Thống kê và phân loại thành ngữ, tục ngữ

Một phần của tài liệu Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học (Trang 26)

THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

2.1. Thống kê và phân loại thành ngữ, tục ngữ

Thành ngữ, tục ngữ được đưa vào SGK TV từ lớp 1. Qua tìm hiểu và thống kê, chúng tôi thấy các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV ở tiểu học có số lượng tương đối lớn, rất đa dạng và phong phú. Cụ thể như sau:

2.1.1. Lớp 1

2.1.1.1. Tập 1

2.1.1.1.1. Thành ngữ

Không có câu thành ngữ nào được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1.

2.1.1.1.2. Tục ngữ

 Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân  Mưa tháng bảy gãy cành trám

Nắng tháng tám rám trái bòng

2.1.1.2. Tập 2

2.1.1.2.1. Thành ngữ

Không có câu thành ngữ nào được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 2.

2.1.1.2.2. Tục ngữ

 Chuồn chuồn bay thấp Mưa ngập bờ ao Chuồn chuồn bay cao Mưa rào lại tạnh

 Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng  Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

2.1.2. Lớp 2

2.1.2.1. Tập 1

2.1.2.1.1. Thành ngữ  Anh em thuận hoà  Ăn chậm nhai kĩ  Chia ngọt sẻ bùi  Trèo cao ngã đau  Hai sương một nắng  Ba chân bốn cẳng  Lên thác xuống ghềnh  Con gà cục tác lá chanh  Gạo trắng nước trong  Ghi lòng tạc dạ  Kề vai sát cánh  Lá lành đùm lá rách  Há miệng chờ sung  Miệng nói tay làm  Nghĩ trước nghĩ sau  Ong bay bướm lượn  Ơn sâu nghĩa nặng

2.1.2.1.2. Tục ngữ

 Có công mài sắt, có ngày nên kim  Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ  Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy  Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm  Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con  Thương người như thể thương thân  Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

2.1.2.2. Tập 2

2.1.2.2.1 Thành ngữ

 Thẳng như ruột ngựa  Xuôi chèo mát mái  Kín như bưng

 Tình làng nghĩa xóm  Kính trên nhường dưới  Chín bỏ làm mười  Ao liền ruộng cả 2.1.2.2.2. Tục ngữ

 Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa

 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối  Kiến cánh vỡ tổ bay ra

 Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu bừa kĩ, phân gio cho nhiều  Sáo tắm thì mưa

 Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao  Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng  Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa

2.1.3. Lớp 3

2.1.3.1. Tập 1

2.1.3.1.1. Thành ngữ  Con hiền cháu thảo  Chị ngã em nâng  Tay bắt mặt mừng  Chung lưng đấu cật  Ăn ở như bát nước đầy 2.1.3.1.2. Tục ngữ

 Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng  Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn  Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ  Con có cha như nhà có nóc

 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe

 Dao có mài mới sắc, người năng học mới khôn  Em thuận anh hoà là nhà có phúc

 Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại  Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau  Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư  Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí  Khi đói cùng chung một dạ

Khi rét cùng chung một lòng

 Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ  Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

 Chim có tổ, người có tông  Tiên học lễ, hậu học văn  Kiến tha lâu cũng đầy tổ  Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau  Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

2.1.3.2. Tập 2

2.1.3.2.1. Thành ngữ  Cơm tẻ là mẹ ruột  Cả gió thì tắt đuốc  Thẳng như ruột ngựa

2.1.3.2.2. Tục ngữ

 Ăn không rau như đau không thuốc  Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng  Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ  Uốn cây từ thủa còn non

Dạy con từ thủa con còn bi bô  Vỗ tay cần nhiều ngón

Bàn kĩ cần nhiều người  Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người  Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà

Kính già, già để tuổi cho

2.1.4. Lớp 4 2.1.4.1. Tập 1 2.1.4.1. Tập 1 2.1.4.1.1. Thành ngữ  Hiền như bụt  Lành như đất  Dữ như cọp

 Thương nhau như chị em gái  Môi hở răng lạnh

 Máu chảy ruột mềm  Nhường cơm sẻ áo  Lá lành đùm lá rách  Thẳng như ruột ngựa  Giấy rách phải giữ lấy lề

 Cầu được ước thấy  Ước sao được vậy  Ước của trái mùa  Tuổi trẻ tài cao  Có chí thì nên

 Công thành danh toại  Xấu người, đẹp nết  Văn hay chữ tốt  Chơi với lửa  Chơi diều đứt dây 2.1.4.1.2. Tục ngữ

 Thương người như thể thương thân  Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn  Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng  Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau  Ở hiền gặp lành

 Trâu buộc ghét trâu ăn  Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao  Thuốc đắng dã tật

 Cây ngay không sợ chết đứng  Đói cho sạch, rách cho thơm  Đố ai lặn xuống vực sâu

 Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu  Đứng núi này trông núi nọ

 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

 Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể  Trăng mờ còn tỏ hơn sao

Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi  Có công mài sắt, có ngày nên kim  Ai ơi đã quyết thì thành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi  Thua keo này, bày keo khác  Người có chí thì nên

Nhà có nền thì vững  Hãy lo bền chí câu cua Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai  Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo  Thất bại là mẹ thành công

 Lửa thử vàng, gian nan thử sức  Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan  Có vất vả mới thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho  Ở chọn nơi, chơi chọn bạn  Chơi dao có ngày đứt tay

2.1.4.2. Tập 2

 Mua dây buộc mình  Thuốc hay tay đảm  Chuột gặm chân mèo  Khoẻ như voi

 Nhanh như cắt  Đẹp người đẹp nết  Mặt tươi như hoa  Chữ như gà bới  Im như thóc  Ba chìm bảy nổi  Vào sinh ra tử  Gan vàng dạ sắt  Nhường cơm sẻ áo  Chân lấm tay bùn 2.1.4.2.2. Tục ngữ

 Người ta là hoa đất  Chuông có đánh mới kêu

Đèn có khêu mới tỏ  Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo  Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

 Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu  Cái nết đánh chết cái đẹp

 Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon

 Kiến tha lâu cũng đầy tổ

2.1.5. Lớp 5

2.1.5.1. Tập 1

2.1.5.1.1. Thành ngữ  Quê cha đất tổ  Nơi chôn rau cắt rốn  Chịu thương chịu khó  Dám nghĩ dám làm  Muôn người như một  Trọng nghĩa khinh tài  Uống nước nhớ nguồn  Lá rụng về cội

 Gạn đục khơi trong  Hẹp nhà rộng bụng  Xấu người đẹp nết  Trên kính dưới nhường  Ăn ít ngon nhiều  Ba chìm bảy nổi  Việc nhỏ nghĩa lớn  Thức khuya dậy sớm  Chậm như rùa

 Ngang như cua  Cày sâu cuốc bẫm  Cầu được, ước thấy  Năm nắng, mười mưa  Nước chảy đá mòn

 Bốn biển một nhà  Kề vai sát cánh  Chung lưng đấu sức  Đông như kiến  Gan như cóc tía  Ngọt như mía lùi  Lên thác xuống ghềnh  Góp gió thành bão  Có mới nới cũ  Xấu gỗ tốt nước sơn 2.1.5.1.2. Tục ngữ

 Cáo chết ba năm quay đầu về núi  Trâu bảy năm còn nhớ chuồng  Chết vinh còn hơn sống nhục  Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng  Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần  Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

 Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho  Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may

 Lửa thử vàng, gian nan thử sức  Hổ mang bò lên núi

 Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề  Khoai đất lạ mạ đất quen

 Một miếng khi đói bằng một gói khi no  Thắng không kiêu thua không nản

 Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay  Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người  Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa  Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu

2.1.5.2. Tập 2

2.1.5.2.1. Thành ngữ  Trai tài gái đảm  Trai thanh gái lịch  Trẻ người non dạ  Tre non dễ uốn  Tre già măng mọc 2.1.5.2.2. Tục ngữ

 Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh  Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn  Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu  Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng  Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng  Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước đầy  Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết sông nào cạn sâu  Dù ai nói đông nói tây

Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng  Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng  Uốn tre từ thủa còn non

Dạy con từ thủa con còn thơ ngây  Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan  Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc không đuôi  Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghì là hơn  Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô  Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn

 Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi  Trẻ lên ba, cả nhà học nói

Như chúng ta đã biết các câu thành ngữ, tục ngữ được đưa vào trong sách giáo khoa TV ở tiểu học rất phong phú và đa dạng. Theo kết quả chúng tôi đã thống kê ở trên có tất cả 228 câu (bao gồm cả thành ngữ và tục ngữ) được đưa vào sách giáo khoa TV ở tiểu học, cụ thể như sau:

Thành ngữ Tục ngữ Tổng số Lớp 1 0 5 5 Lớp 2 24 15 39 Lớp 3 7 28 35 Lớp 4 36 38 74 Lớp 5 37 38 75 Tổng số 104 124 228

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy có tất cả 228 câu (bao gồm cả thành ngữ và tục ngữ) được đưa vào SGK TV ở tiểu học. Các câu thành ngữ, tục ngữ này được đưa vào với số lượng tăng dần từ lớp 1 đến lớp 5. Càng lên lớp lớn hơn các em càng được làm quen với nhiều câu thành ngữ, tục ngữ hơn. Ở lớp 1, không có câu thành ngữ nào được đưa vào chương trình học vì học sinh mới được làm quen với âm, vần nên số lượng các câu thành ngữ, tục ngữ được đưa vào rất ít. Chủ yếu là giới thiệu trong nội dung của các bài học từ cuối học kì một. Ở lớp 2, số lượng các câu thành ngữ, tục ngữ đã được đưa vào nhiều hơn nhưng từ kết quả bảng trên ta thấy các câu thành ngữ được đưa vào chương trình nhiều hơn so với tục ngữ. Lên đến lớp 2, học sinh được làm quen với các câu thành ngữ nhiều hơn vì các em đã có vốn từ ngữ phong phú hơn học sinh lớp 1. Các câu thành ngữ, tục ngữ được đưa vào nội dung trong tất cả các phân môn trong chương trình sách giáo khoa TV nhưng chủ yếu là các câu ứng dụng trong phân môn Tập viết và các bài tập trong phân môn Chính tả. Ở lớp 3, số lượng các câu thành ngữ, tục ngữ đưa vào các phân môn cũng tương đối nhiều. Ta thấy các câu thành ngữ đưa vào ít hơn các câu tục ngữ bởi vì các em đã được trang bị vốn kiến thức về sử dụng từ và câu trong giao tiếp, nói năng. Chính vì thế mà các em được làm quen với ý nghĩa của

các câu nhiều hơn, có thể hiểu được dụng ý của các câu thành ngữ, tục ngữ đó. Các câu thành ngữ, tục ngữ này cũng được đưa vào tất cả các phân môn để các em có thể hiểu được ý nghĩa của nó nhưng chủ yếu là đưa vào các câu ứng dụng trong phân môn Tập viết, các bài tập chính tả trong phân môn Chính tả và các bài tập trong phân môn Luyện từ và câu. Ở lớp 4 và lớp 5, số lượng các câu thành ngữ, tục ngữ được đưa vào tương đối nhiều và rất phong phú, chủ yếu là đưa vào nội dung các bài tập trong phân môn Luyện từ và câu. Qua đó, chúng ta sẽ giúp các em mở rộng thêm hiểu biết của mình về vốn từ, về ý nghĩa của câu thành ngữ, tục ngữ được đưa vào trong bài và sẽ vận dụng nó một cách chính xác qua lời ăn tiếng nói hàng ngày. Như vậy, các câu thành ngữ, tục ngữ được đưa vào môn Tiếng Việt ở tiểu học đã giúp các em biết đến một số câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc của nước ta và biết cách vận dụng nó trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học (Trang 26)