Những kết quả nghiên cứu sử dụng phân viên nén trong canh tác lúa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 41 - 43)

Tốc độ tăng sản lượng lúa trên thế giới là có xu hướng giảm: năm 1960 là 3,5%; 1970: 2,7%, 1980: 3,1%, nhưng đến năm 1990 chỉ còn 1,5%. Mặt khác, tốc độ tăng diện tích trồng lúa giảm dần: từ 1,54% những năm 60 xuống còn 0,45% những năm 90 của thế kỷ 20, tốc độ tăng năng suất cũng giảm xuống từ 2,51% xuống chỉ còn 1,06%. Nếu so sánh với tốc độ tăng dân số thế giới (theo từng thời kỳ trên tốc độ tăng dân số là: 2,17%, 2,03%, 1,86% và 1,38%) thì mức tăng sản lượng lúa như vậy là tương xứng và cân đối. Tuy nhiên, sản lượng lúa trên thế giới sẽ không cân đối nếu như tốc độ tăng năng suất lúa lại tiếp tục giảm.

Sự chênh lệch rất lớn giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực tế thu được của cùng một giống lúa trên cùng một địa bàn, cùng một vụ gieo trồng cho thấy sự không cân bằng và đồng đều trong quần thể ruộng lúa, các biện pháp kỹ thuật tác động chưa phát huy hết hiệu quả. Đối với những nước phát triển các giống lúa có năng suất cao có thể cho năng suất 10 tấn/ha, nhưng trên thực tế với các biện pháp quản lý đang phổ biến nông dân chỉ đạt được năng suất 7-8 tấn/ha. Còn ở các nước đang phát triển với những hạn chế về đầu tư, công nghê và trình độ canh tác thấp nên chỉ đạt 4-5 tấn/ha.

Ở Việt Nam những năm gần đây nền nông nghiệp đã phát triển vượt bậc, đặc biệt là phát triển cây lúa. Tính đến năm 2004 đất trồng lúa của nước ta có 4,2 triệu ha thì có tới 40% diện tích có thể canh tác được 2 - 3 vụ lúa/năm. Các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh cũng được áp dụng rộng rãi do vậy sản lượng lúa không ngừng tăng lên (năm 1995 đạt 25 triệu tấn, năm 2004 đạt 35,8 triệu tấn). Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, hiện tượng đất chật người đông, bình quân diện tích canh tác tính trên đầu người càng thấp. Do đó cần tăng năng suất lúa để bù đắp lại sản lượng bị giảm do một phần diện tích canh tác lúa bị chuyển đổi mục đích và có thể chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao vừa nhằm mục đích đảm bảo an ninh lương thực, mặt khác lại tăng thu nhập của các hộ nông dân.

Từ vụ xuân năm 2000, Bộ môn Thuỷ nông - Canh tác, Khoa Đất và Môi trường trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã tiến hành thực hiện đề tài: “Sản xuất phân viên urê, NK và NPK cỡ lớn bằng cách nén để bón dúi sâu cho lúa cấy và lúa gieo sạ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất lúa và giảm thiểu tác động môi trường”.

* Giới thiệu phân viên nén nhả chậm dùng cho lúa

Phân viên nén là một biện pháp canh tác mới do PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh cùng các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HUA) nghiên cứu và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 1046 QĐ/BNN-KHCN ngày 11 tháng 5 năm 2005.

Trong những năm gần đây, Phân viên nén đã được PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh cải tiến về hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng; kích thước viên phân đa dạng; có tính chất tan chậm và được gọi là phân viên nhả chậm. Có nhiều loại phân viên nhả chậm sử dụng cho các loại cây trồng khác nhau.

Dùng cho lúa có phân viên nhả chậm bón dúi và phân viên nhả chậm bón vãi, trong phạm vi đề tài này chúng tôi nghiên cứu về phân bón viên nén nhả chậm bón dúi.

* Thành phần:

- Đạm (N2O): 19% Lân (P2O5): 5% Kali (K2O):12%; - Các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng;

- Keo hấp phụ và chất chống mất đạm.

- Phức hệ keo tạo cho phân có khả năng nhả chậm. - Có dạng viên: 4,2g; 1,8g và 1,5g

Hình ảnh phân bón nhả chậm bón dúi sâu - Nhả chậm

- Bao 25kg

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 41 - 43)