tế (IFDC) thì cây lúa chỉ hút được 30% lượng đạm được bón cho lúa nếu bón theo phương pháp vãi trên mặt ruộng. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng đạm cho cây lúa, người nông dân phải bón lượng đạm gấp 3 lần lượng đạm cây lúa cần hút. Điều đó dẫn đến tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất lúa. Hơn nữa, nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm bởi NO 3 - bị rửa trôi theo chiều sâu. Quá trình mất đạm xảy ra mạnh hay yếu chủ yếu phụ thuộc vào loại hệ thống nông nghiệp, đặc điểm đất đai, phương thức canh tác, biện pháp bón phân và điều kiện thời tiết. Đối với đất ngập nước, việc mất đạm dưới dạng khí NH 3 và phản đạm hoá là hai quá trình chủ yếu. Ở lúa cấy, lượng NH 3 mất đi do bay hơi có thể từ 20% đến trên 80% tổng lượng đạm mất từ phân bón. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mất NH 3 là nồng độ amôn, nhiệt độ và pH của dung dịch đất hoặc nước tưới. Ở nước ta hầu hết phân đạm bón được sử dụng là dạng phân amôn, do vậy việc giải phóng đạm dưới 2 dạng khí từ quá trình nitrat - phản nitrat hoá cần được chú ý. Nitrat hoá là quá trình oxy hóa nitrat, trong đất quá trình này còn có sự tham gia của các vi khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng. Trong đất lúa ngập nước, quá trình nitrat hoá xảy ra ở lớp đất mặt và xung quanh bộ rễ lúa, tưới tiêu luân phiên sẽ thúc đẩy quá trình này, khi tiêu nước quá trình nitrat hoá sẽ được tăng cường. Quá trình phản nitrat hoá là một quá trình dị hoá nitrat và nitrit thành NO, N 2 O và N 2 , quá trình này chỉ xảy ra khi độ ẩm trong đất lớn hơn 60%. Nhìn chung lượng đạm bị mất đi do quá trình phản nitrat hoá đạt lớn nhất khi đất bị ngập nước, bón lượng đạm cao và hàm lượng các chất hữu cơ trong đất cao. Nông nghiệp thế kỷ XXI phát triển trên cơ sở đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho cây và đất trồng. Nhiệm vụ của loài người là phải cải tạo một mức nông nghiệp bền vững trong đó giảm đến mức tối đa việc mất chất dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi sinh ngăn chặn thải NH4 + và N03 - vào nguồn nước sinh hoạt. Ở Việt Nam, lượng phân hoá học bón cho lúa ngày càng tăng cao qua các năm thì việc nghiên cứu cách bón phân hợp lý nhằm giảm bớt lượng phân hoá học bón vào đất, nâng cao năng suất lúa, góp phần bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhằm giảm bớt đầu vào cho nông dân canh tác lúa và giảm ngoại tệ nhập phân bón cho Nhà nước. Huyện Thạch Hà nói riêng và Tỉnh Hà Tĩnh nói chung cây lúa được xác định là cây trồng chính, diện tích sản xuất lúa hàng năm của huyện gần 14.000 ha, năng suất bình quân hàng năm đạt từ 47 – 53 tạ/ha, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng lúa đạt còn rất thấp. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ Xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được tác dụng của phân viên nén nhả chậm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa trồng ở vụ xuân 2014 của huyện Thạch Hà; 3 - So sánh hiệu quả kinh tế và năng suất của một số giống lúa vụ Xuân tại Thạch Hà, Hà Tĩnh được bón phân viên nén nhả chậm so với việc bón các loại phân thông thường. - Đồng thời chọn ra được giống lúa thích hợp với bón phân viên nén cho địa phương. 3. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa vụ Xuân ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học Đưa ra những dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và phát triển của các giống lúa nghiên cứu trồng trên địa bàn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Bổ sung những kiến thức mới trong sử dụng phân viên nén bón cho cây lúa tại Hà Tĩnh cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo sản xuất. * Ý nghĩa thực tiễn. Khẳng định hiệu quả của phân bón viên nén nhả chậm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây lúa trên địa bàn huyện Thạch Hà nói riêng và Hà Tĩnh nói chung; Làm cơ sở để nhân rộng phương pháp bón phân viên nén trong thâm canh lúa áp dụng cho địa bàn huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh. Góp phần thực hiện Đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp của UBND Tỉnh, Đề án phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVIII về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề xuất đưa phương pháp bón phân viên nén nhả chậm vào thâm canh lúa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. 4 [...]... nghiên cứu phân bón ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, Bùi Huy Đáp cho biết: Phân hoá học cung cấp từ 1/3 đến 1/2 11 lượng phân đạm cho lúa Những năm gần đây việc bón phân chuồng cho lúa không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây nên con người đã sử dụng phân đạm hoá học để bón Mỗi giống lúa khác nhau cần một lượng phân bón nhất định... kỹ thuật vào sản xuất Trong tương lai, nước ta vẫn là nước sử dụng một lượng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù chủ yếu vẫn phải nhập khẩu phân bón 1.4 Điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh 1.4.1 Điều kiện tự nhiên ở Thạch Hà – Hà Tĩnh Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là 605.574 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 98.171ha... về sử dụng phân bón cho cây lúa được trình bày ở bảng 7: Bảng 7 Mức đầu tư phân bón cho cây lúa trên đất huyện Thạch Hà Phân chuồng ( tấn/ha) Các loại phân bón N P2O5 ( kg/ha) (kg/ha) K2O (kg/ha) 23 2011 9-10 85-95 70-85 60-75 2012 9-10 90- 95 75-90 65-75 2013 10-11 95-100 75-90 65-80 ( Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà) Từ bảng 7 cho thấy việc bón phân cho lúa được người... thấp thì bón vào lúc 20 ngày trước trỗ, nếu bón liều lượng đạm cao thì bón vào lúc cây lúa đẻ nhánh [9] Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đất, mùa vụ và liều lượng phân đạm bón vào đến tỷ lệ đạm do cây lúa hút [5 ] Không phải do bón nhiều đạm thì tỷ lệ đạm của lúa sử dụng nhiều Ở mức phân đạm 80 kg N/ha, tỷ lệ sử dụng đạm là 46,6%, so với mức đạm này có phối hợp với phân. .. mưa ngay làm hầu hết lượng đạm bón bị rửa trôi Biện pháp bón phân cho lúa bao gồm bón lót (được vùi vào đất hay là bón trên mặt) và bón thúc một đến hai lần Biện pháp bón phân truyền thống này nói chung là tiện lợi, nhưng rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bón phân đạm theo kiểu trên thường cho hiệu quả rất thấp Các yếu tố khác cũng làm giảm hiệu quả của phân bón cho lúa nước như trong điều kiện... riêng Sự biến đổi của phân đạm khi bón vào đất theo các hướng chính kết hợp với tuần hoàn của nó sẽ giải thích bản chất gây ô nhiễm của việc bón phân đạm không hợp lý * Hiệu suất sử dụng phân đạm của cây lúa Phân urê được sử dụng khá rộng rãi trong trồng lúa, vì giá sản xuất phân tương đối rẻ và chi phí vận chuyển thấp, hàm lượng đạm trong phân cao (46%) Tuy nhiên hiệu quả sử dụng phân đạm của cây trồng... cứu các giống lúa Indica có phản ứng với phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica nhưng lại phản ứng yếu hơn khi hàm lượng phân bón tăng Khi bàn về năng suất tác giả cho biết: năng suất là kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân bón và biện pháp kỹ thuật Ở vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất cao vì nó phản ứng tốt với phân bón Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair,... kết các thí nghiệm 4 mức đạm từ năm 1992 đến 1994, kết quả cho thấy: Phản ứng của phân đạm đối với lúa phụ thuộc vào thời vụ, loại đất và giống lúa [14] và lượng đạm có hiệu quả cao là 90 N, bón trên mức đó là gây lãng phí Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều thí nghiệm về 28 ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lúa vụ Đông xuân và Hè thu trên đất phù sa đồng bằng... của lúa cũng rất cần thiết phải bón thêm nhiều đạm [19], [40], [24 ] Tuy nhiên, phân đạm được chia ra bón nhiều lần dẫn đến người nông dân rất khó xác định thời gian và lượng bón chính xác cho lúa Nhiều trường hợp bón 25 quá nhiều đạm ở giai đoạn sau, lúa quá tốt, nhiều sâu bệnh dẫn đến năng suất lúa rất thấp Mặt khác, việc chia phân đạm làm nhiều lần bón phụ thuộc vào thời tiết, nhiều trường hợp bón. .. nhưng chủ yếu bón vào thời kỳ bón lót, bón thúc khi đẻ nhánh và bón khi lúa bước vào thời kỳ đòng Tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà bón, khi bón phải dựa vào thời tiết, khí hậu, mùa vụ Cần tập trung lượng đạm vào thời kỳ đẻ nhánh vì đây là thời kỳ khủng hoảng đạm lớn nhất của cây lúa Nếu bón đạm tập trung vào thời kỳ đẻ 15 nhánh sẽ kích thích cây lúa đẻ nhiều và tập trung, do đó số nhánh hữu . suất lúa trồng ở vụ xuân 2014 của huyện Thạch Hà; 3 - So sánh hiệu quả kinh tế và năng suất của một số giống lúa vụ Xuân tại Thạch Hà, Hà Tĩnh được bón phân viên nén nhả chậm so với việc bón. hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ Xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh . 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được tác dụng của phân viên nén nhả chậm đến sự sinh trưởng,. PHẠM TIẾN NAM ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VIÊN NÉN NHẢ CHẬM ĐẾN MỘT SỐ GIỐNG LÚA VỤ XUÂN TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w