Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gặp nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 49)

Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã diễn ra nhưng còn chậm và gặp rất nhiều khó khăn. Có thời kì, huyện xác định trồng trọt là khâu chính trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Khi điều kiện thuận lợi, huyện chuyển đổi xác định chăn nuôi là khâu chính đem lại lợi nhuận cao trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Các loại cây trồng truyền thống cho năng suất cao của huyện như: Cây lương thực :Lúa; Cây hoa màu: Ngô, khoai, sắn… Từ năm 1995 đến năm 2003, năng suất và sản lượng lúa tăng. Lúa luôn là cây lương thực được trồng truyền thống và chủ đạo của huyện.

Ngoài cây lương thực và cây hoa màu, huyện có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp mùa vụ, đem lại hiệu quả kinh tế caọ Một số cây công nghiệp thực phẩm được đưa vào trồng như: Lạc, đậu tương, mía,... vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần được thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Nhãn, vải, hồng, xoài, ...

Bảng thống kê năng suất và sản lượng lúa (từ năm 1995 đến năm 2003)

Trong đó

Năm Năng suất

lúa (tạ/ha)

Tổng sản lượng lương

thực quy thóc (tấn) Thóc (tấn) Màu quy thóc

(tấn) 1995 29,99 52.758,8 38.335,9 14.422,9 1996 30,10 52.933,6 37.614 15.319,6 1997 30,67 55.142 40.593 14.549 1998 30,37 55.012 41.219 13.793 1999 29,86 54.432 38.535 15.897 2000 37,47 60.218 51.356 8.862 2001 35,26 55.706 45.236 10.470

2002 40,95 69.001,7 56.883 12.163,7

2003 42,47 72.413 59.838 12.575

Trong chăn nuôi, cũng như cây lúa, cây hoa màu, cây ăn quả và rau xanh, chăn nuôi là nghề chính không thể thiếu đối với người dân Lập Thạch. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ thiết thực cho đời sống và mang lại lợi nhuận khá cao cho người nông dân.

Các loại động vật hiện nay đang được chăn nuôi phổ biến ở Lập Thạch gồm: Đại gia súc (trâu, bò); Tiểu gia súc (lợn, chó, mèo, ngan, ngỗng, vịt, chim cút…); các loại nuôi ở ao, hồ, sông gọi chung là thuỷ sản. Hiện nay, huyện có chủ trương xác định vật nuôi nào cho năng suất cao, tạo thế mạnh lớn. Đồng thời, huyện khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi thêm: Nhím, ong mật, dế, bò sữa… cho thu nhập caọ Kết quả chăn nuôi toàn huyện đến đầu năm 2002: Đàn trâu bò là 44.134 con. Đàn lợn là 99.972 con. Đàn gia cầm là 1.173.000 con. Như vậy, chăn nuôi cũng là một trong những thế mạnh lớn đang được huyện phát triển mạnh.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tuỳ từng vùng, từng cơ sở phải căn cứ vào tiềm năng, lợi thế để xác định chiến lược sản phẩm hàng hoá, trong việc lựa chọn, xác định cây gì, con gì đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao nhất, có sức cạnh tranh cao, tạo ra giá trị và khối lượng sản phẩm lớn.

Ví dụ: Lựa chọn nuôi vịt làm thế mạnh trong chăn nuôi của vùng là không phù hợp. Vì đây là địa hình vùng núi trung du nên điều kiện thuận lợi cho việc nuôi vịt gặp rất nhiều khó khăn như: nước, nguồn thức ăn thuỷ sản tự nhiên, khu vực chăn thả... Vịt chỉ nuôi phù hợp ở vùng đồng bằng do thuận lợi nguồn nước, phong phú nguồn thức ăn…

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)