- Sơ đồ thí nghiệm Bảo vệ
2.3.2. Thời kỳ chín
Mỗi ô lấy 10 khóm
- Đo chiều cao cây: Tính từ sát mặt đất đến đầu mút của bông cao nhất, không kể râu (cm)
- Số bông/khóm
- Khối lượng 100 hạt: Cách tính như sau + Nguyên tắc
Mẫu phân tích để xác định khối lượng 1000 hạt được lấy ra từ phần hạt sạch, được đếm và cân để tính khối lượng của 1000 hạt.
+ Cách tiến hành
Mẫu phân tích được tiến hành trên toàn bộ phần hạt sạch của phép thử phân tích độ sạch hoặc một phần hạt sạch được lấy ra từ phần đại diện của mẫu gửi. Phải hạn chế tối đa sự thay đổi độ ẩm của mẫu phân tích bằng cách chỉ bảo quản mẫu phân tích trong một thời gian ngắn trước khi tiến hành thử nghiệm và phải đựng trong bao chống ẩm.
Có thể tiến hành theo một trong hai cách sau:
+ Đếm toàn bộ mẫu phân tích: Dùng máy đếm toàn bộ số hạt trong mẫu phân tích. Sau khi đếm, tiến hành cân toàn bộ mẫu, lấy số chữ số thập phân khi cân theo quy định nhỏ hơn 1000 hạt lấy 4 chữ số thập phân.
+ Đếm tám lần nhắc: Từ mẫu phân tích lấy ra ngẫu nhiên 8 lần nhắc, mỗi lần nhắc 100 hạt (bằng tay hoặc bằng máy đếm hạt). Cân từng lần nhắc, lấy 1 chữ số chữ số thập phân. + Tính độ lệch chuẩn: s= ( ) ) 1 ( * ) ( 2 2 − − ∑ ∑ N N X X N trong đó:
là khối lượng của từng lần nhắc, tính bằng gam (g); N là tổng số lần nhắc.
+ Tính hệ số biến thiên: V= s ×100 trong đó:
X là khối lượng trung bình của 100 hạt từ 8 lần nhắc, tính bằng gam (g).
Nếu hệ số biến thiên V ≤ 6 đối với các loại hạt cỏ có vỏ ráp và V ≤ 4 đối với các loại hạt khác thì kết quả được dùng để tính.
Nếu hệ số biến thiên V vượt ra ngoài giới hạn này không nhiều thì phải làm tiếp 8 lần nhắc khác và tính
x
x
độ lệch chuẩn cho cả 16 lần nhắc. Loại bỏ những lần nhắc có khối lượng chênh lệch quá hai lần độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình. Các lần nhắc còn lại được dùng để tính kết quả.
+ Tính kết quả
Nếu đếm toàn bộ mẫu phân tích thì khối lượng của 1000 hạt được tính từ khối lượng của toàn bộ mẫu.
Nếu đếm các lần nhắc thì khối lượng trung bình của 1000 hạt được tính từ khối lượng trung bình của các lần nhắc 100 hạt.
- Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố: Số bông / đơn vị diện tích, số hạt / bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Được tính theo công thức:
NSLT = A.B.C.10-4 (tạ/ha)
Trong đó: A là số bông trên đơn vị diện tích B là số hạt chắc trên bông
C là khối lượng 1000 hạt.
- Năng suất thực thu: tính ở độ ẩm 13% theo quy định của IRRI. - Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón viên nén nhả chậm: + Tăng thu khi sử dụng phân bón viên nén nhả chậm ( triệu đồng/ha) + Tăng chi khi sử dụng phân bón viên nén nhả chậm ( triệu đồng/ha)