Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
535,75 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC HOÀNG THỊ XUÂN HOÀ PHÁT TRIỂN VỐN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt Người hướng dẫn khoa học Th.S. Lê Thị Lan Anh HÀ NỘI - 2011 3 Lời cảm ơn Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận này, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của thạc sĩ Lê Thị Lan Anh, chúng tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khoá luận với đề tài: “Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học”. Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô! Qua đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Hoàng Thị Xuân Hoà 4 Lời cam đoan Tôi xin khẳng định đề tài “Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học” là kết quả nghiên cứu của riêng mình, đồng thời đề tài này không trùng với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Hoàng Thị Xuân Hoà 5 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT BT : bài tập HS : học sinh SGK : sách giáo khoa NXB : nhà xuất bản T : tập TV : Tiếng Việt 6 MỤC LỤC Mở đầu 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Cấu trúc đề tài 8 Nội dung 9 99 Chương 1. Cơ sở lí luận 9 1.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ 9 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý nói chung của học sinh tiểu học 16 Chương 2. Thống kê và phân loại thành ngữ, tục ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học 23 2.1. Thống kê và phân loại thành ngữ, tục ngữ 23 2.2. Phân loại ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ 37 Chương 3. Các biện pháp phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học 44 3.1. Tổ chức cho học sinh giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ 44 3.2. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá 48 Kết luận 55 Tài liệu tham khảo 57 Phụ lục 58 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Qua tìm hiểu và thống kê chúng tôi thấy môn Tiếng Việt có một khối lượng các câu thành ngữ, tục ngữ khá lớn, phong phú và đa dạng cả về mặt cấu tạo cũng như nội dung. Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, khi dạy cho học sinh về thể loại thành ngữ, tục ngữ đòi hỏi người giáo viên đầu tư rất nhiều trong tiết dạy để học sinh có thể hiểu sâu, hiểu đúng về nội dung và ý nghĩa của nó. Chúng tôi thấy rằng thành ngữ, tục ngữ rất quan trọng trong ngôn ngữ mà chúng ta lại sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, dạy học thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học như thế nào để đạt hiệu quả là điều rất cần thiết đối với người giáo viên tiểu học. Hằng ngày, trong quan hệ giao tiếp, người Việt Nam ta thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ để vận vào lời ăn tiếng nói của mình nhằm minh hoạ, nhấn mạnh một số sự vật, sự việc hoặc hiện tượng đang nói tới. Như chúng ta đã biết thành ngữ, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống của con người, từ thói quen sử dụng từ ngữ có hình ảnh, vừa khái quát vừa cụ thể những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Ý nghĩa quan trọng của thành ngữ, tục ngữ là sự vận dụng. Trong đời sống người ta thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ như là một lối nói, một lối ứng xử. Vì vậy, để học sinh nhận thức đúng đắn những cái hay, cái đẹp của các câu thành ngữ, tục ngữ thì chúng ta cần giúp cho các em hiểu rõ tất cả những giá trị ấy thông qua việc phân tích các thành ngữ, tục ngữ. Hơn nữa dạy thành ngữ, tục ngữ cho học sinh là chúng ta đã dạy về 8 những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt qua việc cách sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo. Từ đó chúng ta có thể rèn luyện cho các em cách sử dụng từ ngữ thật chính xác và đúng đắn trong mọi hoàn cảnh, góp phần làm cho bản sắc của tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp. Nhưng trong thực tế, không ít giáo viên chưa hiểu thấu đáo nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ, mà chỉ biết ở phạm vi nghĩa bóng, chứ chưa hiểu được cái gốc của nó từ đâu. Do vậy, có thể sẽ dẫn đến việc dạy sai kiến thức cho học sinh, có thể các em sẽ không hiểu được hết ý nghĩa và vận dụng các câu thành ngữ, tục ngữ vào lời ăn, tiếng nói một cách bừa bãi. Ngoài ra, do đặc điểm về tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn hạn chế mà các em còn gặp rất nhiều khó khăn trong khi học về các thành ngữ, tục ngữ. Phần lớn học sinh khi học về các bài tập giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ bằng định nghĩa các em chỉ hiểu được nghĩa đen mà không hiểu được nghĩa thực, nghĩa bóng của các câu thành ngữ, tục ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề dạy học thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học vẫn chưa được ai quan tâm, tìm hiểu. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học” để tìm hiểu và nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua việc thực hiện khóa luận này với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học các thành ngữ, tục ngữ trong môn Tiếng Việt nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung cho học sinh tiểu học. 2. Lịch sử nghiên cứu Trên cơ sở thống kê rất cụ thể của các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học”. Đây là một đề tài khoa học khá mới mẻ và có nhiều điểm 9 khác so với các công trình nghiên cứu trước đó. Sở dĩ người thực hiện đề tài này khẳng định điều đó bởi qua sự tìm hiểu, thống kê chúng tôi thấy vấn đề này đã được tác giả đi trước mới nghiên cứu ở những vấn đề sau: Thứ nhất: Tập hợp và giải thích các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Đây là công trình nghiên cứu của các tác giả làm từ điển. Tác giả cuốn Thành ngữ - tục ngữ Việt Nam (2007) đã tập hợp được rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng đã thể hiện được vốn từ phong phú, vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc được truyền miệng từ đời này qua đời khác, qua hàng nghìn năm lịch sử. Các tác giả cuốn Từ điển Thành ngữ - tục ngữ Việt Nam (2007), NXB Văn hoá thông tin do Đặng Hồng Chương (chủ biên) cũng đã tập hợp được số lượng những câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc của nước ta và giải thích ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ đó. Các câu thành ngữ, tục ngữ này là một kho báu của văn hoá dân tộc, đã thể hiện được những đặc trưng độc đáo của tư duy dân tộc, quan điểm thẩm mỹ đạo lý làm người, luật đối nhân sử thế, thái độ đối với cái thiện, cái ác Thứ hai: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn theo Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh tác giả cuốn sách Giáo trình Tiếng Việt 2 đã đưa ra khái niệm và đặc điểm của cụm từ cố định. Theo tác giả cụm từ cố định được sử dụng tương đương như từ, có thể thay thế hoặc kết hợp với từ để tạo câu. Vì vậy, cụm từ cố định cũng được coi là một loại đơn vị từ vựng (bên cạnh các từ) và là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học”. Đặc điểm của cụm từ cố định cũng giống như từ ghép, nghĩa của cụm từ cố định có tính chất mới chứ không bằng tổng số nghĩa của các yếu tố cấu thành, nghĩa vốn có của các yếu tố cấu thành bị mờ đi. Thứ ba: Nghiên cứu các phương diện cụ thể của thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn như một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ: 10 “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí” của Giáo sư Nguyễn Đức Dân có đề cập đến vấn đề cách sử dụng các câu thành ngữ, tục ngữ trong cuộc sống. (Tạp chí ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004)). “Triết học trong tục ngữ so sánh” của Giáo sư Nguyễn Đức Dân nói về các câu tục ngữ so sánh và vận dụng phương pháp xác định triết lí trong tục ngữ so sánh. (Tạp chí ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004)). “Con trâu trong ngôn ngữ ca dao, tục ngữ” của Tiến sĩ Lê Dức Luận cũng nói về hình ảnh con trâu trong ca dao, tục ngữ, đó là hình ảnh dùng để so sánh, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người, việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh. (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, Hội ngôn ngữ học Việt Nam (2009)). “Một số biểu hiện của văn hoá qua các thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Vân Đông cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá thông qua một số hiện tượng ngôn ngữ. Đó là các câu thành ngữ, tục ngữ dân gian Anh, Việt có các từ chỉ bộ phận cơ thể người và giải thích ý nghĩa của nó nhằm mục đích giúp người nước ngoài học tiếng Việt và làm quen với các từ chỉ bộ phận cơ thể người thường gặp để tiếp cận với văn hoá người Việt qua ngôn ngữ tiếng Việt. (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, Hội ngôn ngữ học Việt Nam (2008)). Rõ ràng là chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học. Trong đề tài, chúng tôi thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV tiểu học và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ của mình. Chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn tìm hiểu tính chất và ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hoá dân gian cực kỳ phong phú và 11 đa dạng của dân tộc. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các thành ngữ, tục ngữ trong môn TV ở tiểu học. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm thống kê và phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV ở tiểu học. Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong nhà trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV ở tiểu học. - Thống kê và phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV ở tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về thành ngữ, tục ngữ. - Tìm hiểu một số đặc điểm về tâm sinh lý nói chung của HS tiểu học. - Thống kê các thành ngữ, tục ngữ có trong SGK TV ở tiểu học. - Phân loại các thành ngữ, tục ngữ có trong SGK TV ở tiểu học. - Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận - Phương pháp phân tích ngôn ngữ - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp hệ thống [...]... các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV tiểu học Chương 3 Các biện pháp phát tiển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học Phần 3: Kết luận 12 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái niệm thành ngữ, tục ngữ Khi nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ đã có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu mà chúng tôi sưu tầm được: 1.1.1 Thành ngữ 1.1.1.1 Khái niệm Thành. .. Ở TIỂU HỌC 2.1 Thống kê và phân loại thành ngữ, tục ngữ Thành ngữ, tục ngữ được đưa vào SGK TV từ lớp 1 Qua tìm hiểu và thống kê, chúng tôi thấy các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV ở tiểu học có số lượng tương đối lớn, rất đa dạng và phong phú Cụ thể như sau: 2.1.1 Lớp 1 2.1.1.1 Tập 1 2.1.1.1.1 Thành ngữ Không có câu thành ngữ nào được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1 2.1.1.1.2 Tục ngữ Dù... và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình 26 CHƯƠNG 2 THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT Ở TIỂU... hình thành và phát triển tình cảm của HS tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ 25 1.2.5 Sự phát triển nhân cách của HS tiểu học Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, ... phong phú cả về mặt nội dung cũng như hình thức, ta có thể thấy tục ngữ rất phát triển 1.1.3 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ Theo chúng tôi, ý nghĩa của tục ngữ tương đương với câu và ý nghĩa của thành ngữ tương đương với từ hoặc cụm từ Thành ngữ nêu ra một tình huống, một hoàn cảnh, một đặc điểm, một phẩm chất Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng” đồng nghĩa với nghĩa của từ tiết kiệm;... tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em 1.2.3.3 Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của HS tiểu học Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo... từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh Sau khi xem xét các khái niệm khác nhau về thành ngữ, chúng tôi nhận thấy thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học. .. trong câu (Thuật ngữ ngôn ngữ học) Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, (1977) cho rằng: Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó Theo từ điển Bách khoa: Thành ngữ hoặc là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp) (không... còn sơ đẳng ở phần đông HS tiểu học 1.2.3.2.2 Tưởng tượng 22 Tưởng tượng của HS tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã... người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu 1.1.2.2 Nội dung và hình thức của tục ngữ 1.1.2.2.1 Nội dung của tục ngữ Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm Tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, . loại thành ngữ, tục ngữ 23 2.2. Phân loại ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ 37 Chương 3. Các biện pháp phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học 44 3.1. Tổ chức cho học sinh. loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV ở tiểu học. Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong. cho học sinh tiểu học. Trong đề tài, chúng tôi thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV tiểu học và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ của