Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly triterpenoid

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm (Trang 38)

M Ở ĐẦU

4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly triterpenoid

Qua bảng trên ta thấy: Các dung môi khác nhau sẽ cho giá trị triterpenoid khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.

Nguyên liệu được trích ly bằng dung môi methanol cho giá trị triterpenoid cao nhất với lượng triterpenoid là 3,68 mg/g. Tiếp đến là dung môi ethanol cho hiệu suất đứng thứ 2 với lượng triterpenoid là 3,64 mg/g. Dung môi ethyl actate cho hiệu suất thấp nhất với lượng triterpenoid là 2,76 mg/g thấp hơn 0,92 mg/g so với trích ly bằng methanol đó là do dung môi ethyl acetate là dung môi có tính phân cực nhẹ

nên cho hiệu quả trích ly thấp nhất.

Khi sử dụng methanol làm dung môi trích ly sẽ gây tốn kém về kinh tế cũng như tính an toàn đối với chế phẩm thu được sau trích ly, thay vì sử dụng dung môi trích ly là methanol ta sẽ sử dụng dung môi là ethanol bởi độ an toàn cao hơn, giá thành rẻ hơn và cho hiệu suất trích ly cũng không kém gì methanol.

Từ những lập luận đó, chúng tôi lựa chọn dung môi trích ly tối ưu nhất là ethanol và sử dụng kết quả này cho các nghiên cứu sau.

4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi trong nấm Linh Chi

Ethanol là dung môi có khả năng hòa tan các hoạt chất sinh học khá tốt. Sử dụng ethanol ở các nồng độ khác nhau sẽ có hiệu quả của quá trình trích ly khác nhau.

Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol tới việc trích ly hoạt chất triterpenoid trong nấm Linh Chi được tiến hành như trong phần 3.4.2.2.b. Kết quả thu được như bảng và đồ thị sau:

Bảng 4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol tới hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi (%)

Nồng độ ethanol 80 85 90 95

Hàm lượng

triterpenoid 2,7

c 3,04b 3,64a 3,69a

(Chú thích: a, b, c, d: sai khác giữa các công thức xử lý trong cùng một thời điểm có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%)

Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi

Qua bảng trên ta thấy: Các dung môi khác nhau sẽ cho giá trị triterpenoid khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.

Nguyên liệu được trích ly bằng dung môi ethanol ở nồng độ 95% cho giá trị

triterpenoid cao nhất với lượng triterpenoid là 3,69 mg/g. Tiếp đến là dung môi ethanol nồng độ 90% cho hiệu suất đứng thứ 2 với lượng triterpenoid là 3,64 mg/g.

Dung môi ethanol ở nồng độ 85% cho hiệu suất đứng thứ 3 với lượng triterpenoid là 3,04 mg/g. Với dung môi ethanol ở nồng độ 80% chỉ cho lượng triterpenoid là 2,7 mg/g thấp hơn 0,99 mg/g so với trích ly bằng ethanol ở nồng độ 95% đó là do khi trích ly bằng ethanol 80% hàm lượng nước có trong dung môi cao hơn đối với hàm lượng nước trong ethanol 95% mà triterpenoid không tan trong nước.

Tuy nhiên khi sử dụng ethanol 95% làm dung môi trích ly sẽ gây tốn kém về

kinh tế và hàm lượng triterpenoid khi trích ly ethanol ở nồng độ 95% cũng không chênh lệch nhiều so với sử dụng ethanol ở nồng độ 90%.

Từ những lập luận đó, chúng tôi lựa chọn nồng độ dung môi ethanol trích ly tối ưu nhất là ethanol 95% và sử dụng kết quả này cho các nghiên cứu sau.

4.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hiệu quả trích ly triterpenoid trong nấm Linh Chi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)