Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá

Một phần của tài liệu Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học (Trang 51)

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

3.2. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá

Ngoài việc giới thiệu cho học sinh trong các giờ lên lớp, chúng ta còn có thể tổ chức cho các em làm quen với các câu thành ngữ, tục ngữ trong các buổi hoạt động ngoại khoá, tham gia tổ chức trò chơi sau mỗi giờ học, ví dụ như cho học sinh chơi trò giải ô chữ:

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. Câu hỏi:

1) Hàng ngang số 1 gồm 14 chữ cái. Đây là câu thành ngữ mang ý nghĩa “Tự mình nhận lấy những khó khăn rắc rối”.

2) Hàng ngang số 2 gồm 14 chữ cái. Đây là câu thành ngữ mang ý nghĩa “Thề thốt bằng những lời độc địa cố để cho người khác tin mình”.

3) Hàng ngang số 3 gồm 10 chữ cái. Đây là câu thành ngữ nói về tính cách con người: “Hiền lành, chất phác, chân thật”.

4) Hàng ngang số 4 gồm 15 chữ cái. Đây là câu thành ngữ nói về sự nghèo khổ, túng thiếu, đói khát đến cùng cực.

5) Hàng ngang số 5 gồm 13 chữ cái. Đây là câu thành ngữ thể hiện lời nói ngọt ngào, khéo léo, dễ làm xiêu lòng người, dễ lôi cuốn, thuyết phục người nghe.

6) Hàng ngang số 6 gồm 15 chữ cái. Đây là câu thành ngữ có nghĩa sống lâu dài, tồn tại vĩnh viễn.

7) Hàng ngang số 7 gồm 14 chữ cái. Đây là câu thành ngữ thể hiện sự ướt đầm, ướt sũng, ướt toàn thân.

8) Hàng ngang số 8 gồm 13 chữ cái. Đây là câu thành ngữ nói về việc làm cho người hoặc vật đã chết được sống lại.

9) Hàng ngang số 9 gồm 12 chữ cái. Đây là câu thành ngữ nói về kẻ trẻ người non dạ thường hung hăng, xốc nổi, hiếu thắng, không biết lượng sức mình. 10) Hàng ngang số 10 gồm 11 chữ cái. Đây là câu thành ngữ mang ý nghĩa rất nhanh, cực kì mau lẹ.

11) Hàng ngang số 11 gồm 12 chữ cái. Đây là câu thành ngữ nói về sự ỷ vào sức mạnh, quyền lực của mình để đè nén, áp bức, thôn tính kẻ yếu thế hơn. 12) Hàng ngang số 12 gồm 16 chữ cái. Đây là câu thành ngữ chỉ sự bộc trực, ngay thẳng, thật thà.

13) Hàng ngang số 13 gồm 14 chữ cái. Đây là câu thành ngữ nói về tình cảnh người đàn ông vợ chết hoặc vợ bỏ phải nuôi nấng, dạy bảo con cái một mình. 14) Hàng ngang số 14 gồm 15 chữ cái. Đây là câu thành ngữ thể hiện tất cả mọi người đoàn kết, gắn bó, chung lòng, chung sức với nhau vì một mục tiêu chung.

15) Hàng ngang số 15 gồm 12 chữ cái. Đây là câu thành ngữ nói về tai vạ do nói năng bừa bãi, tuỳ tiện, không thận trọng gây ra.

16) Hàng ngang số 16 gồm 13 chữ cái. Đây là câu thành ngữ thể hiện sự hung dữ, độc ác, tàn bạo như loài cầm thú.

Từ khoá hàng dọc là một câu thành ngữ gồm 16 chữ cái mang ý nghĩa được hưởng quyền lợi hoặc ân huệ thì phải biết ghi nhớ công ơn của người giúp đỡ ban tặng.

(Lưu ý: Có thể cho học sinh tham gia chơi với nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như: Mỗi học sinh tham gia trò chơi giải ô chữ được quyền lựa chọn một hàng ngang bất kì để trả lời. Trả lời đúng ô chữ hàng ngang sẽ được tặng một món quà. Trả lời đúng từ khoá ở hàng dọc khi chưa giải hết các ô chữ ở hàng ngang sẽ được tặng hai món quà).

Đáp án: 1. M U A D Â Y B U Ộ C M Ì N H 2. T H Ề S N G T H Ề C H Ế T 3. L À N H N H Ư Đ Ấ T 4. N G H È O R Ớ T M Ù N G T Ơ I 5. N G Ọ T N H Ư M Í A L Ù I 6. T R Ư Ờ N G S I N H B Ấ T T Ử 7. Ư T N H Ư C H U Ộ T L Ộ T 8. C Ả I T Ử H O À N S I N H 9. N G Ự A N O N H Á U Đ Á 10. N H A N H N H Ư C Ắ T 11. C Á L N U Ố T C Á B É 12. T H Ẳ N G N H Ư R U Ộ T N G Ự A 13. G À T R Ố N G N U Ô I C O N 14. M U Ô N N G Ư Ờ I N H Ư M Ộ T 15. V Ạ M M V Ạ M I Ệ N G 16. D Ữ N H Ư C Ọ P

Ngoài ra chúng ta còn có thể đưa ra các biện pháp sau để giúp học sinh phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ của mình:

* Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có trong chương trình học. Hoặc có thể giới thiệu thêm các thành ngữ, tục ngữ quen thuộc thường dùng trong cuộc sống hàng ngày mà không được đưa vào chương trình học.

* Có thể kể cho học sinh nghe về một số câu chuyện về các câu thành ngữ, tục ngữ để giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ đó. Ví dụ:

Một phần của tài liệu Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học (Trang 51)