MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................ 2 1.2.1. Mục đích ............................................................................................................ 2 1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................................. 2 Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................. 3 2.1. Nấm Linh Chi ....................................................................................................... 3 2.1.1. Nguồn gốc và phân loại nấm Linh Chi ............................................................. 3 2.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố ........................................................................... 4 2.1.3. Thành phần các hoạt chất sinh học ................................................................... 4 2.1.4. Tác dụng của nấm Linh Chi .............................................................................. 8 2.2. Giới thiệu về triterpenoid ................................................................................... 11 2.2.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 11 2.2.2. Cấu trúc của triterpenoid ................................................................................. 11 2.2.3. Đặc điểm của triterpenoid .............................................................................. 12 2.2.4. Vai trò của triterpenoid .................................................................................. 13 2.3.Ứng dụng của triterpenoid .................................................................................. 15 2.4. Trích ly và thu nhận ........................................................................................... 16 2.4.1. Cơ sở khoa học duy trì và trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi ........... 16 2.4.2. Phương pháp trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi................................... 17 2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Linh Chi trong nước và trên thế giới ........... 17 2.5.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu nấm Linh Chi trên thế giới ....................... 17 2.5.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu nấm Linh Chi tại Việt Nam ...................... 19 Phần III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 21 3.1. Đối tượng, thiết bị và hóa chất nghiên cứu ........................................................ 21 3.1.1. Đối tượng ........................................................................................................ 21 3.1.2. Thiết bị và hóa chất ......................................................................................... 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 21 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 21 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 21 3.3.1. Ảnh hưởng của các điều kiện xử lý nguyên liệu đến hiệu quả trích ly ........... 21 3.3.2. Xác định các thông số của quá trình trích ly ................................................... 21 3.3.3. Quá trình thu nhận triterpenoid trong nấm Linh Chi ...................................... 22 3.3.4. Quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm Linh Chi ............................ 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23 3.4.1. Phương pháp phân tích chỉ tiêu hóa lý ............................................................ 23 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 25 3.4.3. Quá trình thu nhận triterpenoid nấm Linh Chi trong nấm Linh Chi ............... 29 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 29 Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 30 4.1. Ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu đến hiệu suất trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi ..................................................................................... 30 4.2.1. Ảnh hưởng của dung môi tới hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi ..................................................................................... 31 4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi ..................................................................................... 32 4.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi ..................................................................................... 34 4.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hiệu suất trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi ..................................................................................... 35 4.2.5. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi ..................................................................................... 37 4.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần trích ly đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi................................ 38 4.3. Quá trình thu nhận triterpenoid trong nấm Linh Chi ......................................... 39 4.4. Quy trình thu chế phẩm triterpenoid .................................................................. 40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 42 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 42 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 43
Trang 1TRẦN HUY HOÀNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRÍCH LY
TRITERPENOID TỪ NẤM LINH CHI, ỨNG DỤNG
CHO CHẾ BIẾN THỰC PHẨM”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Bộ môn Nghiên cứu Phụ phẩm và Môi trường Nông nghiệp - Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
Trang 2Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin trình bày lòng biết ơn sâu sắc đến:
ThS Nguyễn Đức Tiến - Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Phụ phẩm và Môi
trường nông nghiệp thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi rất tận tình và chu đáo trong những lúc khó khăn, truyền cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
ThS Trần Thị Lý và các thầy cô giáo khác trong Bộ môn Công nghệ thực
phẩm - Khoa Công nghê sinh học và Công nghệ thực phẩm - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, hỗ trợ về phương tiện nghiên cứu, kiến thức và có những góp ý sâu sắc trong thời gian tôi thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và những người thân đã luôn ở bên động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên
Thái Nguyên , ngày 6 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Trần Huy Hoàng
Trang 3Bảng 4.1 Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hiệu quả trích triterpenoid
trong nấm Linh Chi 30
Bảng 4.2.1 Ảnh hưởng của dung môi tới hiệu quả trích ly triterpenoid
trong nấm Linh Chi 31
Bảng 4.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol
tới hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 33
Bảng 4.2.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 34
Bảng 4.2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu suất trích ly triterpenoid
trong nấm Linh Chi 36
Bảng 4.2.5 Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến đến hiệu suất trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 37
Bảng 4.2.6 Ảnh hưởng của số lần trích ly đến hiệu quả trích ly triterpenoid
trong nấm Linh Chi 38
Trang 4Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của lanosterol và ba trong số nhiều hợp chất phân lập từ
Ganoderma lucidum 12
Hình 2.3 Thực phẩm chức năng có thành phần triterpenoid ở dạng viên nén 16
Hình 2.4 Cao Linh Chi chứa chế phẩm triterpenoid 16
Hình 2.5 Thực phẩm có chưa hoạt chất trích ly trong nấm Linh Chi 16
Sơ đồ 3.1 Quy trình trích ly sản xuất chế phẩm triterpenoid từ nấm Linh Chi 22
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu
đến hiệu quả trích ly triterpenoid 30
Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của dung môi đến quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 32
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol
đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 35
Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ
tới hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 36
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian trích ly
đến hiệu quả thu triterpenoid trong nấm Linh Chi 37
Hình 4.7 Đồ thị ảnh hưởng của số lần trích ly đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh chi 39
Sơ đồ 4.1 Quy trình trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 41
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Phần II:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Nấm Linh Chi 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại nấm Linh Chi 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố 4
2.1.3 Thành phần các hoạt chất sinh học 4
2.1.4 Tác dụng của nấm Linh Chi 8
2.2 Giới thiệu về triterpenoid 11
2.2.1 Định nghĩa 11
2.2.2 Cấu trúc của triterpenoid 11
2.2.3 Đặc điểm của triterpenoid 12
2.2.4 Vai trò của triterpenoid 13
2.3.Ứng dụng của triterpenoid 15
2.4 Trích ly và thu nhận 16
2.4.1 Cơ sở khoa học duy trì và trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 16
2.4.2 Phương pháp trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 17
2.5 Tình hình sản xuất và nghiên cứu Linh Chi trong nước và trên thế giới 17
2.5.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu nấm Linh Chi trên thế giới 17
2.5.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu nấm Linh Chi tại Việt Nam 19
Phần III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đối tượng, thiết bị và hóa chất nghiên cứu 21
3.1.1 Đối tượng 21
3.1.2 Thiết bị và hóa chất 21
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 21
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 21
Trang 63.3.2 Xác định các thông số của quá trình trích ly 21
3.3.3 Quá trình thu nhận triterpenoid trong nấm Linh Chi 22
3.3.4 Quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm Linh Chi 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Phương pháp phân tích chỉ tiêu hóa lý 23
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
3.4.3 Quá trình thu nhận triterpenoid nấm Linh Chi trong nấm Linh Chi 29
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 29
Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu đến hiệu suất trích ly triterpenoid
trong nấm Linh Chi 30
4.2.1 Ảnh hưởng của dung môi tới hiệu quả trích ly triterpenoid
trong nấm Linh Chi 31
4.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 32
4.2.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 34
4.2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hiệu suất trích ly triterpenoid
trong nấm Linh Chi 35
4.2.5 Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly triterpenoid
trong nấm Linh Chi 37
4.2.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần trích ly
đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi 38
4.3 Quá trình thu nhận triterpenoid trong nấm Linh Chi 39
4.4 Quy trình thu chế phẩm triterpenoid 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 7có tác dụng tăng cường đề kháng và giúp cơ thể phòng bệnh Từ những kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, loài người đã sử dụng nhiều loại thuốc, từ dạng
sơ chế đến tinh chế, cô đặc, hoặc chiết xuất từ các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để điều trị bệnh Ngày nay xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên để trị bệnh đã trở nên phổ biến, việc tìm kiếm những khả năng chữa trị từ các loại thảo dược đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan,… Trong đó, nấm Linh chi là đối tượng nghiên cứu của nhiều quốc gia Đặc biệt là các nước vùng Châu Á, vì nấm Linh Chi có nhiều tiềm năng
về nguồn dược liệu
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, đồng thời đây là nợi tạo ra các bài thuốc cổ truyền nổi tiếng trên thế giới Ở Trung Quốc, Cách đây
hàng ngàn năm, nấm Linh chi đã được dùng để làm thuốc, các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận Linh Chi được sử dụng làm thuốc từ lâu
đời Giá trị dược liệu của Linh chi đã dược ghi chép trong các thư tịch cổ của Trung
Quốc, cách nay hơn 4000 năm Từ những kinh nghiệm lưu truyền trong nhân gian, loài người đã biết sử dụng Linh chi theo nhiều cách khác nhau
Đến nay khoa học kỹ thuật phát triển, nấm Linh chi còn được các nhà khoa
học trên thế giới chứng minh được tác dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh: Ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, HIV, viêm gan siêu vi, suy nhược thần kinh, ngăn chặn quá trình làm lão hoá,… và còn được sử dụng như là thảo dược quý
để trị bệnh và có tác dụng bổ dưỡng, điều hoà huyết áp, chống lão hóa, kéo dài tuổi
Trang 8thọ,…Tác dụng của Linh chi đã được khẳng định và xếp vào hàng “thượng dược” trị được bách bệnh Những nghiên cứu gần đây cho thấy Linh chi còn có khả năng giải độc chì, điều hòa huyết áp, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu…
Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi làm thuốc chữa bệnh
ở trong nước cũng như xuất khẩu ngày càng tăng Nhiều cơ sở đã tiến hành nghiên
cứu nuôi trồng, chế biến và thăm dò các hoạt chất sinh học có trong nấm Linh chi Các thành phần hóa học có trong nấm Linh Chi rất phong phú bao gồm các nhóm: acid béo, steroid, alcaloid, protein, polysaccharide… Trong đó thành phần có tác dụng dược lý quý báu, đặc trưng cho nấm Linh chi phần lớn thuộc nhóm triterpenoid Tuy nhiên, trên thị trường, các sản phẩm từ Linh Chi hầu hết đều nhập ngoại từ Trung Quốc, Hàn Quốc có giá thành cao, một số còn chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Mặt khác, tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nguyên liệu cellulose dồi dào, lực lượng lao động đông đảo và nấm Linh Chi sản xuất ra chủ yếu
chỉ bán dưới dạng nguyên liệu thô, giá trị kinh tế còn chưa cao, các cơ sở chế biến
nấm Linh Chi còn hạn chế Vì vậy, việc nghiên cứu trích ly hoạt chất sinh học triterpenoid và ứng dụng cho chế biến thực phẩm từ nấm Linh Chi đạt tiêu chuẩn
chất lượng có thể mang đến nhiều lợi ích to lớn
Từ những thực nghiệm trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm”
- Xác định ảnh hưởng của các điều kiện xử lý nguyên liệu đến hiệu quả trích
ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
- Xác định ảnh hưởng của các thông số trích ly đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
- Xác định được quá trình thu nhận triterpenoid trong nấm Linh Chi
- Đề xuất được quy trình sản xuất chế phẩm triterpenoid trong nấm Linh Chi
Trang 9Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nấm Linh Chi
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại nấm Linh Chi
* Nguồn gốc
Linh Chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, là loại nấm thuộc họ đa
khổng (polyporaceae), thường mọc trên những thân cây mục Người ta còn gọi Linh Chi là Linh Chi thảo, nhiều tác giả đã cho rằng đây là một loại cây cỏ nhưng thực ra Linh Chi là một loại nấm Năm 1971, hai nhà bác học người Nhật là Yukio Naoi và Zenzabuno Kasai, giáo sư của phân khoa nông nghiệp, trường Đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống và người ta mới sản xuất được loại nấm này một cách quy mô Từ đó Linh Chi được trồng và sử dụng trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại [14,13,18]
Cổ Linh Chi (Ganoderma applanatum (Pers Past), là các loài nấm gỗ không
cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên) Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên
sù sì thô ráp Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn gọi là nấm lim)
Linh Chi (Ganoderma) là loại nấm gỗ mọc hoang trong thiên nhiên, có hàng
trăm các loài khác nhau, trong đó có 2 nhóm lớn là: Cổ Linh Chi và Linh Chi [7,6]
Linh Chi rất phong phú về chủng loại, ước tính trên toàn thế giới có 200 loài
Linh Chi Riêng Trung Quốc có 84 loài, trong đó có 12 loài được dùng làm thuốc
Trang 10như Xích Linh Chi, Tử Linh Chi, Hắc Linh Chi [4, 2]
Theo sách bản thảo cương mục của Lý Thời Trần (1959) thì đại danh y của Trung Quốc đã phân loại Linh Chi theo màu sắc thành 6 loại:
- Thanh chi hay Long chi: màu xanh, vị chua, tính bình, không độc
- Hồng chi, Xích chi hay Đơn chi: màu đỏ vị đắng, tính bình, không độc
- Hoàng chi hay Kim chi: màu vàng, vị ngot, tính bình, không độc
- Bạch chi hay Ngọc chi: màu trắng, vị cay, tính bình, không độc
- Hắc chi hay Huyền chi: màu đen, vị mặn, tính bình, không độc
- Tử chi hay Mộc chi: màu tím, vị ngọt, tính ôn, không độc
2.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố
Nấm Linh Chi là một trong những loại nấm phá gỗ, nó thường ký sinh trên
các cây gỗ lâu năm, đặc biệt trên các cây thuộc bộ Đậu (Fabales) Ngoài ra còn gặp
chúng trên các cây Lim, Phượng Vĩ, So Đũa và một số loài cây chết, mục hoặc cả trên cây sống như Xoài, Mít, Mãng Cầu… Nấm thường có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trong tự nhiên, nấm thường chỉ có ở nơi rừng rậm, ít ánh sáng và có độ
ẩm cao [1]
Linh Chi có cấu tạo 2 phần: Phần cuống và mũ nấm Cuống nấm biến dị rất lớn, từ rất ngắn (0,5cm), rất mảnh (0,2cm) cho đến dài cỡ hàng 5-10 cm hoặc rất dài 20-25cm Cuống có thể đính ở bên hoặc đính gần tâm do quá trình lên tán mà thành
Mũ nấm dạng thận - gần tròn, đôi khi xoè hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng Trên mặt mũ có vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ, màu vàng nâu, vàng cam, đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím hoặc nâu đen, nhẵn bóng như láng vecni Kích thước tán biến động từ 2 - 30cm, dày 0,8 - 2,5cm
Thịt nấm dày từ 0,4 - 1,8cm, màu vàng kem, nâu nhạt hoặc trắng Nấm mềm, dai khi tươi và trở nên chắc cứng và nhẹ khi khô, đầu tận cùng của sợi phình hình chuỳ, màng rất dày đan khít vào nhau tạo thành lớp vỏ láng phủ trên mũ và bao
quanh cuống [2]
2.1.3 Thành phần các hoạt chất sinh học trong nấm Linh Chi
Các nghiên cứu về thành phần hoá học của nấm Linh Chi đầu tiên được tiến hành vào đầu thế kỷ XX, khi các nhà khoa học nghiên cứu đến lớp vỏ láng của nấm
và đã phát hiện các chất như: esgosterol, các enzyme phenoloxidase và peroxidase
Trang 11Theo phân tích của G Bing Lin thì thành phần hoá học của Ganoderma lucidum gồm các chất: Nước(12 - 13%), cellulose (54 - 56%), lignin (13 - 14%), monosaccharide (4,5 - 5%), lipid (1,9 - 2,0%), protein (0,08 - 0,12%), sterol (0,14 - 0,16%), các nguyên tố vô cơ như: Ag, Br, Ca, Fe, K, Na, Mg, Mn, Zn, Bi… Hai nguyên tố quan trọng nhất là Selenium và Germanium
Hiện nay người ta đã tìm được các hoạt chất sinh học trong nấm Linh Chi Theo nhiều tài liệu các hoạt chất được thể hiện dưới các nhóm chính sau [5]
Hình 2.1 Công thức phân tử các hoạt chất sinh học của nấm Linh Chi
a Nhóm nucleoside
Nhóm này đặc trưng bởi dẫn xuất của adenosine với tác dụng hỗ trợ thư giãn
cơ, giảm đau và ức chế sự dính kết tiểu cầu
b Nhóm có bản chất proteine
Nhóm này nổi bật với Lingzhi - 8 do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra được chứng minh là một tác nhân hỗ trợ chống dị ứng phổ rộng và điều hoà miễn dịch rất hữu hiệu Đồng thời, duy trì tạo kháng thể hỗ trợ chống các kháng nguyên viêm gan B [21]
c Nhóm Steroide
Nhóm Steroide khá phong phú ở các nấm Linh Chi với tác dụng chủ đạo là
ức chế sinh tổng hợp cholesterol bởi các lacton A, B và các sterol
d Nhóm alcaloide
Nhóm alcaloide còn ít được khảo cứu Tuy nhiên nó có tác dụng trợ tim là rõ ràng
e Các hợp chất Lanostanoide có cấu trúc kiểu Triterpen
Các hợp chất Lanostanoide có cấu trúc kiểu triterpen được phát hiện ngày một nhiều, năm 1986, Arisawa, M.và cộng sự đã xác định cấu trúc:
- Ganodermenonol: 26 - hydroxy - 5 alpha - lanosta - 7,9 (11).24 - trien - one
Trang 12- Ganodermadiol: 5 alpha - lanosta - 7,9 (11).24 - trien - 3 beta.26 - diol
- Ganodermatriol: 5 alpha - lanosta - 7,9 (11).24 - trien - 3 beta.26,27 - triol Trong các nhóm Ganoderic acid, Wang và cộng sự đã chứng minh được hiệu lực ức chế kết tụ cầu ở người và xác định cấu trúc phân tử của Ganoderic acid S: Lanosta - 7,9 (11).24 - trien - 3 beta, 15 alpha - diacetoxy - 26 - oic acid Kết quả gắn đồng vị phóng xạ P- 32 chỉ ra rằng Ganodermic acid hoạt hoá sự thuỷ phân P1P2 (đó là phosphatidylinositol 4,5 - biphosphate)
f Nhóm các ester với axít béo không no linoleic
Nhóm các ester với axít béo không no linoleic được ghi nhận vào năm 1991
có hoạt tính chống ung thư Đó là 2 ergosterol mới:
- Steryl ester1: Ergosta - 7.22 - dien - 3beta - yl – linoleate
- Steryl ester 2: 5 alpha 8 alpha - epidioxyergosta - 6.22 - dien - 3 beta - yl - linoleate
Đồng thời các tác giả còn tìm ra 1 lanostanoid và 1 steroid mới cũng có tác
dụng ức chế các tế bào ung thư [4, 5]
g Nhóm Polysaccharide
Có trên 200 loại polyssaccharide được trích ly và thu nhận từ nấm Linh Chi
Theo Hee và cộng sự năm 1992, đã khảo cứu các BN3B - gồm 4 polysaccharide có hoạt tính làm tăng miễn dịch Trong đó BN3B1 được xác định là glucan (chỉ chứa
glucose) và BN3B3 là một arabinogalactan mang các liên kết glycosid [18]
h Các phức hợp Polysaccharide-proteine
Đặc biệt các phức hợp Polysaccharide-proteine có hoạt tính hỗ trợ chống khối
u và tăng miễn dịch đã được chỉ ra từ lâu Gần đây tác dụng tăng sinh tổng hợp IL-2 (Interleukine-2) và hoạt tính DNA polymerase ở chuột già tuổi bởi polysaccharit đã soi sáng thêm khả năng trẻ hoá, tăng tuổi thọ bởi các nấm Linh Chi [31]
Hàng loạt các nghiên cứu về polysaccharide không tan trong nước của các tác giả Nhật Bản và Trung Quốc chứng tỏ hiệu lực chống khối u rất rõ rệt, thậm chí
tan khối u với tỷ lệ 3/4 với các loài G.applantum và G Lucidum [8] Những tổng
kết xác đáng về vai trò sinh dược học của các nhóm hoạt chất này được R Chang giới thiệu tại Hội thảo Bắc Kinh năm 1991 với các báo cáo thực nghiệm của các tác giả Đài Loan, Trung Quốc và Hoa Kỳ
i Nhóm triterpenoid
Đa dạng nhất và có tác dụng dược lý mạnh là nhóm saponine - triterpennoid
- các axít ganoderic Những năm 1984 -1987, lần đầu tiên Nishitiba và cộng sự đã
Trang 13chứng minh ganoderic acid C là chất mới trong tự nhiên Sau đó Morigiwa (1986)
tìm ra thêm ganoderic acid B Năm 2001, Masao Hattori đã trích ly thêm được 10 triterpennoid mới bao gồm lucidumol A và B, các ganoderic A, B, E, F, H, K, Y và
R Đa dạng nhất và có tác dụng dược lý mạnh là nhóm saponine - triterpennoid - các axít ganoderic
Bảng 2.1 Các hoạt chất sinh học trong nấm Linh Chi và công dụng[5]
Cyclooctasulfur Ức chế giải phóng histamine
Adenosine và dẫn xuất Nucleotid Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ,
giảm đau Lingzhi-8 Protein Chống dị ứng phổ rộng, điều hoà miễn dịch
Ganodosteron Steroid Giảm độc gan
Lanosporeric acid A Steroid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
Lonosterol Steroid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
Compounds I, II, III, IV, V Steroid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
Ganoderans A, B, C Polysaccharide Hạ đường huyết
Beta-D- glucan Polysaccharide Chống ung thư, tăng tính miễn dịch BN-3B:1, 2, 3, 4 Polysaccharide Tăng tính miễn dịch
D-6 Polysaccharide Tăng sinh tổng hợp protein
Ganoderic acid R, S Triterpenoid Ức chế giải phóng histamine
Ganoderic acid B, D, F, H, K, Y Triterpenoid Giảm huyết áp
Ganoderic acid Triterpenoid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
Ganodermadiol Triterpenoid Giảm huyết áp
Ganodermic acid Mf Triterpenoid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
Ganodermic acid T.O Triterpenoid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
Lucidone A Triterpenoid Tăng cường chức năng gan
Lucidenol Triterpenoid Tăng cường chức năng gan
Ganosporelacton A Triterpenoid Chống khối u
Ganosporelacton B Triterpenoid Chống khối u
Oleic acid Triterpenoid Ức chế giải phóng histamine
Trang 142.1.4 Tác dụng của nấm Linh Chi
Vai trò dược lý của nấm Linh Chi rất lớn nhờ sự có mặt của các hoạt chất sinh học Nấm Linh chi được sử dụng như một dược liệu quý, để chữa trị nhiều bệnh Cho đến nay, kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, Linh chi có tác dụng dược lý khá phong phú
* Tác dụng trên hệ tuần hoàn
Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp Lọc máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu Làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu nên dùng được với những trường hợp co thắt mạch vành, nhờ vậy giảm được cơn đau thắt tim Giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, dùng tốt với những người bị xơ vữa động mạch Điều hòa kinh nguyệt Làm giảm độ nhớt của máu, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tuần
hoàn động Cải thiện năng lực cung ứng oxy của huyết dịch, hạ thấp lượng oxy tiêu hao của tổ chức trong trạng thái nghỉ ngơi Mạch vành tim và động mạch não, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và làm hạ huyết áp [17, 20, 22]
* Tác dụng trên hệ miễn dịch và chống ung thư
Các nghiên cứu hoạt chất sinh học được trích ly và cô lập từ quả thể của nấm Linh Chi thuộc nhóm Polysaccharides, triterpenoid, và các hợp chất hoạt tính sinh học khác cho thấy có tác dụng chống khối u, điều hòa miễn dịch Trong mô hình thử nghiệm trên động vật, nấm Linh chi có tác dụng ngăn chặn di căn ung thư Nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào, làm tăng
sức đề kháng, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ Các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đã thực hiện nhiều công trình chứng minh nấm Linh Chi
có đặc tính tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể Theo kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư dạ dày, tử cung của Trung tâm điều trị ung thư Nhật Bản, tỷ lệ người bệnh dùng nấm Linh chi sống thêm 5 năm cao hơn những người không dùng nấm Acid ganoderic (dẫn chất của triterpenoid) có tác dụng chống dị ứng, ức chế
sự giải phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy, oxy hóa khử các gốc tự do trong
cơ thể, chống lão hóa, chống ung thư Nguyên tố Selenium giúp tăng tuổi thọ con người, giúp cơ thể loại thải nhanh các chất độc, chất đạm cần thiết cho cơ thể, bảo
vệ tế bào gan, chống ảnh hưởng độc hại của tia phóng xạ và các chất độc đối với cơ thể [27, 29,26]
Trang 15Nấm Linh Chi đã được sử dụng trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi, màng
tử cung, dạ dày Tại Tokyo - Nhật Bản, kết hợp giữa chế phẩm nấm Linh Chi trích
ly với xạ trị cho kết quả tốt đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung [15]
Chế phẩm nấm Linh Chi làm gia tăng quá trình sản xuất Interleukin-1 & 2,
có tác dụng hạn chế sự phát triển của nhiều loại mô có hại Một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy Linh chi có nhiều tác dụng khác nhau: Giảm đau, chống viêm, tiêu đờm, chống ho, chống oxy hóa, chống virut thông qua phản ứng kháng nguyên – kháng thể, làm giảm áp lực trong mạch máu, trợ tim bằng cách làm giảm cholesterol Ngoài ra nó còn có tác dụng tiêu độc bảo vệ gan, chống ion hóa, kháng khuẩn Linh chi có chứa sắt, caxi, photpho, các vitamin nhóm B, C, D và acid
pantothenic, nó có vai trò thiết yếu của tuyến thượng thận [22]
* Tác dụng phòng, chống bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu hoạt chất sinh học được trích ly và cô lập từ quả thể nấm Linh Chi thuộc nhóm Polysaccharides, triterpenoid và các hợp chất hoạt tính sinh học khác cho thấy ức chế sự kết tập tiểu cầu và giảm huyết áp thấp hơn (thông qua
ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin [20]), cholesterol và đường trong máu [17]
Làm giảm đường huyết và điều chỉnh rối loạn lipid máu Nấm Linh Chi có
chất Polysaccharides làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản việc thiếu insulin (nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường) vì vậy phòng, chữa bệnh tiểu đường rất tốt Nấm Linh Chi còn có khả năng ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường do trợ giúp quá
trình tạo glycogen, tăng cường oxy hóa acid béo, giảm tiêu hao glucose [28]
* Tác dụng trên hệ tiêu hóa
Linh Chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính, tiêu
chảy và có tác dụng phòng chống bệnh béo phì [31]
* Tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp cơ thể tráng kiện
Acid ganoderic (dẫn chất triterpenoid) có tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc tự do trong cơ thể chống lão hóa Nấm Linh Chi còn được biết đến để phòng chống mệt mỏi trong thể dục thể thao khi tập sức bền cũng như vận động với khối lượng lớn, tăng cường dẻo dai cho cơ thể Ổn định và cải thiện chức năng sinh
lý của màng tế bào, tăng cường năng lực tổng hợp DNA, RNA và protein [31]
Trang 16* Tác dụng kháng virus, điều trị bệnh về gan
Theo kết quả nghiên cứu dịch chiết quả thể nấm Linh Chi có tác dụng kháng virus mạnh, hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào lympho T của người nhiễm HIV-1 [28]
Nhóm steroid trong nấm Linh Chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan ngưng tổng hợp cholesterol, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan, mật như: Viêm gan mạn tính, viêm gan cấp tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ [28]
Acid ganoderic của nấm Linh Chi có một số tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương gan do virus và các tác nhân độc hại khác ở chuột, cho thấy lợi ích của hợp chất này trong điều trị bệnh gan ở người [23] và sterol có nguồn gốc từ nấm Linh Chi ức chế lanosterol 14α - demethylase hoạt động trong sinh tổng hợp cholesterol [19] Hợp chất sinh học của nấm Linh Chi ức chế hoạt động 5-alpha reductase trong quá trình sinh tổng hợp của dihydrotestosterone [24], nấm Linh Chi cótác động chống vi khuẩn và chống virus [25, 32], nấm Linh Chi chống trực tiếp các virus
HSV-1, HSV-2, virus cúm, viêm miệng mụn nước và chống nấm Aspergillus
niger,vi khuẩn Bacillus cereus, Candida albicans, và Escherichia coli Các lợi ích
khác đã được nghiên cứu như tác dụng hạ huyết áp cao, cholesterol, và chống viêm, lợi ích thông qua các thuộc tính của acid ganoderic
* Tác dụng trên da
Nấm Linh Chi giúp bài tiết các độc tố trong cơ thể , có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống lại các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá [24]
sử dụng các hợp chất sinh học trong nấm Linh Chi [25, 32]
* Khả năng chống dị ứng
Là hướng được nghiên cứu nhiêu ở Trung Quốc, Nhật bản Đã chứng Minh
được dịch trích ly nấm Linh Chi có tác dụng chống lại cả 4 loại dị ứng Năm 1990
Trang 17Trung tâm nghiên cứu sức khỏe Texas (Mỹ) phát hiện nấm Linh Chi sử dụng trong
điều trị viêm phế quản, viêm màng kết, thấp khớp, cứng cổ, cứng vai và chứng
minh có tác dụng tốt đến hệ thống miễn dịch mà không có tác dụng phụ [16,30]
2.2 Giới thiệu về triterpenoid
Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng các hợp chất
có trong nấm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện nuôi trồng
Sau hàng loạt các nghiên cứu khoa học về thành phần dược chất trong nấm Linh Chi, các nhà nghiên cứu phát hiện vô số dược chất đã được ứng dụng rất nhiều trong y học, cả dược chất đặc hiệu chỉ có ở nấm Linh Chi Trong đó, triterpenoid là một trong số những dược chất quý được phát hiện đầu tiên với nhiều tác dụng Ở hầu hết các nước phát triển, triterpenoid là chất chính được lấy làm tiêu chuẩn để
đánh giá chất lượng của các loài nấm Linh Chi khác nhau Bởi lẽ tác dụng của chất
này được các nhà khoa học thế giới đánh giá rất cao
Các triterpenoid đầu tiên được phân lập từ Linh Chi là acid ganoderic A và
B, được xác định Đến hiện nay các nghiên cứu cho thấy đã có hơn 100 triterpenoid Trong số đó, hơn 50 triterpenoid mới được tìm thấy trong Linh Chi Phần lớn đó là acid ganoderic và lucidenic, những triterpenoid khác như ganoderals, ganoderiols,
và acid ganodermic cũng đã được xác định [8,12]
2.2.1 Định nghĩa
Triterpenoid là những hợp chất được tổng hợp từ 6 đơn vị isopren Các triterpenoid có bộ khung chính từ 27 - 30 nguyên tử carbon (C30H48) rất thường gặp trong thực vật Các triterpenoid tồn tại dưới dạng tự do (không có phần đường), có cấu trúc vòng, mang một số nhóm chức như: -OH; -Oac; eter -O-; Carbanil C=O; nối đôi C=C Đặc tính chung là tan tốt trong eter dầu hỏa, ethanol, methanol, hexan,
ít tan trong nước ngoại trừ khi chúng kết hợp với đường để tạo thành glycosid [8,12]
2.2.2 Cấu trúc của triterpenoid
Cấu trúc hóa học của triterpenoid dựa trên cấu trúc của lanostane, nó là một chất chuyển hóa của lanosterol, sinh tổng hợp dựa trên sự tạo vòng của các
squalene
Trang 18Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của lanosterol và ba trong số nhiều hợp chất phân
2.2.3 Đặc điểm của triterpenoid
Theo các nghiên cứu thì triterpenoid hầu hết các triterpenoid có đặc tính
chung là tan tốt trong eter dầu hỏa, ethanol, methanol, hexan, chloroform, ít tan trong nước ngoại trừ khi chúng kết hợp đường để tạo thành glycoside Các triterpenoid có độ nhớt vừa phải, bền với nhiệt độ, tạo vị đắng trong nấm Linh Chi Hàm lượng của triterpenoid trong nấm là từ 0,6 – 11% trên một gam bột Linh Chi khô
Trang 192.2.4 Vai trò của triterpenoid
Theo thống kê có hơn một trăm triterpenoid đã được phân lập từ nấm linh Chi Các hợp chất này có khả năng chống oxy hóa, giảm huyết áp, tăng cường chức năng gan, chống khối u, phòng và tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế giải phóng histamin và ức chế tổng hợp cholesterol
2.2.4.1 Khả năng kháng HIV
Để khảo sát khả năng kháng HIV của các hợp chất triterpenoid trong nấm
Linh Chi, Kim và cộng sự, (1994), nghiên cứu trích ly triterpenoid bằng methanol của quả thể nấm Linh Chi Hoạt chất thu được có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus Hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào lympho T của người nhiễm HIV-1 Phân
đoạn hỗn hợp trích ly quả thể nấm Linh Chi bằng methanol có tác dụng kháng virus
rất mạnh, các phân đoạn khác, như hexan, etyl acetat, trung tính, kiềm cũng đều
có tác dụng kháng virus tốt Nhiều nghiên cứu đã sử dụng dịch chiết từ quả thể nấm Linh Chi trong thử nghiệm kháng virus HIV-1 trên các tế bào lympho T ở người Sự nhân lên của virus được xác định qua hoạt động phiên mã ngược trên bề mặt các tế bào Lympho T đã được gây nhiễm HIV-1 Kết quả cho thấy sự sinh sản của loài virus này bị ức chế mạnh một cách mạnh mẽ[3,31]
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chứng minh được rằng các hơp chất triterpenoid trong nấm Linh chi có khả năng kháng virus HIV
- Ganoderiol F và ganodermanontirol có hoạt tính chống HIV-1
- Ganoderderic acid B và lucidumol B có tác dụng ức chế hữu hiệu protease HIV-1
- Ganodermanondiol và Lucidumo A ức chế sự phát triển của tế bào Meth-A (mouse sarcoma) và LLC (mouse lung carcinoma)
Ngoài ra các ganoderma alcohol là lanostane triterpenoid với nhóm hydroxol (-OH)
ở vị trí C25 có khả năng chống HIV-1, Meth-A và LLC ở chuột [3,31]
2.2.4.2 Ức chế giải phóng histamin
Oleic acid, Ganoderic acid R, S là những hoạt chất trong nhóm triterpenoid
có khả năng ức chế giải phóng histamine [29]
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm trong Linh Chi chứa hoạt chất kháng histamin, ganoderic acid là một hoạt chất hữu ích để điều trị dị ứng Lanostan, một hợp chất tìm thấy trong Linh Chi, hợp chất này có khả năng ức chế sự giải phóng histamin Ganoderic acid từ Linh Chi có chức năng tuyến thượng thận và phản ứng
Trang 20miễn dịch, nó đã được thêm hiệu quả trong việc kiểm soát phản ứng của cơ thể với một chất gây dị ứng
2.2.4.6 Chống khối u
Nguyên nhân chính cho sự phát triển của khối u là rối loạn hoặc hệ thống miễn dịch hoạt động kém Các hạt triterpenoid tự do liên kết với nhau một cách chặt chẽ hình thành axit ganoderic chống viêm và kháng nguyên lại các khối u.Triterpenoid có thể điều chỉnh tốt nhất và kích hoạt hệ thống miễn dịch Nó nổi bật giúp tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể và tăng khả năng tự vệ chống lại ung thư Triterpenoid làm tăng cường chức năng của đại thực bào monocytic thông
Trang 21qua kích hoạt tổng hợp interleukin H Nó cũng làm tăng khả năng tổng hợp máu của các tế bào máu trắng Triterpenoid có thể kết hợp với một số hoạt chất có khả năng
ức chế khối u trong Linh Chi để chống khối u hiệu quả nhất, tăng cường chức năng
ngăn ngừa ung thư và cần bổ sung để điều trị ung thư
2.2.4.7 Triterpenoid giúp chống oxy hóa
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các saponine và triterpenoid trong nấm Linh Chi có vai trò chống oxy hóa là hiệu quả nhất
Nhờ cơ chế khử các gốc oxy tự do sinh ra trong quá trình lão hóa cơ thể hay sau khi bị nhiễm xạ Chúng làm phục hồi các tổ chức bị tổn thương, ngăn chặn sự tấn công các màng tế bào gây ra lão hóa cơ thể và không gây hiệu ứng phụ nào cho cơ thể Mặt khác, triterpenoid là tiền thân của steroid, một loại kích thích tố tham gia cấu tạo nên các màng tế bào, do đó triterpenoid còn giúp trẻ hóa các tế bào trong cơ thể
Ngoài những lơi ích trên triterpenoid trong nấm Linh Chi còn tham gia vào quá trình truyền xung thần kinh lên não, từ đó giúp hỗ trợ tăng cường sức mạnh hệ thần kinh, kiểm soát và duy trì sự hoạt động ổn định của cả hệ thống cơ thể
Có thể nói, triterpenoid là một hoạt chất rất quan trọng có trong nấm Linh Chi với nhiều dược tính quan trọng giúp kháng viêm, chống dị ứng, trị đau nhức, kháng khuẩn, đào thải độc tố và các gốc tự do, điều hòa huyết áp, giúp trợ tim ngăn ngừa bệnh tim mạch, góp phần vào tăng cường chức năng hệ thần kinh, giúp cơ thể thư giãn,… Do đó, với người bệnh, hay cả với người khỏe mạnh đều nên sử dụng loại thảo dược này để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống
2.3.Ứng dụng của triterpenoid
Tạp chí khoa học y học Bắc Mỹ, sau khi phân tích các thành phần của nấm
cho biết "Triterpenoid được tách ra từ tế bào nấm Linh Chi có tác dụng đáng kể trong việc chống lại protease HIV – 1 và chống lại sự hoạt động của khối u
.Triterpenoid là thành phần hoạt động chính của các tế bào nấm Linh Chi và có tác
dụng lớn trong y học”
Sloan-Kettering thuộc Trung tâm Ung thư Memorial nổi tiếng thế giới cho biết, triterpenoid trong Nấm Linh Chi có tác dụng làm giảm xu thế kết bờ của tiểu
cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải tỏa cơn đau thắt tim
Ngoài ra, nó còn có tác dụng với hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, làm giảm bệnh gan mãn
Trang 22tính, nâng cao chức năngcủa gan, thận….phục hồi hệ miễn dịch Trước những tiền năng về mặt dược lý triterpenoid trong nấm Linh Chi, triterpenoid được ứng dụng nhiều trong thực phẩm.
2.2.5.1 Một số sản phẩm chứa triterpenoid trên thị trường
Nhờ vào những tác dụng to lớn mà triterpenoid mang lại cho cơ thể mà hiện nay có rất nhiều các sản phẩm có bổ sung thành phần triterpenoid với mục đích hỗ
trợ điều trị ung thư, giảm kích cỡ khối u, ngăn ngừa khối u diễn tiến ác tính Đồng
thời tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giảm cholesterol, mỡ máu,
2.4 Trích ly và thu nhận
2.4.1 Cơ sở khoa học duy trì và trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
Theo các nghiên cứu thì triterpenoid hầu hết các triterpenoid có đặc tính
chung là tan tốt trong eter dầu hỏa, ethanol, methanol, hexan, chloroform, ít tan trong nước ngoại trừ khi chúng kết hợp đường để tạo thành glycoside Các triterpenoid có độ nhớt vừa phải, bền với nhiệt độ, tạo vị đắng trong nấm Linh Chi Hàm lượng của triterpenoid trong nấm là từ 0,6 – 11% trên một gam bột Linh Chi khô
Chính vì vậy, dịch chiết Linh Chi rất thuận lợi trong việc chế biến các sản phẩm đồ uống dạng cao nấm Linh Chi, trà hòa tan, trà túi lọc Linh Chi và và bổ sung vào thực phẩm dinh dưỡng, tạo dược phẩm
Trang 232.4.2 Phương pháp trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
Hiện nay có hai phương pháp trích ly chính là: Phương pháp trích ly lỏng – lỏng và phương pháp trích ly lỏng – rắn Trích ly rắn - lỏng là quá trình tách một hoặc một số chất tan trong chất rắn bằng một chất lỏng khác – gọi là dung môi Vì mục đích của đề tài là trích ly hoạt chất sinh học trong nấm Linh Chi cụ thể là
triterpenoid nên chúng tôi sẽ trình bày về phương pháp trích ly rắn – lỏng Đối với
phương pháp này phải có các yêu cầu sau:
Yêu cầu đối với dung môi: Dung môi phải có tính hoà tan chọn lọc, không
độc, không ăn mòn thiết bị, rẻ và dễ tìm
Cơ chế hoà tan: Dung môi thấm qua các mao quản vào các tế bào dược liệu, thời gian thấm phụ thuộc vào đường kính, chiều dài mao quản, bản chất dung môi Quá trình hoà tan phụ thuộc vào bản chất hoá học của các chất tan và dung môi Các chất có nhiều nhóm phân cực (-OH -COOH) dễ tan trong dung môi phân cực (nước, cồn, propyl ) Các chất có nhiều nhóm không phân cực (chất béo, CH3- C2H5- và
đồng đẳng) dễ tan trong dung môi không phân cực
- Dựa vào phương pháp và số bậc trích ly có hai loại là trích ly một bậc và nhiều bậc Với phương pháp trích ly một bậc thì toàn bộ quá trình trích ly được thực hiện trong thiết bị trích ly, nguyên liệu và dung môi chỉ tiếp xúc một lần Phương pháp trích ly nhiều bậc được tiến hành trong một số thiết bị trích ly Ở thiết bị cuối cùng dung dịch đậm đặc đi vào nồi chưng Hơi dung môi từ thiết bị chưng đi vào thiết bị ngưng tụ rồi vào thùng chứa rồi vào thiết bị thứ nhất Quá trình tiếp tục cho
đến khi đạt được độ trích ly cần thiết của nồi thứ nhất Sau đó tháo hết dung môi và
bã ra khỏi thiết bị thứ nhất rồi cho vật liệu mới vào, lúc này thiết bị thứ nhất thành thiết bị cuối và thiết bị thứ hai giờ thành thiết bị thứ nhất Quá trình cứ tiếp tục như vậy, hệ thống làm việc liên tục [11]
- Phương pháp trích ly bằng thiết bị Soxhlet: Chuẩn bị nguyên liệu, bọc giấy, bịt 2
đầu rồi đặt vào trụ chiết Dùng dung môi chiết trong thời gian nhất định Sau khi thực
hiện các chu trình chiết lấy dịch chiết ra đem cô chân không thu được hoạt chất thô
2.5 Tình hình sản xuất và nghiên cứu Linh Chi trong nước và trên thế giới
2.5.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu nấm Linh Chi trên thế giới
* Tình hình sản xuất
Trung Quốc được coi là cái nôi phát hiện nấm Linh Chi Ngay từ đầu thế kỷ
17 (1621), nấm Linh Chi đã được biết đến, nuôi trồng và sử dụng như nguồn dược
Trang 24liệu quý Nấm Linh Chi hay gặp ở nơi có khí hậu lạnh như Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Quảng Đông Quốc gia này được coi là trung tâm lớn nhất thế giới về nuôi trồng
và sản xuất nấm Linh Chi Hàng năm, trên thế giới sản xuất 4300 tấn nấm Linh Chi,
riêng Trung Quốc chiếm 3000 tấn, còn lại là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Srilanka Đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm Linh Chi Trước những lợi ích to lớn
từ Linh Chi, nhiều cơ sở nuôi trồng nấm Linh Chi đã được xây dựng đặc biệt là Linh Chi đã được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp ở Mỹ Ngoài ra tai Mỹ, Viện nghiên cứu nấm Linh Chi quốc tế đã được thành lập ở New York [33]
* Tình hình nghiên cứu
Nấm Linh Chi, từ nhiều ngàn năm nay đã được trọng dụng ở Á Đông, hiện nay Linh Chi là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng đang được quan tâm của ngành y dược Âu Mỹ Nấm Linh Chi được xếp vào nhóm thuốc bổ có khả năng giúp tăng lực, đây là một thực tế không thể chối cãi, sau khi sử dụng nấm Linh Chi Điều này không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người dùng, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan và theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu từ châu Á sang châu Âu
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về trích ly và ứng dụng các hoạt chất sinh học trong nấm Linh Chi Theo công trình nghiên cứu gần đây, thành phần chủ yếu của các loại Linh Chi có: Acid amin, protid, steroid, polysaccharide, germanium (cao hơn lượng germanium trong Nhân sâm 5 - 8 lần), acid ganodenic
Những năm 1984 - 1987, lần đầu tiên Nishitiba và cộng sự đã chứng minh ganoderic acid C là chất mới trong tự nhiên Sau đó năm 1986 Morigiwa tìm ra thêm ganoderic acid B Năm 2001, Masao Hattori đã trích ly thêm được 10
triterpennoid mới bao gồm lucidumol A và B, các ganoderic A, B, E, F, H, K, Y và
R Đa dạng nhất và có tác dụng dược lý mạnh là nhóm saponine - triterpennoids - các acid ganoderic
Năm 2011, Yang Gao và cộng sự tiến hành nghiên cứu chỉ ra nhóm hợp chất
triterpene có hoạt tính đáng kể, đặc biệt là khả năng chống ung thư Do hàm lượng triterpene trong nấm Linh Chi không cao nên khả năng trích ly triterpene rất khó khăn Tác giả đã đưa ra các phương pháp trích ly triterpene, có thể sử dụng dung môi methanol, ethanol để tách trực tiếp triterpene hoặc dùng kiềm để trích ly hết lượng acid sau đó tiến hành tách triterpene [33]
Trang 25Năm 1994, Kim và cộng sự tiến hành nghiên cứu trích ly triterpenoid bằng methanol của quả thể nấm Linh Chi có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus Hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào lympho T của người nhiễm HIV-1 Phân đoạn hỗn hợp trích ly quả thể nấm Linh chi bằng metanol có tác dụng kháng virus rất mạnh, các phân đoạn khác, như hexan, etyl acetat, trung tính, kiềm
2.5.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu nấm Linh Chi tại Việt Nam
* Tình hình sản xuất
Từ thập niên 90, nấm Linh Chi mới thực sự nuôi trồng nhiều ở Việt Nam Ngoài ra, còn thấy 15 loài nấm Linh Chi mọc hoang dại ở rừng Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Gia Lai, Đăk Lắc Tại hội nghị kết quả công tác chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm
ăn và nấm dược liệu, theo tài liệu đã được công bố tới nay có 32/61 tỉnh thành có cơ
sở nuôi trồng nấm dược liệu (tháng 12/2001) Hiện nay có rất nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu về nấm Linh Chi ở cả Bắc và Nam nhằm lựa chọn những chủng có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với khí hậu và đặc biệt có thể phổ biến đại trà cho các cơ sơ nuôi trồng ở một số nơi để tận dụng nguồn nguyên liệu cellulose có sẵn, tăng thu nhập cho người lao động Mặt khác, nuôi trồng nấm Linh Chi để cung cấp nguồn dược liệu trong nước, bổ sung cho thực phẩm và một phần để xuất khẩu
* Tình hình nghiên cứu
Hiện nay trong nước cũng rất quan tâm và có khá nhiều nghiên cứu về trích
ly và ứng dụng các hoạt chất sinh học trong nấm Linh Chi
Nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ thực phẩm của T.S Trương Thị Hòa
trong nghiên cứu “Trích ly hoạt chất sinh học từ nấm Linh Chi ” đã đã xác định
được phương pháp trích ly các hoạt chất sinh học sử dụng cho công nghệ sản xuất
rượu bổ Phương pháp trích ly bằng ethanol với tỷ lệ dung môi / nguyên liệu là 1/10
đạt hiệu suất cao (8,8%) khi chiết lần 1 bằng ethanol 960
Trang 26Bên cạnh đó, năm 2005, Nguyễn Đức Tiến và cộng sự thuộc Viện Cơ điện
Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ “Nghiên
cứu sản xuất một số sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa được quy trình công
nghệ cơ bản sản xuất trà Phytos hòa tan và đồ uống Thanh Xuân từ nấm Linh Chi
Năm 2006, Nguyễn Đức Tiến và cộng sự trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ “Nghiên
cứu tận dụng hạt nhãn và vỏ quả nhãn để làm thức ăn chăn nuôi và trồng nấm”, đã
đưa ra được quy trình công nghệ sử dụng hạt nhãn và vỏ quả nhãn để trồng nấm
Linh Chi [5, 4]
Theo kết quả của Nguyễn Thị Minh Tú trong nghiên cứu “Quy trình tách
chiết các hoạt chất sinh học từ nấm Linh Chi ” với dung môi là nước quá trình chiết
đạt tối ưu ở nhiệt độ 800
C, thời gian chiết 7h, tỷ lệ nguyên liệu / dung môi là 1/20 thì hàm lượng chất chiết thu hồi đạt 6,91% [10]
Tuy nhiên những nghiên cứu về nấm Linh Chi tại Việt Nam tập trung chủ
yếu vào điều tra, sưu tập, nêu đặc điểm phân loại, điều kiện sinh thái, quy mô nuôi trồng và các hoạt chất chính có trong nấm Linh Chi Mặc dù đã có sản phẩm sản xuất ở quy mô công nghiệp song giá thành còn quá cao
Trang 27Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, thiết bị và hóa chất nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng
- Nguồn nấm Linh Chi (Ganoderma lucidium) được trồng tại Hưng Yên Đây
là giống nấm Linh Chi đỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhân giống tại Viện
Di truyền Nông nghiệp, nấm Linh Chi được thu mua có độ ẩm = 11%
3.1.2 Thiết bị và hóa chất
- Thiết bị:
+ Máy sấy (Grot DZ 47-63, Trung Quốc)
+ Máy đo OD (Zuzi 4110ED Spectrophotometer, Đức)
+ Cân phân tích (Precisa XT 320M, Thụy Sỹ)
+ Thiết bị Soxhlet (TC 15, Trung Quốc)
+ Cân kỹ thuật (Cent-0-Gram Balance, OHAUS, Mỹ)
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Bộ môn Nghiên cứu phụ phẩm và môi trường nông nghiệp - Viện Cơ điện
Nông nghiệp và CNSTH, 126 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/12/2013 đến tháng 07/06/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Ảnh hưởng của các điều kiện xử lý nguyên liệu đến hiệu quả trích ly
- Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu tới hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
3.3.2 Xác định các thông số của quá trình trích ly
- Ảnh hưởng của dung môi tới hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
Trang 28- Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
- Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
- Ảnh hưởng nhiệt độ trích ly đến quá trình trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
- Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
- Ảnh hưởng của số lần trích ly đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi
3.3.3 Quá trình thu nhận triterpenoid trong nấm Linh Chi
- Làm sạch dịch trích ly
- Thu nhận và cô dịch trích ly
3.3.4 Quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm Linh Chi
3.3.4.1 Phương pháp trích ly triterpenoid
Quy trình sản xuất chế phẩm nấm Linh Chi dự kiến:
Sơ đồ 3.1 Quy trình trích ly sản xuất chế phẩm triterpenoid từ nấm Linh Chi
Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu:
Nấm Linh
Xử lý Trích ly Lọc Thu dịch
Cô
Chế phẩm triterpenoid
d
Trang 291 Xử lý nguyên liệu
Nấm linh Chi khô được kiểm tra và lựa chon để loại bỏ mốc, hỏng (đạt các chỉ tiêu an toàn về vệ sinh thực phẩm), rồi đem nghiền nhỏ
- Mục đích: Để tách các tạp chất không mong muốn, tăng diện tích tiếp xúc
bề mặt giữa nguyên liệu và dung môi trích ly , phá vỡ cấu trúc tế bào thuận lợi cho các quá trình sau
- Mục đích: Loại bỏ cặn, bã ra khỏi dịch trích ly nhằm thu được dịch trong chỉ chứa các hợp chất hòa tan
Sau khi cô dịch trích ly ta thu được chế phẩm triterpenoid từ nấm Linh Chi
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp phân tích chỉ tiêu hóa lý
a) Phương pháp xác định độ ẩm (phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi)
- Nguyên tắc: Sấy mẫu trong thời gian dài để tách lượng nước tự do và nước liên kết bên trong sản phẩm Trong quá trình sấy cần theo dõi và cân khối lượng mẫu đến khi khối lượng lần trước và lần sau nó không thay đổi thì dừng sấy Lượng nước trong nguyên liệu đã bay hết, phần còn lại là chất khô