Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
364,11 KB
Nội dung
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ 2 1.1 Một số vấn đề nhận thức chung về ma túy 2 1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý 3 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỆ NẠN MA TÚY VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÕNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÖY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 6 2.1. Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Long Xuyên 6 2.2. Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Long Xuyên giai đoạn hiện nay 6 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÕNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÖY Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 16 3.1. Dự báo tình hình 16 3.2. Mục tiêu 16 3.3. Một số giải pháp cơ bản 17 KẾT LUẬN 20 KIẾN NGHỊ 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 1 MỞ ĐẦU Tệ nạn ma túy đang trở thành hiểm họa của toàn nhân loại, không một quốc gia, dân tộc nào không bị tác động tiêu cực do tình trạng nghiện ma túy và tội phạm ma túy gây ra. Ma túy là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm, hủy hoại sức lao động, nguồn tài chính, kìm hãm quá trình phát triển kinh tế-xã hội của mội quốc gia. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội… Ma túy cũng là tác nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và nhiều bệnh nan y khác. Ma túy còn còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang khu vực, làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của một số quốc gia. Ở Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang và thành phố Long Xuyên nói riêng trong những năm gần đây tình hình tệ nạn ma túy cũng diễn biến rất phức tạp. Tệ nạn này gây hại lớn cho sức khỏe của một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng xấu đến nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau. Điều đó đã và đang gây ra những trở ngại lớn cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động xấu đến sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt tình hình lạm dụng ma tuý trong lứa tuổi thanh thiếu niên đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy luôn được cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm nên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần chung vào công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội của cả nước. Tuy nhiên từ thực tế cho thấy, tệ nạn này từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự địa phương. Để góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy ở địa bàn thành phố Long Xuyên từ nay đến năm 2015” để làm tiểu luận tốt nghiệp, nhằm gắn lý luận đã học với thực tiễn mà bản thân đang công tác. 2 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÕNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÖY 1.1 Một số vấn đề nhận thức chung về phòng, chống tệ nạn ma túy 1.1.1. Khái niệm về ma túy: Theo Điều 2 của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000: 1. Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy đinh trong danh mục của Chính phủ. 2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thấn kinh dễ gay tình trạng nghiện đối với người sử dụng. 3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Tệ nạn ma túy: Là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy. Người nghiện ma túy: Là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. 1.1.2. Tác hại của ma túy đối với con người và xã hội: - Tác hại về sức khỏe con người: Phá hoại thể xác, nhân cách người sử dụng, làm cho người sử dụng mất tính đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh, gây rối loạn về sinh lý, tiêu hóa, tuần hoàn, hệ thần kinh, dễ mất bệnh truyền nhiễm đặc biệt là HIV/AIDS thông qua con đường tiêm chích. - Tác hại về kinh tế: Các đối tượng sử dụng ma túy hàng năm tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng vừa phải chi phí cho lực lượng phòng, chống ma túy, xây dựng cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện, hoạt động tuyên truyền giáo dục. - Tác hại về trật tự an toàn xã hội: Do sử dụng ma túy dễ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn trong xử sự đối với người thân, cộng đồng xã hội, là nguyên nhân dẫn đến các tội phạm khác như: mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp lừa đảo… để có tiền sử dụng trái phép chất ma túy, tham gia các tệ nạn khác như: mại dâm, cờ bạc… dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự trong các địa bàn dân cư, các khu vực công cộng, hình thành các tụ điểm phức tạp về ma túy. 3 - Ma túy xâm nhập vào học đường và thanh niên ở nông thôn, phá hoại sức khỏe của giới trẻ, làm băng hoại đạo đức của thanh niên học sinh, ma túy trở thành nỗi lo lắng của toàn xã hội, là nguy cơ cản trở sự phát triển của đất nước. 1.2. Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy: 1.2.1. Quan điểm của Đảng: Đảng ta từ Trung ương đến địa phương luôn rất quan tâm đến công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung, phòng chống tệ nạn ma túy nói riêng, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Ngày 30/11/1996, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số: 06CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. - Ngày 26 tháng 3 năm 2008, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 21- CT/TW chỉ đạo về việc tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình mới. - Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”. - Nghị Quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán, sử dụng ma túy”. 1.2.2. Chính sách, pháp luật của nhà nước: Điều 64 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe…nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm…”. Điều 1 của Luật Phòng, chống ma túy quy định: “Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, đấu tranh chống tệ nạn ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy”. Để xử lý đối với các hành vi vi phạm về ma túy, bộ Luật Hình sự năm 1999 cũng dành riêng một chương (Chương XVII) quy định các tội phạm về ma túy. Chính 4 phủ, các Bộ, ngành có liên quan cũng ban hành nhiều Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn xử lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy cũng như các hành vi vi phạm về ma túy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như: Nghị định 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên và người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. Nghị định 43/2005/NĐ-CP ngày 05/4/2005 của Chính phủ quy định về việc đưa người nghiện ma túy, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh. Thông tư liên tịch số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 25/10/2005 hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định 43/2005/NĐ-CP. Điều 21 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng chống và kiểm soát ma túy. Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chưc cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Nghị định 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 135/2004/NĐ-CP. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 10/02/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định 94/2010/NĐ-CP. Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 17/02/2012 của Chính phủ về “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015”. Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012 Quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. 5 1.2.3. Một số văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang và thành phố Long Xuyên: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX chỉ rõ: “Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông và trật tự kỷ cương xã hội”. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương cũng như của tỉnh, Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ thành phố Long Xuyên, trong nhiệm vụ và giải pháp đảm bảo an ninh quốc phòng cũng chỉ đạo “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, kiềm chế gia tăng tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông và trật tự kỷ cương xã hội”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ công an thành phố Long Xuyên lần thứ XI cũng đề ra nhiệm vụ: “Tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố chỉ đạo các Ban, Ngành, Đoàn thể thực hiện có hiệu quả NQ 09/CP, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đề án III, IV; phòng chống tham nhũng, chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS; phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; mở nhiều đợt cao điển tấn công trấn áp tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, TNXH, vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới ở khu dân cư… Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố”. Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 07 tháng 7 năm 2008 của BCH tỉnh Đảng bộ An Giang thực hiện chỉ thị 21 của BCT khóa X:” Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới. Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý và giúp đở người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Chỉ thỉ số 37-CT/TU ngày 24/3/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phát động phong trào toàn dân tham gia vận động, giúp đở, quản lý người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng và đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm. Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 05/9/2011 cũa UBND tỉnh về thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030… 6 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÕNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÖY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội thành phố Long Xuyên: Thành phố Long Xuyên là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh An Giang, hiện có 13 đơn vị hành chính, gồm 11 phường và 02 xã, dân số 67.935 hộ và 272.598 nhân khẩu. Long Xuyên là thành phố trẻ, được công nhận trở thành đô thị loại II vào năm 2009, tốc độ đô thị hóa đã và đang diễn ra với cường độ cao, các chính sách kích cầu nhằm phát triển kinh tế - xã hội được quan tâm triển khai thực hiện, đã mang lại những thành tựu nổi bật, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, an sinh xã hội thực sự được xem trọng và phát huy tác dụng. Với đặc thù là thành phố của một tỉnh có gần 100 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, việc giao lưu qua lại, tham quan, du lịch và mua bán diễn ra thuận lợi, đặc biệt tỉnh Canđal – Campuchia giáp thị trấn Long Bình, huyện An Phú có 02 casino hoạt động suốt ngày đêm và nhiều tụ điểm vui chơi giải trí là môi trường thuận lợi diễn ra các loại tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, mua bán chất ma túy. Thành phố Long Xuyên là địa bàn giáp ranh của của tỉnh An Giang với tỉnh Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ, có tuyến quốc lộ 91 nối liền giao thông từ biên giới Campuchia với thành phố Cần Thơ, có tuyến quốc lộ 80 nối liền đến Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy lợi dụng hoạt động, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. 2.2. Thực trạng công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Long Xuyên trong giai đoạn hiện nay: Tình hình nghiện ma túy: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ công tác điều tra cơ bản người nghiện trong 03 năm qua cho thấy, số người nghiện có chiều hướng 7 gia tăng, mỗi năm tăng bình quân trên 20 đối tượng. Đối tượng nghiện ở lứa tuổi thanh niên chiếm tỉ lệ cao (70%) và đa số là thành phần lao động nghèo, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không nghề hoặc có nghề nhưng không ổn định, trình độ học vấn thấp, do thiếu sự quản lý giáo dục của gia đình, sống buôn thả, lười lao động, thích ăn chơi đua đòi, chạy theo lối sống thực dụng, suy thoái về đạo đức, bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo,…nên đã sa vào con đường nghiện ngập. Chất ma túy sử dụng đa số là heroin. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng nghiện xuất thân từ gia đình khá giã, có trình độ học vấn cao nhưng do thiếu nhận thức về ma túy nhất là ma túy tổng hợp, đa số họ cho rằng việc sử dụng ma túy đá không gây nghiện, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và xem việc sử dụng ma túy tổng hợp như là một “mốt” của thanh niên giới thượng lưu nên không ngần ngại sử dụng. Tình hình tội phạm ma túy: Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy có chiều hướng tăng cao, phổ biến nhất là hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy (heroin, methamphetamin (ma túy đá), thuốc lắc (estasy),…). Thủ đoạn của bọn tội phạm hoạt động khá phức tạp và ngày càng tinh vi xảo quyệt. Thời gian gần đây, lợi dụng chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, bọn tội phạm ma túy còn lợi dụng cả phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, trẻ em thay chúng trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội gây không ít khó khăn trong cho ta trong việc xử lý. Đa số các đối tượng phạm tội là người nghiện vì muốn kiếm tiền thỏa mãn cơn nghiện nên họ thực hiện hành vi phạm tội, một số ít không nghiện nhưng do hám lợi. Nguồn ma túy thường từ thành phố Hồ Chí Minh, tuyến biên giới Campuchia hoặc Cần Thơ chuyển về. Để hạn chế tác hại của ma túy đối với cộng đồng, duy trì và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân an tâm sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, thành phố Long Xuyên đã đồng bộ triển khai nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp và hiệu quả. 8 2.2.1 Kết quả đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy ở địa bàn thành phố Long Xuyên trong giai đoạn hiện nay: 2.2.1.1. Hoạt động chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác của Thành phố do công an thành phố Long Xuyên làm thường trực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt các chỉ đạo của Trung ương và tỉnh như: Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 17/02/2012 của Chính phủ về “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015”. Chương trình số 19-CTr/TU, Chỉ thị 37-CT/TU của tỉnh ủy, Quyết định số 120 của UBND tỉnh … Thường trực Ban chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tham mưu giúp cấp ủy, UBND ban hành các Nghị quyết và chương trình hành động về công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn, phân công thành viên ban chỉ đạo phụ trách địa bàn, giúp đỡ cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch và các giải pháp nhằm quản lý, giáo dục đối tượng ma túy một cách có hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị thành viên Ban chỉ đạo cũng xây dựng kế hoạch phòng, chống ma túy, cụ thể: Công an có kế hoạch phối hợp các ngành triển khai chương trình “3 không, 3 giảm” thông qua các phong trào như “Phong trào giữ gìn trật tự an toàn xã hội”, “phong trào quần chúng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội ở địa bàn dân cư”, với các danh hiệu “gia đình văn hóa; người tốt việc tốt; khu dân cư tiên tiến; khóm ấp văn hóa…”, tổ chức phát động rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh phòng ngừa các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy, để lảm trong sạch, lành mạnh địa bàn khu dân cư. 2.2.1.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phòng, chống tệ nạn ma túy Ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Ban chỉ đạo từng cấp đều có kế hoạch thường xuyên kết hợp với ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tổ chức tuyên truyền sâu 9 rộng đến nội bộ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ dân phố va nhân dân tại các khu vực dân cư, những văn bản có nội dung liên quan việc thực hiện công tác phòng chống ma túy. Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống ma túy hàng năm được các ngành, các cấp thành phố triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức sinh động và phong phú, cụ thể như: Ngành công an đã tổ chức họp dân tuyên truyền về luật phòng, chống HIV/AIDS; Phòng, chống ma túy, mại dâm và các loại TNXH tổng cộng 4.830 cuộc có 124.479 lượt người tham dự. Tổ chức kiểm điểm trước dân 471 đối tượng các loại; công khai hoá quyết định áp dụng quản lý theo NĐ 163/CP 342 đối tượng sử dụng ma túy. Phòng Giáo dục Đào tạo đã tổ chức cho học sinh 594 tiết học về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, TNXH khác. Tổ chức cho 100% học sinh các trường THCS, PTTH ký cam kết không sử dụng trái phép các chất kích thích, đồng thời phát động phong trào phòng chống HIV/AIDS, ma túy, TNXH khác với nhiều loại hình phong phú, đa dạng như: Thi tìm hiểu, xây dựng tiểu phẩm, làm báo tường, báo ảnh, triển lãm, VHVN, TDTT thu hút hàng ngàn lượt học sinh tham gia. Đã tổ chức mở lớp bồi dưỡng “kỹ năng sống, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng chống tệ nạn trong thanh thiếu niên” cho hầu hết giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân cho học sinh ở các trường phổ thông. Phòng LĐ-TB và XH kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể phường, xã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh động và phong phú như: Thông qua hình thức sinh hoạt, học tập, hội thảo, hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS, tác hại của ma túy, mại dâm Hội LHPN thành phố đã vận động thành lập 427 tổ, có 7.260 thành viên là chị em phụ nữ đăng ký hưởng ứng phong trào “phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và thực hiện các chuẩn mực gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” với 41.229 hội viên đăng ký nhằm lấy gia đình làm cơ sở ngăn chặn tội phạm và các TNXH. [...]... CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÕNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÖY Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 3.1 Dự báo tình hình: Từ nay đến năm 2015 ở TP Long Xuyên, quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra nhanh chóng, hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh tạo điều kiện để phát triển KTXH và giao lưu văn hóa quốc tế Đây là cơ hội để TP Long Xuyên phát triển... biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 168 đối tượng, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh 596 đối tượng Đối với đối tượng có biểu hiện phạm tội về ma túy: Đội nghiệp vụ công an thành phố phối hợp công an phường xã tiến hành lập hồ sơ đưa vào quản lý nghiệp vụ và có đối sách đấu tranh phù hợp Từ năm 2010 đến 2012, qua công tác nghiệp vụ Công an thành phố Long Xuyên đã phát hiện, xác lập và. .. trò trách nhiệm trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy Đối với bản thân là đảng viên, chiến sĩ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Ma túy – người trực tiếp trên trận tuyến đấu tranh phòng, chống ma túy, tôi luôn băn khoăn, trăn trở và luôn mong muốn góp sức nhỏ bé của mình cùng xã hội phòng, chống có hiệu quả với tệ nạn này Những giải pháp trên đây có thể không phải là giải pháp tối ưu nhưng cũng... 2.2.1.4 Công tác quản lý giáo dục, đấu tranh xử lý Bên cạnh công tác tuyên truyền vận động, Công an thành phố với vai trò nồng cốt trong công tác quản lý, giáo dục, đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy đã chỉ đạo cho công an phường xã tiến hành rà soát lên danh sách số đối tượng nghiện và đối tượng có biểu hiện phạm tội về ma túy Trên cơ sở đó tiến hành phân loại và áp dụng các đối sách với từng loại... phạm tội về ma túy thì đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an thành phô phối hợp với công an phường, xã tiến hành thu thập hồ sơ đưa vào quản lý nghiệp vụ để có đối sách đấu tranh phù hợp 18 Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an thành phố Long Xuyên kết hợp công an phường, xã làm tốt công tác điều tra cơ bản hệ người nghiện 3.3.4 Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý... chống tệ nạn ma túy Công an thành phố Long Xuyên tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Chương trình số 19-CTr/TU của Tỉnh ủy về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trong tình hình mới” và phân công cấp ủy viên phụ trách từng địa bàn, lĩnh vực cụ thể để thường xuyên chỉ đạo,... quyền địa phương; sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể; sự nhiệt tình, năng nỗ, linh hoạt, sáng tạo của đội ngũ cán bộ đảng viên làm công tác phòng, chống và sự ủng hộ tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân nên hầu hết các mặt công tác từ công tác tuyên truyền vận động, quản lý giáo dục đến công tác đấu tranh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống. .. tranh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa phương 2.2.3 Một số hạn chế của công tác đấu tranh tệ nạn ma túy ở địa bàn thành phố Long Xuyên trong giai đoạn hiện nay: Bên cạnh những mặt đạt được, chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn và hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền, vận động thời gian qua mặc dù các ngành, các cấp đã tổ chức nhiều... đảng viên 3.3.2 Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy Công an thành phố Long Xuyên và công an các phường xã chủ động phối hợp với ngành văn hóa thông tin, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, các trường,…Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về phòng chống ma túy sâu rộng đến mọi tàng lớp nhân dân Đặc biệt... vế ma túy Phấn đấu đến năm 2015 giảm 10% số đối tượng tái nghiện, đảm bảo 100% đối tượng nghiện cư trú tại cộng đồng khi phát hiện đều được cai nghiện bằng các biện pháp thích hợp, đảm bảo 60% xã, phường và 95% cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, trường học không có người nghiện ma túy và tội phạm ma túy 16 3.3 Một số giải pháp cơ bản 3.3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tệ nạn . đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý 3 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỆ NẠN MA TÚY VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÕNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÖY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 6 2.1 vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Long Xuyên 6 2.2. Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Long Xuyên giai đoạn hiện nay 6. công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy ở địa bàn thành phố Long Xuyên từ nay đến năm 2015 để làm tiểu luận tốt nghiệp, nhằm gắn lý luận đã học với thực tiễn mà bản thân đang công tác.