Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 53 - 54)

- Sơ đồ thí nghiệm Bảo vệ

3.1. Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

của các giống lúa thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian cần thiết để cây trồng hoàn thành các giai đoạn phát dục của nó được tính từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch. Thời gian sinh trưởng do yếu tố di truyền quyết định, tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật như bón phân, thời vụ cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này rất nhiều. Việc xác định thời gian sinh trưởng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống là cơ sở chủ yếu để sắp xếp mùa vụ, công thức luân canh, bố trí cơ cấu giống và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất một cách hợp lý. Đây là một đặc tính di truyền của giống nhưng nó thay đổi dưới tác động của mùa vụ, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh như: phương thức cấy, mật độ cấy, phân bón. Sự biến đổi về thời gian sinh trưởng của cây trồng là sự tác động của cả quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta có khí hậu biến đổi bốn mùa, đặc biệt yếu tố nhiệt độ có sự biến đổi rõ rệt nhất, vì vậy mà thời gian sinh trưởng của cây lúa cũng thay đổi theo thời vụ cấy. Cùng một giống nhưng nếu gieo cây ở vụ Xuân thời gian sinh trưởng sẽ kéo dài hơn vụ mùa.

Kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.1.

Qua bảng theo dõi Bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy: Vụ xuân năm 2014 với các mức phân bón khác nhau ( bón phân viên nén nhả chậm và không bón phân viên nén nhả chậm) thì thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. Thời gian sinh trưởng dài nhất là 131 ngày tương ứng với công thức P1G1, thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 104 ngày tương ứng với công thức P2G4, sự chênh lệch giữa bón và không bón phân viên nén nhả chậm không nhiều dao động từ 2 - 3 ngày.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị: Ngày Công thức Giống Bắc mạ – cấy Cấy - ĐNHH ĐNHH -Trỗ Bắt đầu trỗ - Kết thúc trổ(KTT) KTT – Chín Tổng TGST G1 28 37 23,67 12,67 30 131,67a G2 15 39 28 14,33 32 128,67bc G3 15 35,33 25 12,33 29 116,67d G4 21 33,33 22,67 10,33 20 107,33e G1 28 37 21,67 13 30 129,67ab G2 15 39 26,33 14 32 126,33c G3 15 35 23,67 12 29 114,67d G4 21 32,67 21 10 20 104,67f LSD0.05 1,898 CV% 0,9

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái khác nhau thì sai khác với p<0,05.

Mức phân bón viên nén nhả chậm tác động đến giai đoạn cấy đến kết thúc trỗ. Các công thức bón phân viên nén nhả chậm đều có thời gian đẻ nhánh và từ đẻ nhánh đến trỗ ngắn hơn công thức không bón phân viên nén nhả chậm. Việc rút ngắn thời gian đẻ nhánh với bón hợp lý sẽ giúp lúa có được số nhánh hữu hiệu tối đa, nhưng nếu ngắn quá sẽ làm giảm số nhánh vô hiệu và làm giảm năng suất. Thời gian từ trỗ hoàn toàn đến chín, mức bón phân viên nén nhả chậm hầu như không có tác dụng đến thời gian sinh trưởng.

Kết quả trên cho thấy, sự biến động về thời gian sinh trưởng giữa các công thức không lớn, song công thức bón phân nén nhả chậm thì có xu hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng so với các công thức không bón phân viên nén nhả chậm. Điều này cho thấy, các công thức bón phân dạng viên nén ( P2G1, P2G2, P2G3, P2G4 ) có vai trò rút ngắn thời gian sinh trưởng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón viên nén nhả chậm đến một số giống lúa vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w