- Sơ đồ thí nghiệm Bảo vệ
3.7. Ảnh hưởng của mức bón phân viên nén nhả chậm đến tổng số lá và màu sắc lá của các giống lúa thí nghiệm
sắc lá của các giống lúa thí nghiệm
Tổng số lá: Số lá trên cây có liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích lá của quần thể. Số lá trên cây được quyết định bởi đặc tính di truyền của các giống. Thông thường một giống lúa có số lá nhất định, tuy nhiên vẫn có sự thay đổi nhưng không lớn tùy vùng sinh thái, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng phân bón viên nén đến tổng số lá và màu sắc lá của các giống lúa thí nghiệm
Công thức Giống Tổng số lá Màu sắc lá P1 G1 12,00c Xanh G2 12,33bc Xanh G3 12,67b Xanh G4 12,00c Xanh nhạt P2 G1 13,00b Xanh G2 13,00b Xanh đậm
G3 13,67a Xanh đậm
G4 13,00b Xanh
LSD0.05 0,593
CV% 2,6
Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì sai khác với p<0,05.
Màu sắc lá: Là đặc tính di truyền của từng giống, tuy vậy màu sắc lá cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường như: phân bón, thời tiết… những giống có phản ứng đạm cao có lá đứng, ngắn hẹp dày, có màu xanh đậm, thân ngắn và cứng. Màu sắc lá liên quan đến mức độ sâu bệnh hại thường lá màu xanh đậm thu hút côn trùng đến sinh đẻ nên gây hại nhiều.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén đến tổng số lá và màu sắc lá của các giống lúa ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.7 :
Qua bảng số liệu ta thấy, các công thức bón phân viên nén: công thức P2G3 (13,67 – bón phân dạng viên nén) có tổng số lá cao hơn so với công thức P1G1 và P1G4 (12,00 nhánh – không bón phân viên nén). Màu sắc lá có sự thay đổi rõ rệt, ở các công thức P1G2 và P1G3 (không bón phân viên nén) có màu sắc lá xanh nhạt hơn so với công thức P2G2 và P2G3 có màu sắc lá đậm hơn (bón phân viên nén).