Tổ chức cho học sinh giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ

Một phần của tài liệu Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học (Trang 47)

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

3.1. Tổ chức cho học sinh giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ

Trong các giờ lên lớp giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực hiện giải nghĩa các câu thành ngữ được đưa vào bài học. Ví dụ trong bài 60 (lớp1) có đưa vào bài câu tục ngữ: “Mưa tháng bảy gãy cành trám, nắng tháng tám rám trái bòng” chúng ta có thể giúp học sinh hiểu nghĩa câu này như sau: Đây là câu tục ngữ nói về quan niệm về giới tự nhiên của nước ta vì Tháng bảy (âm lịch) thường mưa nhiều, mưa dai; tháng tám (âm lịch) thường nắng to, nắng gắt. Khi cho học sinh tập viết câu ứng dụng “Chia ngọt sẻ bùi” (Tập viết lớp 2), giáo viên giải nghĩa cho học sinh hiểu dụng ý của câu này là: Đây là câu thành ngữ nói về tình cảm của con người chia sẻ với nhau, cùng hưởng mọi miếng ngon, miếng ngọt, mọi niềm vui qua đó thể hiện sự đoàn kết tương thân, tương ái. Hoặc khi cho học sinh làm bài tập chính tả (Chính tả lớp 3), trong bài có đưa câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miềng trễ”, giáo viên giải thích nghĩa: Tay quai là lười biếng, không chịu làm việc; miệng

trễ là phải nhịn đói rã họng. Câu tục ngữ này có ý khuyên bảo chúng ta có làm thì mới có ăn, không làm ắt phải nhịn đói, phải biết tự lao động để kiếm sống, không nên dựa dẫm vào người khác... Lên đến lớp 4, lớp 5 chúng ta có thể tổ chức cho học sinh tự giải nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ được đưa vào trong bài học. Ví dụ:

Dạng 1: Giải nghĩa bằng cách định nghĩa

Bài 1: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào? a, Môi hở răng lạnh

b, Máu chảy ruột mềm c, Nhường cơm sẻ áo d, Lá lành đùm lá rách

(BT4 – trang 34 - chủ điểm: Thương người như thể thương thân – TV4 - T1). Bài 2: Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào?

a, Cầu được ước thấy b, Ước sao được vậy c, Ước của trái mùa

d, Đứng núi này trông núi nọ

(BT4 – trang 88 - chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ – TV4 – T1).

Bài 3: Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người Việt Nam ta?

a, Chịu thương chịu khó b, Dám nghĩ dám làm

c, Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của) d, Uống nước nhớ nguồn

(BT1 – trang 27 - chủ điểm: Việt Nam tổ quốc em – TV5 – T2).

Bài 4: Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào? Em tán thành câu a hay câu b? Vì sao?

a, Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghì là hơn b, Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô

(Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không) c, Trai tài gái đảm

d, Trai thanh gái lịch

(BT3 – trang 120 - chủ điểm: Nam và nữ - TV5 – T2).

Dạng 2: Bài tập trắc nghiệm giải nghĩa từ theo chủ điểm

Bài 1: Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?

a, Thẳng như ruột ngựa b, Giấy rách phải giữ lấy lề c, Thuốc đắng dã tật

d, Cây ngay không sợ chết đứng e, Đói cho sạch, rách cho thơm

(BT4 – trang 49 - chủ điểm: Măng mọc thẳng – TV4 – T1).

Bài 2: Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây theo mẫu: Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa Chơi với lửa Ở chọn nơi, chơi chọn bạn Chơi diều đứt dây Chơi dao có ngày đứt tay Làm một việc nguy hiểm

Mất trắng tay

Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống

Bài 3: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ chấm thích hợp ở cột B:

A B

Đẹp người đẹp nết ..., em mỉm cười chào mọi người Mặt tươi như hoa Ai cũng khen chị Ba... Chữ như gà bới Ai viết cẩu thả chắc chắn...

(BT4 – trang 40 - chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu – TV4 – T2).

Bài 4: Trong các thành ngữ sau thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? a, Ba chìm bảy nổi

b, Vào sinh ra tử c, Cày sâu cuốc bẫm d, Gan vàng dạ sắt e, Nhường cơm sẻ áo g, Chân lấm tay bùn

(BT 4 – trang 83 - chủ điểm: Những người quả cảm – TV 4 – T2).

Bài 5: Chọn những thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:

Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa

a,... Lớp trước già đi có lớp sau thay thế b,... Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn

c,... Còn ngây thơ, dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn d,... Trẻ lên ba đang học nói; khiến cả nhà vui vẻ nói theo

(Trẻ lên ba, cả nhà học nói; Trẻ người non dạ; Tre non dễ uốn; Tre già măng mọc)

Dạng 3: Vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào hoạt động giao tiếp

Bài 1:Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 (Chơi với lửa; Ở chọn nơi, chơi chọn bạn; Chơi diều đứt dây; Chơi dao có ngày đứt tay) để khuyên bạn:

a, Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi? b, Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra mình là người gan dạ?

(BT3 – trang 157 - chủ điểm: Tiếng sáo diều – TV4 – T1).

Bài 2: Em chọn thành ngữ, tục ngữ nào để khuyến khích, khuyên nhủ bạn: a, Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?

b, Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?

c, Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác? (BT3 – trang 174 – Ôn tập cuối học kì 1 – TV4 – T1).

Một phần của tài liệu Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)