Kỹ thuật bón Phân viên nhả chậm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 44 - 48)

+ Thời điểm bón: Bón ngay sau khi cấy, thời gian bón càng ngắn càng tốt

(vụ xuân sau cấy từ 1-5 ngày, vụ mùa sau cấy từ 1-3 ngày).

+ Cách bón:

Dúi 1 viên phân sâu 6-8cm giữa 4 khóm lúa Cách 1 hàng dúi 1 hàng

+ Lượng bón: Tùy theo mật độ cấy mà có thể bón từ 16-19kg/sào Trung bộ. Trong vòng 20-25 ngày sau khi dúi phân không được bước vào vị trí đã dúi phân để không làm xê dịch viên phân. Có thể dùng máy để bón phân

* Những công dụng của phân bón viên nén nhả chậm:

- Bón phân viên nén dúi sâu đã tiết kiệm được 34% lượng đạm so với bón vãi thông thường.

- Tăng năng suất lúa trung bình từ 15 – 19%.

- Giảm các chi phí về công cấy, công làm cỏ và chi phí về giống. - Giảm sâu bệnh, chi phí về thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc.

- Làm tăng giá trị sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng lúa.

- Chỉ bón một lần cho cả vụ

- Do sử dụng phân viên nén đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp bón phân truyền thống lại phù hợp với xu thế canh tác lúa hiện nay, giảm các khâu canh tác và cơ giới hoá, giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón [6], [7] nên ngày càng được nông dân ở nhiều vùng chấp nhận.

- Bón phân viên nén dúi sâu đã tiết kiệm được 34% lượng đạm so với bón vãi thông thường.

- Tăng năng suất lúa trung bình từ 15 – 19%.

- Giảm các chi phí về công cấy, công làm cỏ và chi phí về giống. - Giảm sâu bệnh, chi phí về thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc.

- Làm tăng giá trị sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng lúa.

- Chỉ bón một lần cho cả vụ

- Do sử dụng phân viên nén đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp bón phân truyền thống lại phù hợp với xu thế canh tác lúa hiện nay, giảm các khâu canh tác và cơ giới hoá, giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón [6], [7] nên ngày càng được nông dân ở nhiều vùng chấp nhận.

Tuy nhiên, mỗi chất đất khác nhau thì khả năng cung cấp dinh dưỡng khác nhau; mỗi giống lúa khác nhau thì nhu cầu sử dụng phân bón cũng khác nhau do vậy cần xác định lượng phân viên, kích thước viên và tỷ lệ các chất trong viên phân phù hợp với một số chân đất và giống lúa phổ biến của mỗi vùng.

Mặt khác viên phân nén NK và NPK thường có độ cứng thấp, dễ hút ẩm nên dễ bị vỡ khi vận chuyển, thời gian cất giữ ngắn nên không vận chuyển đi xa được và thường phải sản xuất chỉ trong một thời gian ngắn trước khi gieo cấy lúa gây nên tình trạng căng thẳng trong sản xuất phân và cung ứng không kịp thời cho sản xuất lúa.

Ý tưởng về bón phân sâu cho lúa đã được hình thành và được nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ 20 ở Nhật, sau đó nó được thử nghiệm ở Việt Nam, nhưng không triển khai được vì tốn nhiều công lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Cuối những năm 90 của thế kỷ 20, với sự tài trợ của quỹ Quốc tế về phát triển

nông nghiệp (IFAD), tổ chức phát triển phân bón quốc tế (IFDC) có nhiều nghiên cứu về phân bón sâu và đưa ra giải pháp nén phân Ure lại thành viên để bón sâu cho ruộng lúa. Kỹ thuật này đã được triển khai ở một số nước Châu Á như Bangladesh, Philippines, Trung Quốc…. đã tiết kiệm đáng kể lượng phân bón và nâng cao năng suất lúa, được nông dân trồng lúa ở các nước nói trên chấp nhận và áp dụng.

Mức tăng năng suất lúa trung bình qua 4 năm (2001 - 2004) mà các nông hộ có được do áp dụng phân viên là 4,5 tấn/ha, gần như gấp đôi năng suất ban đầu là 2,3 tấn/ha ruộng lúa nước. Hơn 60% hộ gia đình dân tộc thiểu số miền núi ở các vùng thử nghiệm phải chịu tình trạng trong một năm thiếu gạo ăn đến 4 tháng hoặc hơn nữa thì tác dụng của phân viên nén làm tăng năng suất lúa góp phần đảm bảo bảo an ninh lương thực là rất quan trọng. Ngoài ra bón phân viên nén giảm được 30 - 50% lượng phận đạm so với bón vãi thông thường giúp người nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo cơ hội nâng cao thu nhập của nghề trồng lúa.

Từ những năm 2000 với sự giúp đỡ về tài chính và công nghệ của tổ chức IFDC, Trường Đại học Nông nghiệp I nghiên cứu, sau đó đã phối hợp với tổ chức IDE thử nghiệm để phát triển sản phẩm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu cho lúa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Trải qua 5 năm nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai, sản phẩm phân dúi và kỹ thuật bón phân viên nén ngày càng hoàn thiện được đông đảo nông dân trồng lúa ở các tỉnh trong vùng dự án và các tỉnh khác quan tâm và áp dụng rộng rãi.

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống lúa sử dụng là giống PC6, TH 3-3, Khang dân 18, VTNA2.

- Phân viên nén nhả chậm bón dúi chuyên bón cho lúa của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phân tích đất trước khi bố trí thí nghiệm

- Các chỉ tiêu phân tích: pHH2O, pHKCl, độ dẫn điện (EC), hữu cơ tổng số (OM), Nito tổng số (Nst), Photpho tổng số (Pst), Kali tổng số (Kts), Photpho dễ tiêu (Pdt), Kali dễ tiêu (Kdt), Canxi trao đổi (Ca2+), Magie trao đổi (Mg2+).

(ĐVT: Kết quả phân tích/Mẫu th ương phẩm) pHH2O pHKcl EC OM Nts Pts Kts Pdt Kdt Ca2+ Mg2+ mho/cm (%) (%N) %P2O5 %K2O MgP2O5/ 100gđ %K2O/ 100gđ me / 100g đ me / 100gđ 5,1 4,6 3,5x103 0,95 0,101 0,037 0,364 6,03 3,25 3,2 1,30

(Nguồn:Phòng phân tích trung tâm thuộc viện Thổ nhưỡng Nông hoá tháng 12/2013)

2.2.2. Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo kiểu split-plot với 3 lần nhắc lại. + Phân bón (ô lớn): Gồm 2 công thức

Công thức 1 (P1): Bón bình thường theo quy trình chung của trung tâm khuyến nông Huyện (đối chứng)

Công thức 2 (P2): Bón phân viên nén nhả chậm của Trường Đại học Nông nghiệp I

+ Giống (ô nhỏ): Gồm 4 giống: Giống 1 (G1): Giống KD18 Giống 2 (G2): Giống PC6 Giống 3 (G3): Giống TH3-3

Giống 4 (G4): Giống VTNA2 - Tổng ô thí nghiệm:

2 công thức phân bón x 4 công thức Giống x 3 lần nhắc lại = 24 ô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w