Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
1,2 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********** NGUYỄN THỊ THU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2009 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. BÙI NGỌC THẠCH HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường cũng như trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Bùi Ngọc Thạch đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Nguyễn Thị Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS. Bùi Ngọc Thạch. Công trình này không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Người thực hiện Nguyễn Thị Thu MỤC LỤC Mở đầu 1 Chương 1: Khái quát kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trước năm 1986 6 1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống sản xuất nông nghiệp của nhân dân huyện Lập Thạch 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6 1.1.2. Điều kiện dân cư 9 1.1.3. Truyền thống sản xuất nông nghiệp của nhân dân huyện Lập Thạch 12 1.2. T×nh h×nh kinh tÕ n«ng nghiÖp huyÖn LËp Th¹ch tríc n¨m 1986 17 1.2.1. Kinh tÕ c«ng th¬ng nghiÖp, thñ c«ng nghiÖp 17 1.2.2. Thùc tr¹ng kinh tÕ n«ng nghiÖp 18 Chương 2: Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 23 2.1. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kì đổi mới của huyện Lập Thạch 23 2.1.1. Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng ta 23 2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Lập Thạch 25 2.2. Thành tựu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới (1986 - 2009) 33 2.2.1. Ngành trồng trọt 33 2.2.2. Ngành chăn nuôi 38 2.3. Hạn chế của kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới 41 2.3.1. Quá trình đô thị hoá 41 2.3.2. Sự bùng nổ dân số 42 2.3.3. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gặp nhiều khó khăn 44 2.3.4. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật còn hạn chế 46 Chương 3: Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới (1986 - 2009) 48 3.1. Đặc điểm 48 3.1.1. Sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ, hợp lí 48 3.1.2. Diện tích nông nghiệp bị thu hẹp, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn 50 3.1.3. Sản xuất nông nghiệp mang tính chất tự thu, tự tiêu, thị trường khó khăn 51 3.2. Vai trò 52 3.2.1. Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của huyện Lập Thạch 52 3.2.2. Là cơ sở để phát triển kinh tế công thương nghiệp và thủ công nghiệp của huyện Lập Thạch 53 3.2.3. Đảm bảo đời sống nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường thế trận an ninh quốc phòng 56 3.3. Một số biện pháp tổ chức sản xuất nông nghiệp những năm tới 57 Kết luận 59 Tài liệu tham khảo 60 Phụ lục 63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một ngành kinh tế có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để phát triển công nghiệp, cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp, tiêu thụ hàng hóa cho công nghiệp, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Để xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp vững mạnh, Đảng ta chủ trương: Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng thời phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nói trên, kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch đã có bước phát triển vững mạnh, bộ mặt kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, nhiều khó khăn, thách thức cũng đang đặt ra cho huyện Lập Thạch cần phải khắc phục như: Vấn đề đô thị hoá, vấn đề dân số, vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vật nuôi, cây trồng, vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… Việc tìm hiểu, nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc: Về mặt lí luận, góp phần làm sáng tỏ đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề trên còn làm sáng tỏ các vấn đề đầu tư, kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế,… Về mặt thực tiễn, nghiên cứu về vấn đề này nêu rõ những thành tựu mà huyện Lập Thạch đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, những tiến bộ trong việc cải tiến công tác quản lí, cơ cấu giống cây trồng, nâng cao năng suất lao động; những khó khăn, hạn chế về kinh tế - xã hội ở huyện Lập Thạch đang đặt ra cần phải giải quyết. Trong vấn đề này có ý nghĩa to lớn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới. Do đó, việc nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới là yêu cầu rất cần thiết. Trên cơ sở đó, tôi quyết định lựa chọn vấn đề: “Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kinh tế nông nghiệp đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và ngoài nước. Trước hết phải kể đến cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Lập Thạch, tập III”, do Đảng bộ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc xuất bản năm 2000. Nó đề cập đến nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội nói chung ở huyện Lập Thạch từ năm 1976 đến năm 2000, trong đó kinh tế nông nghiệp được giới thiệu một cách khái quát. Tiếp đến là cuốn sách “Lập Thạch anh hùng”, do Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch xuất bản năm 2002 và cuốn sách “Địa chí huyện Lập Thạch”, do Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch xuất bản năm 2005. Lĩnh vực nông nghiệp của huyện được nói đến như: truyền thống sản xuất nông nghiệp, một số thành tựu trong sản xuất nông nghiệp đạt được từ năm 2000 đến năm 2005… Đặc biệt, qua cuốn sách của TS. Đặng Kim Sơn (2008),“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu lên thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay; những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Bên cạnh đó, trên các Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử, Tạp chí Kinh tế - xã hội, Báo Vĩnh Phúc qua các năm cũng đăng tải nhiều bài viết về nhiều khía cạnh khác nhau của kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có huyện Lập Thạch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch. Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 là vấn đề rất cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khoá luận dựng lại bức tranh lịch sử tương đối đầy đủ, khách quan về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009. Nêu bật thành tựu và hạn chế của kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới. Đồng thời, rút ra đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm của kinh tế nông nghiệp Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày cơ sở, điều kiện tự nhiên của huyện Lập Thạch trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. - Nêu rõ những thành tựu, hạn chế trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009. - Rút ra đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Khoá luận nghiên cứu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch từ năm 1986 đến năm 2009. - Về không gian: Nghiên cứ toàn bộ phạm vi huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Khoá luận khai thác các nguồn tư liệu: - Tài liệu thông sử như: Đảng bộ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (2000), “Lịch sử Đảng bộ huyện Lập Thạch ” 3 tập; Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch (2005), “Địa chí huyện Lập Thạch” ; Đào Duy Anh (2005), “Đất nước Việt Nam qua các đời”, NXB Văn hoá thông tin;… - Tài liệu chuyên sâu như: Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch (2002), “Lập Thạch anh hùng”; Tạp chí; Báo V ĩnh Phúc… Ngoài ra, khoá luận còn khai thác các nguồn tài liệu lí luận, tài liệu thông số, tài liệu các Văn kiện, Báo cáo chính trị, Nghị quyết, Tổng kết của các kì Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện Lập Thạch từ năm 1986 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp giữa phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp như: Sưu tầm, thu thập, xử lý tư liệu, thống kê, phân tích và đối chiếu so sánh để xác minh sự kiện, nội dung lịch sử. 5. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới (1986 - 2009) có những đóng góp cả về mặt lí luận và thực tiễn sâu sắc. Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch. Đồng thời, rút ra đặc điểm, vai trò của kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2009. Qua đó làm sáng tỏ đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế nói chung, nhất là kinh tế nông nghiệp. Khóa luận phản ánh thực trạng nền kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 và tác động của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội ở huyện Lập Thạch hiện nay. 6. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trước năm 1986. Chương 2: Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009. Chương 3: Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới (1986 - 2009). [...]... Sản xuất nông nghiệp tuy có phát triển, song tốc độ tăng còn chậm so với tiềm năng về đất đai, lao động, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp còn chậm được củng cố, đời sống nhân dân còn khó khăn Chương 2 KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2009 2.1 CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA HUYỆN LẬP THẠCH... KHÁI QUÁT KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH TRƯỚC NĂM 1986 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHÂN DÂN HUYỆN LẬP THẠCH 1.1.1 Điều kiện tự nhiên Lập Thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc Có vị trí chiến lược quan trọng: Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc giáp huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Tam... thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hoá trong nông nghiệp và ngành sinh hoá trong nông nghiệp Các sản phẩm sinh hoá nông nghiệp gồm các hoá chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm Việc sử dụng ruộng đất và phát triển nông nghiệp qua các thời kì - Thời kì Cách mạng tháng Tám năm 1945: Phần lớn đất đai nằm trong tay bọn địa chủ, phú nông Từ. .. đổi mới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, có những chính sách phát triển kinh tế thích hợp 2.1.2 Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Lập Thạch - Để đưa Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhanh vào cuộc sống, lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện được đón nhận Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (4/1998), Nghị quyết 10 Tỉnh uỷ Vĩnh. .. xuất lâu đời Bên cạnh những giống cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc bản địa còn có cả những giống lai tạo 1.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH TRƯỚC NĂM 1986 1.2.1 Kinh tế công thương nghiệp, thủ công nghiệp Lập Thạch là huyện thuần nông của tỉnh Vĩnh Phúc Ngoài nghề nông ra người dân nơi đây còn có nhiều nghề thủ công truyền thống như: Nghề đan tre ở Triệu Xá (xã Triệu Đề), nghề đục đá... nền kinh tế Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch Trong nông nghiệp có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: - Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông. .. tr.190-192] Như vậy, thời kì trước năm 1986 kinh tế công thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Lập Thạch nhìn chung chưa phát triển Đời sống của công nhân, nông dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn 1.2.2 Thực trạng kinh tế nông nghiệp Kinh tế nông nghiệp đối với đời sống nhân dân huyện Lập Thạch trong lịch sử Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản... (nuôi trong nhà) Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kĩ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong. .. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (11/1997) đã đề ra quan điểm, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kì Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII xác định: “… phát triển nền kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường sinh thái Phát huy tiềm lực của các thành phần kinh tế để khai thác được mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát... về thời tiết, những chi phối khác như: Cơ chế chính sách (đầu ra và tỉ giá nông sản là một trong những yếu tố có tác động lớn), khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á dẫn tới khủng hoảng kinh tế nhiều nước trên thế giới… là những khó khăn cho nền kinh tế nói chung và sản xuất lâm nghiệp nói riêng của cả nước, của tỉnh và huyện Nhìn chung, kinh tế nông - lâm nghiệp của huyện trong 10 năm . 2: Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 23 2.1. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kì đổi mới của huyện Lập. về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009. Nêu bật thành tựu và hạn chế của kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới. Đồng thời, . huyện Lập Thạch trước năm 1986. Chương 2: Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009. Chương 3: Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông