1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa

55 687 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 739,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHOÁ Chuyên nghành: Lâm học Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Người thực hiện : Đào Thị Thắm Giáo viên hướng dẫn : Ths. Bùi Thị Huyền Thanh Hoá, tháng 05 năm 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHOÁ Chuyên nghành: Lâm học Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis A.Juss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Người thực hiện : Đào Thị Thắm Lớp : K10 Đại Học Lâm Học Khoá học : 2007 - 2011 Giáo viên hướng dẫn : Ths. Bùi Thị Huyền Thanh Hoá, tháng 05 năm 2011 MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG Lời lời cảm ơn…………………………………………… 4 Mở đầu…………………………………………………… 5 Chương I Tổng quan về tài liệu nghiên cứu………………………… 6 1.1 Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ……………………… 6 1.2 Cơ sở khoa học của việc bón phân……………………… 7 1.3 Những nghiên cứu trên thế giới………………………… 10 1.4 Những nghiên cứu ở Việt Nam………………………… 10 1.4.1 Những nghiên cứu về phân bón…………………………… 11 1.4.2 Những nghiên cứu về cây Lát hoa………………………… 12 Chương II Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 14 2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………… 14 2.2 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………. 14 2.3 Nội dung nghiên cứu………………………………………. 14 2.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………… 14 2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiêm……………………………. 14 2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi…………………………………………… 16 2.4.3 Phương pháp theo dõi chỉ tiêu…………………………… 16 2.4.4 Phương pháp sử lý số liệu…………………………………. 18 Chương III Kết quả nghiên cứuphân tích kết quả nghiên cứu…… 22 3.1 Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu………………. 22 3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên…………………………… 22 3.1.2 Đặc điểm về điều kiện sản xuất…………………………… 23 3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm………………………………………… 23 3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đ ến chiều cao cây 25 3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đến đường kính cổ rễ………………………………………………………… 28 3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đến chiều dài lá… 30 3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây con…………………………………………………… 32 3.4 Xác định nồng độ phân bón thích hợp…………………… 34 3.5 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây gieo ươm………………………………………………. 41 Chương IV Kết luận, tồn tại và kiến nghị……………………………… 43 4.1 Kết luận……………………………………………………. 43 4.2 Tồn tại…………………………………………………… 43 4.3 Kiến nghị………………………………………………… 44 Tài liệu tham khảo………………………………………… 46 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1) TN Thí nghiệm 2) CT Công thức 3) ĐC Đối chứng 4) H vn Chiều cao cây 5) D 0 Đường kính cổ rễ 6) L l Chiều dài lá 7) LN Lần nhắc 7) TB Trung bình 8) Giá trị trung bình 9) LSD 0.05 Ngưỡng so sánh 10) CV% Sai số thí nghiệm 11) PROB Xác xuất X LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học Hồng Đức, Khoa Nông lâm ngư nghiệp, Bộ môn lâm nghiệp đã tiến hành kỳ thực tập cuối khoá của mình tại vườn ươm cơ sở 3 trường ĐH Hồng Đức từ ngày 10/1 đến ngày 20/5/2010 với nội dung “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến sinh trưởng của L át hoa giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi tại vườn ươm”. Để thực hiện được báo cáo này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Hồng Đức, Ban chủ nhiệm khoa Khoa Nông lâm ngư nghiệp, các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm nghiệp và cô giáo hướng dẫn. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa nông lâm ngư nghiệp và các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm nghiệp đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Bùi Thị Huyền đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ, thời gian và kinh phí nên báo cáo không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, tháng 5 năm 2010 Sinh viên : Đào Thị Thắm MỞ ĐẦU Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) là cây gỗ lớn thuộc họ Xoan (Meliaceae Juss), là cây gỗ lớn mọc khá nhanh. Gỗ có màu hồng nhạt, có ánh vân đẹp, cứng và nặng trung bình, dễ làm, ít co giãn, không bị mối mọt, thường dung để đóng đồ đạc, làm gỗ dán lạng hoặc trang sức bề mặt. Dễ gây trồng và có thể phát triển trên diện rộng của các tỉnh Bắc Trung Bộ [2]. Chất lượng cây con đem trồng rừng đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Chất lượng cây con đem trồng rừng phụ thuộc vào chất lượng hạt giống và kỹ thuật chăm sóc cây con, trong đó bón phân và phân loại phân bón là một trong những nhân tố quyết định. Bón đủ phân và bón phân hợp lý sẽ phát huy hết tiềm năng của cây, cây con sẽ đủ tiêu chuẩn trồng rừng. Thực tế cho thấy bón phân có tác động rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng cây con. Một nguyên tắc quan trọng trong việc bón phân cho cây trồng là phải cân đối NPK. Đây là các nguyên tố đa lượng cây cần nhiều nhất, nếu thiếu một chất nào cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và năng suất của cây. Ngược lại nếu bị thừa cũng không có lợi cho cây, lại tốn thêm chi phí. Nhu cầu các chất NPK khác nhau tùy theo loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây. Phân bón NPK (3-6-1) là loại phân bón tổng hợp. Trong đó thành phần gồm các nguyên tố N, P, K, là 3 trong các nguyên tố có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực vật. Để nâng cao sự hiểu biết của mình về công tác vườn ươm và góp phần nâng cao chất lượng cây con đem trồng rừng tôi thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến sinh trưởng của Lát hoa ở giai đoạn 1- 3 tháng tuổi tại vườn ươm cơ sở 3 trường Đại học Hồng Đức". Kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cây con lát hoa. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu Lát hoa là cây gỗ lớn, cao 25 – 30m, đường kính 120 – 130cm. Thân thẳng, lá kép lông chim một lần chẵn. Lá chét 7 – 10 đôi mọc cách, dài 10 – 12cm, rộng 5 – 6cm, hình trái xoan hoặc mũi mác, đầu có mũi nhọn. Hoa nở vào tháng 4 – 5, quả hình bầu dục có đầu nhọn dài 4 – 5cm, rộng 2 – 3cm, mỗi ô có nhiều hạt chất ngang thành 2 hàng, quả chín váo tháng 11 [2]. Lát hoa sống ở những vùng đá vôi hoặc thung lũng núi đá hoặc núi đất, mọc tới độ cao 800mưa sáng, mọc chậm, sống lâu, khi nhỏ ưa bóng, sinh trưởng nhanh. Cây 10 tuổi trở lên có tốc độ sinh trưởng chậm hơn [2]. Ở Việt Nam Lát hoa phân bố nhiều ở các tỉnh phía bắc từ Hà Tĩnh trở ra Thanh Hoá, Lạng Sơn [2] . Gỗ nặng, màu hồng nhạt, lõi màu đỏ, có ánh đồng, vân đẹp, thớ mịn, ít co giãn, cong vênh, không bị mối mọt, thường được dùng đóng đồ gỗ cao cấp. Lát hoa được dùng để cải tạo, phục hồi rừng hoặc trồng rừng phân tán [2]. Kỹ thuật hạt giống: Quả chín từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Khi chín chuyển từ màu xanh sang màu nâu sẫm. Hạt lúc chín có màu cánh dán. Quả thu về rải đều phơi trong nắng nhẹ, rồi đập lấy hạt. Hạt phơi trong nắng nhẹ sau 2 ngày kiểm tra hạt khô đem cất trữ băng cách cho hạt vào lọ sành, trên rắc một lớp tro mỏng, để nơi thoáng mát hoặc bảo quản lạnh bằng cách giữ nhiệt độ thường xuyên 0 0 C, sau 10 tháng tỷ lệ nảy mầm giảm 5% so với khi mới thu hái [3] . Kỹ thuật nhân giống bằng hạt. Hạt tốt trước khi gieo phải xử lý bằng cách ngâm nước ấm 35 -40 0 C trong 3 – 5 giờ, vớt ra rửa chua rồi ngâm. Hàng ngày rửa chua. Khi hạt nứt nanh đem gieo. Gieo vãi hạt sau đó lấp một lớp đất mỏng 0.3 – 0,5cm, trên phủ rơm rạ đã tẩy trừ sâu nấm để giữ ẩm. [3]. Kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm [3] bao gồm: - Tưới nước đủ ẩm để giữ ẩm cho đất sau khi cấy, tưới thường xuyên và liên tục 2lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát trong 20 ngày đầu sau khi cấy, sau đó có thể giảm xuống 1lần/ngày hoặc chỉ tưới khi đất khô. - Che bóng cho cây sau khi cấy - Nhổ cỏ phá váng định kỳ 10-15 ngày 1 lần, cỏ trên mặt luống phải luôn sạch, kết hợp với dung que vót nhọn xới nhẹ lớp váng tạo trên mặt bầu. - Bón thúc định kỳ để thúc đẩy sinh trưởng của cây con. Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã. Không được tưới nước vào những ngày nắng gắt, vào lúc buổi trưa. tốt nhất là nên bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn. 1.2. Cơ sở khoa học của việc bón phân. Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật nói chung và Lát hoa nói riêng. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển cơ thể thực vật. Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chí sử dụng phân bón chiếm 30%. Việc kết hợp cân đối các nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, thế thống canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sư dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đươc bón trực tiếp vào đất hoặc hoà lẫn vào nược phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con. Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây, chúng đều có trong đất và được cây tròng hấp thụ qua hệ thống rễ. Tuy nhiên số lượng các nguyên tố này đất không có khả năng cung cấp đủ cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng, do đó phải bón phân bổ sung. Hiện tượng cây thiếu các nguyên tố vi lượng vẫn xảy ra do trong đất quá nghèo hoặc bón không đủ phân hữu cơ, nhu cầu dinh dưỡng của cây cao mà đất không cung cấp đủ. Viêc bón phân cho cây trồng phải tiến hành thường xuyên và được chú trọng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và nâng cao sức sống cho cây trồng. Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn. Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất cao [16]. Theo Nguyễn Xuân Quát (1985)[6], để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia. Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6…Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [10]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [...]... các nồng độ khác nhau đến sinh trưởng của cây Lát hoa ở độ tuổi 1 - 3 tháng, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp kĩ thuật chăm sóc hợp lý giai đoạn vườn ươm 2.3 Nội dung nghiên cứu -Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây con - Xác định nồng độ phân bón thích hợp - Đề xuất... Thị Thảo đã nghiên cứu về dinh dưỡng NPK đối với Thông nhựa đã cho thấy dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Thông nhựa mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh của cây Bón phân hợp lý làm tăng sức đề kháng của cây đối với bệnh phấn trắng [ ] Năm 2000, Hoàng Công Đãng trong luận văn tiến sỹ đã đề cập đến ảnh hưỏng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởngsinh khối của loài cây... trung bình chiều cao cây của các lần lặp Công thức NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% 7.29 7.3 7.77 8.35 8.7 9.17 9.69 9.73 9.75 ĐC Lần lặp 1 2 3 6.2 6.08 6.05 Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa thu được kết quả sau: Bảng 3.6: Kết quả xử lý phân tích ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây Anova:... ĐC Lần lặp 1 2 3 1.54 1.56 1.68 Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa Sau khi xử lý thống kê ta thu được kết quả sau: Bảng 3.9: Kết quả phân tích ảnh hưởng của phân bón đến D0 của cây Anova: Single Factor SUMMARY Groups NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% ĐC ANOVA Source of Variation Between Groups... Ở tất cả các công thức có sử dụng NPK (3-6-1), các chỉ tiêu về sinh trưởng H vn, D0, Ll ở các lần thu thập số liệu của cây con Lát hoa đều sinh trưởng theo thời gian và ở các công thức bón phân cao hơn công thức đối chứng Tuy nhiên không thể kết luận ngay rằng sự sai khác đó là do ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) vì ngay cả khi không bón phân thì các chỉ tiêu sinh trưởng nêu trên vẫn có thể tăng lên... bình (cây) Cây xấu(cây) 40 11 39 6 26 4 48 25 3.2.1: Ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến chiều cao cây con Sinh trưởng về chiều cao là sự lớn lên của cây do đỉnh sinh trưởng Đỉnh sinh trưởng là nơi tập trung mô sơ cấp và tập trung nhiều tế bào phân sinh Tế bào này phân chia nhanh chóng làm ngọn cây lớn lên Lát hoa là loại cây ưa sáng, đỉnh sinh trưởng phát triển rõ rệt có thể nhận thấy bằng mắt thường... cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên của trường được thực hiện nhưng trang thiết bị phục vụ cho quá trình nghiên cứu đang còn thiếu, điều kiện nghiên cứu tại vườn trường còn phụ thuộc vào thời tiết và các yếu tố bên ngoài khác 3.2 Kết quả ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm Sinh trưởng là quá... 6.37 Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa Sau khi xử lý thống kê ta thu được kết quả sau: Bảng 3.12: Kết quả phân tích ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài lá Anova: Single Factor SUMMARY Groups NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% ĐC ANOVA Source of Variation Between Groups Within Groups Count 3 3 3... đó tác giả đã nghiên cứu tác động riêng lẽ của từng loại phân NPK đến sinh trưởng và chất lượng cây con bần chua… [2] Từ kết quả nghiên cứu của nhà bác học của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy đối với từng loài, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì yêu cầu về phân bón cũng khác nhau Các tác giả đã xác định chính xác định lượng phân bón phù hợp để cây con của các loài cây đó sinh trưởng nhanh,... chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về chiều dài lá Ll của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi So sánh giá trị trung bình của các công thức có sử dụng phân với công thức ĐC qua bảng sau: Bảng 3.13: Hiệu số của chỉ tiêu Ll của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng Chỉ tiêu NPK 0,1% Ll (cm) Hiệu số so với công thức ĐC (cm) Công thức NPK 0,3% NPK 0,5% Đối . dung nghiên cứu -Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm. - Nghiên cứu ảnh hưởng. ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHOÁ Chuyên nghành: Lâm học Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Diễn biến của các yếu tố khí hậu qua các tháng tron g3 năm 2008-2010 - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.1 Diễn biến của các yếu tố khí hậu qua các tháng tron g3 năm 2008-2010 (Trang 26)
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả các lần thu thập số liệu - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp kết quả các lần thu thập số liệu (Trang 28)
Qua kết quả bảng 3.1 ta thấy: Ở tất cả các cơng thức có sử dụng NPK (3-6-1), các chỉ tiêu về sinh trưởng Hvn, D0, Ll ở các lần thu thập số liệu của cây con Lát hoa đều sinh trưởng theo thời gian và ở các cơng thức bón phân cao hơn công thức đối chứng - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
ua kết quả bảng 3.1 ta thấy: Ở tất cả các cơng thức có sử dụng NPK (3-6-1), các chỉ tiêu về sinh trưởng Hvn, D0, Ll ở các lần thu thập số liệu của cây con Lát hoa đều sinh trưởng theo thời gian và ở các cơng thức bón phân cao hơn công thức đối chứng (Trang 29)
Bảng3.5: Giá trị trung bình chiều cao cây của các lần lặp - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.5 Giá trị trung bình chiều cao cây của các lần lặp (Trang 30)
Kết quả bảng 3.6 cho thấy FH = 117,3824 >F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về chiều cao của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
t quả bảng 3.6 cho thấy FH = 117,3824 >F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về chiều cao của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi (Trang 31)
Bảng 3.7: Hiệu số của chỉ tiêu Hvn của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.7 Hiệu số của chỉ tiêu Hvn của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng (Trang 31)
Bảng 3.8: Giá trị trung bình đường kính cổ rễ của các lần lặp - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.8 Giá trị trung bình đường kính cổ rễ của các lần lặp (Trang 32)
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát  hoa - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
d ụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa (Trang 33)
Bảng 3.9: Kết quả phân tích ảnh hưởng của phân bón đến D0 của cây - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.9 Kết quả phân tích ảnh hưởng của phân bón đến D0 của cây (Trang 33)
Qua bảng 3.10 cho thấy, trong công thức đối chứng chỉ số về đường kính cổ rễ đạt 1.59 (mm), chỉ số này lần lượt tăng lên theo các cơng thức có nông độ tăng dần từ 0,1%; 0,3%; 0,5%  - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
ua bảng 3.10 cho thấy, trong công thức đối chứng chỉ số về đường kính cổ rễ đạt 1.59 (mm), chỉ số này lần lượt tăng lên theo các cơng thức có nông độ tăng dần từ 0,1%; 0,3%; 0,5% (Trang 34)
Bảng 3.11: Giá trị trung bình chiều dài lá của các lần lặp - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.11 Giá trị trung bình chiều dài lá của các lần lặp (Trang 35)
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
d ụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa (Trang 35)
3.3. Ảnh hưởng của phân bó nở các nồng độ đến chất lượng cây con. - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
3.3. Ảnh hưởng của phân bó nở các nồng độ đến chất lượng cây con (Trang 36)
Qua bảng 3.13 cho thấy, trong công thức ĐC chỉ số về chiều dài lá Ll đạt 5,96 (cm), chỉ số này lần lượt tăng lên theo các cơng thức có nơng độ tăng dần từ 0,1%; 0,3%; 0,5% - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
ua bảng 3.13 cho thấy, trong công thức ĐC chỉ số về chiều dài lá Ll đạt 5,96 (cm), chỉ số này lần lượt tăng lên theo các cơng thức có nơng độ tăng dần từ 0,1%; 0,3%; 0,5% (Trang 36)
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các cấp chất lượng - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.14 Bảng tổng hợp các cấp chất lượng (Trang 37)
χ2n tra bảng 12.6 - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
2n tra bảng 12.6 (Trang 38)
Qua bảng (3.15) cho thấy χ2n tính tố n= 60.13538 > χ 2n tra bảng = 12.6 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi. - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
ua bảng (3.15) cho thấy χ2n tính tố n= 60.13538 > χ 2n tra bảng = 12.6 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi (Trang 38)
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp số liệu về Hvn, D0, Ll - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.16 Bảng tổng hợp số liệu về Hvn, D0, Ll (Trang 39)
Qua bảng 3.17 cho thấy xác xuất bằng .000 (xác xuất này <0,05 được coi là bé) điều này có nghĩa là trong thí nghiệm này khi xử lý các công thức khác nhau đã cho kết quả khác nhau cũng có nghĩa là các nồng độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến  các chỉ - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
ua bảng 3.17 cho thấy xác xuất bằng .000 (xác xuất này <0,05 được coi là bé) điều này có nghĩa là trong thí nghiệm này khi xử lý các công thức khác nhau đã cho kết quả khác nhau cũng có nghĩa là các nồng độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ (Trang 40)
Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả tính tốn chỉ tiêu LSD, CV%, PROB - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả tính tốn chỉ tiêu LSD, CV%, PROB (Trang 40)
Qua bảng 3.18 cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5%LS D= 0,448741, PROB = .000< 0.05 và CV% = 2.8% ( là sai số thí nghiệm) chấp nhận thí nghiệm là chính xác (thường trong Lâm nghiệp có thể chấp nhận CV% đến 5%) và việc bón phân với các cơng thức ở các  - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
ua bảng 3.18 cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5%LS D= 0,448741, PROB = .000< 0.05 và CV% = 2.8% ( là sai số thí nghiệm) chấp nhận thí nghiệm là chính xác (thường trong Lâm nghiệp có thể chấp nhận CV% đến 5%) và việc bón phân với các cơng thức ở các (Trang 42)
Bảng 3.20. phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu đường kính cổ rễ - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
Bảng 3.20. phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu đường kính cổ rễ (Trang 43)
Qua kết quả xử lý bảng 3.20 cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,111147, PROB = .000 < 0.05 và CV% = 2.9% sai số thí nghiệm  được chấp nhận ( chấp nhận thí nghiệm là chính xác) và việc bón phân với  các công thức ở các nồng độ khác nhau đưa đế - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
ua kết quả xử lý bảng 3.20 cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,111147, PROB = .000 < 0.05 và CV% = 2.9% sai số thí nghiệm được chấp nhận ( chấp nhận thí nghiệm là chính xác) và việc bón phân với các công thức ở các nồng độ khác nhau đưa đế (Trang 44)
Qua kết quả xử lý bảng (3.22) cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,452882; PROB = .000 < 0,05 và CV% = 2.9% sai số thí nghiệm  được chấp nhận ( chấp nhận thí nghiệm là chính xác) ) và việc bón phân với  - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
ua kết quả xử lý bảng (3.22) cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,452882; PROB = .000 < 0,05 và CV% = 2.9% sai số thí nghiệm được chấp nhận ( chấp nhận thí nghiệm là chính xác) ) và việc bón phân với (Trang 45)
Lập bảng so sánh từng cặp sai dị để tìm ra cơng thức ảnh hưởng tốt nhất của phân bón đến chiều dài lá: - nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa
p bảng so sánh từng cặp sai dị để tìm ra cơng thức ảnh hưởng tốt nhất của phân bón đến chiều dài lá: (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w