Ảnh hưởng của mức bón phân viên nén đến động thái tăng trưởng chiều

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 54 - 57)

- Sơ đồ thí nghiệm Bảo vệ

3.2. Ảnh hưởng của mức bón phân viên nén đến động thái tăng trưởng chiều

cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh khá trung thực về tình hình phát triển của cây lúa. Chiều cao cây ngoài yếu tố di truyền quy định, nó còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật canh tác. Ở mức độ nhất định nó là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất cây lúa. Trong sản xuất trên đồng ruộng nếu ta có một quần thể phát triển đồng đều về chiều cao thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây quang hợp và tích luỹ được nhiều chất khô. Các giống khác nhau có những đặc điểm sai khác nhau về chiều cao, chiều cao cây có liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng đẻ nhánh của giống.

Vì vậy nghiên cứu tăng trưởng chiều cao cây lúa giúp người trồng lúa có biện pháp chăm sóc phù hợp như: bón phân cân đối, điều tiết nước…

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao giống lúa trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.2.

Qua Bảng 3.2 ta thấy, giai đoạn sau cấy từ 2-4 tuần do cây mạ vừa bén rễ hồi xanh nên chiều cao cây đều tăng rất chậm, sự khác nhau giữa các mức phân bón là không lớn. Thời điểm này chịu tác động của thời tiết rét đậm nên sau khi cấy khoảng 15 ngày hầu như lúa không phát triển, nhiều lá lúa bị úa, lá mạ thiếu diệp lục và xanh nhạt. Sau 4 tuần chiều cao cây tăng mạnh vì cây lúa chuyển sang giai đoạn vươn lóng, chuẩn bị làm đòng và thời tiết nắng ấm dần tạo điều kiện cho lúa hấp thụ chất dinh dưỡng nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Kết quả cũng cho thấy chiều cao cây tăng lên rõ rệt khi bón phân viên nén nhả chậm. Sau 12 tuần gieo cấy chiều cao cây đều tăng chậm do cây lúa bước sang thời kì chín. Chiều cao cây cuối cùng dao động trong khoảng từ 88,70 – 104,87cm, chiều cao cây thấp nhất ( 88,70 cm ) ở công thức P1G1 và cao nhất ( 104,87cm ) ở công thức P2G3.

chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị: cm

Công

thức Giống

Thời kỳ theo dõi sau cấy

2TSC 4TSC 6TSC 8TSC 10TSC 12TSC CCCC P1 G1 20,03d 28,07d 43,97f 62,47e 75,40e 82,97f 89,63g G2 16,83e 25,67e 45,07ef 64,53e 77,10de 85,77e 90,90f G3 21,93c 28,13d 48,50ed 67,27d 79,77d 88,57d 91,87e G4 19,67d 27,00ed 42,93f 63,30e 71,47f 84,40ef 88,70h P2 G1 28,03b 36,07bc 51,97c 70,47c 83,40c 90,97c 97,63c G2 28,83b 37,67b 57,07b 76,53b 89,10b 97,77b 102,90b G3 34,93a 41,13a 61,50a 80,27a 92,77a 101,57a 104,87a G4 27,67b 35,00c 50,93cd 71,30c 79,47d 92,40c 96,70d LSD0.05 1,437 2,132 3,627 2,505 3,653 2,421 0,903 CV% 3,3 3,7 4,1 2,0 2,5 1,5 0,5

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì sai khác với p<0,05.

Hình 3.1. Ảnh hưởng phân bón viên nén đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Nhận xét:Các công thức bón phân viên nén (P2G1, P2G2, P2G3 & P2G4) cho chiều cao cây cuối cùng cao hơn so với các công thức không bón phân viên nén, tuy nhiên chiều cao cây cũng tăng lên đến mức giới hạn tối đa cúa nó. cụ thể là: Giống KD18 ở công thức không bón phân viên nén là 89,63cm và bón

phân viên nén là 97,63cm, sự chênh lệch tối đa giữa bón và không bón phân viên nén là 8cm.

Giống PC6: Sự chênh lệch tối đa giữa bón và không bón phân viên nén là 12cm.

Giống TH3-3: Sự chênh lệch tối đa giữa bón và không bón phân viên nén là 13cm.

Giống VTNA2: Sự chênh lệch tối đa giữa bón và không bón phân viên nén là 8cm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w