Ảnh hưởng của mức bón phân viên nén nhả chậm đến năng suất các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 70 - 75)

- Sơ đồ thí nghiệm Bảo vệ

3.11. Ảnh hưởng của mức bón phân viên nén nhả chậm đến năng suất các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm

yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm

Năng suất lúa là một yếu tố phản ánh kết quả ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Trong thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự sai khác giữa các yếu tố thí nghiệm.

Năng suất lúa được tạo thành từ các yếu tố: Số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tối ưu thì năng suất lúa sẽ đạt cao nhất. Kết quả theo dõi trình bày ở Bảng 3.11 và Bảng 3.12

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân viên nén nhả chậm đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm Công thức Giống Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (g) P1 G1 253,33a 147,67bc 119,33b 81,19a 21,57 G2 240,00a 143,00cd 108,00bc 75,52b 20,43 G3 228,00a 152,33abc 120,67b 79,24ab 22,47 G4 253,33a 134,00d 95,67c 71,45b 19,44 P2 G1 253,33a 156,67a 121,67ab 77,60ab 22,85 G2 240,00a 156,00ab 121,00ab 77,72ab 21,41 G3 228,00a 158,00a 136,33a 86,52a 24,02 G4 253,33a 152,00abc 110,33b 72,57b 20,63 LSD0.05 28,266 9,734 16,099 9,992 0,692 CV% 6,5 3,7 7,8 7,2 1,8

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì sai khác với p<0,05.

* Số bông/m2: Trong bốn yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lượng 1000 hạt đóng góp 26%. Số bông hình thành do 3 yếu tố: Mật độ cấy, số nhánh đẻ, kĩ thuật và các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng...

Qua bảng 3.11 chúng tôi thấy số bông/m2 của các công thức dao động đều, số bông thấp nhất là 228,00 bông /m2 ở công thức P1G3, số bông tăng dần ở các công thức tiếp theo và đạt cao nhất là 253,33 bông/m2 ở công thức P1G1, P1G4, P2G1, P2G4.

* Số hạt trên bông: Nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số gié, hoa phân hoá cũng như số gié, hoa thoái hoá. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực từ lúc làm đòng đến trỗ bông.

trong Bảng 3.11) chúng tôi có một số nhận xét sau:

Số hạt/bông đều tăng dần khi bón thêm lượng phân viên nén các công thức biến động từ 134,00 – 158,00 hạt. Số hạt/bông thấp nhất ở công thức đối chứng P1G4 - không bón phân viên nén và cao nhất ở công thức P2G3 - bón phân viên nén.

Kết quả này cũng cho thấy, phân viên nén có tác dụng kích thích, sự phân hoá mầm hoa, cũng như làm tăng số hoa hữu hiệu và do đó làm tăng số hạt/bông.

* Tỷ lệ hạt chắc: Được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ bông. Đây là một chỉ tiêu năng suất quan trọng có liên quan đến khả năng vận chuyển và tích luỹ vật chất về hạt. Ở cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng, ở thời kỳ này có rất nhiều các quá trình biến đổi sinh lý phức tạp khác nhau trong cây. Sản phẩm quang hợp ở lá là một phần vận chuyển vào hạt, phần còn lại cung cấp cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng. Do vậy, các biện pháp kỹ thuật tác động như bón đạm để nâng cao hệ số đồng hoá, tạo sự cân đối giữa các quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là rất quan trọng để tăng tỷ lệ hạt chắc/bông.

- Tỷ lệ hạt chắc thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Lượng đạm bón: mỗi giống lúa yêu cầu một lượng đạm nhất định để sinh trưởng và hình thành năng suất lúa. Vượt quá giới hạn yêu cầu sẽ làm giảm tỷ lệ hạt chắc.

+ Cường độ ánh sáng: nếu cường độ ánh sáng giảm, hoạt động quang hợp gặp trở ngại, lượng hydrat cacbon hình thành không đáp ứng đủ cũng làm tỷ lệ hạt chắc giảm.

+ Các điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, hạn hán, mưa bão, sâu bệnh đều có ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ hạt chắc.

Kết quả theo dõi chỉ tiêu này, chúng tôi nhận thấy:

Khi bón thêm lượng phân viên nén tỷ lệ hạt chắc có chiều hướng tăng lên tuy nhiên đến một giới hạn nhất định thì tỷ lệ này không tăng mà giảm đi, dao dộng từ 71,45 – 86,52 %.

* Trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu khác thì trọng lượng nghìn hạt tương đối ít biến động, nó phụ thuộc chủ yếu

vào giống. Ngoài ra, nó còn bị ảnh hưởng của kỹ thuật trồng trọt như: phân bón, đất đai, tưới nước, thời tiết khí hậu và phòng trừ sâu bệnh.

Kết quả theo dõi chỉ tiêu này, chúng tôi nhận thấy: Trong cùng một giống, liều lượng phân bón khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến khối lượng nghìn hạt.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mức bón khác nhau của phân viên nén đến năng suất của các giống lúa thí nghiệm

Công thức Giống NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) P1 G1 65,50 57,53 G2 52,93 52,39 G3 61,70 56,20 G4 47.13 54,80 P2 G1 70,15 61,83 G2 62,19 57,22 G3 74,52 60,97 G4 57,54 59,13 LSD0.05 11,268 0,379 CV% 10,3 0,36

* Năng suất lý thuyết: Thông qua các chỉ tiêu số bông/khóm, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng nghìn hạt, chúng tôi tính được năng suất lý thuyết. Kết quả cho thấy, năng suất lý thuyết tăng lên khi tăng lượng đạm bón, song tăng đến một mức nhất định thì không tăng nữa và sẽ giảm khi tiếp tục tăng lượng đạm bón. Năng suất lý thuyết thấp nhất ở công thức đối chứng P1G4 (47,13 tạ/ha - không bón đạm) và cao nhất ở công thức P2G3 ( 74,52 tạ/ha - bón ở dạng viên nén).

Hình 3.6. Ảnh hưởng của mức bón khác nhau của phân viên nén đến năng suất của các giống lúa thí nghiệm

* Năng suất thực thu: năng suất thực thu là một yếu tố tổng hợp các yếu tố trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở cả hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được là:

Năng suất thực thu thấp nhất ở công thức P1G2 ( 53,06 tạ/ha – không bón đạm) và đạt cao nhất ở công thức P2G1 ( 61,83 tạ/ha - bón phân dạng viên nén).

Nhận xét chung:

Các công thức bón phân viên nén (P2G1, P2G2, P2G3 & P2G4) cho năng suất thực thu cao hơn so với các công thức không bón phân viên nén và đạt cao nhất ở công thức P2G1 – bón phân viên nén (61,83 tạ/ha).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w