- Sơ đồ thí nghiệm Bảo vệ
3.4. Ảnh hưởng của mức bón phân viên nén đến động thái tăng trưởng số nhánh cây của các giống lúa thí nghiệm
nhánh cây của các giống lúa thí nghiệm
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa nó liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất sau này. Nhánh lúa được hình thành và phát triển từ các mầm nách (mầm nhánh ở gốc thân). Khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác… Quá trình đẻ nhánh của cây lúa tuân theo một quy luật nhất định. Thông thường ở ruộng mạ dày không có hiện tượng đẻ nhánh, chuyển sang ruộng cấy mới bắt đầu
đẻ nhánh, số nhánh tăng dần và đến một giai đoạn nào đó thì không tăng nữa mà thậm chí còn lụi đi. Vì vậy mà việc tìm hiểu khả năng đẻ nhánh của cây lúa là rất quan trọng giúp ta xác định các biện pháp kỹ thuật tác động để có được số nhánh hữu hiệu cao nhất tạo tiền đề năng suất cao sau này.
Qua theo dõi thí nghiệm về ảnh hưởng của các mức đạm bón dạng phân viên nén đến khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả trình bày ở Bảng 3.4.
Giai đoạn 2 TSC là giai đoạn bén rễ hồi xanh, bắt đầu đẻ nhánh, số nhánh ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt. Đối với công thức bón phân viên nén nhả chậm đều có ảnh hưởng tới số nhánh của các giống lúa thí nghiệm. Ở giai đoạn này, số nhánh ở các công thức có chiều hướng tăng tỷ lệ khi sử dụng phân bón viên nén. Số nhánh thấp nhất (3,00 nhánh) ở các công thức không sử dụng phân bón viên nén và cao nhất (4,67 nhánh) ở công thức P2G3.
Giai đoạn 4 TSC, số nhánh ít nhất với công thức P1G4 là 6,00 nhánh, số nhánh cao nhất với công thức P2G3 là 8,00 nhánh.
Giai đoạn 6 TSC, số nhánh tối đa ứng với công thức bón phân viên nén P2G3(11,67 nhánh); cao hơn đối chứng không sử dụng phân bón viên nén ở công thức P1G2 (9,67 nhánh). Sau đó, số nhánh vô hiệu bắt đầu tàn lụi dần đi và ổn định vào giai đoạn hình thành bông hữu hiệu.
Từ giai đoạn từ 8 TSC trở đi, là giai đoạn số nhánh ở các công thức đều giảm dần và ổn định để hình thành số bông hữu hiệu. Ở thời điểm 12 TSC, số nhánh thấp nhất (5,33 nhánh) ở 2 công thức P1G1 và P1G4. Cũng ở thời điểm này, số nhánh đạt cao nhất (7,00 nhánh) ở 2 công thức P2G2 và P2G3 (bón phân viên nén).
Nhận xét:
Các công thức bón phân viên nén (P2G1, P2G2, P2G3 & P2G4) cho số nhánh cao hơn so với các công thức không bón phân viên nén, tuy nhiên chênh lệch tối đa giữa công thức bón và không bón phân viên nén là 1 - 2 nhánh.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón viên nén đến động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa thí nghiệm
Đơn vị: nhánh Công Thức Giống 2TSC 4TSC 6TSC 8TSC 10TSC 12TSC P1 G1 3,00 6,33bc 10,67a 7,67cd 6,67 5,33b G2 3,00 6,33bc 9,67a 8,00bcd 6,67 5,67b G3 3,67 7,33ab 10,67a 8,00bcd 7,00 6,00ab G4 3,00 6,00c 10,00a 7,33d 6,33 5,33b P2 G1 3,33 7,00ab 10,67a 8,67abc 7,67 6,33ab G2 3,67 7,33ab 11,00a 9,00ab 8,00 7,00a G3 4,67 8,00a 11,67a 9,33a 8,33 7,00a G4 3,67 6,67bc 10,33a 8,33bcd 7,33 6,33ab LSD0.05 0,726 1,069 1,568 0,755 0,838 0,812 CV% 11,7 8,7 8,3 5,1 6,5 7,5
Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì sai khác với p<0,05.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của phân bón viên nén đến động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa thí nghiệm